ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7 TRƯỜNG MẦM NON TÂN PHONG 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI THỰC HIỆN TỐT KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thụy Ngọc Trâm Nhóm/Lớp: Lá 4 NĂM HỌC 2022 - 2023 1
A. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI THỰC HIỆN TỐT KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN B. CẤU TRÚC: I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh, vận động là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiểu mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Trong đó việc thực hiện tốt kỹ năng vận động cơ bản là rất cần thiết, giúp trẻ có một cơ thể thoải mái, kích thích hoạt động của hệ cơ quan bên trong. Các bài tập vận động được thực hiện một cách khoa học sẽ giúp trẻ uốn nắn các tư thế sai, giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triển các tố chất vận động để góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. - Là giáo viên được phân công dạy lớp 5-6 tuổi tôi rất băn khoăn và lo lắng là làm sao để giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng vận động cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ. II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Các bài tập vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực sức khỏe đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện, nâng cao khả năng đề kháng, việc rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bằng bền vững hơn trong nội tạng cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà sức khỏe 2
thể lực được nâng cao. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trãi nghiệm trong hoạt động trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng. Chính vì thế, các bài tập rèn luyện phát triển vận động cho trẻ là một nội dung quan trọng và cần thiết, nội dung giáo dục này được thực hiện qua các hình thức hoạt động trong trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng vận động và góp phần phát triển các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Vì vậy việc giúp trẻ, mạnh dạn, tự tin thực hiện tốt các kỹ năng vận động để trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối hài hòa là vô cùng cần thiết trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu, trang bị đầy đủ các tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp trong chuyên môn. - Được sự quan tâm của phụ huynh trong việc ủng hộ các nguyên vật… để cô và cháu cùng làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động. - Có sự hợp tác từ giáo viên cùng lớp. * Khó Khăn: - Có nhiều trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động. - Các kỹ năng trẻ còn hạn chế vì nhiều trẻ chuưa qua lớp 4-5 tuổi. - Khả năng thực hiện bài tập không đồng đều (Có nhiều trẻ dư cân, béo phì, và suy dinh dưỡng). - Phụ huynh chưa nắm vững về tầm quan trọng của phát triển thể chất đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ. 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình Giáo dục Mầm non theo thông tư 17/ 2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009 của Bộ trưởng bộ Giáo dục - đào tạo, ý thức được tầm quan trong của lỉnh vực giáo dục phát triển thể chất đối với sự phát triển của trẻ trong trường Mầm non, là giáo viên được phân công dạy lớp 5-6 tuổi tôi nhận thức được việc giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng vận động là 3
vô cùng cần thiết đối với sự phát triện toàn diện của trẻ nên tôi mạnh dạn vận dụng các giải pháp cụ thể như sau: 3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục thân thiện giữa cô và trẻ - Trong đó Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là một việc rất quan trọng để thực hiện xây dựng môi trường. - Đầu năm học khi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 5-6 tuổi tôi phối hợp với giáo viên cùng lớp cân, đo trẻ, đọc kỹ hồ sơ của từng trẻ để tìm hiểu về đặc điểm, quan sát trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu về tâm sinh lý của trẻ và phân nhóm trẻ, nhằm tổ chức các hoạt động vận động phù hợp cho từng nhóm trẻ, giúp cho tất cả trẻ đều phát triển một cách toàn diện. Kết quả khảo sát thực tế: Số cháu trong lớp là: 32 + Số trẻ trai: 23 + Số trẻ gái: 9 Trong đó tỉ lệ trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 4-5 tuổi là: 22 trẻ BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG TRẺ ĐẦU NĂM Kỹ năng Đạt tỉ lệ % Mạnh dạn tự tin thực hiện vận động 34% Tham gia hoạt động cùng bạn 45% Kỹ năng vận động vững vàng 53% Trẻ không tập trung trong VĐCB 42% Ví dụ: + Quan sát từng trẻ về khả năng, hạn chế của các con trong nhu cầu vận động, phân loại trẻ theo nhóm suy dinh dưỡng, nhóm dư cân béo phì, nhóm những bé đã học lớp 4-5 tuổi và chưa học lớp 4-5 tuổi. Quan sát trẻ có biểu hiện nhút nhát, không hòa đồng, không tham gia các hoạt động cùng bạn để có biện pháp tổ chức phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ. - Việc tạo môi trường giáo dục thân thiện giữa cô và trẻ sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân. Bên cạnh đó giáo viên cần động viên khuyến khích trẻ kịp 4
thời để tạo động lực cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Quan tâm ân cần đến trẻ để trẻ có cảm giác ấm áp, tự tin. Ví dụ: + Khi tổ chức thực hiện bài tập vận động bật bạn Anh Đức nhút nhát không dám tham gia cùng bạn, tôi trò chuyện, an ủi và khuyến khích trẻ tham gia, nói với trẻ “Con cùng chơi với cô nhé” và tôi với trẻ cùng thực hiện, tôi khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ thực hiện dù trẻ chưa thực hiện tốt động tác. “Giỏi quá! Cô biết con làm được mà, con tập thêm vài lần nữa là con giỏi giống bạn rồi” Cô động viên bé bật qua dây 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất phải có tính phát triển, đồng thời phải phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ. - Giáo viên khi xây dựng kế hoạch năm cho trẻ cần đọc kỹ nội dung chương trình và những nội dung lựa chọn phải phù hợp với cơ sở vật chất của trường, gần gũi với cuộc sống, với địa phương và phù hợp với khả năng, nhu cầu và sức khỏe của trẻ. Các nội dung còn cần có tính đồng tâm phát triển, từ cái đã biết đến cái chưa 5
biết, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Kế hoạch rèn luyện cho trẻ được linh hoạt thay đổi theo nhu cầu, khả năng, và sự phát triển của trẻ. Ví dụ: + Tôi lựa chọn Sắp xếp các nội dung vận động từ dễ đến khó: như đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo…. Với vận động bật tôi vận dụng rèn cho trẻ từ dễ đến khó, “Bật tách chân và khép chân qua 7 ô” và “Bật liên tục qua 4-5 vòng”. Với 2 nội dung này thì tôi xếp nội dung bật tách khép trước rồi mới đến bật liên tục. Sau đó cho trẻ bật xa, bật qua vật cản, bật sâu…. và yêu vầu về kỹ năng sẽ được tăng dần lên. Bật liên tục qua các vòng (4-5 vòng) + Khi thực hiện thể dục sáng các động tác tay 2 sẽ khó hơn động tác tay 1. + Tăng cường thêm các bài tập vận động, thời lượng vận động cho nhóm trẻ dư cân béo phì, chọn lựa bài tập vừa sức cho nhóm trẻ suy dinh dưỡng. + Trong lỉnh vực phát triển thể chất có nội dung chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 5-7 giây. Với nội dung này so với sân trường chúng tôi thì không thể thực hiện được. Để khắc phục vấn đề này, tôi cho trẻ thực hiện trong lớp với hình thức chạy vòng tròn. 6
+ Trong năm học này tôi tăng cường thêm các bài tập vận động ở kế hoạch hoạt động ngoài trời vì trẻ lớp tôi dư cân béo phì nhiều. Bé vận động ngoài trời 3.3 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động theo hướng đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, lấy trẻ làm trung tâm. - Giáo viên phải luôn luôn đổi mới hình thức, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động, tích cực sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp. Tuy nhiên phương pháp hướng dẫn của cô khi trẻ thực hiện các bài tập cần rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát, nhưng luôn đặt giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là chính. - Giáo viên tích cực sưu tầm, làm mới nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động: Làm nơ, cờ, gậy, … với màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt để tạo hứng thú cho trẻ… - Học cụ phải có độ an toàn và đủ cho trẻ thực hiện Ví dụ: Dùng phom cắt làm ô cho trẻ bật, thay đổi nhiều hình thức để trẻ hoạt động không chờ đợ, trẻ nào cũng được vận động - Giáo viên tạo môi trường sinh động thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. luôn quan sát đến sự hứng thú của trẻ. 7
Trẻ bật vào vòng bằng các nguyên vật liệu mở Ví dụ: + Trong bài tập bò zic zăc qua 7 điểm, cô thay thế các điểm zic zăc bằng cây xanh và các bờ cỏ cho trẻ thực hiện. Dùng những bìa các-tông gói hộp, bọc giấy màu làm vật chuẩn, vật cản, cắt bìa các-tông làm con đường, con suối và trang trí hoa, cỏ.... Dùng giấy màu và ống hút làm cờ, dùng các hộp sữa lớn làm lọ cắm cờ, dùng xốp mỏng cắt dải dài làm sợi dây cho trẻ thực hiện vận động nhảy qua dây, làm mô hình để dẫn dắt hoạt động theo một câu chuyện. Dùng cây tre nhỏ cắt khúc vừa với tay trẻ tập, rồi trang trí để làm gậy thể dục. 8
Bé chia nhóm bò dích dắc qua 7 điểm 3.4 Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động cần lựa chọn thời lượng vận động phù hợp - Lượng vận động là nguyên nhận trực tiếp làm tiêu hao năng lượng và kéo theo sự mệt mõi về thể chất và tâm lý. Vì thế giáo viên cần tuân thủ thời lượng vận động khi tổ chức bài tập vận động giúp trẻ nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng đã mất Ví dụ: + Bài tập bật liên tục lượng vận động nhiều thì tôi sẽ giảm thời gian thực hiện ở trẻ. - Các kỹ năng vận động phải được giáo viên củng cố và rèn luyện thường xuyên - Có những bài tập trẻ không thể thực hiện tốt trong giờ hoạt động học, nên giáo viên cần lựa chọn những bài tập phù hợp để đưa vào hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ ôn luyện các kỹ năng một cách tự nhiên và thuần thục. Khi trẻ thực hiện tốt thì giáo viên có thể tổ chức bằng hình thức trò chơi. - Bên cạnh đó giáo viên cần quan sát và hướng dẫn nhẹ nhàng với trẻ chưa thực hiện đúng kỹ năng yêu cầu của lứa tuổi, không làm cho trẻ hụt hẫng mất hứng thú, giáo viên phải thật khéo léo giúp trẻ hiểu rõ nhiệm vụ đặt ra và tím cách thực hiện tốt nhất. Ví dụ 9
+ Bài tập ném trúng đích thẳng đứng cô có thể thay thế bài tập bằng các trò chơi như ném phi tiêu và lồng vào hình thức thi đua, trẻ có thể được chuyển qua hình thức trò chơi vận động ngoài trời. Bé ném phi tiêu + Trong trò chơi chuyền bóng có bạn Thành Tâm, bé Anh Thư chưa thực hiện đúng kỹ năng trong trò chơi chuyền bóng qua đầu, tôi đến và nhắc nhở bạn nếu con thực hiện như vậy thì đội con sẽ thua đó, con nhìn bạn Khoa chuyền nếu con chuyền giống khoa thì bóng sẽ không bị rớt và đội con sẽ thắng. 3.5 Biện pháp 5: Bài vận động phải được thực hiện phối hợp hài hòa ở các bài tập khởi động, bài tập phát triển chung và trò chơi vận động. - Trong giờ học thể chất thì hoạt động khởi động và bài tập phát triển chung là nội dung hổ trợ cũng không kém phần quan trọng, giáo viên cần phải chú ý động tác nhấn mạnh phù hợp trong bài tập. Ví dụ: + Vận động cơ bản là “Ném xa bằng 1 tay” Thì trong bài tập phát triển chung tôi chọn động tác tay thực hiện nhiều lần hơn các động tác bụng, chân, bật + Nếu bài tập vận động phát triển cơ chân thì hoạt động phối hợp là trò chơi vận động phải chọn là phát triển cơ tay. 10
Bé tập bài tập phát triển chung III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và sự phối hợp của giáo viên làm chung lớp. Tôi đã đưa những giải pháp này vào thực hiện trong năm học 2022- 2023 cho đến nay: - Kết quả: * Đối với giáo viên - Hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ khi xây dựng kế hoạch. - Sử dụng đa dạng các phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ theo hướng tích cực. - Bên cạnh đó khi tổ chức hoạt động cần bám sát đặc điểm tình hình thực tế của trường, của lớp, bổ sung đa dạng các đồ dùng, đồ chơi tự tạo. - Nắm bắt được khả năng, nhu cầu của trẻ để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động và các trò chơi vận động hàng ngày cho trẻ thường xuyên, đúng cách, đảm bảo khoa học và tận dụng mọi không gian an toàn cho trẻ tham gia vận động. - Nhận xét, quan sát và đánh giá theo sự tiến bộ của trẻ, để thực hiện và điều chỉnh kế hoạch hoạt động. 11
- Các bài tập vận động phải được thực hiện ôn luyện ở nhiều hình thức khác nhau. * Đối với phụ huynh Nắm bắt được những kiến thức về tầm quan trong của sự phát triển về thể chất. Phối hợp với giáo viên trong việc rèn luyện thể chất cho trẻ, nhiệt tình cung cấp thông tin, hổ trợ nguyên vật liệu và luôn trao đổi với giáo viên về những kỹ năng cần rèn cho trẻ khi ở nhà, hướng dẫn trẻ mà không làm thay trẻ, luôn tạo cho trẻ sự thoải mái không tạo áp lực với trẻ. Luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ. * Đối với trẻ: Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về sự tự tin, mạnh dạn trong tham gia các hoạt động nói chung và hoạt động phát triển thể chất nói riêng, được học tập theo khả năng, nhu cầu của mình, được hợp tác với các bạn trong trò chơi, được tham gia hoạt động thể chất bằng nhiều hình thức khác nhau. BẢNG KHẢO SÁT KỸ NĂNG TRẺ CUỐI NĂM Kỹ năng Đạt tỉ lệ % Mạnh dạn tự tin thực hiện vận động 90% Tham gia hoạt động cùng bạn 90% Kỹ năng vận động chưa vững vàng 10% Trẻ không tập trung trong VĐCB 5% - Đặc biệt là 90% các bé đều đạt được kết quả mong đợi theo độ tuổi. - Đầu năm tôi nhận là 32 trẻ trong đó số trẻ trẻ nhút nhát, thụ động rất nhiều có trẻ chưa qua lớp 4-5 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng chiếm 2%, 24% là trẻ dư cân béo phì. Đến thời diểm hiện nay trẻ lớp tôi đã mạnh dạn tự tin, không còn trẻ suy dinh dưỡng và trẻ dư cân béo phì đã giảm so với đầu vào. - Trẻ thực hiện bài tập hài hòa phối hợp nhịp nhàng, trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối - Ứng dụng: Biện pháp được áp dụng trong phạm vi khối lá 5-6 tuổi tại đơn vị IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12
1. KẾT LUẬN: * Ý NGHĨA Như chúng ta đã biết phát triển vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Thông qua các hoạt động rèn luyện kỹ năng vận động là những biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Ngoài ra việc tổ chức các hoạt động vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện các tố chất và phát triển thể lực làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, đem lại sự vui vẻ, thỏa mái cho trẻ, góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng Như vậy, có thể khẳng định phát triển kỹ năng vận động cho trẻ là một nội dung hết sức cần thiết và mang tính cấp bách trong xu thế hiện nay. Và cần có những biện pháp sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhằm thực hiện có hiệu quả. * BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Để thực hiện tốt một số biện pháp tổ chức hoạt động giúp trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kỹ năng vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, tôi nhận thấy giáo viên cần phải: - Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ và kế hoạch GD của nhà trường, Chương trình giáo dục mầm non, đối tượng trẻ về khả năng, thể lực, nhu cầu học tập, để xác định mục tiêu, hoạt động, phương pháp phù hợp. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề liên quan đến chuyên môn. - Phải yêu thương, gần gũi và lắng nghe trẻ để hiểu được trẻ. - Quan sát và đánh giá trẻ theo từng tháng, tuần, ngày và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động để có hướng cho trẻ rèn luyện tốt hơn. - Biết tận dụng những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, hợp lý. 13
- Phải có sự quan sát chặt chẽ để nắm bắt những kỹ năng còn yếu của trẻ để điều chỉnh đúng lúc, đồng thời cần sự khuyến khích động viên kịp thời để trẻ tự tin thực hiện cùng bạn. - Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh để có sự hổ trợ khi cần thiết. 2. KIẾN NGHỊ: - Không có Nhận xét đánh giá của Ban Giám Hiệu Quận 7, ngày 10 tháng 03 năm 2023 …………………………………………. Người viết …………………………………………. …………………………………………. NGUYỄN THỤY NGỌC TRÂM …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. 14
Tài liệu tham khảo: - Thông tư số: 51/2020/TT-BGDĐT “Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT- BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 15
Search
Read the Text Version
- 1 - 15
Pages: