1 A. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON B. CẤU TRÚC I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học. Chơi là cách để trẻ hình thành kỹ năng. Do đó, tổ chức trò chơi chính là góp phần tổ chức kỹ năng sống cho trẻ. Chơi theo nhóm sẽ hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Thông qua chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” với mong muốn là thông qua hoạt động chơi rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm một cách tốt nhất, định hướng phát triển cho trẻ sau này. II/ NỘI DUNG 1/ Cơ sở lý luận: Kỹ năng làm việc nhóm cần được rèn luyện và hình thành từ khi trẻ còn nhỏ. Do đó, việc trang bị các kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ là hết sức quan trọng, điều đó chắc chắn sẽ giúp cho bé ngày càng tự tin hơn và có tính tự lập, là nền tảng vững vàng cho trẻ phát triển tốt nhất trong tương lai. Trẻ được chơi theo nhóm, khi chơi trẻ được hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm: Kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm.
2 Thông qua các hoạt động chơi giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Hoạt động chơi phong phú sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn. Trẻ tạo được nhóm chơi, chủ động chơi và phân chia công việc theo nhóm, không còn phụ thuộc vào người lớn. 2/ Thực trạng vấn đề : * Thuận lợi: - Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn; có nhiều năm giảng dạy lớp 5-6 tuổi; giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc; có sự phối hợp và hỗ trợ tốt giữa hai giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp - Đa số trẻ đã được học ở lớp chồi - Được sự quan tâm phối hợp của đa số phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào học lớp một. * Khó khăn: - Một số trẻ do ảnh hưởng quá nhiều từ gia đình, chỉ biết mình phải quyết tâm thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho bằng được để hường được phần thưởng cho riêng mình. - Một số trẻ do cha mẹ làm thay không để con tự làm - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi phát biểu ý kiến 3/ Biện pháp thực hiện : Làm việc nhóm với trẻ nhỏ không còn là việc xa lạ với trẻ nữa, chính vì vậy việc giúp trẻ hình thành một số kỹ năng trong làm việc nhóm sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc học hỏi cũng như chơi, góp phần hình thành đức tính tốt cho trẻ sau này. Những kỹ năng này, tôi phải rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước; rèn cho trẻ khi bước vào giai đoạn mà trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động, nghĩa là không phải ở cái giai đoạn hình thành kỹ năng làm việc nhóm trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường, vì đây là giai đoạn cho trẻ làm quen với việc làm việc cùng nhau để vui hơn và nhanh hơn, tôi không tạo áp lực cho trẻ làm việc nhóm là phải như thế này như thế kia mới được. Bắt đầu vào giai đoạn kế tiếp tôi từ từ uốn nắn trẻ để trẻ có được những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả hơn. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, góp ý trên thực tế từng trẻ sau mỗi hoạt động và thậm chí có những trẻ phải góp ý riêng để trẻ không bị mất tự tin. Biện pháp 1: Hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến của trẻ.
3 Kỹ năng phát biểu ý kiến là một kỹ năng quan trọng cần có trong một nhóm hay một tập thể. Trẻ hiểu và biết vấn đề đó là một chuyện tốt, nhưng bé có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình hay không mới là điều quan trọng. Trên thực tế nhiều trẻ do bản tính nhút nhát, biết nhưng không phát biểu ý kiến. Do đó tôi nhận thấy việc cần làm là làm sao để trẻ có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của cá nhân khi tham gia hoạt động trong nhóm. Tôi đặc biệt quan tâm đến những trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi đã động viên trẻ nói, nêu cảm xúc của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên khen ngợi trẻ dù trẻ vẫn còn nói nhỏ hoặc thiếu tự tin, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trong các nhóm chơi. Khi chơi nếu trẻ không nói thì cô gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cùng nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn nêu ý kiến. Tôi cũng cho trẻ hiểu lợi ích khi đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm. Mỗi người cần đóng góp ý kiến thì mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm. Ví dụ: Ở lớp tôi bé Ánh Linh lúc chơi với bạn thì nói nhiều nhưng khi vào hoạt động chơi nhóm bé cứ ngồi im lặng, không tham gia đóng góp ý kiến. Tôi đến khuyến khích khơi ngợi cho bé trả lời và nhắc các bạn tuyên dương bé. Qua 3 tuần bé đã tự chủ động có tiếng nói tham gia khi hoạt động nhóm. Biện pháp 2 : Hình thành kỹ năng biết tôn trọng ý kiến của bạn. - Trong khi hoạt động nhóm tôi nhận thấy cần phải tập cho trẻ biết tôn trọng ý kiến của bạn, hướng dẫn cho trẻ những cách thức giải quyết các vấn đề chứ không phải là bác bỏ ý kiến của các bạn trong khi giải quyết vấn đề. Ý kiến cần phải được thống nhất cả nhóm hay đa phần thống nhất. Quan trọng nhất là phải xây dựng được cho trẻ tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, thống nhất nhiều ý kiến để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Do vậy tôi dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đồng đội, không được bỏ qua bất cứ ý kiến nào. Điều này đôi khi người lớn cũng khó có thể làm được, nên với trẻ cần phải có thời gian và phương pháp khéo léo để rèn kỹ năng này cho trẻ. - Để hình thành được kỹ năng này tôi tạo ra nhiều tình huống và câu hỏi cho trẻ trả lời, thường xuyên nhắc nhở trẻ phải để tất cả các bạn trong nhóm trình bày ý kiến riêng của mình cho cả nhóm nghe, yêu cầu các bạn lắng nghe sau đó hỏi ý kiến cả nhóm. Nếu ý kiến đó không phù hợp thì chỉ có cả nhóm mới có quyền không chấp nhận thực hiện theo, chứ không cá nhân ai có quyền tự ý bác bỏ ý kiến của bạn mình khi chưa được nhóm thống nhất. Ví dụ : Bé Bảo Huy trong lớp là bé rất thông minh và nhạy bén. Khi bé tham gia trong nhóm nào thì nhóm đó rất sôi nổi, nhưng có một điều cần hướng dẫn
4 cho bé là bé rất hay bác bỏ ngay ý kiến của bạn khác khi bạn vừa nói xong, thậm chí bé còn hay la bạn khi bạn nói sai. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trực tiếp với bé cần tôn trọng ý kiến của bạn. Tôi giải thích cho trẻ hiểu con làm như vậy là không nên, chưa tôn trọng bạn, con cần hỏi ý kiến chung của cả nhóm trước khi gạt bỏ. Tôi gặp riêng bé sau giờ hoạt động, khen trẻ thông minh nhưng đồng thời hỏi trẻ nêu lên cảm giác của mình nếu con bị bạn bác bỏ ý kiến, không thừa nhận ý kiến của mình con sẽ như thế nào. Kết quả là chỉ sau vài lần bé Bảo Huy đã không còn tình trạng phủ nhận ngay ý kiến của bạn nữa, tình trạng la bạn cũng hầu như không còn. Đó là điều tôi thấy rất hài lòng. Trẻ hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến Biện pháp 3 :Hình thành kỹ năng phân chia công việc. - Hướng dẫn trẻ phân chia công việc khi thực hiện làm việc nhóm, là dạy trẻ cách phân công cụ thể cho từng bạn trong nhóm, có thể theo năng lực đã nhận thấy được, trẻ không có quyền giành việc của bạn, tránh tình trạng ôm hết việc khi trẻ nhận thấy việc đó quá dễ, không cần ai giúp đỡ, hay do trẻ không coi trọng năng lực của bạn mình. Tôi giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân nào cũng phải được giao một công việc cụ thể để giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, tôi còn giáo dục trẻ phải có tinh thần kỷ luật khi tham gia trong nhóm, phần công việc được giao thì không được tranh giành trao đổi với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiêm vụ khác cho mình. Ví dụ: Trong hoạt động chơi góc, tôi quan sát thấy có một nhóm bạn rất thích chơi ở góc xây dựng đó là bé Bảo Huy, Hery, Bách An, Lâm, Anh...Tuy nhiên các bé về nhóm không phân chia công việc mà lao vào chơi ngay, có bé chỉ biết nhìn mà chưa biết cần phải làm gì tiếp theo. Hiểu được xu thế chung này, do các bé chưa biết phân công công việc, nên những lần chơi sau tôi thường nhắc trẻ
5 hãy thảo luận và phân công công việc trước khi chơi. Hoặc tôi về tại nhóm chơi gợi ý cho các bé:“Trước khi cùng làm một công việc chung nhóm các con cần phải làm gì? (thống nhất ý tưởng), sau khi thống nhất được ý tưởng rồi cần làm gì tiếp theo? Gợi ý trẻ cử ra một bạn đội trưởng biết cách làm việc, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bạn trong nhóm”. Sau một thời gian hướng dẫn, nhóm này đã có một kỹ năng tương đối tốt. Không cần tôi gợi ý, các bé cũng tự phân công nhiệm vụ cho nhau và hoạt động rất hiệu quả, đoàn kết. Trẻ thảo luận phân chia công việc. Biện pháp 4 : Hình thành kỹ năng hợp tác với bạn. Hợp tác cùng bạn là kỹ năng quan trọng nó rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không hề gọi là làm việc nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với các bạn trong nhóm, nó tương tác với nhau để giúp nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tôi dạy cho trẻ thật sự hiểu rằng :“mình làm việc nhóm là mình vẫn có suy nghĩ riêng cách làm riêng, những suy nghĩ riêng của mình sẽ chia sẻ nói cho cả nhóm biết, để các bạn trong nhóm cùng nhau xem xét, suy nghĩ và cách làm đó có đúng không, và các bạn trong nhóm sẽ quyết định làm theo cách đó hay chọn một cách khác tốt hơn của bạn mình; chứ không phải mình trong nhóm mà tự ý làm theo cách riêng của mình không được sự đồng ý của các bạn trong nhóm, nếu mình làm như vậy thì giống như mình đang làm việc một mình chứ không còn là làm việc nhóm nữa ”. Khi trẻ đã biết như thế nào là hợp tác với bạn, thì trẻ sẽ biết giao lưu, quan tâm đến tất cả các bạn khác nữa chứ không riêng là các bạn trong nhóm mình đã quá quen biết. - Tránh tình trạng trong thời gian dài trẻ quen với các bạn cùng hoạt động một nhóm, đã hiểu ý nhau làm việc tốt, khi trẻ đã có kỹ năng làm việc cùng một nhóm.
6 Vì thế, tôi đã linh động cho trẻ được làm việc, được hợp tác với tất cà cả các bạn trong nhóm tùy sự phân chia ngẫu nhiên, để trẻ có khả năng thích nghi và hợp tác làm việc với tất cả mọi người nếu cần. Ví dụ: Bước đầu tôi thường hướng dẫn gợi ý trẻ hoạt động theo tổ. Sau nhiều lần, tôi cho trẻ bốc thăm xem mình có thẻ lô tô giống nhau, thì sẽ cùng chung một nhóm, cùng hoạt động. Mục đích của trò chơi này để trẻ có thể thích nghi và làm việc hòa hợp cùng hợp tác được với tất cả các bạn trong lớp, chứ không đơn thuần chỉ quen và làm việc được nhóm quen thuộc của mình từ trước. Trẻ hợp tác với bạn. Biện pháp 5 : Hình thành kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. - Khi nhóm đã hoàn thành công việc và đưa ra kết quả. Để thực hiện được điều này tôi có hai hình thức. Hình thức thứ nhất, cả nhóm cùng phát biểu ý tưởng sau khi đã thống nhất, khuyến khích nhiều trẻ được thể hiện. Hình thức thứ hai, nhóm cử ra một người đại diện nói lên ý tưởng của cả nhóm, thống nhất ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm. Trong một nhóm không khó để thấy được sẽ có một trẻ luôn trội hơn, mạnh dạn hơn các bạn để điều tiết công việc của các bạn trong nhóm, đó chính là nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình. Nhóm trưởng này được tôi chú ý hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến lấy kết quả cuối cùng. Quan trọng nhất là khuyến khích trẻ mạnh dạn lên thay mặt nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Tuy nhiên vai trò diễn đạt ý tưởng thì tôi chú ý phát huy ở nhiều trẻ trong nhóm chứ không chỉ có một trẻ duy nhất. - Có nhiều trẻ lười hoạt động hay do tính thụ động nên mọi việc cứ để các bạn khác làm, muốn làm gì thì làm miễn nhiệm vụ nhóm được hoàn thành, có thể do tâm lý sợ nói sai, sợ bị bạn phản đối nên không đưa ra ý kiến thật của mình dù không biết đúng hay sai vẫn cứ đưa tay tán thành theo số đông. Đây chính là thái
7 độ có hại nhất cho nhóm. tôi cần hết sức chú ý đến những trường hợp này để có cách khắc phục riêng cho từng trường hợp, nhắc nhở nhẹ nhàng và cũng cần cho trẻ tập làm việc chứ không trách mắng trẻ. Bên cạnh đó, không phải trẻ nào cũng biết cách giải quyết những vấn đề phát sinh khi cùng hợp tác với nhau, vấn đề này giáo viên cần chủ động bao quát trẻ để can thiệp kịp thời, tránh để trẻ xảy ra xung đột vì trè còn nhỏ chưa có sự kìm chế. Khi tham gia làm việc nhóm có rất nhiều vấn đề phát sinh mà trẻ khó có thể giải quyết theo hướng hợp lý, luôn cần sự giúp đỡ gợi ý cách giải quyết của cô. - Phần lớn thời gian của trẻ mầm non là ở trường, do đó việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn tạo điều kiện của giáo viên. Môi trường giáo dục rất quan trọng mà đóng vai trò quan trọng nhất chính là người giáo viên. Đầu tiên trẻ cần hiểu được ích lợi khi làm việc nhóm: Trước khi hướng cho trẻ cùng làm một công việc gì đó, tôi cho trẻ thực hiện riêng lẻ theo ý mình trước. Sau đó tôi sẽ tập trung lại và gợi ý cho trẻ nêu ý kiến cá nhân khi phải thực hiện công việc đó một mình, thường thì trẻ sẽ không thích làm việc một mình, do tâm lý lứa tuổi này là trẻ thích chơi với bạn, chơi cùng bạn. Tôi gợi ý lần sau sẽ cho phép trẻ rủ bạn cùng phụ mình rồi mình sẽ phụ bạn. Rất mất nhiều thời gian nhưng chỉ là thời gian đầu, giáo viên cần kiên nhẫn quan sát và ghi chép lại những gì trẻ chưa có ý cùng làm việc với bạn để có hướng giáo dục riêng, cô sẽ nhẹ nhàng nói cho trẻ biết cái vui khi được làm việc chung với bạn. Tôi không nóng vội cần có thời gian cho trẻ thực hiện đi thực hiện lại và trẻ sẽ dần nhận ra là mình cần phải có sự giúp đỡ của bạn mình. (Rèn luyện trẻ là một quá trình, không phải việc một sớm một chiều nên tôi cần có sự kiên nhẫn…) Trên đây là một số kỹ năng chính cần có để trẻ tham gia làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó tôi cũng chú ý giúp đỡ cho trẻ một số thói quen như: Giao tiếp với bạn, không ỷ lại vào bạn, tập giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc…để việc hoạt động theo nhóm của trẻ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Trẻ diễn đạt thảo luận ý tưởng của cà nhóm
8 Biện pháp 6 : Hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ trong một số hoạt động như: sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường, các trò chơi vận động, hoạt động tạo hình, hoạt động khám phá thiên nhiên – xã hội, hoạt động làm quen văn học, hoạt động thể dục, hoạt động âm nhạc, hoạt động làm quen chữ cái, hoạt động góc… Trong thực tế hoạt động thể thao, vận động là hoạt động cần sự phối hợp đồng đội nhất mới có thể chiến thắng, do đó nhiều hoạt động khác tôi cũng cố gắng tích hợp tính vận động vào để trẻ hứng thú cũng như biết đoàn kết hơn. Ví dụ : Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đua vịt” như sau: Cách chơi: Lớp chia thành hai hay nhiều nhóm. Có một vạch một vạch xuất phát, các nhóm ngồi chồm hổm xếp hàng, mỗi nhóm thành một hàng dọc trước vạch xuất phát. Người ngồi sau đặt hai tay lên eo của người ngồi trước. Trước mặt mỗi nhóm cách 5 -10m đặt một vật làm đích. Khi có hiệu lệnh xuất phát, cả nhóm phải nhịp nhàng vẫn ở tư thế ngồi chồm hổm, đi lên đích nhưng không được để bị rời ra. Nếu nhóm nào để bị rời sẽ bị loại, không được tiếp tục cuộc đua. Trò chơi này luyện dẻo dai đôi chân và phối hợp tinh thần đồng đội cao. Ví dụ : Trong tiết học chữ d- đ, tôi cho trẻ chơi trò chơi , mỗi đội sẽ thi nhau trong các trò chơi sau: Tìm khoanh tròn chữ d bằng bút đỏ, chữ đ bằng bút xanh; tạo hình chữ cái d-đ bằng nắp chai; Cùng nhau kẹp bể những quả bóng mang chữ d và đ. Sau mỗi trò chơi đội nào thực hiện đúng sẽ được một bông hoa. Sau cuộc chơi xem đội nào nhiều hoa nhất. Trong từng trò chơi trên, nếu muốm chiến thắng thì cả hai phải biết hợp tác, hiểu ý nhau mới có thể hoàn thành trò chơi đúng theo yêu cầu của cô. Làm việc nhóm cho trẻ trong trò chơi xây dựng, trò chơi vận động
9 Làm việc nhóm cho trẻ trong giờ học chữ viết Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh về một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm Để phụ huynh hiểu hơn về một số biệp pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ tôi thường tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức sau: + Tuyên truyền cho phụ huynh về một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh của lớp, qua group zalo của lớp, trực tiếp với phụ huynh, sổ bé ngoan điện tử. + Hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ kịp thời như: tài liệu nói về kỹ năng làm việc nhóm, cách tham gia chơi cùng trẻ; cách ba mẹ biểu dương, phụ huynh tăng cường cho trẻ ra ngoài, được tham gia chơi cùng những người bạn, được trao đổi bàn luận, được tự quyết định một số việc + Từ đó điều chỉnh kế hoạch và có biện pháp hỗ trợ những bé còn hạn chế qua việc tiếp cận cá nhân, động viên khích lệ trẻ giúp bé phát triển Tuyên truyền với phụ huynh về một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
10 III/ KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Khi áp dụng các biện pháp trên thì tôi có được một số kết quả như sau: Đối với giáo viên: - Bản thân tôi khi áp dụng các biện pháp trên vào lớp và có những kết quả tốt - Được sự ủng hộ từ phụ huynh vì sự tiến bộ dần của trẻ mà phụ huynh nhận thấy được. Đối với trẻ: - Trẻ thật sự hứng thú tích cực trong tất cả các hoạt động diễn ra tại lớp từ sinh hoạt, vui chơi và học tập. - Các trẻ trong lớp thân thiện hơn đoàn kết hơn rất nhiều. - Trẻ có nề nếp hơn, ngày càng mạnh dạn hơn, nhạy bén hơn rất nhiều và quan trọng nhất là sự tiếp thu kiến thức rất nhanh. Đối với phụ huynh: - Phụ huynh quan tâm, hỗ trợ giáo viên dạy thêm cho trẻ sự mạnh dạn tự tin. - Phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc cùng con học, cùng chơi với con - Đa số phụ huynh an tâm, đặc biệt biết cách động viên khen trẻ kịp thời Phạm vi áp dụng: - Áp dụng cho lớp 5-6 tuổi trường Mầm non Tân Phong 2 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ + Kết luận Sau khi thực hiện tôi đã rút ra kết luận như sau Như vậy, để dạy cho trẻ biết làm việc theo nhóm, trẻ cần phải có những kỹ năng cơ bản đã nêu trên. Là một giáo viên, cần tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, được tương tác với nhau, tạo môi trường hoạt động tích cực, với các trò chơi tập thể. tôi cần phải hướng dẫn một cách đồng đều tới từng trẻ, từng trường hợp. Ban đầu tôi có thể làm hộ, làm mẫu cho trẻ. Sau đó, tôi gợi ý cho trẻ tự làm và cuối cùng là để trẻ chủ động hoàn toàn. Những đều này sẽ cho trẻ một tâm thế vững vàng để bước vào xã hội, đương đầu với những khó khăn trong tương lai. + Bài học kinh nghiệm Với những kết quả đạt được như trên, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm quan trọng như sau để có thể đạt được kết quả như mong muốn. - Giáo viên trau dồi kiến thức về việc rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ 5-6 cần tìm tòi nghiên cứu kỹ để có sự hiểu biết đúng về phương pháp làm việc nhóm, cần có một kế hoạch cụ thể áp dụng cho từng trường hợp. - Trước hết người giáo viên phải cảm nhận và tận tâm với những điều mình dạy, gương mẫu, yêu thương trẻ, nhạy bén trước những diễn biến của trẻ, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp áp dụng phù hợp. Khi thực hiện cần
11 tránh nôn nóng, sợ mất thời gian mà phải thực hiện kiên trì, liên tục và xuyên suốt. Không nóng vội phải hướng trẻ theo từng bước của kế hoạch. - Dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những bé cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng kịp thời cho trẻ nhằm kích thích trẻ hứng thú thực hiện và thực hành đúng. Trong quá trình thực hiện cần đánh giá và xem xét mức độ hình thành kỹ năng sau mỗi biện pháp như thế nào, để kịp thời thay đổi nội dung giáo dục cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. - Tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện cho trẻ được phát huy tính tích cực, sáng tạo của bản thân trong tập thể nhóm. Tạo cho trẻ bầu không khí gần gũi, yêu thương ấm áp, thân thiện khi đến lớp. Làm tốt công tác phối kết hợp cùng với gia đình để định hướng cho trẻ. Quận 7, ngày 09 tháng 03 năm 2023 Người viết Trần Thị Ngọc Thảo
Search
Read the Text Version
- 1 - 11
Pages: