LẶN BIỂN!
Trời xanh và biển lặng - một ngày thật hoàn hảo để đi lặn! Chúng tôi khởi hành trên một chiếc thuyền nhỏ, háo hức mong đợi một cuộc thám hiểm RA TRÒ. 1
Tới địa điểm lặn, chúng tôi cẩn thận kiểm tra tất cả các thiết bị rồi đeo chân vịt và mặt nạ dưỡng khí. 2
Vừa lặn xuống dưới nước, chúng tôi được một đàn cá miền lưng vàng chào đón. 3
Có rất nhiều sinh vật khác nhau quanh rạn san hô này: cá hè phương đông, cá vẹt, cá dơi, và cả một con sên biển có họa tiết rất đẹp nữa. Thông tin cụ thể về các loài sẽ được giới thiệu ở các trang cuối sách. 4
Một chú cá kèn đổi màu trà trộn vào một đàn cá bắp nẻ vàng, thế nhưng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra. Bạn có thấy nó không? 5
Tốt nhất là chúng ta nên giữ khoảng cách an toàn với cá sư tử. Những chiếc gai trên lưng chúng có thể khá độc đấy! 6
Những chú cá hề này canh giữ khư khư ngôi nhà hải quỳ của mình, nhưng cuối cùng chúng cũng để cho tôi chụp vài bức ảnh. 7
Chúng tôi trông thấy một chú cá lịch vân lớn đang nhờ cá bàng chài ”đánh răng”. Một đôi cá bàng chài khác còn mời chào vệ sinh cho chúng tôi nữa! 8
Có cả cá nóc gai xám và nhím biển. Chúng tôi còn thấy cá mú chấm và bạch tuộc đá san hô chơi trốn tìm cùng nhau. 9
Bạch tuộc đã thắng cuộc. Chúng đúng là bậc thầy ngụy trang. Cá chìa vôi cũng rất giỏi ngụy trang. Đố bạn tìm ra hai con cá chìa vôi ma đang ẩn trong bức hình này đấy! 10
Chúng tôi bắt gặp một cặp cá mập san hô vây trắng đang nằm nghỉ sát đáy biển. Trông chúng cực kì vô hại nên chúng tôi lại gần lại để nhìn rõ hơn. 11
Chúng tôi bám theo chú rùa đồi mồi này một lúc. Nó đang sục sạo rạn san hô tìm bọt biển để ăn trưa. 12
Trên đường trở về thuyền, chúng tôi rất thích thú khi thấy một chú cá đuối lướt qua cùng hai chú cá ép bám trên lưng. 13
Những tưởng chuyến lặn biển đến đây đã thành công lắm rồi, chúng tôi lại được gặp một con cá cúi đang gặm cỏ biển. 14
Một trải nghiệm thật tuyệt vời! Tôi háo hức mong đến chuyến lặn tiếp theo quá! 15
San hô vừa là thực vật và động vật. Có hàng ngàn tảo nhỏ sống bên trong san hô, và cung cấp năng lượng cho san hô phát triển. San hô có lớp xương cứng bên ngoài và mọc theo nhiều hình thù khác nhau. Phù du là nguồn thức ăn chính của rất nhiều sinh vật biển. Phù du là hỗn hợp của tảo, vi khuẩn, động vật siêu nhỏ, trứng và ấu trùng của những động vật lớn hơn, lênh đênh theo 16
các dòng hải lưu. Huệ biển trông có vẻ giống thực vật, nhưng thực ra lại là động vật. Chúng sử dụng những ”cánh tay” giống lông vũ để bắt và ăn các phù du trôi nổi. 17
Cá vẹt có những chiếc răng chắc khỏe tạo thành cái mỏ như của con vẹt. Chúng dùng mỏ này để vét tảo từ san hô cứng. Có một số loài còn xơi luôn cả san hô, rồi sau đó thải ra một dạng cát mịn. Cát này dạt vào bờ tạo nên những bãi biển trắng đẹp. Cá hề và hải quỳ chung sống và giúp đỡ lẫn nhau. Cá hề giúp hải quỳ làm sạch xúc tu và dụ con mồi đến cho hải quỳ ăn. Đổi lại, hải quỳ 18
cho cá hề trốn giữa đám xúc tu mà không bị đốt. Cá bàng chài là loại cá nhỏ chuyên vệ sinh cho cá lớn bằng cách ăn kí sinh trùng và lớp da chết. Cá lớn nhận biết cá bàng chài qua màu sắc và cách di chuyển như nhảy múa. 19
Bạch tuộc đá san hô có thể lẩn trốn bằng cách thay đổi màu sắc và họa tiết. Chúng sống ở các hốc trong rạn san hô, hoặc vùi mình dưới cát. Cá chìa vôi ma thường được thấy theo từng cặp, bơi chúc đầu xuống dưới và hòa mình lẫn với cỏ biển, san hô hoặc huệ biển. Giống bạch tuộc đá san hô, chúng có thể đổi màu để ngụy trang rất tài tình. Cá mập vây trắng có thân gầy, đầu bè, lưng và 20
vây đuôi có chỏm màu trắng. Chúng săn mồi vào ban đêm còn ban ngày hầu như chỉ ngủ. 21
Rùa đồi mồi có thân dẹt và một cái mai với rìa lởm chởm. Miệng nó nhọn và cong trông như mỏ diều hâu. Cá đuối là loại cá lớn có vây giống cánh ở hai bên sườn. Những chiếc vây lớn này giúp cá đuối bơi uyển chuyển dưới nước. Ỏ một số cá đuối, khoảng cách từ đầu vây bên này tới đầu vây bên kia có thể lên tới 7 mét! Cá cúi là một loài thú biển chuyên ăn thực vật. Món yêu 22
thích của chúng là cỏ biển. Cá cúi gặm cỏ biển bằng chiếc mõm có hình thù đặc biệt. Loài này còn được gọi là bò biển. 23
Brought to you by Original Story DIVE!, Published by Pratham Books, © Pratham Let’s Read is an initiative of The Asia Foundation’s Books Books. Released under CC BY 4.0. for Asia program that fosters young readers in Asia and This work is a modified version of the original the Pacific. story. © The Asia Foundation, 2020. Some rights booksforasia.org reserved. Released under CC BY 4.0. To read more books like this and get further information about this book, visit letsreadasia.org. For full terms of use and attribution, http://creativecommons.org/licenses/by/4.0/ Contributing translators: Nguyễn Trung Hiếu, Hoàng Kiều Nga, and Vu Thi Quynh Lien 24
Search
Read the Text Version
- 1 - 25
Pages: