TỦ SÁCH ONLINE ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÁC MÔN KHỐI 9- HKI HỖ TRỢ ÔN TẬP CÁC MÔN KHỐI 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – NĂM HỌC: 2021 – 2022 I. Câu hỏi ôn tập: 1. Nêu thành phần cơ giới của đất trồng, độ chua, độ kiềm của đất? Trả lời: - Thành phần cơ giới của đất trồng là tỷ lệ % các hạt: cát, sét, limon. Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất mà chia đất ra làm 3 loại: đất sét, đất thịt, đất cát. - Đất chua có độ PH<6,6, đất kiềm PH>7,5, đất trung tính PH= 6,5-7,5 2. Xác định được các loại đất trồng bằng phương pháp vê tay Trả lời: VD: vê thành thỏi không có vết nức là đất sét, không vê được là đất các,... 3. Vận dụng xác đinh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất trồng, các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất? Trả lời: - Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất là đất sét, đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất là đất cát - Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất: + Bón vôi kết hợp với bón phân hữu cơ + Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên + Trồng các băng cây phân xanh, làm ruộng bậc thang. 4. Nêu các sử dụng các loại phân bón ? Nêu được các loại phân bón được thải ra trong sinh hoạt và vận dụng biết cách ủ phân bón bằng rác thải sinh hoạt để giảm ô nhiểm môi trường? Trả lời: - Cách sử dụng các loại phân bón: bón lót và bón thúc - Mỗi gia đình làm nông nghiệp thường sản xuất ra loại phân bón: Có thể sản xuất ra các loại phân như phân hữu cơ như: - Phân chuồng: phân gà, phân vịt,... - Phân xanh: lá các cây rau.. - Phân từ rác thải của gia đình: thức ăn thừa: thịt, cá, xương động vật... - Cần làm các công việc để vừa giảm bớt lượng rác thải ra ngoài môi trường đồng thời vừa tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất:
+ Phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ chỉ bỏ rác vô cơ còn rác hữu cơ giữ lại + Chôn xuống đất hoặc đem ủ để làm phân bón 5. Nêu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng và cách bảo quản hạt giống cây trồng? Trả lời: - Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng: pp lai, pp chọn lọc, pp gây đột biến - Cách bảo quản hạt giống cây trồng: + Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ. + Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động 6. Thế nào là sâu hại, bệnh hại? Nêu được một số phương pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp hóa học và sinh học? Trả lời: - Sâu hại là: Là động vật thuộc nghành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, Ngực, Bụng - Bệnh hại là: trạng thái phát triển không bình thường của cây, gây nên bởi các vi sinh vật hoặc do điều kiện sống bất lợi cho cây trồng - Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại: Có 5 biện pháp + Biện pháp canh tác, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh hại + Biện pháp thủ công + Biện pháp hóa học + Biện pháp sinh học + Biện pháp kiểm dịch thực vật - Biện pháp sinh học có những ưu điểm: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường - Biện pháp hóa học có những nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường 7. Nêu các biện pháp thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản? Các phương pháp thu hoạch nông sản: Hái, nhổ, đào, cắt. 8. Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Ý nghĩa? Trả lời: - Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loai cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích
- Xen canh là trên cùng 1 diện tích,trồng 2 loại hoa màu cùng 1 lúc hoặc cạnh nhau ,1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích,chất dinh dưỡng,ánh sáng - Tăng vụ là tăng số vụ gieo trong trong 1 năm trên 1 diện tích đất Tác dụng: xen canh, luân canh giúp sử dụng hợp lí đất, giảm sâu bệnh, tăng vụ góp phần thêm sản phụ II. Bài tập: Câu 1. Phương pháp nào sau đây là phương pháp chọn tạo giống cây trồng? A. Lai tạo giống B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành Câu 2. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt? A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà Câu 3. Biện pháp sinh học có những ưu điểm nào? A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường Câu 4. Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất? A. Thành phần hữu cơ và vô cơ B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng C. Thành phần vô cơ D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất Câu 5. Để cải tạo đất chua người ta thường sử dụng những biện pháp nào? A. Cày sâu bừa kỹ, bón phân hữu cơ. B. Bón vôi kết hợp với bón phân hữu cơ C. Bón vôi.
D. Bón phân hữu cơ Câu 6. Căn cứ vào hình thức người ta chia ra có những cách bón phân nào? A. Bón lót, bón thúc B. Bón vãi, bón thúc, bón lót, bón theo hàng C. Bón lót, bón theo hàng, theo hốc, phun lên lá D. Bón theo hàng, theo hốc, bón vãi, phun lên lá Câu 7. Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót? A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm B. Phân xanh, phân kali, phân NPK C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh Câu 8. Cây lúa dễ bị đổ, cho nhiều hạt lép, năng suất thấp là do bón nhiều loại phân nào? A. Lân B. Kali C. Đạm D. Phân chuồng Câu 9. Biện pháp sinh học có những ưu điểm nào? A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường D. Tất cả ý trên đều đúng Câu 10. Hạt giống có chất lượng rất cao nhưng số lượng ít gọi là? A. Hạt giống lai B. Hạt giống thuần chủng C. Hạt giống nguyên chủng D. Hạt giống siêu nguyên chủng Câu 11. Loại đất vê được thành thỏi khi uốn không có vết nứt thuộc loại đất nào? A. Đất sét B. Đất thịt
C. Đất cát pha D. Đất thịt nặng Câu 12. Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng phương pháp nào dưới đây? A. Sấy khô B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn C. Muối chua D. Đóng hộp Câu 13. Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào? A. Cây hoa hồng B. Cây đậu tương C. Cây bàng D. Cây hoa đồng tiền Câu 14. Các loại nông sản như hoa, rau, quả.. nên được dùng phương pháp bảo quản gì là tốt nhất? A. Bảo quản thông thoáng B. Bảo quản kín C. Bảo quản lạnh D. Tất cả đều sai Câu 15. Đâu là các khâu làm đất trồng rau? A. Bừa và đập đất → Cày đất → Lên luống B. Lên luống → Bừa và đập đất → Cày đất C. Cày đất → Bừa và đập đất → Lên luống D. Cày đất → Lên luống → Bừa và đạp đất Câu 16. Đất có độ pH = 6,6 -7,5 là loại đất gì? A. Đất trung tính B. Đất kiềm. C. Đất chua. D. Cả ba đều đúng.
Câu 17. Các loại nông sản như củ kiệu, hành, tỏi, cải…được thu hoạch bằng phương pháp nào? A. Hái. B. Nhổ. C. Cắt. D. Đào. Câu 18. Phương pháp tưới phun mưa thường được áp dụng cho loại cây trồng nào? A. Cây rau màu. B. Cây lúa. C. Cây có thân, rễ to, khỏe. D. Tất cả đều đúng. Câu 19. Các loại nông sản như lúa, ngô, đậu.. nên được dùng phương pháp bảo quản gì là tốt nhất? A. Bảo quản thông thoáng B. Bảo quản kín C. Bảo quản lạnh D. A và B đúng Câu 20. Cây đỗ có thể luân canh với cây trồng nước nào? A. Cây sen B. Cây bèo tây C. Cây lúa D. Cây khoai lang III. Đáp án: 1. A 2. D 3. B 4. D 5. B 6. D 7. C 8. C 9. B 10. D 11. A 12. B 13. B 14. C 15. C 16. A 17. B 18. A 19. D 20. C
Search
Read the Text Version
- 1 - 7
Pages: