Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore sach-vui-sach-sapiens-luoc-su-loai-nguoi

sach-vui-sach-sapiens-luoc-su-loai-nguoi

Published by Kỷ Nguyên Trần, 2021-08-12 18:15:53

Description: sach-vui-sach-sapiens-luoc-su-loai-nguoi

Search

Read the Text Version

khi nói về bất cứ điều gì tồn tại “trước” Big Bang. Chúng ta có thể nhanh chóng tiếp cận một đặc trưng mới, khi tất cả các khái niệm mang lại ý nghĩa cho thế giới chúng ta – tôi, bạn, đàn ông, đàn bà, tình yêu và thù hận – đều trở nên không liên quan. Bất cứ điều gì xảy ra sau thời điểm đó đều vô nghĩa với chúng ta. Lời tiên tri Frankenstein Năm 1818, Mary Shelley xuất bản cuốn Frankenstein, câu chuyện về một nhà khoa học tạo ra một thực thể nhân tạo thoát khỏi tầm kiểm soát và gây ra sự tàn phá. Trong hai thế kỷ qua, câu chuyện này đã được kể đi kể lại với nhiều phiên bản khác nhau. Nó trở thành trụ cột trung tâm trong huyền thoại mới về khoa học của chúng ta. Ngay từ đầu, câu chuyện Frankenstein đã xuất hiện để cảnh báo rằng nếu chúng ta cố gắng đóng vai Chúa và thiết kế nên sự sống, chúng ta sẽ bị trừng phạt nặng nề. Song, câu chuyện còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Huyền thoại Frankenstein đẩy Homo sapiens đối mặt với thực tế là những ngày cuối cùng đang đến rất nhanh. Trừ phi có một vài can thiệp của thảm họa hạt nhân hoặc sinh thái, thì cùng với câu chuyện, tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật sẽ sớm dẫn đến sự thay thế Homo sapiens bằng những con người hoàn toàn khác, sở hữu không chỉ đặc điểm thể chất khác biệt, mà còn cả thế giới nhận thức và cảm xúc cũng rất khác. Đây là điều khiến cho phần lớn Sapiens cảm thấy vô cùng bối rối. Chúng ta muốn tin rằng trong tương lai, những người giống hệt chúng ta sẽ đi từ hành tinh này đến hành

tinh trên các phi thuyền siêu tốc. Chúng ta không muốn nhìn nhận khả năng là trong tương lai, những thực thể có cảm xúc và đặc điểm như chúng ta sẽ không còn tồn tại, và vị trí của chúng ta sẽ được thay thế bởi các dạng sống xa lạ, với khả năng hoàn toàn lấn át chúng ta. Bằng cách nào đó, chúng ta tìm thấy niềm an ủi trong ý tưởng rằng Tiến sĩ Frankenstein đã tạo ra một con quái vật khủng khiếp, kẻ mà chúng ta phải tiêu diệt để tự cứu mình. Chúng ta muốn kể câu chuyện như vậy, bởi nó ngụ ý rằng chúng ta là tốt nhất trong muôn loài, rằng sẽ không bao giờ có được loài nào tốt hơn chúng ta. Bất kỳ nỗ lực nào để cải thiện con người đều chắc chắn sẽ thất bại, vì ngay cả khi cơ thể chúng ta có được cải thiện, bạn cũng không thể chạm vào linh hồn con người. Chúng ta sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để chấp nhận một thực tế là các nhà khoa học hoàn toàn có thể thiết kế được linh hồn cũng như cơ thể, và do đó trong tương lai Tiến sĩ Frankenstein có thể tạo ra một cái gì đó thực sự vượt trội so với chúng ta, nó sẽ nhìn chúng ta với sự thương hại như cách chúng ta nhìn vào những Neanderthal. * Chúng ta không thể chắc chắn khi nào thì Frankenstein của hiện tại sẽ thực sự thật hiện lời tiên tri này. Tương lai là vô định, và thật ngạc nhiên nếu những dự báo ở mấy trang cuối này sẽ được hiện thực hoá hoàn toàn. Lịch sử dạy chúng ta rằng những gì có vẻ sắp

xảy đến lại không bao giờ trở thành hiện thực, do những rào cản không lường trước được, và rằng những kịch bản khó lường khác sẽ xảy ra trong thực tế. Khi kỷ nguyên hạt nhân nổ ra vào những năm 1940, nhiều dự báo đã được đưa ra về thế giới hạt nhân tương lai vào những năm 2000. Khi vệ tinh sputnik và phi thuyền Apollo 11 công phá trí tưởng tượng của thế giới, mọi người bắt đầu dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này, con người sẽ sống trong các thuộc địa vũ trụ trên Sao Hỏa và Sao Diêm Vương. Rất ít dự báo trên trở thành sự thật. Mặt khác, không ai thấy trước được Internet. Vì vậy, đừng vội ra ngoài mua bảo hiểm trách nhiệm để bồi thường cho bạn khi phải chống lại vụ kiện của những thực thể kĩ thuật số. Những tưởng tượng trên – hoặc những cơn ác mộng – chỉ là những chất kích thích cho trí tưởng tượng của bạn. Những gì chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc là ý tưởng rằng giai đoạn tiếp theo của lịch sử sẽ bao gồm không chỉ những biến đổi về mặt công nghệ và tổ chức, mà còn cả những biến đổi căn bản trong ý thức và bản sắc của con người. Và những biến đổi này có thể căn bản tới mức họ sẽ đặt nghi vấn với chính cụm từ “con người”. Chúng ta còn tồn tại trong bao lâu? Không ai thực sự biết. Như đã đề cập, một vài người nói rằng vào năm 2050 một số ít người sẽ không chết vì già. Những dự báo ít cực đoan hơn thì nói điều này sẽ xảy ra vào thế kỷ tiếp theo hoặc thiên niên kỷ tiếp theo. Song, từ quan điểm 70.000 năm lịch sử Sapiens, một vài thiên niên kỷ đã là gì? Nếu bức màn thực sự sắp hạ xuống với lịch sử Sapiens, chúng ta là thành viên của một trong những thế hệ cuối cùng nên dành

chút thời gian để trả lời một câu hỏi cuối cùng: chúng ta muốn trở thành gì? Câu hỏi này, đôi khi được gọi là câu hỏi Đề cao Nhân loại, đẩy những tranh luận hiện đang làm bận tâm các chính trị gia, triết gia học giả và người bình thường sang một bên. Sau tất cả, cuộc tranh luận hiện có giữa các tôn giáo, ý thức hệ, quốc gia và giai tầng về những vấn đề của hôm nay có khả năng lớn sẽ biến mất cùng với Homo sapiens. Nếu các thế hệ sau của chúng ta thực sự hoạt động trên một cấp độ ý thức khác (hoặc có thể sở hữu thứ gì đó vượt ra ngoài ý thức mà chúng ta thậm chí không thể hình dung), khó có thể tin được rằng Ki-tô giáo hay Hồi giáo sẽ được họ quan tâm đến, rằng tổ chức xã hội của họ có thể là cộng sản hay tư bản chủ nghĩa, hoặc rằng giới tính của họ có thể là nam hay nữ. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận lớn của lịch sử vẫn rất quan trọng, bởi ít nhất thế hệ đầu tiên của các vị thần này sẽ được định hình bởi tư tưởng văn hoá của người thiết kế ra họ. Liệu rằng họ sẽ được tạo ra theo hình ảnh của chủ nghĩa tư bản, của Hồi giáo, hay của chủ nghĩa nữ quyền? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể đẩy họ đi theo các hướng khác nhau hoàn toàn. Hầu hết mọi người không muốn nghĩ về nó. Ngay cả lĩnh vực đạo đức sinh học cũng chỉ muốn giải quyết một câu hỏi khác: “Điều này bị cấm để làm gì?” Có thể chấp nhận được khi làm thí nghiệm di truyền trên con người đang sống? Trên bào thai bị phá hủy? Trên tế bào gốc? Liệu có hợp đạo đức khi nhân bản cừu vô tính? Còn tinh tinh? Và con người thì sao? Tất cả đều là những câu hỏi quan trọng, nhưng sẽ thật ngây thơ khi tưởng tượng rằng chúng ta đơn giản có

thể nhấn phanh và dừng các dự án khoa học đang nâng cấp Homo sapiens thành một dạng sự sống khác. Bởi những dự án này đều gắn bó chặt chẽ, phức tạp với Dự án Gilgamesh. Hãy hỏi các nhà khoa học vì sao họ nghiên cứu về bộ gen, hoặc cố gắng kết nối bộ não với máy tính, hoặc nỗ lực tạo ra trí não bên trong máy tính. Chín trong số mười lần như vậy, bạn sẽ nhận được cùng một câu trả lời khuôn mẫu rằng: chúng tôi làm điều này để chữa bệnh và cứu sống con người. Kể cả có những tác động của việc tạo ra trí não bên trong máy tính mang kịch tính hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh tâm thần, nhưng đây là lý do khuôn mẫu được đưa ra, bởi không ai có thể tranh cãi về điều đó. Đó là lý do khiến Dự án Gilgamesh vẫn là lá cờ đầu của khoa học. Nó được dùng để biện minh cho mọi thứ khoa học đang làm. Tiến sĩ Frankenstein đứng trên vai của Gilgamesh. Vì không thể ngăn chặn Gilgamesh, nên cũng khống thể ngăn chặn Tiến sĩ Frankenstein. Điều duy nhất chúng ta có thể cố gắng làm là gây ảnh hưởng đến hướng đi mà các nhà khoa học đang chọn. Do chúng ta cũng có thể sớm thiết kế nên những khát vọng của mình, nên có lẽ câu hỏi chúng ta đang thực sự phải đối mặt không phải là “Chúng ta muốn trở thành gì?” mà là “Chúng ta muốn mình muốn gì?” Những ai nếu không hoảng sợ bởi câu hỏi này, thì có lẽ đã chưa suy nghĩ về nó đủ nhiều.

LỜI KẾT LOÀI ĐỘNG VẬT ĐÃ TRỞ THÀNH CHÚA TRỜI 70.000 năm trước, Homo sapiens vẫn là một loài động vật tầm thường chỉ chú tâm đến công việc của mình ở một góc châu Phi. Trong thiên niên kỷ tiếp theo, nó tự biến mình thành bá chủ của toàn bộ hành tinh và kẻ khủng bố đối với hệ sinh thái. Giờ đây, nó đang đứng bên ranh giới trở thành một vị thần, sẵn sàng để có được không chỉ sự trẻ mãi không già, mà còn cả những khả năng thần thánh của sự sáng tạo và hủy diệt. Thật không may, cho đến nay đế chế Sapiens trên Trái đất chỉ tạo ra rất ít thứ khiến chúng ta có thể tự hào. Chúng ta đã làm chủ được môi trường xung quanh, gia tăng sản xuất lương thực, xây dựng các thành phố, thành lập các đế quốc và tạo ra mạng lưới thương mại rộng khắp. Nhưng chúng ta có giảm được nỗi đau khổ trên thế giới? Lịch sử đã cho thấy sự gia tăng ồ ạt trong sức mạnh của con người không hẳn đã nâng cao hạnh phúc của từng Sapiens, và thường gây ra đau khổ to lớn cho các loài động vật khác. Trong vài thập kỷ qua, chúng ta cuối cùng cũng đạt được một số tiến bộ thực sự trong điều kiện sống của con người, với việc giảm đói nghèo, bệnh dịch và chiến tranh. Song, tình hình của các động

vật khác đang xấu đi nhanh chóng hơn bao giờ hết, và sự tiến bộ của phần lớn nhân loại lại quá mới mẻ và mong manh để có thể chắc chắn về điều gì. Hơn nữa, bất kể những điều đáng ngạc nhiên mà con người có khả năng làm được, chúng ta vẫn không chắc về các mục tiêu của mình và dường như chúng ta đang bất mãn hơn bao giờ hết. Chúng ta đã tiến lên từ những chiếc xuồng đi sông, đến thuyền có mái chèo, đến tàu hơi nước, đến tàu con thoi – nhưng không ai biết chúng ta sẽ đi tới đâu. Chúng ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng gần như không biết làm gì với tất cả sức mạnh đó. Tệ hơn nữa, con người dường như vô trách nhiệm hơn bao giờ hết. Chúng ta chỉ làm bạn với những vị thần tự tạo ra và các định luật vật lý, mà chẳng đếm xỉa đến điều gì khác. Hậu quả là chúng ta đang gây nên sự hủy hoại thảm khốc cho các loài động vật anh em và hệ sinh thái xung quanh, khi tìm kiếm thêm chút thoải mái và vui sướng hơn cho riêng mình, nhưng chẳng bao giờ tìm thấy sự hài lòng. Liệu có điều gì nguy hiểm hơn những vị thần bất mãn và vô trách nhiệm, họ không biết mình thực sự muốn gì?

Nguyên văn: fertile, có khả năng sinh sản. (BT)

Cụm từ gốc “Banana Republic”: Thuật ngữ khoa học chính trị chỉ một quốc gia có nền chính trị bất ổn, kinh tế lệ thuộc vào bên ngoài. Khái niệm này được đặt ra lần đầu năm 1904 trong tác phẩm của nhà văn Mỹ O’ Henry (theo Tạp chí Economist).

Từ trang này trở đi, khi nói đến ngôn ngữ Sapiens, tôi hàm ý về khả năng ngôn ngữ sơ khai của các loài người chứ không phải về phương ngữ cụ thể. Tiếng Anh, tiếng Hindi và tiếng Hán là những sự đa dạng trong ngôn ngữ Sapiens. Hiển nhiên, kể cả trong giai đoạn Cách mạng Nhận thức, các nhóm Sapiens khác biệt vẫn có những phương ngữ khác nhau. (TG)

Chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong những phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. (BT)

“Chân trời của các khả năng” nghĩa là toàn bộ hệ thống niềm tin, thực hành và trải nghiệm, được mở ra trước một xã hội cụ thể, với các giới hạn sinh thái, công nghệ và văn hoá nhất định. Mỗi xã hội và mỗi cá nhân thường khai thác chỉ một phần nhỏ trong chần trời của các khả năng của họ. (TG)

Vẫn còn tranh luận về chuyện không phải tất cả 18 bộ xương Danube cổ đại đều chết vì bạo lực, căn cứ những dấu vết để lại trên đó. Một số chỉ bị thương. Tuy nhiên, đây có thể là những cái chết do chấn thương phần mềm, ngang bằng với cái chết do chiến tranh. (TG)

Nguyên văn: tree-huggers, thuật ngữ chỉ những người hoạt động vì môi trường. (BT)

Nền văn minh định cư phát triển ở khu vực hiện thuộc Israel, Jordan, Lebanon và Syria. (BT)

Faust là tác phẩm của Goethe (Đức), có nhân vật chính cùng tên, người đã kỷ hợp đồng bán rẻ linh hồn cho quỷ để thỏa mãn khát vọng. (BT)

Nội dung một bài hát đồng dao của Mỹ. (BT)

Còn gọi là trường phái khắc kỷ. (BT)

Thậm chí sau khi tiếng Akkad trở thành ngôn ngữ nói, tiếng Sumer vẫn giữ vai trò là ngôn ngữ hành chính và chữ viết. Một số bộ lạc vẫn sử dụng tiếng Sumer. (TG).

Kiểu hành hình phân biệt chủng tộc dành cho người da đen, không cần xét xử. (BT)

Thuế thập phân: một phần mười sản phẩm hằng năm của một trang trại, được dùng để trả thuế ủng hộ giáo sĩ và nhà thờ. (BT)

Một điển tích Kinh Thánh. (BT)

Nguyên văn: memetics, là cách gọi của R. Dawkins để chỉ một đơn vị thông tin truyền trong óc trong quá trình truyền văn hoá giữa các thế hệ. (BT)

Cộng đồng gắn bó là một nhóm người biết rõ nhau và dựa vào nhau để sống. (BT)

Nghịch lý là, dù các nghiên cứu tâm lý về chủ quan dựa trên khả năng của con người, thì để chẩn đoán hạnh phúc của họ một cách chính xác, lý do chủ yêu của việc trị liệu tâm lý là mọi người không thực sự tự biết mình, và đôi khi họ cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp để tự giải phóng các hành vi tự hủy hoại. (TG)

Nguyên văn: locked-in syndrome. (ND)

Table of Contents Tác giả Lời cảm ơn Lời tác giả Dòng thời gian Phần 1. CÁCH MẠNG NHẬN THỨC 1. MỘT ĐỘNG VẬT KHÔNG NỔI TRỘI 2. CÂY TRI THỨC 3. MỘT NGÀY TRONG ĐỜI ADAM VÀ EVE 4. ĐẠI HỒNG THUỶ Phần 2. CÁCH MẠNG NÔNG NGHIỆP 5. SỰ LỪA DỐI LỚN NHẤT LỊCH SỬ 6. XÂY DỰNG NHỮNG KIM TỰ THÁP 7. BỘ NHỚ QUÁ TẢI 8. KHÔNG CÓ CÔNG LÝ TRONG LỊCH SỬ Phần 3. SỰ THỐNG NHẤT CỦA LOÀI NGƯỜI 9. MŨI TÊN LỊCH SỬ 10. MÙI TIỀN 11. NHỮNG TẦM NHÌN ĐẾ QUỐC 12. QUY LUẬT CỦA TÔN GIÁO 13. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG Phần 4. CÁCH MẠNG KHOA HỌC 14. PHÁT HIỆN RA SỰ NGU DỐT 15. CUỘC HÔN NHÂN GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẾ QUỐC 16. TÍN NGƯỠNG TƯ BẢN 17. NHỮNG BÁNH XE CÔNG NGHIỆP 18. CUỘC CÁCH MẠNG LÂU DÀI 19. VÀ HỌ SỐNG HẠNH PHÚC MÃI MÃI VỀ SAU 20. CÁI KẾT CỦA HOMO SAPIENS Lời Kết. LOÀI ĐỘNG VẬT ĐÃ TRỞ THÀNH CHÚA TRỜI


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook