Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Đề cương ôn tập Sinh học 6

Đề cương ôn tập Sinh học 6

Published by TỦ SÁCH ONLINE, 2022-01-03 15:55:59

Description: Đề cương ôn tập Sinh học 6

Search

Read the Text Version

TỦ SÁCH ONLINE ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÁC MÔN KHỐI 9- HKI HỖ TRỢ ÔN TẬP CÁC MÔN KHỐI 9

ÔN TẬP CUỐI KÌ MÔN KHTN6 - SINH I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức đã học ở các chủ đề - Vận dụng kiến thức đã học giải được các bài tập liên quan đến chủ đề. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hoá kiến thức của cả chủ đề; - Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập. - Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập ôn tập. b) Năng lực chuyên biệt - Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về tế bào; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập. 3. Về phẩm chất - Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập ôn tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ SỰ SỐNG BÀI 17: TẾ BÀO *Tìm hiểu tế bào là gì? Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng); hình đĩa (tế bào hồng cầu); hình sợi (tế bào sợi nấm); hình sao (tế bào thần kinh); hình trụ (tế bào lót xoang mũi); hình thoi (tế bào cơ trơn); hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),... Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.

*Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào - Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào; chất tế bào chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào; nhân tế bào (ở tế bào nhân thực) hoặc vùng nhân (ở tế bào nhân sơ) chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Tế bào động vật và thực vật đều là tế bào nhân thực. Tế bào thực vật có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp. *Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào 1. Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau. 2. Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ 1: 21 tế bào Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tế bào Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tế bào Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào. 3. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước có thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào. 4. Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Bài 19: CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO *Quan sát hình ảnh cơ thể đơn bào Các cơ thể sinh vật trong hình 19.1 a và 19.1 b đều được cấu tạo từ một tê bào. Tế bào gồm ba thành phẩn chính là màng tê bào, chất tế bào và nhân tế bào hoặc vùng nhân. Trùng roi và vi khuẩn không quan sát được bằng mắt thường vì cơ thể chỉ cấu tạo từ một tê bào, tê bào có kích thước hiển vi. *Quan sát hình ảnh cơ thể đa bào Hình 19.1 là sinh vật đơn bào, cơ thể chỉ cấu tạo gồm một tế bào, thực hiện các chức năng sống đơn giản. Hình 19.2 là sinh vật đa bào, cơ thể gồm nhiều tê bào, cấu tạo phức tạp, chuyên hoá thành nhiều cơ quan, hệ cơ quan để thực hiện các chức năng sống. Bài 20: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO *Tìm hiểu mối quan hệ: tế bào → mô Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định *Tìm hiểu mối quan hệ: mô → cơ quan + Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể + Cơ quan ở thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. + Cơ quan ở động vật: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,… *Tìm hiểu mối liên hệ từ cơ quan đến hệ cơ quan đến cơ thể Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. Ở cơ thể thực vật, các hệ cơ quan được chia thành hệ chồi và hệ rễ.

ở cơ thể động vật gồm một số hệ cơ quan như: hệ vận động (xương, cơ); hệ tuần hoàn (tim, mạch máu, máu); hệ hô hấp (mũi, hẩu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi);... Cơ thể là tập hợp các cơ quan và hệ cơ quan, hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống. CHỦ ĐÈ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG BÀI 22. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG *Tìm hiểu về sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống - Phân loại thế giới sống: Là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể - Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại * Các bậc phân loại sinh vật - Trong các nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn dduwwocj sắp xếp theo thứ tự: Loài-> chi/giống -> họ ->bộ ->lớp -> ngành ->giới Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít - Cách gọi tên sinh vật: + Tên phổ thông: Là cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu + Tên khoa học: Là cách gọi tên của một loài sinh vật theo tên chi/ giống và tên loài + Tên địa phương: Là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia Bài 24: VIRUS *Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus - Hình dạng: Virus có 3 dạng đặc trưng: + Dạng xoắn: virus khảm thuốc lá, virus dại. + Dạng hình khối: virus cúm, virus viêm kết mạc. + Dạng hỗn hợp: thực khuẩn thể. - Cấu tạo: Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phẩn lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài. *Tìm hiểu lợi ích của virus - Virus được ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine,...). - Trong nông nghiệp, virus được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu. - Ngoài ra, virus còn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu. *Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống - Virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho người, động vật và thực vật. - Bệnh do virus gây ra có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau: từ mẹ sang con, tiếp xúc trực tiếp, truyền máu, tiêu hoá, hô hấp, vết cắn động vật,... - Để phòng chống bệnh do virus gây ra chúng ta phải ngăn chặn các con đường lây truyền bệnh, tiêm vaccine phòng bệnh,...

Bài 25: VI KHU N *Tim hiểu đặc điểm hình dạng và cảu tạo của vi khuẩn - Hình dạng của vi khuẩn: Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau, đa số có dạng hình que (trực khuẩn lị), hình cầu (tụ cầu khuẩn) và hình xoắn (xoắn khuẩn giang mai); một số vi khuẩn có dạng hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả)… - Cấu tạo của vi khuẩn gồm các thành phần: Thành phần tế bào, màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân. Một số vi khuẩn có thể có lông bơi hoặc roi bơi để di chuyển *Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người - Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào quqs trình phân hủy xác sinh vật và chất thải huuwx cơ làm sạch môi trường. - Trong thực tiễn, vi khuẩn có vai trò trong chế biến thực phẩm. *Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống - Một số vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật, thực vât; một số vi khuẩn làm hư hỏng thực phẩm, làm thức ăn bị ôi thiu - Biện pháp phòng chống bện do vi khuẩn: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo quản thực phẩm đúng cách BÀI 27. NGUYÊN SINH VẬT *Tìm hiểu nguyên sinh vật là gì? - Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như tảo lục, trùng roi,… - Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình đế giày,…), một số có hình dạng không ổn định (trùng biến hình). *Tìm hiểu bệnh do nguyên sinh vật - Nguyên sinh vật là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở người và động vật. - Một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây nên: + Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy… + Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách. + Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm Bài 28: NẤM *Tìm hiểu đặc điểm của Nấm - Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả, trên cơ thể sinh vật - Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào - Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành 2 nhóm là nấm đảm và nấm túi ngoài ra còn có nấm tiếp hợp.

+ Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm xò,… + Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nắm men, nấm cốc,… - Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc. Hoạt động 2: Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Đặc điểm của tế bào nhân thực là: A. Có thành tế bào. B. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. C. Có chất tế bào. D. Có lục lạp. Câu 2: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? A. Carotenoid B. Phycobilin C. Xanthopyll D. Diệp lục Câu 3: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A. 8 B. 6 C. 2 D. 4 Câu 4: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản B. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau C. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau Câu 5: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào vảy hành. B. Tế bào trứng cá. C. Tế bào mô giậu. D. Tế bào vi khuẩn Câu 6: Sự lớn lên của tế bào thực vật có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây? A. Sinh sản B. Cảm ứng C. Trao đổi chất D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 7: Đơn vị cấu trúc của sự sống là: A. Tế bào. B. Da. C. Cơ quan. D. Mô. Câu 8: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. D. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. Câu 9: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường. B. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng Câu 10: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật B. Khiến cho sinh vật già đi C. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể D. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương Câu 11: Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng ? A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn lam C. Vi khuẩn than D. Vi khuẩn thương hàn

Câu 12: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào ? A. Phân đôi B. Nảy chồi C. Tạo thành bào tử D. Tiếp hợp Câu 13: Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây ? A. Cạnh tranh B. Kí sinh C. Cộng sinh D. Hội sinh Câu 14: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây ? A. Bánh gai B. Giả cầy C. Giò lụa D. Sữa chua Câu 15: Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác ? A. Có lối sống kí sinh B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn C. Có cấu tạo tế bào D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng que, dạng nòng nọc… Câu1 6: Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức: A. Kí sinh. B. Tự dưỡng. C. Cộng sinh. D. Hoại sinh. Câu 17: Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác ? A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu B. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm C. Sinh sản bằng bào tử D. Không chứa diệp lục Câu 18: Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ một loại: A. Mốc xanh. B. Nấm men. C. Mốc trắng. D. Mốc tương. Câu 19: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ? A. Nấm than B. Nấm sò C. Nấm men D. Nấm von Câu 20: Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào? A. Sinh sản bằng hạt B. Sinh sản bằng cách nảy chồi C. Sinh sản bằng cách phân đôi D. Sinh sản bằng bào tử


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook