Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore LỒNG ĐÈN TRUNG THU PHÁT SÁNG

LỒNG ĐÈN TRUNG THU PHÁT SÁNG

Published by TH SA PA DỮ LIỆU ĐÁM MÂY, 2023-08-17 17:26:25

Description: LỒNG ĐÈN TRUNG THU PHÁT SÁNG

Search

Read the Text Version

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ SA PA TRƯỜNG TIỂU HỌC SA PA KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM Chủ đề: LỒNG ĐÈN TRUNG THU PHÁT SÁNG Khối 4 - Trường Tiểu học Sa Pa Năm 12023

BÀI HỌC STEM LỒNG ĐÈN TRUNG THU PHÁT SÁNG THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC Lớp: 4 Thời lượng: 3 tiết Thời điểm tổ chức: Trong chủ đề Ánh sáng (môn Khoa học) Mô tả bài học: Nội dung môn Khoa học, chủ đề anh sáng có yêu cầu cần đạt liên quan đến vật tự phát sáng, các vật được chiếu sáng và vận dụng trong thực tế ở mức đơn giản sau: - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. - Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; về vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua. - Vận dụng được trong thực tế, ở mức độ đơn giản học sinh sẽ sử dụng các vật liệu đơn giản để tạo được một chiếc đèn lồng trung thu phát sáng. Để đạt được các yêu cầu này, cũng như đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực HS, trong bài học STEM “Lồng đèn Trung thu phát sáng”, học sinh sẽ: tìm hiểu kiến thức về vật tự phát sáng, vật được chiếu sáng, sự truyền thẳng của ánh sáng, về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng và sử dụng các vật liệu phù hợp, đơn giản để tạo thành một chiếc lồng đèn phát sáng. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn Môn học Yêu cầu cần đạt học Khoa học chủ đạo Công nghệ - Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng. Môn Toán - Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm học tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; về vật tích cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. hợp - Nhận biết và sử dụng được một số đồ chơi dân gian phú hợp với lứa tuổi. - Làm được đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. - Tính toán chi phí cho một đồ chơi dân gian tự làm. - Nhận biết một số hình cơ bản: hình chữ nhật, hình lục giác, hình tròn, …. - Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một số hình phẳng và hình khối đã học 2

Mĩ thuật - Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, xếp, gắn, vẽ, … trong thực hành sáng tạo. I. Yêu cầu cần đạt (của bài học) - Mô tả được cấu tạo của lồng đèn trung thu phát sáng gồm: Nguồn sáng, vật cho ánh sáng truyền qua, vật cản sáng. - Nêu được chức năng của các bộ phận trong lồng đèn. - Nhận ra được vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. - Đề xuất cách làm thí nghiệm để xác định vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. - Giải thích được lý do sử dụng các vật liệu để làm đèn lồng. - Thiết kế và chế tạo được đèn lồng có ứng dụng các kiến thức về nguồn, vật cho ánh sáng truyền qua, vật cản ánh sáng. - Mô tả được hoạt động của đèn lồng dựa trên kiến thức về nguồn, vật cho ánh sáng truyền qua, vật cản ánh sáng. - Trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; cùng nhau hoàn thành các thí nghiệm về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. - Ghi chép trung thực kết quả quan sát được khi làm thí nghiệm. II. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của Giáo viên - Các phiếu học tập và phiếu đánh giá. - Dụng cụ/ nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh: STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Nguồn sáng 01/nhóm Vật liệu: Cốc giấy, chai nhựa, 2 giấy mầu, thanh 01/nhóm gỗ, …. 3

01/nhóm 01/nhóm 01/nhóm 2/nhóm 3 Dụng cụ: Kéo, 01/nhóm dây, băng dính, keo nến, … 2. Chuẩn bị của học sinh - Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau: STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Giấy thủ công 1 tập/nhóm 4

2 Kéo 1 cái/nhóm III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (nội dung cụ thể được mô tả ở trên) 1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề) a) Khởi động - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Bắt lấy và nói- Áp dụng thẻ tăng cường Tiếng việt: Nêu các vật phát ra ánh sáng. - Giáo viên nhận xét dẫn dắt vào vấn đề. - HS tiếp nhận nhiệm vụ mới cho bài học: tên các nguồn sáng, vật cho ánh sáng truyền qua, vật cản ánh sáng thiết kế và chế tạo chiếc lồng đèn trung thu phát sáng b) Giao nhiệm vụ - HS ghi nhận nhiệm vụ làm một chiếc lồng đèn với các yêu cầu: + Nội dung: Đèn lồng đúng chủ đề trung thu, an toàn khi sử dụng. + Hình thức: Màu sắc đa dạng, trang trí phong phú, ý tưởng sáng tạo độc đáo. + Vật liệu: Tận dụng vật liệu sẵn có và tái sử dụng được. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền) 2.1. Tìm hiểu về các vật phát sáng và vật được chiếu sáng - GV đặt câu hỏi: Những vật nào tự phát sáng, những vật nào được chiếu sáng? - HS trả lời: + Những vật tự phát sáng là: mặt trời và mặt trăng + Những vật được chiếu sáng là: bóng đèn điện 2.2. Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng - GV đặt vấn đề: Ánh sáng truyền qua một vật như thế nào? 5

- Nêu nhiệm vụ: làm việc theo nhóm thực hiện thí nghiệm về sự truyền thẳng của ánh sáng a. Chuẩn bị dụng cụ: đèn pin, tấm bìa có khoét một khe hẹp b. Cách tiến hành: + Chiếu ánh sáng của đèn pin qua khe hẹp của tấm bìa. Hãy dự đoán đường truyền của ánh sáng sau khi qua khe. ghi chép lại kết quả vào phiếu học tập số 1(NV1) (Ghi theo nhóm) + Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm theo hướng dẫn, ghi chép lại kết quả vào phiếu học tập số 1 (NV2) - GV quan sát, hỗ trợ. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung ghi chép. So sánh kết quả thí nghiệm của các nhóm, phân tích làm rõ nguyên nhân. - GV chốt kiến thức: Khi chiếu ánh sáng của đèn pin qua khe hẹp của tấm bìa thì đường truyền của ánh sáng sau khi qua khe là một đường truyền thẳng. 2.3. Thí nghiệm để tìm hiểu xem ánh sáng có thể truyền qua những vật nào? - GV đặt vấn đề: Vậy những vật nào cho ánh sáng truyền qua, vật nào cản ánh sáng? - Nêu nhiệm vụ: làm việc theo nhóm thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu xem ánh sáng có thể truyền qua những vật nào? a. Chuẩn bị dụng cụ: đèn pin, tấm bìa, tấm kính trong, tấm kính mờ, … và phiếu học tập. b. Cách tiến hành: + Trao đổi trong nhóm về cách làm thí nghiệm để tìm hiểu ánh sáng có thể truyền qua những vật nào? + Làm thí nghiệm theo cách đã chọn. + Viết kết quả vào phiếu học tập 2. - GV quan sát, hỗ trợ. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung ghi chép. So sánh kết quả thí nghiệm của các nhóm, phân tích làm rõ nguyên nhân. - GV chốt kiến thức: vật trong suốt cho hầu hết ánh sáng đi qua, vật trong mờ chỉ cho một phần ánh sáng đi qua còn các vật còn lại không cho ánh sáng đi qua gọi là vật cản sáng. 6

- HS kể tên một vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản sáng. * Nêu vấn đề: Ngày tết trung thu các bạn thích nhất điều gì? (ngắm trăng, phá cỗ, bánh trung thu, đèn ông sao, đèn lồng, ….). Trong các hoạt động của ngày Tết Trung thu em thấy vật nào sáng lung linh nhất (đèn lồng). Các em có muốn thiết kế và làm một chiếc đèn lồng của mình không? Chúng ta hãy cùng vận dụng các kiến thức về ánh sáng để làm lồng đèn phát sáng. 3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp - HS kể tên các loại đèn trung thu. - HS nhắc lại yêu cầu làm sản phẩm, GV định hướng cho HS bắt đầu tìm giải pháp thiết kế bằng các câu hỏi dẫn dắt. + Đèn lồng có những bộ phận nào? (Nguồn sáng, khung đèn, giấy (nhựa, bìa,…) dán bao phía ngoài, tay cầm) + Làm thế nào để làm được chiếc đèn lồng có ánh sáng? (lắp nguồn sáng pin, nến,…) + Muốn có một có một chiếc đèn lồng chắc chắn, bền, đẹp, sáng tạo các em sẽ làm gì? - GV định hướng: xác định hình dáng, kích thước, chọn vật liệu, nguồn sáng của đèn để chúng ta có một chiếc đèn toả sáng lung linh, nhiều màu sắc, tiết kiệm, dễ sử dụng và an toàn. - Mỗi nhóm HS nhận 1 bộ vật liệu và dụng cụ để làm đèn lồng và phiếu học tập 3. - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 3, từ đó: + Nhận biết vật liệu và các bộ phận chính của đèn. + Lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để làm đèn. + Phác thảo giải pháp, bản thiết kế. - GV theo dõi và hỗ trợ HS trong quá trình làm (hình dáng, vật liệu, cách làm, màu sắc). - Đại diện 2-3 nhóm trình bày. - GV tổng kết ý kiến nhấn mạnh các bước thực hiện đơn giản - HS có thể hoàn thiện thiết kế và ghi lại thay đổi so với ý tưởng ban đầu, giải thích lí do. b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá - HS được cung cấp thông tin về nguồn sáng, vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản sáng; về an toàn khi thực hành. - HS hoạt động nhóm cùng làm lồng đèn phát sáng theo thiết kế. - GV theo dõi quá trình và hỗ trợ HS. - HS dựa trên các tiêu chí để thử nghiệm và đánh giá sản phẩm. c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Các nhóm quan sát sản phẩm nhận xét, đánh giá. - HS chia sẻ những điều làm tốt, khó khăn trong quá trình làm và cải tiến sản phẩm khi cần thiết. - GV nhận xét, đánh giá kết quả và tổng kết hoạt động. 7

IV. Phụ lục 1. Phiếu học tập PHIẾU BÀI TẬP 1 TÌM HIỂU SỰ TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Nhiệm vụ 1: Hãy dự đoán đường truyền của ánh sáng sau khi qua khe? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …… Nhiệm vụ 2: Ánh sáng truyền qua một vật như thế nào? …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……. PHIẾU HỌC TẬP 2 TÌM HIỂU ÁNH SÁNG CÓ THỂ TRUYỀN QUA NHỮNG VẬT NÀO Nhiệm vụ: Lấy nguồn sáng chiếu vào các vật liệu có sẵn và trả lời câu hỏi. Vật nào cho hầu hết ánh sáng đi qua: ............................................................... Vật nào chỉ cho một phần ánh sáng đi qua: …………………………………. Vật nào không cho ánh sáng đi qua: ………………………………………… 8

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 THIẾT KẾ LỒNG ĐÈN TRUNG THU PHÁT SÁNG Quan sát các vật liệu dự kiến dưới đây, thảo luận và trả lời câu Cốc giấy Bóng điện thắp sáng Nến bằng pin có công tắc đóng/mở Thanh gỗ Keo nến Keo sữa Nhiệm vụ 1: Thiết kế lồng đèn Em muốn chọn những nguyên vật liệu nào để làm lồng đèn. - Nguồn sáng: …………………………………………………………………… - Khung đèn: ……………………………………………………………………. - Dán bao phía ngoài: …………………………………………………………. - Cán đèn: ………………………………………………………………………. Nhiệm vụ 2: Vẽ bản thiết kế lồng đèn phát sáng - Hình vẽ mô tả được hình dáng dự kiến của lồng đèn. - Chỉ rõ từng bộ phận của lồng đèn. Nhiệm vụ 3: Mô tả cách sử dụng lồng đèn phát sáng của nhóm ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 2. Phiếu đánh giá 9

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LỒNG ĐÈN PHÁT SÁNG STT Tiêu chí Các mức độ Đạt Chưa đạt 1 Lồng đèn đúng chủ đề trung thu có thể phát sáng 2 Màu sắc đa dạng, trang trí phong phú, đẹp mắt 3 Ý tưởng sáng tạo, độc đáo 4 Tận dụng vật liệu sẵn có và tái sử dụng được 3. Bản thiết kế Đũa ăn 1 lần, que kem… + Thiết kế 5 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau (sử dụng đũa ăn 1 lần). + Gắn 5 hình chữ nhật thành khối trụ ngũ giác. + Dán giấy trắng xung quanh kín khối trụ ngũ giác. + Cắt hình trang trí dán xung quanh trang trí. + Gắn dây và thanh cầm. Hình vẽ, hình Giấy báo, dán trang trí giấy trắng…. 10

11


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook