Huế H u ế Nét đẹp thơ mộng của miền đất cố đô
Bỏ quên những ồn ào, hối hả nơi xa xôi để tìm về với thành phố yên bình. Huế - một lần xa, bao lần nhớ đủ khiến người ta mê mẩn chẳng muốn rời! Cầu Tràng Tiền, sông Hương Huế không chỉ thu hút người ta bởi nét dịu dàng, đằm thắm của tình người mà còn là những địa điểm nổi tiếng. Thôn Vỹ Dạ
Không sai khi nói con sông này là “linh hồn” của xứ Huế. Sông Hương chảy lượn uốn quanh qua Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành và Đại nội. Nước sông Hương quanh năm xanh biếc ngoại trừ những lúc lũ lụt. Độ dốc của dòng nước so với mặt biển không chênh lệch nhiều nên nước sông chảy chậm. Sông Hương dẫn đường xuôi dòng dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn cỏ xanh mướt. Nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ văng vẳng. Thành quách, lầu xá, nhiều công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông tựa tranh vẽ. Dòng sông Hương duyên dáng như cô gái e ấp dưới vành nón lá. Người Huế đã tạo cho sông Hương vẻ đẹp lấp lánh bởi những chiếc thuyền rồng trên song cùng với những điệu hò mượt mà, thấm đậm lòng người.
Nằm ở ngay trung tâm thành phố Huế, nối liền hai bờ sông Hương. Tổng chiều dài của cầu là 402,6m; chiều cao 5,45m chiều rộng 6m. Xứ Huế có câu ca nổi tiếng Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp. Thực tế két cấu của cầu gồm 6 nhịp, 12 vài, ghép với nhau thành 6 cặp Tên gọi khác là cầu Trường Tiền. Đây là cây cầu đầu tiên được xây dựng tại Đông Dương vào những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Hình ảnh cầu Tràng Tiền soi bóng dòng sông Hương thơ mộng từ lâu đã biểu trưng cho vẻ đẹp trữ tình xứ Huế. Tản bộ ngắm cảnh trên cầu sẽ cảm nhận được nhịp sống bình lặng của vùng đất cố đô. Đêm về là lúc cây cầu mang nét đẹp lung linh, huyền ảo . Những dải sáng xanh, vàng, cam, đỏ soi chiếu nước sông Hương thật khiến người ta mê mẩn.
Là một địa danh nên thơ, một làng quê nổi tiếng của xứ Huế, Vĩ Dạ khá nổi tiếng với muôn màu hoa thơm cỏ lạ, quê hương sản sinh ra nhiều văn nhân, thi sĩ và nghệ sĩ tài hoa, đã từng là đề tài sáng tác cho các thi nhân khắp nước. Vĩ Dạ được bao bọc bởi dòng sông Hương Giang, đi dọc đường Nguyễn Sinh Cung sẽ gặp một cây cầu sắt cổ kính với tên gọi cầu Phú Lưu, đi hết cầu này là tới thôn Vĩ. Vỹ Dạ Trước đây có tên là Vỵ Dã nhưng có lẽ do cách phát âm của người dân địa phương nên đã thay đổi thành Vỹ Dạ. Dù bất kì ai chưa từng đặt chân đến nơi đây chắc hẳn cũng đã từng nghe nói tới tên gọi này, nơi đây được mệnh danh là điểm đến một thời vang bóng lịch sử với núi ngự song hương, Kim Long, Phú Xuân, Vĩ Dạ, và giờ đây khi Huế đã khoác lên mình vẻ đẹp mới của những ngôi nhà cao tầng thì thấp thoáng đâu đó tại mảnh đất Vĩ Dạ vẫn mang trong mình chút dáng dấp của những nét cổ xưa. Không phải là những nhà cao, điện sáng lung linh sắc màu mà thay vào đó là nét dân dã, bình dị của đất và người thôn Vỹ.
Nếu tên \"Vỹ Dạ“ gắn liền với cái hồn của người thôn Vỹ thì Cồn Hến lại là cái tn mới mang nhiều đặc trưng của thời đại Sở dĩ gọi là Cồn Hến vì ở đây có rất nhiều hến mang vị ngon đặc trưng. Chúng ta còn có thể la lê Có nhiều món ăn nổi tiếng làm từ những quán nhỏ ven đường hến mà chúng ta không thể bỏ lỡ: nhâm nhi cà phê và cảm nhận cơm hến, mz hến, bún hến, cháo về cuộc sống hiện lên trên nét hến,.... mặt của người Vỹ Dạ một chút gì trầm buồn, lặng lẽ. Vỹ Dạ đủ làm cho người ta muốn \"ôm“ vào long và bịn rịn chẳng muốn rời.
Huế không chỉ khiến người mê mẩn bởi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình bên ngoài mà nó còn lay động bao trái tim nghệ sĩ. Cứ lặng lẽ như chính bản chất của nó, Huế đi vào thơ văn như minh chứng cho vẻ đẹp của mình. Hương Giang ơi, dòng sông êm dịu Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình Tố Hữu – Bài ca quê hương Chính sông Hương đã gợi những cảm xúc đầu tiên để từđó Tố Hữu biết nhìn nhận dòng trong dòng đục của cuộc đời. Với một người con xứ Huế, Tố Hữu mang trong mình biết bao ân tình sâu đậm về đất và người xứ Huế. Nguyễn Bính nhà thơ của nông thôn cũng phải bịn rịn bởi nét đẹp Huế Cầu cong như chiếc lược ngà Sông dài mái tóc cung Nga buông hờ - Vài nét Huế - Nét dịu dàng, mềm mại tựa người con gái Huế được cảm nhận qua những hình ảnh biểu tượng của Huế - sông Hương, cầuTràngTiền.
Ra đời năm 1981, Ai đã đặt tên cho dòng song của Hoàng Phủ Ngọc Tường được xem là bản tình ca về Sông Hương. Ông đã vận dụng mọi giác quan để viết về song Hương với bao tình cảm từ vẻ đẹp tự nhiên đến vẻ đẹp lịch sử và vẻ đẹp chiều sâu văn hóa. Nhà văn cảm nhận sông Hương với rất nhiều vẻ đẹp. Sông Hương như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng. Rồi sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: \"soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ\" . Với Hoàng Phủ NgọcTường, sông Hương đã trở thành một phần đặc biệt của vùng đất cố đô. Sông Hương với cuộc đời và thi ca là một nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc đời. Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp giản dị mà khác thường của dòng sông là ở chỗ: khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Có lẽ chính điều đó đã làm cho sông Hương không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
Vỹ Dạ vào trong thơ của Hàn Mặc Tử với vẻ đẹp tràn đầy sức sống và đằm thắm. \"Đây thôn Vĩ Dạ“ là tình cảm, hoài niệm về người con gái Huế. Vốn là một người có cuộc đời bất hạnh, đau thương nên nhà thơ chỉ được cảm nhận vẻ đẹp của trần gian trong quãng thời gian ít ỏi. Và con người ai cũng mang trong mình khát khao yêu đương thì Hàn Mặc Tử phải chịu sự chia cách. Cho nên với nhà thơ, Vỹ Dạ như là khúc tâm tình về khát khao hạnh phúc. Tình đất và người thôn Vỹ luôn chan chứa bao hoài niệm về người con gái năm xưa ông đem lòng cảm mến.
Search
Read the Text Version
- 1 - 10
Pages: