Một tác phẩm của Nam Cao LÃO HẠC KHI CÁI NGHÈO ĐẨY CON NGƯỜI ĐẾN BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG
LÃO HẠC KHI CÁI NGHÈO ĐẨY CON NGƯỜI ĐẾN BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG
MỤC LỤC Trang 4 ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO LÃO Trang 6 HẠC MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI BẬT CỦA NAM CAO -NAM CAO- Trang 7 LỜI NÓI ĐẦU Trang 10 TÓM TẮT SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM LÃO HẠC Trang 11 SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN THÔNG QUA LÃO HẠC Trang 13 NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM \"LÃO HẠC\"
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO Nam Cao (1915 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai Nam Cao đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” \": “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” Ông cho rằng một tác phẩm thật có giá trị phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. Đồng thời nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút. Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá \"con người trong con người\". Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật. Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh. 4
Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại. Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí. Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996. 5
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NAM CAO 1943 Đời Thừa 1943 Lão Hạc 1943 Trăng sáng 1944 Sống mòn 6
lời nói đầu Trong quan niệm nghệ thuật của Nam Cao, ông luôn coi trọng, đề cao nội dung nhân đạo mà tác phẩm chuyển tải. Ông xem đó chính là linh hồn, là cái làm nên giá trị của một tác phẩm. Điều đó đã được nhà văn khẳng định trong tác phẩm “Đời thừa” (1943) của mình. Với khẳng định trên, Nam Cao luôn thể hiện thật cụ thể tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của mình. Đó là thái độ phê phán mạnh mẽ của ông với xã hội thực dân phong kiến độc ác, bất nhân có thể chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người. Tính nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao thể hiện rõ nhất thông qua việc nhà văn đã cho thấy sự đồng cảm của mình với kiếp sống tủi cực của con người lao động. Dù có lúc họ có hình hài xấu xí đến “ma chê quỷ hờn” như Thị Nở hay bị hủy hoại đi cả nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo, Nam Cao vẫn khẳng định sự đáng quý về nhân phẩm nơi họ. Nam Cao cho rằng dù trong 7 bất kì hoàn cảnh nào, chất người cũng không dễ bị mất đi và nó luôn có sẵn trong bản thân của mỗi người, dù có khi bị nghịch cảnh vùi dập không thương tiếc. Nhà văn tin chắc chỉ cần có cơ hội, chất người ấy lại trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ.
Thị Nở dù có dở hơi, xấu xí nhưng hóa ra cũng đã có lúc đã mang lại cho người đã từng sống cuộc sống vô nghĩa như Chí Phèo cảm nhận được chút gì đó của tình người. Chí Phèo dù sống trượt dài trong những ngày tội lỗi nhưng khi ăn bát cháo hành của tình người thì hắn đã được đánh thức để rồi trong thâm tâm lại mong muốn được trở về sống một đời lương thiện như trước kia. Đó là cách thể hiện quan điểm trên của Nam Cao trong tác phẩm \"Chí Phèo\". Nhưng đối với \"Lão Hạc\", nhân cách cao của người nông dân lại được ông thể hiện một cách đầy trần trụi. Vừa bóc trần sự tàn ác của xã hội cũ, vừa theo đó mà tô đậm lên cái đẹp tiềm tàng sâu tẳm bên trong họ. Chính vì thế, cuốn sách này sẽ là góc nhìn của chúng tôi - những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường về tác phẩm đầy đặc sắc này. Về nội dung, về nghệ thuật, và về những khía cạnh mà Nam Cao đã chạm đến trong \"Lão Hạc\". 8
LÃO HẠC - NAM CAO -
TÓM TẮT SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM \"LÃO HẠC\" Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn gó vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã \"tàn sức\" rồi, người ta làm tranh hết việc của lão. Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một \"tội lỗi\" là đã nỡ tâm \"lừa một con chó\". Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ. Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - một ông giáo và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả. 10
SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN THÔNG QUA \"LÃO HẠC\" Có thể, những người nông dân lúc bấy giờ đã bị dồn vào đường cùng không lối thoát, họ là nạn nhân của một xã hội tán tận lương tâm, đểu giả coi mạng người như cỏ rác. Lão Hạc là một trong vô vàn những người như thế. Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh, một kiếp đời chua chát và đắng cay! Góa vợ từ lúc còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ, những mong con khôn lớn trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già. Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đã không đến với lão. Vì không đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su. Ta đã từng đau lòng khi chứng kiến Chí Phèo chết ngay trước ngưỡng cửa của lương thiện, từng quặn đau khi nhìn cách chị Dậu lao ra trong bóng tối, tối đen như cái tiền đồ của chị. Điểm chung của những tác phẩm viết về người nông dân trước cách mạng tháng 8 là đều kết thúc trong bi kịch. Các tác giả không tìm được lối thoát cho những nhân vật của mình. Tác phẩm mang lối viết rất ngột 11 ngạt tù túng. Bởi ảnh hưởng của thời đại, bi kịch của lão Hạc có sự tương đồng với bi kịch của những người nông dân khác. Ấy là bi kịch của số phận bất hạnh, xã hội thời bấy giờ không chứa được những con người nhỏ bé, không quyền không thế
không cả tiền; bi kịch của sự thiện lương khi xã hội ấy cũng không chấp nhận những con người lương thiện quá, nó yêu cầu con người ta gạt bỏ lòng tự trọng, tự tôn để mà sống. Những người nông dân đi ngược với xu thế ấy đều bị đào thải. Đau lòng thay! Cái chết của lão Hạc vô cùng ám ảnh, nó là hình ảnh chân thực nhất cho giai cấp nông dân thời bấy giờ, bị dồn vào đường cùng không lối thoát. Đồng thời cũng là lời chia buồn sâu sắc cho những con người thiện lương buộc lòng phải chấm dứt cuộc sống của chính mình vì không thể độc ác. Tác phẩm đã đặt người nông dân vào tận cùng của sự đau khổ, các phẩm của Nam Cao không bao giờ nửa vời, đã đau thì phải đau đến tận cùng, đã tha hóa thì phải hơn cả quỷ dữ. Như vậy, tác phẩm “lão Hạc” đã thành công khắc họa hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng tám, đầy đủ khổ đau bất hạnh, nhưng cũng sáng ngời vẻ đẹp cất lên từ tâm hồn thiện lương, không bị vẩn đục. 12
NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM \"LÃO HẠC\" Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là: Về nghệ thuật kể chuyện: Tác phẩm Lão Hạc với nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn được xây dựng thông qua ngôi kể thứ ba bằng lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện Ông giáo làm cho câu chuyện giàu tính chân thực, khách quan, bộc lộ được thái độ tình cảm và cách đánh giá nhân vật Lão Hạc rất thuyết phục . . . Thứ hai là nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: Lão Hạc thông qua miêu tả ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác như qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo … với nhiều khía cạnh khác nhau bộc lộ nên các tính cách, hành động sống động, đa chiều chứ không khô khan. 13
Thứ ba nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện: từ việc lão Hạc bán con chó vàng, lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái chết thê thảm của lão Hạc … Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng. Bên cạnh đó, một trong những nét nổi bật của nghệ thuật trong tác phẩm Lão Hạc chính là khắc họa rất nhiều triết lí của câu truyện. Trong tác phẩm có chứa rất nhiều câu văn, đoạn văn giàu tính triết lí về cuộc sống, về con người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”. 14
\"Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.\" - nam cao.
Search
Read the Text Version
- 1 - 15
Pages: