Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Ke-chuyen-danh-nhan-viet-nam-tap-1-cac-vi-to-nganh-nghe-viet-nam

Ke-chuyen-danh-nhan-viet-nam-tap-1-cac-vi-to-nganh-nghe-viet-nam

Description: Ke-chuyen-danh-nhan-viet-nam-tap-1-cac-vi-to-nganh-nghe-viet-nam

Search

Read the Text Version

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM 1

Biểu ghi biên mục trước xuất bản được thực hiện bởi Thư viện KHTH TP.HCM Lê Minh Quốc Các vị tổ ngành nghề Việt Nam / Lê Minh Quốc. - Tái bản có chỉnh sửa, bổ sung. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009. 208tr. : tranh ảnh, hình vẽ ; 24cm. - (Kể chuyện danh nhân Việt Nam; T.1) 1. Danh nhân -- Việt Nam. 2. Nghề nghiệp -- Việt Nam -- Lịch sử. 3. Nghề thủ công -- Việt Nam -- Lịch sử. I. Ts. II. Ts: Kể chuyện danh nhân Việt Nam. 959.7092 -- dc 22 L433-Q16

nhà xuất bản trẻ

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GÓP Ý PHÊ BÌNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 161b Lý Chính Thắng - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 9316211 - 8465595 - 8465596 - 9316289 Fax: 84.8.8437450 E-mail: [email protected] Website: http://www. nxbtre.com.vn 4

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Lời nói đầu “Các vị tổ ngành nghề Việt Nam” là tập sách mở đầu cho bộ sách nhiều tập KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn. Tập sách này đã được tái bản nhiều lần. Nay theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi sắp xếp, bổ sung thêm nhiều tư liệu, hình ảnh trong điều kiện có thể để phục vụ tốt hơn nữa. Khi thực hiện bộ sách này, chúng tôi mong muốn giúp cho bạn đọc – nhất là thanh thiếu niên – hiểu được sự hình thành của các ngành nghề và thấm nhuần công đức của các danh nhân đã có nhiều đóng góp trong các ngành nghề truyền thống. Đây là điều cần thiết trên hành trình “về nguồn” để chúng ta cùng tự hào, hãnh diện với những tên tuổi gắn liền với một ngành nghề nhất định. Chúng tôi tin rằng, bạn đọc sẽ cùng chia sẻ và đồng tình với chúng tôi về suy nghĩ mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu nhân Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1969: “Trong nhiều truyền thống tốt đẹp, dân tộc Việt Nam ta luôn giữ vững một truyền thống có ý nghĩa hay và đẹp vô cùng: tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Trong phạm vi của một tập thể nhỏ là làng xóm, bao gồm nhiều họ, nhiều gia đình, cũng như trong phạm vi cả nước, dân tộc Việt Nam ta, trong đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng và đời sống của mình đều gắn liền hiện tại với quá khứ, quê hương nhỏ với Tổ quốc và dân tộc, từ đó mà giữ vững và phát huy những đức tính cổ truyền tốt đẹp: lòng yêu nước, tình đoàn kết, chí kiên cường, bất khuất, niềm tin sâu xa và mạnh mẽ vào tài năng của mình”. Thiết nghĩ, đã là 5

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM người Việt Nam chúng ta không thể không biết đến công đức trời biển các vị Vua Hùng đã công dựng nước và Tứ bất tử Việt Nam rất gắn bó trong tâm thức dân gian, do đó, chúng tôi đặt lên đầu bộ sách. Khi khảo sát các ngành nghề truyền thống, ta cần hiểu rằng, không phải chỉ khi có vị Tổ truyền nghề thì ở nước Nam ta mới có nghề ấy. Mà thật ra ngay từ thuở bình minh dựng nước, tổ tiên ta đã biết thành thạo các ngành nghề ấy. Đã đành các vị Tổ là người có công dạy nghề cho dân, nhưng những người thợ tài hoa có công cải tiến nghề, đem lại lợi ích cho cộng đồng thì cũng được tôn vinh là tổ nghề. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh hoàn toàn có lý khi khẳng định: “Tổ nghề (tổ sư hay thánh sư) không nhất thiết là con người thực, do đó, gạt bỏ những nhân vật huyền thoại, là không đúng với thực tế, nhất là sự thực ở tấm lòng và ở cảm quan thẩm mỹ của người dân”. Có một số ngành nghề gắn liền với thần thoại hoặc cùng một nghề nhưng mỗi địa phương lại thờ các Tổ khác nhau, cũng có những nghề mà người ta không rõ Tổ của mình là ai v.v... Phần lớn các ngành nghề truyền thống đề cập trong trang sách này như: nghề mộc, nghề thêu, nghề hát xẩm, hát ả đào, nghề in, nghề kim hoàn, nghề dệt chiếu, nghề đúc đồng, nghề dệt... không phải mới ra đời từ thời ông Tổ đó – mà có thể đã có trước đó rất lâu. Vậy tại sao làng nghề lại chọn người đó làm Tổ của nghề? Đây là điều hết sức thú vị và cũng phản ánh rõ nét đạo lý của người Việt là luôn biết ơn cả những vị đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để năng suất ngày một hiệu quả hơn. Và đúng như sự phân tích của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh: “Việc thờ phụng các Tổ ngành nghề (người thực hay nhân vật huyền thoại) thật ra là cốt để khẳng định, tôn vinh ngành nghề ấy. Một ngày giỗ Tổ, một dịp hội hè, cũng là một bằng chứng cụ thể để thấy vị trí của ngành nghề trong cuộc nhân sinh và “Ngày giỗ Tổ bao giờ cũng là dịp “trình nghề”. Không phải sự trình nghề chung, đồng loạt như ta thấy ở hội lễ nông nghiệp, mà thật sự là một cố gắng giới thiệu những thành tựu của nghề. Những thành tựu ấy ít nhiều có liên quan đến vị Tổ sư và gợi ra nhiều suy nghĩ”. 6

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Tiếc thay, công đức của các Tổ ngành nghề ấy, trải qua bao thăng trầm lịch sử chưa được ghi lại thật đầy đủ. Chính vì thế, dù có tham vọng muốn đề cập thêm một số ngành nghề cần tìm hiểu, nhưng do tư liệu còn quá mỏng nên chúng tôi xin trở lại vào một dịp thuận lợi hơn. Trong quá trình biên soạn chúng tôi tham khảo nhiều tư liệu và sử dụng khá nhiều hình ảnh minh họa – nhằm giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành nghề đó. Ảnh minh họa chủ yếu được sử dụng theo tranh khắc gỗ của Henri Oger – cựu sinh viên trường Đại học Sorbonne – thực hiện đầu thế kỷ XX, (cụ thể là những 1908-1909 tại Hà Nội), báo ảnh Việt Nam, kể cả một số ảnh sưu tập trên internet mà chúng tôi không rõ tác giả. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến với các tác giả tập sách, tác giả ảnh đã thực hiện nhằm giúp cho chúng tôi thuận lợi hơn về mặt tư liệu khi biên soạn. Để bộ sách thật sự hữu ích cho người đọc – nhất là các bạn thanh thiếu niên – và ngày một hoàn hảo hơn, chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo, giúp đỡ chân tình của các học giả uyên bác, của các nhà sử học và của các bạn đọc xa gần. Trước hết xin độc giả nhận ở đây sự biết ơn sâu xa của chúng tôi. NHÀ XUẤT BẢN Trẻ 7

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM 8

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Vua Hùng Biểu tượng sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Cõi Nam riêng một góc trời Hùng Vương gầy dựng đời đời nghiệp vua Phong Châu là chốn kinh đô Chia mười lăm bộ bản đồ mênh mông Trứng Rồng lại nở ra Rồng Ngàn con muôn cháu vốn dòng Lạc Long Cây kia ăn quả ai trồng Sông kia nước uống hỏi dòng từ đâu? Quân thần hai chữ trên đầu Hiếu trung hai chữ dãi dầu lòng son Ba tòa chót vót đầu non Ngàn thu sùng bái vẫn còn khói hương Bụi hồng mấy cuộc tang thương Bia xanh còn đó, khoán vàng còn đây Trời cao bể rộng đất dày Sông Thao, núi Tản chốn này còn ghi Bốn bề cây cỏ xanh rì Nhìn xem phong cảnh khác gì Đào Nguyên Đường mây sẵn bậc bước lên Rõ ràng lăng miếu mẹ Tiên, cha Rồng... Bài Chúc phúc Hội Đền Hùng này ra đời trong những năm đầu 9

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM thế kỷ XX, nay đọc lại vẫn còn xúc động. Tác giả là ai? Không rõ. Chỉ biết nó được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Còn có câu ca dao mộc mạc, chân tình, ghi sâu vào trí nhớ của nhiều thế hệ: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm Dựa vào truyền thuyết dân gian và chính sử của các triều đại trước, nhà giáo, nhà sử học Trần Trọng Kim đã viết về nước ta thời thượng cổ như sau: “Họ Hồng Bàng: Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là dòng dõi Long Quân, nhà ngươi là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được; nay được trăm con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải”. Nước Văn Lang: Lạc Long Quân phong cho người con trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Cứ theo sử cũ thì nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ: 10

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Đền thờ Kinh Dương Vương Bức tượng thờ Quốc Mẫu Âu Cơ được tạo tác từ thời Lê 11

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Các tập tục dân gian của người Việt cổ được mô phỏng lại trong ngày Lễ hội giỗ Tổ Âu Cơ Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa, Phú Thọ Lễ giỗ Mẹ Âu Cơ tại Thành phố Hồ Chí Minh 12

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM 1. Văn Lang (Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên) 2. Châu Diên (Sơn Tây) 3. Phúc Lộc (Sơn Tây) 4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang) 5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) 6. Vũ Ninh (Bắc Ninh) 7. Lục Hải (Lạng Sơn) 8. Ninh Hải (Quảng Yên) 9. Dương Tuyền (Hải Dương) 10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình) 11. Cửu Chân (Thanh Hóa) 12. Hoài Hoan (Nghệ An) 13. Cửu Đức (Hà Tĩnh) 14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị) 15. Bình Văn (?) Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tĩnh Vĩnh Yên), đặt tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo. Họ Hồng Bàng làm vua được 18 đời, đến năm Quý Mão (158 trước Tây lịch) thì bị nhà Thục lấy mất nước. Xét từ đời Kinh Dương Vương đến đời vua Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua. Từ năm 1969, Hội Sử học Việt Nam bắt đầu nghiên cứu về đề tài Hùng Vương; công việc kéo dài tiếp tục trong các năm 1961-1963 và 1966-1970. Các nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam đã vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học tổng hợp và có ý niệm chung là văn hóa thời Hùng Vương phát triển qua 4 giai đoạn lớn: giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Mậu, Gò Muôn và Đông Sơn. Viện trưởng Viện Khảo cổ học Phạm Huy Thông cho biết: Địa bàn của văn hóa Đông Sơn chính là địa bàn mà sử sách nói về 15 bộ (hay 15 bộ lạc) của 13

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM nước Văn Lang và trung tâm xuất phát văn hóa Đông Sơn, chính là vùng hợp lưu các sông Thao - sông Hồng, sông Đà, sông Lô, nơi văn hóa Phùng Nguyên đậm nét, nơi sử sách và truyền thuyết nhớ là đất tổ Phong Châu, trung tâm nước Văn Lang của các vua Hùng”. Đến với truyền thuyết về thời đại Hùng Vương là ta đến với tâm linh của nguồn cội, của tình cảm gắn bó máu thịt “nước non vẫn nước non nhà”, của đồng bào “máu chảy ruột mềm”,... Tình cảm Trống đồng thời các vua Hùng Hải điểu bay mừng khi thuyền về (trên trống đồng thời các vua Hùng) Hình người giã cối trên trống đồng Rìu bằng đồng thời vua Hùng Nhạc sĩ thổi khèn trên trống đồng 14

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM ấy bất biến, tồn tại trường cửu như sức sống của cả một dân tộc có hơn 4.000 năm văn hiến. Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao (Phú Thọ) – cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng – còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương, (hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn…), thuộc đất Phong Châu – vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang hơn 4.000 năm trước đây. Cổng đền được xây dựng vào năm 1917, có khắc bức đại tự “Cao sơn cảnh hành”. Riêng 4 chữ này nên hiểu như thế nào? Đã có cuộc tranh luận rất thú vị. Theo ông Lê Trung Việt thì Viện Hán Nôm dịch “Núi cao đường lớn” là chưa đúng, phải dịch là “Núi cao cảnh đẹp”. Không đồng ý, theo ông Nguyễn Lưu hai chữ “Cảnh hành” theo một từ điển là “Đức hạnh cao minh” – vì thế phải hiểu theo nghĩa “Đức cao như núi”. Cụ thể trong trường hợp này là dùng để ca ngợi đức cao cả của Tổ tiên, chứ không phải nhằm tả cảnh đẹp đền Hùng. Hai bên cổng đền còn có câu đối (Vũ Kim Biên dịch): Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông quy một mối; Lên cao nhìn rộng, ngàn trùng đồi núi tựa bầy con. Từ cổng đền, bước lên núi. Trước hết, ta thấy Nhà bia ghi công đức các vua Hùng. Tại đây có bia đá, ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19-9-1954: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Gần đó là đền Hạ, chùa Thiên Quang và gác chuông. Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII-XVIII. Tương truyền đây là nơi Bà Âu Cơ trở dạ sinh ra một bọc trứng nở thành 100 con trai. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng, nay còn ở phía sau đền. Hai tiếng “đồng bào” (cùng bọc) vì thế mà có. Hẳn chúng ta không thể quên những câu thơ thống thiết, mà 15

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM nhà giáo Ngô Quý Siêu đã viết để giảng dạy học trò từ thời Đông Kinh nghĩa thục: Đã sinh cùng giống, cùng nòi Cùng trong đất nước là người đồng thân Phải coi ruột thịt cho gần Phải thương, phải xót quây quần lấy nhau Phúc cùng hưởng, họa cùng đau Một gan một dạ ghi sâu chữ “đồng” May ra trời cũng xiêu lòng Đời đời để giống Lạc Hồng này cho Gió thu hiu hắt song hồ Sử xanh còn đó, địa đồ còn đây Mấy câu mượn bút giãi bày Xin người trong nước non này cùng nghe Rời đền Hạ, lên đền Trung. Tương truyền, đây là nơi các Vua Hùng thường họp bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng; cũng là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng, được vua Hùng thứ 6 khen “bánh thì ngon, ý thì hay” và được nối nghiệp là Hùng Vương thứ 7. Rời đền Trung, lên đền Thượng. Tương truyền là nơi các vua Hùng tiến hành các nghi thức cúng tế Trời đất, Thần lúa, thờ Thánh Gióng để muôn dân ấm no hạnh phúc, hưởng thái bình an lạc đời đời... Vì thế, đền Thượng vẫn còn gọi là Kính thiên Lĩnh điện (điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Theo truyền thuyết dân gian, nơi này vua Hùng thứ 18 đã truyền ngôi lại cho cháu là Thục Phán. Để giữ lời thề giữ vững cơ nghiệp của vua Hùng, giữ vững non sông gấm vóc, Thục Phán cho dựng hai cột đá thề. Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông; năm 1968 Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay. Tại đây còn có những bức hoành phi như Hùng Vương linh tích (vết tích thiêng liêng của Vua Hùng), Hùng Vương tổ miếu (Miễu tổ Hùng Vương), Triệu tổ Nam bang (Tổ muôn đời của nước Nam)... và nhiều câu đối chữ Hán, chữ Nôm như: 16

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM - Vật đổi sao dời, phúc tổ vẫn lưu nền Cổ tích; Nước nguồn cây cội, đạo người nên nhớ mộ Hùng Vương. - Con cháu ba kỳ thăm mộ Tổ; Non sông muôn thuở rạng nòi Tiên. - Thần thánh mở cơ đồ, đến nay đất vẫn thế, dân vẫn thế; Công huân thờ đền miếu, đó là cây có gốc, nước có nguồn. - Cung cũ Hồng Lạc còn đây, trùng điệp núi đồi nhiều sông hợp lại; Khí thiện Đế Vương vẫn đấy, thét gió mưa gào một ngọn núi đứng cao. - Con cháu còn, tôn tổ vẫn còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi; Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu. Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6 – nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Tương truyền trước lúc lâm chung, ngài trăn trối: “Hãy chôn ta trên núi cao để ta trông nom bờ cõi cho con cháu”. Từ đền Thượng đi xuống gần chân khu Đền Hùng, ta sẽ gặp đền Giếng, tên chữ là Ngọc Tỉnh – xây dựng vào thế kỷ XVIII. Tương truyền hai công chúa của vua Hùng là Tiên Dung (sau lấy Chữ Đồng Tử), Ngọc Hoa (sau lấy Tản Viên) thường đến đây soi gương, chải tóc. Từ năm 2001, ta xây dựng thêm Đền thờ Mẹ Âu Cơ. Trong đền ngoài tượng thờ Mẹ Âu Cơ còn có hai Lạc hầu, Lạc tướng. Tiếp đó là Nhà bảo tàng Hùng Vương – nằm gần vị trí cổng lên Đền Hùng – được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm 2003 do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Bảo tàng có gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật, 162 bức ảnh, khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”. Có thể nói, Đền Hùng không chỉ là thắng cảnh đẹp, non nước hữu tình, mà còn là một di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng 17

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM đối với người Việt Nam. “Thời kỳ Văn Lang, thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Chính thời kỳ này xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam” (Lịch sử Việt Nam- NXB Khoa học Xã hội - 1971). Đường lên Đền Hùng Sơ đồ Đền Hùng hiện nay (2007) 18

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 1905 Đền Hùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Đền thờ vua Hùng của bà con Việt kiều ở Úc 19

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Thờ cúng gia tiên - một phong tục văn hóa của người Việt Nam 20

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Thánh Tản Viên Bách nghệ Tổ sư của nước Nam Trong tâm thức dân gian của người Việt, đứng đầu “tứ bất tử”, đệ nhất phúc thần – biểu tượng cho sự trường tồn, bất diệt của dân tộc ta là Thánh Tản Viên (còn gọi là Tản Viên sơn thánh, Sơn Tinh, Thanh Sơn đại vương). Về sự tích Thánh Tản Viên, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Cuối thời Hùng Vương, nhà vua có người con gái gọi là Mî Nương, nhan sắc rất xinh đẹp. Nhà vua muốn tìm người xứng đáng để gả, mới nói rằng: “Đứa con gái này là giống Tiên, cho nên chỉ ai đủ tài đức ta mới cho làm rể”. Bấy giờ, có hai người cùng vào lạy dưới sân xin cầu hôn. Nhà vua lấy làm lạ, hỏi thì họ thưa rằng, một người là Sơn Tinh, một người là Thuỷ Tinh, đều là ở trong cõi của nhà vua cả. Nay, nghe tin nhà vua có thánh nữ, bèn đánh bạo tới xin chờ mệnh của vua. Vua hạ lệnh cho hai người, rằng đến ngày hôm sau, ai đem đủ sính lễ tới trước thì sẽ gả con cho người ấy. Hai người nghe xong, lạy tạ rồi ra về. Hôm sau, Sơn Tinh đem các thứ châu báu bạc vàng, cùng chim rừng thú núi tới dâng. Nhà vua y hẹn, gả con gái cho Sơn Tinh. Sơn Tinh đón vợ về trên đỉnh cao của núi Tản Viên. Thủy Tinh cũng đem sính lễ đến, nhưng muộn hơn, bèn kéo mây làm mưa, dâng nước tràn ngập, rồi đem các loài thuỷ tộc đuổi theo. Nhà vua cùng Sơn Tinh lấy lưới sắt chắn ngang khu vực thượng lưu sông Từ Liêm (tức khúc sông Hồng, chảy qua Chèm, ngoại thành Hà Nội) để ngăn lại. 21

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Thuỷ Tinh lại theo sông khác, từ vùng Lî Nhân vào chân núi Quảng Oai, rồi men sông Hát và tràn ra sông Lớn (tức sông Hồng) mà ngoặt sang sông Đà để đánh lên Tản Viên. Ở đâu Thuỷ Tinh cũng đào vực, đào chằm để chứa nước hòng đánh úp Sơn Tinh. Sơn Tinh có phép thần biến hoá, sai người đan tre thành hàng rào chắn nước, lấy cung nỏ bắn xuống, khiến cho các loài thuỷ tộc đều bị trúng tên mà chạy trốn. Rốt cuộc, Thuỷ Tinh không sao xâm phạm được núi Tản Viên. Tục truyền, từ đó Thủy Tinh đời đời thù oán, hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh. Tước bỏ những yếu tố hoang đường, ta sẽ thấy được công việc trị thủy của người Việt thời cổ xưa. Xét trong lời ăn tiếng nói của dân gian, từ bao đời này vẫn còn truyền lại như nước lụt thì lút cả làng; lụt to lút ngỏ, lụt nhỏ lút đồng; mưa tháng tư hư đất; mưa ngâu lâu ngày cũng lụt; mưa thúi đất thúi trời...; hoặc trong “thủy, hỏa, đạo, tặc”, thì “thủy” vẫn là khó khăn đầu tiên. Tuy nhiên, trong sản suất nông nghiệp, nước lại là yếu tố đầu tiên “nước, phân, cần, giống”. Vì thế chế ngự lũ lụt là điều bức thiết của dân tộc ta từ đời này qua đời khác. Nhưng có một điều thú vị, thậm chí còn mang cả yếu tố lạc quan, trong chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh ông cha ta đã hình tượng bằng cuộc tranh giành người đẹp của hai vị thần si tình! Trong Đại Nam quốc sử diễn ca viết: Thủy Tinh lỡ bước chậm chân Đùng đùng nổi giận đem ân oán thù Mưa tuôn gió thổi mịt mù Ào ào rừng nọ, ù ù núi kia Thì ra, lũ lụt dữ dội ấy cũng là do lòng ghen tức của vị thần không... chiếm được trái tim giai nhân đấy thôi! Càng cua lởm chởm giơ như mác Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc Niệm chú, đất nẩy vù lên cao Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo 22

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng Đạp long đất núi, gầm xông xáo Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng Sự tích Thánh Tản Viên đã phản ánh sức mạnh lớn lao của người Việt trong cuộc chiến đấu thắng lũ lụt. Không những thế, trong tâm thức dân gian Thánh Tản Viên còn là một con người vẹn toàn, có công trong việc giữ nước và làm được nhiều ích nước lợi dân. Ngoài việc giúp vua Hùng giữ được vẹn toàn lãnh thổ, Thánh Tản Viên còn dạy dân làm ra lửa, làm ruộng, mở hội, săn bắt, kéo vó, dệt lụa... nên được nhân dân từ ngàn xưa tôn là “Bách nghệ tổ sư của nước Nam”. Sinh hoạt của người Việt ngày xưa 23

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Nhân đây thiết tưởng cũng nên nhắc đến nhân vật Cao Biền để thấy thêm uy lực của Thánh Tản Viên. Thành ngữ Việt Nam có câu: “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”. Cao Biền (821-887) là ai? Y là một viên tướng của nhà Đường, sang làm Tiết độ sứ cai quản nước Giao Châu ta. Y là người quỷ quyệt, tinh thông lý số, giỏi về pháp thuật “tản đậu thành binh”. Mỗi khi cần có quân lính, y chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính! Y sang Giao Châu nhằm triệt phá long mạch và yểm bùa nơi có vượng khí làm lớn mạnh của nước Nam. Có lần y nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh y nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương để gọi dậy một âm binh. Biết được âm mưu của y, bà lão đã phá bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng một ngày. Kết quả là âm binh của y đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, dậy non nên không có tác dụng! Lần khác y tìm đến núi Tản, thì gặp Thánh Tản Viên cưỡi ngựa trắng ngồi trên mây bay ngang qua, nhìn thấy. Để tỏ ý khinh bỉ trò khôi hài của Biền, ngài bèn nhổ xuống một bãi nước bọt, rồi bỏ đi, không thèm nói năng. Cao Biền thấy vậy cả sợ, bèn dẹp ngay trò quỷ thuật lại, rồi than rằng: “Linh khí phương Nam không thể lường được. Vượng khí ở đây không bao giờ dứt. Ta phải về thôi!”. Qua mẩu chuyện này, ta thấy tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù của người Việt thể hiện ở mọi tầng lớp nhân dân, ngay cả bà lão bán nước cũng ý thức nữa huống là... Thứ hai, dù đã về trời, nhưng Thánh Tản Viên vẫn còn giúp nước, uy linh của ngài vẫn còn khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Điều này cho thấy, không riêng gì Đức Thánh Tản mà những ai một lòng một dạ với nước, dẫu mất đi thì linh hồn vẫn còn đi theo phù trợ người trên cõi dương trần. Hiện nay, Thánh Tản Viên được nhân dân thờ phụng chu đáo qua nhiều đền, miếu. Có thể kể đền thờ thần Tản Viên thuộc xã Trung Hưng, (Sơn Tây). Lễ hội được tổ chức ba năm một lần vào ngày 15 tháng 1 âm lịch. Mở đầu là lễ rước kiệu Thánh Tản Viên từ Đông Cung lên đến đền thờ Thánh trên núi Ba Vì. Sau đó có tục lệ đánh cá, lấy nước sông Hồng tắm tượng thánh ở đền. Ở huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) tối 30 tháng Chạp hàng năm còn có lễ hội 24

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Vi Trẹo rước chúa gái – diễn lại cuộc đón dâu của Sơn Tinh; hoặc lễ hội Tản Viên đánh Thục v.v... Đánh giá về vai trò Thánh Tản Viên, trong tập Hùng Vương dựng nước (NXB Khoa học Xã hội - 1974), nhà nghiên cứu Đoàn Công Hoạt đã có những nhận xét xác đáng: “Những truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh cho ta thấy ngay từ thời kỳ cuối các vua Hùng nhân dân ta đã có những truyền thống đạo đức và tinh thần rất tốt đẹp. Vì điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, con người thời Sơn Tinh trước hết là con người lao động hết sức kiên cường. Bản thân Sơn Tinh là điển hình chói lọi về con người lao động ấy. Có thể nói một mình Sơn Tinh đã làm đủ các nghề “ngư, tiều, canh, mục”, từ đốn củi, phát nương đến cấy cày, chài lưới. Nhưng rực rỡ nhất vẫn là hình tượng Sơn Tinh – người khổng lồ làm thủy lợi: Sự tích núi Sụ Bá và Thạch Khoán cùng sự tích đồi Vai, đồi Đùm kể rằng Sơn Tinh gánh đất đắp núi chặn nước sông do Thủy Tinh dâng lên, mải miết ngày đêm đến nỗi đứt quang, gãy đòn gánh mà vẫn không nghỉ. Chỉ với tinh thần lao động quên mình như vậy, tổ tiên ta mới có thể chế ngự được nạn lụt khủng khiếp của những dòng sông lớn, mới có thể đứng vững chân trên mảnh đất mới đồng bằng. Trên ý nghĩa đó mà nói thì có thể coi truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh là bài ca lao động hùng tráng, là bài ca chiến thắng vẻ vang của sức lao động sáng tạo và vĩ đại. Gắn liền với ý thức bảo vệ lãnh thổ, khẳng định quyền tồn tại và phát triển trên địa bàn sinh tụ mới là truyền thống quật cường thượng võ của người Việt thời Hùng Vương. Chuyện rèn quân luyện võ của Sơn Tinh đã nói rõ truyền thống đó. Mặc dù trải qua nhiều gian khổ nhưng Sơn Tinh luôn luôn là người chiến thắng. Điều đó phản ánh ước mơ mà cũng phản ảnh hiện thực. Nó nói lên ý chí bất khuất, quyết tâm sắt đá của ông cha ta kiên quyết đánh thắng mọi kẻ thù. Sức sống mãnh liệt đó, phẩm chất tinh thần tốt đẹp đó qua nhiều thời đại luôn luôn được dân tộc ta nuôi dưỡng và phát huy mạnh mẽ. 25

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Một trong những phẩm chất đạo đức cao quý thường được nhắc đến trong truyền thuyết là tinh thần dân chủ, bình đẳng, quan điểm “thân dân” của Sơn Tinh. Không những Sơn Tinh cùng làm cùng hưởng với mọi người, có khi ông còn có hành động quên mình vì dân. Sự tích núi Che thuật chuyện Sơn Tinh đắp núi ngăn nước ở vùng Bất Bạt (thuộc Ba Vì - Hà Tây), lâu ngày không trở về nhà. Thủy Tinh cho quân giả làm người nhà của Sơn Tinh đến báo tin vợ con ông ốm nặng. Sơn Tinh thản nhiên nói: “Mọi người còn đang khốn khổ vì bọn giặc dữ. Dù vợ con ta có mệnh hệ nào chăng nữa thì ta cũng không thể bỏ việc để về nhà được”. Một số truyền thuyết còn kể chuyện Sơn Tinh thường xuyên đi mọi nơi thăm hỏi dân tình: có nơi ông dạy dân trồng lúa, có nơi ông chữa cứu dân bị dịch,.... Thông qua hình ảnh Sơn Tinh, ta còn thấy được người Việt thời xưa là con người có nghĩa, có tình, có tâm hồn đôn hậu, thủy chung. Truyền thuyết kể rằng từ khi đến miền đất mới, mặc dù ngăn sông cách núi, nhưng hằng năm Sơn Tinh vẫn trở về thăm quê cũ Lăng Xương và về lễ Tết ở đền Hùng. Do đó, các làng ven sông Đà miền Bất Bạt cũ thường có lệ cuối năm lại chở thuyền “rước quân Thánh Tản” qua sông về quê lễ Tết. Người lái thuyền được chọn phải tắm gội sạch sẽ, nửa đêm hôm tất niên mặc quần áo lễ toàn màu đỏ, xuống thuyền chở “tượng trưng” ba chuyến từ bến sông Đà bên Ba Vì sang miền Thanh Thủy. Và chiều mồng ba tết, lại qua sông sang miền Thanh Thủy chở ba lượt thuyền về bên bến Ba Vì (tất nhiên cũng vẫn chở thuyền không). Nghi thức này được nhân dân địa phương hết sức tôn trọng vì nó phù hợp với truyền thống tôn trọng tổ tiên; uống nước nhớ nguồn vốn có từ lâu đời của dân tộc” (tr. 443-444). 26

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Đức Thánh Gióng Biểu tượng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Thánh Gióng (tranh dân gian) Sáu đời Hùng vận vừa suy Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài Làng Phù Đổng có một người Sinh ra chẳng nói, chẳng cười, trơ trơ Những ngờ oan trái bao giờ Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân Nghe vua cầu tướng ra quân, Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang Lời thưa mẹ, dạ cần vương Lấy trung làm hiếu một đường phân minh 27

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Sứ về tâu trước thiên đình Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào Trận mây theo ngọn cờ đào Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan Áo nhung cởi lại Linh San Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên (Đại Nam quốc sử diễn ca) Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng”; “Lâm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng” hoặc: Ai ơi mồng chín tháng tư Không đi hội Gióng cũng hư mất đời Từ truyền thuyết dân gian, nhà văn hóa Phan Kếâ Bính đã viết lại chuyện Thánh Gióng trong tập Nam hải dị nhân như sau: “Vào đời Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ thái bình, dân gian giàu có; vua Hùng không triều cống nhà Ân bên Tàu. Thấy vậy, vua nhà Ân giả tiếng đi tuần thú, muốn đem quân xâm chiếm nước Nam. Hùng Vương lo sợ, vời quần thần vào để hỏi mưu mẹo đánh giặc ngoại xâm và giữ yên bờ cõi. Có người phương sĩ thưa với vua rằng: - Bệ hạ nên kêu khấn với Long Quân để Ngài sai thiên tướng xuống giúp thì mới xong. Vua nghe lời, lập đàn chay, cúng cấp ba ngày cầu khấn. Bỗng đâu trời nổi cơn giông, sấm sét ầm ầm, mưa như trút nước. Rồi có một cụ già cao lớn chín thước, đầu bạc râu trắng, ngồi ở một ngã đường cái, vừa cười vừa nói, ngâm hát múa mênh. Ai trông thấy cũng cho là lạ, mới tâu vua. Vua thân hành đến mời ông cụ đến nơi làm đàn chay, đem cơm rượu thiết đãi. Ông cụ ấy không ăn uống và cũng không nói năng câu nào. Vua hỏi rằng: - Sắp có giặc phương Bắc xâm phạm nước Nam, được thua thế nào, xin cụ bảo cho. 28

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Một hồi lâu, ông cụ mới nói: - Ba năm nữa, giặc Bắc tất kéo đến đây. Nhà vua nên tìm khắp cả thiên hạ, cầu người kỳ tài, phá được giặc, thì nên chia đất, phong tước cho người ta, truyền mãi vô cùng. Nếu được người giỏi phá giặc không khó gì nữa. Nói xong, cụ già bay vụt lên trời, biến mất. Vua lấy làm lạ, mới tuân lời ấy, sai sứ đi khắp trong nước cầu người tài. Bấy giờ, ở làng Phù Đổng, tên nôm là làng Gióng, huyện Võ Ninh (bây giờ là Võ Giàng), có một ông ngoài 60 tuổi, chỉ sinh được một cậu con trai 3 tuổi mà chưa biết nói, mà chỉ nằm ngửa, không ngồi đứng lên được. Khi nghe sứ giả đi cầu người tài, đến làng ấy, người mẹ đã nói bỡn với con rằng: - Đẻ được một chút con trai chỉ biết ăn uống, ngồi đứng không được thì đánh thế nào được giặc, để mà lãnh thưởng của vua, đền công sinh dưỡng cho cha mẹ. Người con nghe vậy, bỗng nhiên biết nói, bảo mẹ gọi sứ giả lại đây. Bà mẹ lấy làm lạ lùng, bảo với láng giềng. Người láng giềng thấy lạ chuyện, xui người nhà thử gọi sứ giả đến xem sao. Khi sứ giả đến, trông thấy người còn bé, hỏi rằng: - Tiểu nhi kia, gọi ta đến để làm gì? Cậu bé ngồi dậy, bảo với sứ giả rằng: - Sứ giả trở về cho mau, tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 thước; một thanh kiếm dài 7 thước và một cái nón sắt, đem đến cho ta. Giặc đến trông thấy ta, tự nhiên phải sợ mà chạy, vua can gì phải lo. Sứ giả mừng lắm, về tâu với vua. Nhà vua mừng rỡ bảo với quần thần rằng: - Đây là Long Vương cứu ta đây! Năm trước ông cụ già nói chuyện, quả nhiên không sai, các ngươi chớ hồ nghi gì nữa! Vua lập tức sai thợ rèn đúc ngựa sắt, kiếm sắt đến, sai người đem 29

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM lại đưa cho tiểu nhi. Sứ giả sắp đến, mẹ ở nhà lo lắm, chỉ sợ con nói xằng thì vạ lây đến cả nhà. Tiểu nhi cười ầm lên nói rằng: - Mẹ kiếm rượu thịt cho nhiều, cho tôi ăn uống, còn việc đánh giặc, mẹ không phải lo. Tiểu nhi tự bấy giờ mỗi ngày một lớn, cơm ăn áo mặc tốn lắm, mẹ không đủ nuôi cho ăn, hàng xóm phải tư cấp giúp thêm; nào kẻ giúp đỡ gạo thóc, người dâng rượu thịt mà ăn vẫn không được no; vải lụa nhiều cũng mặc không đủ; cửa nhà ở cũng không vừa, phải ken cỏ lau lợp một cái nhà to để ngài ở. Khi giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (thuộc về huyện Tiên Du), thì sứ giả đem ngựa, kiếm đến nhà trao cho ngài. Ngài vươn vai đứng lên, cao hơn hai trượng, ngẩng mặt lên trời, gầm vài mươi tiếng, rồi rút thanh kiếm cầm trên tay quát lên rằng: - Ta là thiên tướng nhà trời đây! Lập tức đội nón nhảy lên ngựa phóng đi. Ngựa hét ra lửa và chạy như bay, chỉ chớp mắt đã đến chỗ quân đóng. Ngài trỏ gươm đi trước, quan quân kéo theo sau, tiến sát đến trại giặc. Giặc bày trận dưới chân núi Châu Sơn, ngài xông vào trận đánh giết một hồi lâu, gẫy mất cả kiếm, mới vớ lấy bụi tre bên cạnh đường cầm cả tảng tre mà quật vào đám giặc. Quân giặc tan nát tựa hồ đất lở ngói tan, tranh nhau lạy phục xuống đất, kêu rằng: - Lạy Ngài, Ngài là thần tướng trên trời, chúng tôi xin chịu hàng cả. Khi đánh đến núi Ninh Sóc thì giặc tan hết cả rồi, ngài cởi áo bỏ đấy, rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Đến bây giờ vẫn còn dấu người và ngựa ở trên núi. Vua nhớ, không biết lấy gì báo được, mới phong ngài làm Phù Đổng Thiên Vương, miếu thờ ngay ở vườn nhà khi trước, ban cho dân một trăm mẫu ruộng tự điền bắt bốn mùa phải cúng tế. Từ đấy giặc phương Bắc không dám sang xâm phạm nữa. Bốn 30

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM phương nghe chuyện làm vậy, đâu đâu cũng hòa hiếu với nước Nam. Đến đời nhà Lý, vua gia phong làm Xung Thiên Thần Vương. Bây giờ vẫn còn thờ ở làng Gióng, mà tượng thì được tạc trên núi Vệ Linh, mỗi năm đến mồng 9 tháng 4 dân làng ấy mở hội to lắm. Những bụi tre ngài nhổ lên đánh giặc bây giờ thành rừng ở huyện Tượng Phù Đổng Thiên Vương tại Thành phố Hồ Chí Minh Gia Bình, gọi là tre Đằng Ngà. Chỗ con ngựa sắt thét ra lửa đốt cháy mất một làng, cho nên bây giờ gọi là làng Cháy”. Cho đến nay, trong tâm thức dân gian thì Thánh Gióng vẫn là nhân vật có thật, những di vật liên quan đến ngài đến nay vẫn còn. Xã Phù Đổng trước kia thuộc huyện Tiên Du (Bắc Ninh), năm 1961 nhập vào huyện Gia Lâm (Hà Nội). Trong tập Làng xã ngoại thành Hà Nội (Bùi Thiết - NXB Hà Nội - 1985) cho biết: “Trước thôn Đổng Viên (tên nôm là Gióng Một) có một tảng đá lớn có một vết sâu lõm ở chính giữa, tựa dấu chân; tương truyền là dấu chân ông Đổng - một con người khổng lồ thường gặp trong các huyền thoại Việt Nam: theo lời kể, mẹ Thánh Gióng, một phụ nữ nghèo chuyên trồng cà, một buổi sáng sớm đi hái cà, đã vô tình 31

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM dẫm lên dấu chân ông Đổng. Thế rồi bà có thai, bị dân làng mắng nhiếc, bỏ làng lên rừng Trại Nòn sinh sống. - Cố Viên, tức vườn cũ, nay ở giữa đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Thánh Gióng, cũng tại đây bà đã dẫm phải dấu chân ông Đổng. Tại Cố Viên có một ngôi nhà nhỏ gọi là cây hương, có khắc hai chữ Hán “Cố Viên”. Tảng đá có dấu chân ông Đổng cũng ở vườn này. - Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên cũ là rừng Trại Nòn; tương truyền đây là nơi sinh của Thánh Gióng. Sau toà miếu có có một ao nhỏ, giữa ao có gò nổi, trên gò có một bể con bằng đá. Tương truyền Gióng đã sinh ra ở đây, để kỷ niệm Gióng, không biết từ thuở nào nhân dân tạc bể đá tượng trưng cho bồn tắm, và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng thuở lọt lòng. - Đền Mẫu là nơi thờ mẹ Thánh Gióng, xây ở ngoài đê. - Giá Ngự, kiến trúc này được xây dựng lại từ đầu thế kỷ XX với hai cột trụ và bể cao. Tại Giá Ngự vào ngày hội đền mồng 9-4 âm lịch hàng năm, dân làng kéo ngựa thờ gọi là “Long Giá“đặt ở đây để trông ra khu “Soi Bia“ cạnh đền Mẫu, nơi biểu diễn điệu múa cờ trong ngày hội. - Mộ Trâu Đô Thống, ở gần trước đền Phù Đổng, ông người thôn Phù Dực, một trong những tướng tiên phong của Gióng, ông được thờ làm thần hoàng làng Lệ Chi (xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm) - Miếu Chợ, thờ ông Trấn Quốc, người làng Phù Đổng, là một tướng tiên phong của Gióng. - Và đặc biệt là đền Phù Đổng thờ Thánh Gióng ở Làng Gióng. Đây là một phức hệ kiến trúc tưởng niệm người anh hùng làng Gióng. Ngôi đền nằm sát chân đê bờ bắc sông Đuống. Xuống khỏi chân đê là một ao nước, xưa nay gọi là Ao Rối, bởi vì giữa ao có một ngôi thuỷ đình có kiến trúc đặc biệt xây từ thế kỷ XVI - XVII dùng làm nơi biểu diễn rối nước. Qua khu vực này bằng một sân rộng là Tam quan đền Thượng (đền Phù Đổng hay gọi là đền Gióng), kiến 32

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM trúc Tam quan có niên đại 1705, mới được sửa lại vào thế kỷ trước. Vào khỏi tam quan là các nếp kiến trúc Thiêu Hương, Tiền Tế, hai toà này do Diên quân công (người làng Phù Dực) tiến cúng và Đặng Công Chất (người làng Phù Đổng) đỗ Trạng nguyên năm 1661 xây dựng. Chính điện thờ Thánh Gióng với tượng Gióng ở chính giữa và một số tướng ở xung quanh. Trong đền có nhiều câu đối hoành phi và những đồ thờ tự có giá trị từ thời Lê để lại. Tượng thờ Thánh Gióng tại đền Sóc Sơn (Hà Nội) Lễ hội Thánh Gióng tại Hà Nội 33

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Cùng với hàng trăm dấu tích Thánh Gióng ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Nội, các di tích tưởng niệm Gióng ở Phù Đổng, giúp cho chúng ta nhiều tài liệu quý để nghiên cứu và ghi nhớ sự tích kỳ vĩ đi vào huyền thoại”. Trong đền thờ Thánh Gióng còn lưu câu đối tuyệt hay (Giang Quân - Phan Tất Liêm dịch): Người thánh trời sinh, dẹp tan giặc Bắc; Dấu thần đất cũ, giữ vững trời Nam. Tuy nhiên, theo chúng tôi viết về Thánh Gióng hay nhất vẫn là câu đối của thi sĩ Cao Bá Quát (Giang Quân- Phan Tất Liêm dịch): Đánh giặc, lên ba hiềm vẫn muộn; Vuột trời, tầng chín hận chưa cao. Và ông cũng có bài thơ Vịnh Đổng Thiên Vương mà đến nay nhiều người vẫn nhớ: Ba năm rồng náu chửa ai hay, Oanh liệt ra tay bỗng một ngày. Phá giặc roi vàng gầm sấm sét Lên không ngựa sắt lạ xưa nay. Công ghi cõi Việt so trời đất, Oai dẹp quân Ân khiếp cỏ cây. Miếu cũ thông reo khi gió động, Tưởng quân thắng trận trở về đây. (Vũ Mộng Hùng dịch) Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã nhìn hình tượng Phù Đổng qua những nhận xét rất chí lý: “Phù Đổng là biểu tượng của tuổi trẻ anh hùng Việt Nam, biểu tượng của chính Việt Nam, của cả Việt Nam anh hùng, bởi vậy tôi đã nói đến hằng sa số Phù Đổng của lịch sử tuổi trẻ Việt Nam và riêng về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, thì quả thật có một phép biện chứng Phù Đổng Việt Nam mà nhiều nước lớn, nước mạnh không lường hết được, không lường trước được. 34

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Cấu trúc đối ứng của chuyện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian Việt Nam này còn thể hiện ở mô típ vũ khí đánh giặc: Roi sắt và gậy tre ngà. Roi sắt là hữu hạn, gậy tre là vô cùng, roi sắt rồi cũng gãy, tre đằng ngà thì còn mãi mãi... Roi sắt là của vua quan sai rèn cho Phù Đổng, tre đằng ngà là của tự nhiên, của dân trồng lớn theo tinh thần trường tồn đánh giặc. Người anh hùng đích thực là người anh hùng vô danh và mãi mãi vô danh. Lớn lên như thổi và lớn lên là để cứu nước. Cứu nước xong, thì biến đi chứ không ở lại để kể công, cầu danh, như con em người dân thường khi có giặc thì đánh giặc; giặc tan, lại trở về làm dân, trở về với dân, vô tư vì nghĩa lớn... Vô danh mà tên tuổi vẫn để đời. Đấy là biện chứng của lịch sử. Trẻ em tập võ đầu thế kỷ XX 35

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Chử Đồng Tử Ông Tổ nghề buôn Tượng thờ Tây Sa - Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Về vị thần linh Chử Đạo Tổ tức Chử Đồng Tử, trong các thư tịch sách cổ của nước ta đều có ghi chép rõ ràng. Trong Lĩnh Nam chích quái liệt truyện có truyện Nhất Trạch Dạ (theo bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam - NXB Thế Giới - 1997) như sau: “Hùng Vương truyền đến đời vua thứ ba thì sinh được một gái tên là Mî nương Tiên Dung, mười tám tuổi, dáng người xinh đẹp, không muốn lấy chồng, chỉ ham dạo chơi, thích tuần du trong thiên 36

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM hạ, vua yêu chiều nên cho nàng tùy ý. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba, sắm sửa thuyền bè lênh đênh chơi nơi hải ngoại, đôi lúc mải vui quên cả về. Bấy giờ ở hương Chử Xá có Chử Vi Vân sinh ra Đồng Tử, hai cha con tính vốn từ, hiếu. Nhà gặp hỏa hoạn của cải sạch sanh, chỉ còn lại một chiếc khố vải, hai cha con ra vào thay nhau mà mặc. Đến lúc cha già, lâm bệnh, bảo Đồng Tử rằng: - Cha chết thì cứ để truồng mà chôn, giữ khố lại cho con, may khỏi xấu hổ. Nhưng đến khi cha mất, Đồng Tử cứ lấy khố liệm chôn, còn mình thì thân thể trần truồng, đói rét khổ sở. Đi đến bên sông cầm cần câu cá, mỗi khi thấy có thuyền buôn thì xuống dưới nước đứng xin ăn. Không ngờ thuyền Tiên Dung đột nhiên tới. Nghe tiếng chiêng trống sáo kèn, thấy đầy những nghi trượng cờ quạt, Chử Đồng Tử kinh sợ, không biết chạy núp vào đâu. Trên bãi cát có một chòm lau lơ thơ ba bốn gốc, bèn vào ẩn tránh trong đó, noi cát thành hố để giấu thân, lại lấy cát phủ lên trên. Trong khoảnh khắc, thuyền của Tiên Dung xốc tới, bèn đậu ở đấy để lên bãi dạo chơi, rồi ra lệnh quay màn chung quanh chòm lau làm nơi tắm gội. Tiên Dung vào trong màn cởi áo tắm rửa, dội nước làm cho cát dạt đi, lộ ra thân hình Đồng Tử. Tiên Dung kinh ngạc, nhìn một lúc lâu biết đó là người con trai, Tiên Dung nói: - Ta vốn không muốn lấy chồng. Nay gặp người này ở trần truồng chung một hố, ấy là trời khiến như thế. Chàng nên mau dậy tắm rửa đi. Nàng ban cho áo quần, rồi bảo xuống chung một thuyền, ăn uống tiệc tùng vui vẻ. Người trong thuyền ai nấy đều cho là cuộc gặp gỡ tốt đẹp xưa nay chưa hề có. Đồng Tử nói hết lý do vì sao đến đây. Tiên Dung bùi ngùi than thở, bảo chàng cùng kết duyên vợ chồng. Đồng Tử từ chối. Tiên Dung nói: - Sự việc gặp nhau xui ra như thế, đừng cố chối từ nữa! Những kẻ theo hầu vội về tâu với Hùng Vương. Vua giận nói: 37

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Bãi Tự Nhiên (Hưng Yên) - nơi phát tích huyền thoại Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Tiên Dung không tiếc danh tiết, không tiếc của cải của ta, rong chơi ngoài đường, hạ mình lấy người nghèo, còn mặt mũi nào thấy ta nữa. Từ nay mặc mày muốn làm gì thì làm, không được trở về nữa. Tiên Dung nghe sợ, không dám về, bèn cùng Đồng Tử mở quán chợ, lập phố xá, mua bán với dân, liền thành cái chợ lớn (chợ Thám). Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán, kính thờ Tiên Dung - Đồng Tử làm chúa. Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: - Quý nhân hãy bỏ ra một dật vàng, năm nay cùng thương nhân nước ngoài mua vật quý, sang năm được lãi mười dật. Tiên Dung nghe ngóng, bảo Chử Đồng Tử rằng: - Vợ chồng ta là bởi trời là nên, cái ăn cái mặc là do người làm lấy. Nay nên mang một dật vàng cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quý để buôn bán sinh sống. Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi buôn bán, lênh đênh khắp nước ngoài. Có núi Quỳnh Vi, trên núi có am cỏ. Thương nhân ghé thuyền vào múc nước, Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu tăng tên Phật Quang truyền phép cho Đồng Tử. Đồng Tử bèn 38

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM lưu lại đấy để học phép, đưa tiền cho thương nhân mua hàng. Thời gian sau, thương nhân quay trở lại, tới am để chở Đồng Tử về. Tiểu tăng tặng cho Đồng Tử một cây gậy một chiếc nón lá và bảo: - Các phép linh dị thần thông đã ở đây cả rồi! Đồng Tử về, đem đạo Phật nói hết với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ, nghề buôn để cùng Đồng Tử tìm thầy học đạo. Có một hôm đi xa, trời tối chưa kịp đến nhà, tạm nghỉ lại dọc đường, dựng gậy úp nón để tự che thân. Đêm đến canh ba, hiện ra đủ các thứ thành quách, lầu châu điện ngọc, đài các lang vũ, phủ khố miếu xã vàng bạc châu ngọc, giường chiếu trướng màn, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai trông thấy cũng kinh ngạc, liền đem các thứ hương hoa ngọc thực đến dâng, xin làm bề tôi. Từ đó có trăm quan văn võ, chia quân túc vệ, riêng thành một nước. Hùng Vương nghe tin, cho là con gái làm loạn, bèn đem quân đi đánh. Khi quân Hùng Vương sắp tới nơi, quần thần xin được lệnh đem binh chống giữ. Tiên Dung cười nói: - Không phải do ta làm, chính là trời khiến vậy. Sống chết tại trời, con đâu dám chống lại cha. Cứ tin theo lẽ đúng, mặc cho chém giết. Bấy giờ những dân cư mới tới đều sợ chạy tứ tán, chỉ có dân cũ ở lại cùng Tiên Dung. Khi quân Hùng Vương đến, đóng doanh trại ở châu Tự Nhiên, còn cách một con sông lớn, thì gặp trời tối, chưa kịp tiến quân. Đến nửa đêm, bỗng nổi gió to, nhổ cây tung cát, quân Hùng Vương hỗn loạn. Tiên Dung, Chử Đồng Tử cùng quần thần, bộ hạ, thành quách phút chốc bay lên trời. Chỗ đất cũ sụt xuống thành cái chằm lớn. Ngày hôm sau nhân dân nhìn không thấy nữa, cho là linh dị, liền lập miếu thờ, thường xuyên cúng tế. Đặt tên cái chằm ấy là “Nhất Dạ Trạch”, bãi cát ấy là “Tự Nhiên Châu” hay “Mạn Trù Châu”, cái chợ ấy là “Hà Thị” (tr.166 - 168). Trong truyện cổ tích, nếu tước đi yếu tố huyền thoại sẽ thấy được cái lõi của lịch sử, của sự thật. Chuyện tình Tiên Dung - Đồng Tử theo tôi, là câu chuyện tình hay nhất trong thư tịch cổ nước nhà, vì 39

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM nó mang được những nét rất tiến bộ. Chỉ một câu Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” ra đời sau đó hàng ngàn năm vẫn còn khiến không ít người “đạo đức” nhăn mặt, khó chịu, thì ở đây, nàng Tiên Dung đã chủ động đến với người mình yêu, dù tin đó là “cơ duyên” do “trời khiến”. Nàng dũng cảm đặt vấn đề trước, không phải bị ràng buộc bởi quan niệm “trâu tìm cột, đời nào cột tìm trâu”. Tình yêu đôi lứa là một sự tự nguyện, chứ không phải theo lễ giáo “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và Tiên Dung cũng không cần “môn đăng hộ đối”! Riêng chi tiết, “Tiên Dung vào trong màn cởi áo tắm rửa, dội nước làm cho cát dạt đi, lộ ra thân hình Đồng Tử”, là một chi tiết gợi cảm rất hiện đại, và rất đắt giá của... nghệ thuật thứ bảy! Một thú vị nữa, trong truyện còn cho biết vợ chồng nàng đã ăn nên làm ra, “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” và nhất là biết bỏ vốn ra để... đi buôn! Những chi tiết này cùng với việc học đạo - đạo Tiên, của vợ chồng nàng, chứng tỏ truyện này ra đời từ thuở bình minh của người Việt cổ, lúc ấy đạo Phật và đạo Khổng chưa du nhập vào nước ta. Do buôn bán giỏi nên vợ chồng Tiên Dung trở nên giàu có. Điều đáng nói là họ không bo bo làm giàu cho riêng mình, mà còn biết làm cho cả một vùng đất trở nên trù phú, thịnh vượng, thu hút dân chúng tìm đến lập nghiệp sinh sống... Làm ăn phát đạt, Chử Đồng Tử còn đem vốn liếng vượt biển đi buôn! Chứng tỏ người Việt cổ sở trường về sông nước, không chỉ phát huy để đánh giặc giữ nước mà còn tận dụng sở trường ấy để làm giàu. Hình ảnh Chử Đồng Tử phong ba nơi sóng to, gió lớn tìm đến những vùng đất xa lạ khác hoặc những thuyền thương nhân nơi xa tìm đến chợ Thám buôn bán, trao đổi hàng hóa cho thấy sự giao thương thuở ấy đã hình thành và nền thương nghiệp của người Việt cổ đã phát triển. Liên tưởng đến truyện Mai An Tiêm, người ở nơi hoang đảo đã đem dưa hấu do chính tay mình trồng đổi lấy lúa gạo, vật dụng với các thương nhân nước ngoài đã góp phần chứng minh sự nhận định trên là có cơ sở. Chỉ đến khi đạo Khổng du nhập vào nước ta, 40

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Chợ quê Việt Nam trong ngày hội Văn hóa tại Khu Du lịch Văn Thánh. với quan niệm “tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” thì nghề buôn mới bị rẻ rúng. Quan niệm lệch lạc này tồn tại hàng ngàn năm và nó chỉ thay đổi khi mà làn gió Duy tân đầu thế kỷ XX do các nhà nho cấp tiến khoáy động rầm rộ từ Nam chí Bắc. Nếu Mai An Tiêm được nhân dân tôn là “Bố cái dưa Tây” thì Chử Đồng Tử không chỉ được tôn là ông Tổ của đạo Tiên (Chử Đạo Tổ), mà còn được tôn là anh hùng khai phá (chinh phục đầm lầy, mở mang nghề nông, phát triển buôn bán... nhằm phát triển sự thịnh vượng của cộng đồng). Ta có thể khẳng định Chử Đồng Tử là thương nhân đầu tiên của nước Việt và trong tâm thức của người Việt ông còn là vị thần linh bảo hộ nghề buôn bán. “Cũng từ xa xưa, tại bến Đa Hòa nơi nhìn sang bãi Tự Nhiên bên kia sông Hồng, dân chài lưới lập một hành đài thờ Chử Đồng Tử -Tiên Dung. Các nhà buôn mỗi lần qua đây để lên Kẻ Chợ hoặc xuống Phố Hiến cất hàng, bán hàng đều dừng thuyền lên đền thờ vọng này thắp hương khấn cầu vợ chồng ngài phù hộ. Và các quan, có năm không vào được Đền Hóa, tổ chức dâng hương ngay tại hành đài này. Ngôi đền nhỏ, cheo leo trên bờ 41

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM sông dốc đứng nhưng ngày đêm rực rỡ hương đăng, tấp nập khách thập phương lễ bái”(1). Tưởng nhớ ơn đức của Chử Đạo Tổ, nhân dân lập đền thờ ngài ở nhiều nơi, nhưng quần thể văn hóa thuộc làng Đa Hòa, huyện Châu Giang (Hưng Yên), cách Hà Nội hơn 20km vẫn là nơi nổi tiếng đẹp và trang nghiêm nhất: Đền Chính (tức đền Đa Hòa vì nằm trên địa phận làng này); đền Hóa (tức đền Đền Dạ Trạch) thuộc xã Dạ Trạch, tương truyền đây là nơi ngài cùng vợ bay về trời; Bãi cát Tự Nhiên (thuộc xã Hồng Châu), khi diễn ra lễ hội nhân dân che tàn vàng lọng tía rước kiệu thờ ra đây dìm xuống nước, tưởng như xưa kia công chúa Tiên Dung vây màn tắm nơi này; Đền và lăng Thánh Phụ, Thánh Mẫu (xã Văn Đức, thôn Chử Xá) là nơi thờ ông bà thân sinh Chử Đồng Tử. Hội làng Đa Hòa diễn ra từ hàng năm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 15 tháng Ba âm lịch; tại làng Dạ Trạch diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Hai âm lịch với nhiều nghi thức trang nghiêm nhằm tưởng nhớ ơn đức của vợ chồng Chử Đồng Tử. Nhân dân tại đây còn kiêng gọi tên hoặc gọi chệch một số vị thánh thần như: tử - tải; dung - dong; tiên - tơn; man -muôn; lương - lang... Không rõ Chử Đạo Tổ sinh và “hóa” vào ngày tháng nào, chỉ biết hiện nay tại đền Dạ Trạch chọn ngày sinh Chử Đồng Tử (12/8 âm lịch); ngày “hóa” bay về trời 17 tháng 11 âm lịch. (1) Chử Đồng Tử – Tiên Dung vùng đất và con người – Lê Văn Ba - NXB Văn Hóa – 1994. 42

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Lễ hội Chử Đồng Tử cuối thế kỷ XX Lễ hội Chử Đồng Tử tại Hưng Yên 43

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Thánh Mẫu Liễu Hạnh Một sức sống bền vững và biến hoá “Có lẽ trong văn học nghệ thuật Việt Nam, trong văn hóa dân gian, trong đời sống tinh thần và tâm linh con người Việt Nam hiếm có nhân vật nào lại hiện lên trong một cốt cách đa diện và đa dạng như thế, có một sức sống bền vững và biến hóa như thế – do biến hóa mà bền vững và có bền vững mới biến hóa được. Một phụ nữ như là sự kết tụ, lại như là sự phân tỏa theo thời gian và không gian, những ước mơ và cứu rỗi, những khát vọng và niềm tin của con người, tồn tại bên nhiều hình tượng phụ nữ khác của văn hóa Tranh vẽ Thánh mẫu Liễu Hạnh thành văn, trong một đất nước phải chấp nhận và chịu đựng các giáo lý Khổng Mạnh mà xét về hệ ý thức chính thống của thời đại và của giai cấp thống trị thì dường như chưa hề bị phá vỡ hoặc thương tổn trong suốt trường kỳ lịch sử, cho đến thế kỷ XX”(1). Nhân vật phụ nữ huyền thoại này là ai? Đó là Thánh mẫu Liễu Hạnh mà hậu thế chúng ta không thể không biết đến. Bà “là người trần và người trời – 44

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM người trời giáng xuống trần, hoặc người trần được tôn vinh thành người trời, là nhân vật của truyền thuyết và nhân vật của văn bản văn chương; là người của một vùng rồi thành của nhiều nơi; là nhân vật có nơi phát tích nhưng rồi gắn với nhiều địa danh – có nơi sinh và trú ngụ, quê cha và quê chồng, nơi du ngoạn hoặc nơi hành hiệp, nơi gây nên các sự cố hoặc nơi ghi các chiến công… Và có lẽ cũng chưa phải là cuối cùng, một người phụ nữ vừa đời thường như bất cứ ai, vừa có đủ các phép thiêng, vừa dịu dàng vừa tinh ác, vừa có khả năng ban phúc, vừa có thể gieo họa…”(2). Kết hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của Thánh mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết thì bà giáng trần ở đầu thời vua Lê Thái Tổ (1418-1433), còn theo Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thì bà xuống trần vào đời Lê Anh Tông (1557-1573). Lúc bấy giờ, tại thôn An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, Nam Định) có gia đình ông bà Lê Thái Công tu tâm tích đức, chăm làm việc thiện. Tuy vậy, ngoài 40 xuân ông bà vẫn chưa có con. Bỗng một ngày kia, bà có thai nhưng chỉ thích hoa thơm quả lạ, ngửi trầm chứ không thiết ăn uống. Lạ thay, qua chín tháng mười ngày mà bà vẫn chưa sinh nở. Đêm nọ chồng bà nằm mơ thấy mình lên tiên giới chứng kiến cảnh con gái Ngọc Hoàng phạm lỗi lầm nên bị đày xuống trần gian. Ông giật mình tỉnh giấc. Đó cũng là lúc vợ ông sinh được người con gái tuyệt đẹp, đặt tên là Lê Thị Thắng – mà nhân dân trong vùng thường gọi là Giáng Tiên. Thật ra, ông Lê Thái Công vốn họ Trần. Sự đổi họ là hiện tượng thường thấy trong lịch sử nước nhà. Chẳng hạn thời Trịnh Mạc, để tránh sự trả thù của vương triều Lê Trịnh, họ Mạc đã đổi thành nhiều họ như Bế, Hoàng, Phan, Liễu, Thạch…; hoặc đời nhà Trần, Lý là tên ông nội vua Trần Thái Tông, do đó họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn để kiêng tên tổ và cũng là để dứt sự trông ngóng của nhân dân đối với họ Lý, v.v… Như vậy từ họ Trần của Thánh mẫu Liễu Hạnh đổi sang họ Lê là cũng có lý do tương tự như thế. (1 & 2) Tạp chí Văn học số 5, 1992. 45

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Có hai cách để lý giải: Vì vợ của vua Lê Thái Tổ là bà Trần Thị Ngọc Trần nên từ năm 1460 họ Trần phải đổi thành họ Trình (theo Đại Việt sử ký toàn thư) hoặc cũng có thể do cuối đời Trần, họ Hồ cướp ngôi rồi giặc Minh sang chiếm nước ta, con cháu họ Trần bị tàn sát nhiều nên phải đổi sang họ khác – như họ Lê… Ngay từ thuở nhỏ, Giáng Tiên đã tỏ ra thông minh hơn người. Nhan sắc tuyệt đẹp. Không những công dung ngôn hạnh vẹn toàn mà bà còn có thiên tư về thi ca và âm nhạc. Bà có viết bốn bài từ(1) phổ vào đàn sáo để tu tâm dưỡng tính. Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính có dịch nôm tuyệt hay: Xuân từ (điệu xuân quang hảo): Cảnh như vẽ, khéo ai bày Hoa đào mím miệng, liễu dương mày Bướm nhởn nhơ bay Oanh vàng líu lo trong bụi, én đỏ ríu rít trên cây Buồng xuân dìu dặt mối tình ngây, đề thơ này, Hạ từ (điệu cách phổ liên) Trời đất phần nhiều nóng nẫu Đành cành rức giọng ve, bãi cỏ vang tiếng chẫu Vò võ cuốc kêu sầu, eo éo oanh hót ngẫu Dường bảo nhau: Chúa xuân về rồi thôi cũng hão! Cảnh sắc đường kia, ngao ngán cầm lòng khôn đậu May đâu thần Chúc Dung gây một khúc nam huân Hương sen thoảng đáo Một trận gió bay, sạch lòng phiền não. (1) Từ: Thể thơ Trung Quốc bắt nguồn từ dân gian, xuất hiện vào thời Đường – Ngũ đại, rất phát triển dưới triều Tống. Từ nguyên là những bài hát phổ nhạc do ca kỹ, nhạc công sống bằng nghề đàn hát lấy ở bài hát dân gian hoặc thơ tuyệt cú của văn nhân. Để phối hợp với tiết tấu của âm nhạc, họ cải biên hoặc sáng tác một số lời, câu dài ngắn xen kẽ. Do đó, Từ có giá trị nghệ thuật độc lập, có cách luật cố định về mặt âm thanh, tiết tấu. Vì Từ có câu dài câu ngắn nên còn được gọi là “trường đoản cú thi”. Từ có hàng trăm điệu (Từ điển Thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục 1992, trang 263). 46

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM Thu từ (điệu bộ bộ thiềm) Mặt nước trong veo tựa ngọc Gió vàng hây hẩy khua khóm trúc Hoa lau muôn dặm trắng phau phau Cây cối vẻ hồng pha vẻ lục Cung Thiềm sáng quắc ả Hằng Nga Dạo bước thềm giao trình rạo rực Chi bằng đến thẳng giậu hoa cúc thơm Thảnh thơi dạo đàn gảy một khúc. Đông từ (điệu nhất tiễn mai) Khí đen mờ mịt tỏa non sông Hồng về nam xong, nhạn về nam xong Gió bấc căm căm tuyết mịt mùng Tựa triện ngồi trông, tựa triện đứng ngông Sưởi lò mặt vẫn giá như đồng Ngồi chẳng yên lòng, nằm chẳng yên lòng Dậy xem phong cảnh lúc trời đông Hoa quên lạnh lùng, người quên lạnh lùng Một hôm, Lê Thái Công đi dạo trong vườn, nghe tiếng đàn từ phòng con gái vang dìu dặt, ngôn từ thanh tao nhưng đượm màu tiêu dao thoát tục nên lấy làm lo lắng. Ít lâu sau, ông gả con cho con trai họ Trần, tên Đào Lang. Năm đó, bà mới 19 tuổi xuân. Đào Lang từ khi có vợ đẹp đâm ra xao nhãng việc đèn sách, thấy vậy nhân lúc canh khuya dệt vải bà đã làm bài thơ khuyên chồng. Từ đó Đào Lang trở nên chuyên cần đèn sách. Tương truyền, ở với nhau được ba năm thì hết hạn bị đày xuống trần, một ngày kia, dù không bệnh nhưng bà mất, để lại cho Đào Lang hai con, một trai và một gái. Đó là ngày 3-3. Dù trở về tiên cảnh, nhưng trần duyên chưa dứt, tơ tình còn vương nên bà thường buồn bã. Thấy vậy, Thượng đế lại cho bà xuống trần lần thứ hai. Gia đình ông Lê Thái Công vui mừng khôn xiết. Lần này, bà thường đi mây về gió, biến hóa khôn lường. 47

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Lần nọ, bà đi viếng cảnh chùa ở Lạng Sơn. Thấy phong cảnh hữu tình, thông reo vi vút, suối tuôn róc rách mà lòng vui ôm đàn ngồi hát. Lúc đó Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan trên đường đi sứ về, nghe tiếng đàn bèn nói trêu: Tam mộc sân đình, tọa trước hảo hề nữ tử (Ba cây che sân, ngồi đó là cô gái xinh) Trạng đã chơi chữ lắt léo: Tam mộc là ba chữ mộc tức chữ sâm. Chữ hảo là do chữ nữ và chữ tử ghép lại. Nghe tiếng nói trêu ấy, bà ngước lên thấy một người chít khăn nhà nho, mặc áo rộng, cưỡi con ngựa tốt, có mấy chục người đi theo sau, cờ xí rợp trời, bà liền đáp: Trùng sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân (Lần núi đi ra, hẳn đó là quan sứ) Ở đây bà cũng chơi chữ tài hoa không kém Trạng Bùng: Trùng sơn là hai chữ sơn tức chữ xuất. Chữ sứ là do chữ nhân và chữ lại ghép thành. Nghe đáp lại như thế, Trạng Bùng đã xuống ngựa để hỏi han thêm vì biết không phải là người tầm thường. Hỏi đến đâu, bà đáp trôi chảy đến đó, Trạng lấy làm khâm phục lắm. Nhưng giây lát sau lại không thấy bà đâu nữa, chỉ thấy trên cây gỗ có ghi bốn chữ: “Mão khẩu công chúa” và một tấm biển đề: “Băng mã dĩ tẩu”. Suy nghĩ một lúc, ông mới luận ra rằng: cây gỗ là chữ mộc, bộ mộc thêm chữ mão là chữ Liễu, bộ mộc thêm chữ khấu là chữ Hạnh. Đó là Liễu Hạnh công chúa. Còn bộ băng đi với chữ mã thành chữ Phùng, chữ dĩ đi với chữ tẩu là chữ khởi, ý của bà Liễu Hạnh bảo họ Phùng này sửa lại ngôi chùa bên đường. Phùng Khắc Khoan đã làm đúng yêu cầu của bà và đề ở chùa “Tùng Lâm tịch mịch phất gia nhân” (Trong rừng rậm tịch mịch có nhà Phật). Lần khác, Trạng Bùng cùng hai người bạn là Ngô và Lý dạo chơi Hồ Tây. Cả ba văn nhân thơ thẩn dạo chơi, chợt thấy có quán rượu bên hồ, liền thong thả bước vào. Họ thấy trên tường có treo bài thơ tứ tuyệt mà nét mực còn tươi rói. Đọc xong, họ dạt dào cảm xúc. Trong lúc tửu hứng, họ muốn làm chung bài thơ để kỷ niệm, chưa biết nghĩ đề tài gì thì bỗng thấy người hầu trong quán bưng ra một cái khay trên đó có giấy hoa 48

TẬP 1: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM tiên viết dòng chữ: Tây Hồ biệt chiếm nhất hồ thiên. Ba người ngạc nhiên, biết là câu mở đầu cho bài thơ liên cú. Thế là họ cùng viết tiếp thành bài thơ dài bốn mươi câu, đến câu kết chưa biết kết thúc như thế nào thì bỗng nghe từ buồng trong vọng lên: Đắc nguyệt ưng tri ngã thị tiên Không hẹn mà gặp, cả ba người đều vỗ tay khen ngợi câu kết thật đắc địa, tuyệt hay. Như vậy chỉ cần ghép hai câu của chủ quán sẽ thành (Trần Lê Sáng dịch): Hồ Tây riêng chiếm một bầu trời Trăng tròn soi bóng một tiên thôi Bài thơ Tây Hồ quan ngự đã ra đời trong hoàn cảnh độc đáo như thế. Ít lâu sau, họ ghé lại thì quán cũ đã không còn, chỉ thấy trên cây có ghi bài thơ, đại ý: “Lấy mây làm xiêm áo, lấy gió làm xe. Buổi sáng chơi vùng trời Đâu Suất, buổi chiều ngao du nơi mây khói. Người đời muốn biết tên họ ta. Ta là tinh hoa Ngọc Quỳnh của tiên trên trời”. Đọc xong, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan bâng khuâng sực nhớ đến chuyện đã gặp bà Liễu Hạnh ở Lạng Sơn. Có thể nói, đây là giai thoại văn chương tuyệt đẹp giữa người trần và người tiên – làm phong phú, đa dạng cho kho tàng văn học Việt Nam. Thời gian thấm thoát trôi qua, Đào Lang – chồng bà qua đời, rồi bố mẹ cũng mất. Không còn vướng bận tình riêng, bà lại thường phiêu du đây đó. Sau khi dời khỏi Hồ Tây, bà vào tận làng Sóc ở Nghệ An. Nhưng theo Can Lộc huyện phong thổ chí thì sự việc này diễn ra dưới thời Hồng Đức (1460-1497). Nơi đây phong cảnh hữu tình. Non xanh nước biếc. Trời ngả về chiều, bà đang ngồi bên suối hái hoa thì thấy một thư sinh bước đến. Người này dáng nho nhã có tài tựa ngựa làm thơ, thông làu kinh sử. Bà biết đây là hậu thân của Đào Lang nên buông lời muốn kết duyên trăm năm. Vì không rõ duyên ước kiếp trước nên thư sinh này từ chối, cứ lẳng lặng bước đi. Qua ngày sau, thư sinh này qua lại chỗ cũ thì thấy trên cành đào 49


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook