Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Chuyên đề 1 biến đổi khí hậu (3)

Chuyên đề 1 biến đổi khí hậu (3)

Published by nhungspdl85, 2022-11-09 08:40:08

Description: Chuyên đề 1 biến đổi khí hậu (3)

Search

Read the Text Version

CHUYÊN ĐỀ 1 Biến đổi khí hậu TỔ 4 - 10A15

I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu 1. Khái niệm Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn

I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu a, Nhiệt độ Trái Đất tăng - Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng kể từ khi bắt đầu thời kì Cách mạng công nghiệp - Trong 100 năm từ 1906-2005, nhiệt độ trung binh toàn cầu đã tăng 0.74° - Thập kỉ 2011-2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc

I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu b. Biến động về lượng mưa -Phạm vi toàn cầu: Lượng mưa có xu hướng toàn cầu, trong đó lượng mưa ở bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc -Lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30°B trở lên (như ở Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á) --Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm

I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu b. Biến động về lượng mưa -Các khu vực: + Tại Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhưng lại giảm đi ở Tây Nam Mỹ, Đông Bắc Mexico khoảng 2% mỗi thập kỉ -> hạn hán trong nhiều năm gần đây. + Tại Nam Mỹ, lượng mưa tăng lên trên lưu vực sông Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm ở Chile và vùng bờ biển phía Tây. + Tại châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là Sahen trong giai đoạn 1960-1980.

I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu c. Mực nước biển dâng - Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 mm/ năm trong giai đoạn 1961-2003 và tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong giai đoạn 1993-2003 - Nguyên nhân: là do quá trình giãn nở của nước theo nhiệt độ và do băng lục địa tan (băng ở cực và các đỉnh núi cao)

I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu d. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan Thời tiết cực đoan là các hiện tượng thời tiết xảy ra trái mùa. Các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lốc xoáy, hạn hán... xảy ra thường xuyên, bất thường hơn với cường độ lớn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên nhiều thiệt hại đáng kể VD: xu thế tăng cường hoạt động của bão và xoáy thể hiện rõ ở phía Bắc, tây nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; xu thế hạn hán gia tăng ở Bắc Phi, Bắc Mỹ, Nam Âu... Hậu quả: ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tài sản con người

II. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu có thể do một số nguyên nhân tự nhiên như : sự thay đổi đo nghiêng của trục trái đất; dao động quỹ đạo chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời; sự trôi dạt lục địa, núi lửa phun trào, chu kì hoạt động của Mặt Trời…

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên, thì các hoạt động kinh tế xã hội của con người cũng chính là tác nhân chủ yếu làm gia tăng biến đổi khí hậu vì: Trong quá trình sinh Lĩnh vực năng lượng: Hoạt động công Lĩnh vực nông hoạt con người phát sản xuất nhiệt điện, nghiệp và thay thải ra môi trường giao thông vận tải, nghiệp như sản đổi mục đích sử nhiên liệu vận chuyển, dụng đất (chiếm các chất khí nhà khai thác khí gas và suất: xi măng,hoá kính, rác thải, chất sản xuất phân bón chất các vật liệu 3,3%) thải (chiếm 3,3%) (chiếm 76%) khác… (chiếm 5,9%) Làm không khí gần bề mặt trái đất nóng lên dẫn đến biến đổi khí hậu

III, Tác động của biến đổi khí hậu 1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên Đối với khí hậu Thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan ( nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán,...) có xu hướng gia tăng , cả về tần suất và cường độ cũng như khó dự đoán hơn. Cụ thể, số lượng những ngày và đêm lạnh đã có sự suy giảm , số lượng những ngày và đêm ấm đã gia tăng trên hầu hết các lục địa Đặc biệt là gia tăng các ngày nắng nóng kỉ lục tại Châu Á, châu Phi , Nam Mỹ,....Nhiều khu vực đã ghi nhận được sự gia tăng số lượng các ngày mưa lớn Dẫn chứng: Đợt nắng nóng kỉ lục lên đến 40 độ C của Hà Nội và 1 số tỉnh thành khác ở miền Bắc vào ngày 20-21/4 năm 2019

Đối với địa hình Ảnh hưởng gián tiếp thông qua mưa lớn, có thể gia tăng tình trạng trượt lở dất đá Dẫn chứng :Miền Trung - nơi xảy ra nhiều những trận lở đất mỗi khi có mưa lớn Đối với thủy văn Thay đổi về nước mặt, nước ngầm, chế độ dòng chảy ( dòng chảy giảm 10-14 % vào giữa thế kỉ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ) ,.. băng tuyết ở cực và núi cao tan, thay đổi tính chất và hoàn lưu đại dương, các đợt triều cường lớn có xu hướng gia tăng do sự gia tăng mực nước biển trong nửa cuối thế kỉ XX,... Đối với thổ nhưỡng - Giảm diện tích đất màu mỡ ven biển, tăng diện tích đất bị nhiễm mặn, gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa, thu hẹp diện tích đồng bằng do nước biển dâng...

III, Tác động của biến đổi khí hậu 2. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế-xã hội -Đối với sản xuất kinh tế- Nông nghiệp: ảnh Công nghiệp: có thể Giao thông vận tải: có Du lịch: ảnh hưởng trực tiếp hưởng đến diện tích, làm gia tăng tiêu thụ thể gây ra sụt lún, ngập tới sự sinh trưởng, tồn tại của sản lượng và năng năng lượng trong các lụt, sạt lở, phá hủy nhiều hệ sinh thái tự nhiên có suất, thời vụ sx của ngành công nghiệp, nhiều công trình, tuyến giá trị cho du lịch, có thể làm các ngành trồng trọt,... nhiều khu CN ven biển đường gt, các hiện hư hại, biến mất nhiều tài có thể bị ngập nếu nước tượng thời tiết cực đoan nguyên du lịch, thời tiết xấu biển dâng ảnh hưởng tới hoạt động du lịch

III, Tác động của biến đổi khí hậu 2. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế-xã hội -Đối với dân cư - xã hội - Tác động: + Xuất hiện những đợt nắng nóng, rét lạnh bất thường + Làm dịch bệnh gia tăng, lan truyền rộng + Nước biển dâng, thảm họa tự nhiên - Hậu quả: + Gia tăng tình trạng di cư, người dân không có chỗ ở + Gây ảnh hưởng tới sức khỏe + Tăng tỉ lệ tử vong, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ Ví dụ: vào giữa tháng 7 năm 2011 và giữa năm 2012 đã có một đợt hạn hán nghiêm trọng ở Đông Phi gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng ở khắp nới như Somalia (Xô-ma-li-a), Djibouti (Gi-bu-ti), Ethiopia(Ê-ti-ô-pi), Kenya (Kê-ni-a) đe doạ cuộc sống của hơn mười triệu người.

IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu 1. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu - Là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính. Mỗi quốc gia có thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu khác nhau, phụ thuộc vào nền kinh tế, cơ chế chính sách của nhà nước và trình độ phát triển của khoa học - công nghệ các hoạt động giúp hạn chế phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ nguy cơ do biến đổi khí hậu Kiểm kê khí thải nhà kính: Bảo vệ TN: bao gồm các hoạt Sử dụng tiết kiệm năng lượng thực hiện kiểm kê khí thải động khôi phục và tăng cường và phát triển nguồn năng nhà kính trong năm lĩnh vực chức năng của các hệ thống tự lượng tái tạo: bao gồm các như năng lượng (bao gồm nhiên. Một số hệ thống tự nhiên. giao thông vận tải), công Một số biện pháp được triển hoạt động cải thiện hệ thống nghiệp, nông nghiệp, thay khai như: kiểm soát bồi lắng, xói cấp phát điện quốc gia, xây mòn, phục hồi hệ thống suối, dựng kế hoạch sử dụng tiết đổi sử dụng đất và lầm trồng và bảo vệ rừng, khai thác kiệm năng lượng của các cơ sở nghiệp, chất thải hợp lý vùng ngập nước sản xuất

IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu 2. Thích ứng với biến đổi khí hậu - Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại. - Nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần đảm bảo những nguyên tắc sau: + Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. + Huy động sự tham gia của toàn xã hội. + Liên kết giữa các nước và lãnh thổ trên toàn cầu.

IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu 2. Thích ứng với biến đổi khí hậu - Một số giải pháp tiêu biểu để thích ứng với biến đổi khí hậu: + Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi. + Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thuỷ lợi, chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa. + Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng một loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu,...

IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu 2. Thích ứng với biến đổi khí hậu - Một số giải pháp tiêu biểu để thích ứng với biến đổi khí hậu: + Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,... + Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: trong nông nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hoá giống cây trồng, áp dụng bảo hiểm nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu,... Trong lâm nghiệp khuyến khích kết hợp nông - lâm, mở rộng diện tích rừng. + Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook