Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG - STEM

TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG - STEM

Published by Thành Bùi, 2022-12-08 10:06:18

Description: TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG - STEM

Search

Read the Text Version

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO SA PA TRƯỜNG TIỂU HỌC SA PA KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM Chủ đề: TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG Họ và tên: Phạm Thị Oanh - Giáo viên lớp 5A6 Đơn vị: Trường Tiểu học Sa Pa Năm học: 2022-2023

Trường Tiểu học Sa Pa Giáo viên: Phạm Thị Oanh Tổ chuyên môn: Khối 4 + 5 KẾ HOẠCH DẠY HỌC STEM CHỦ ĐỀ STEM: TRỒNG CÂY TRONG VỎ TRỨNG THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC Lớp: 5 Thời lượng: 2 tiết Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung của bài “Cây con mọc lên từ hạt” trong môn Khoa học. Mô tả bài học: - Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) ghi chú được tên các bộ phận của hạt. - Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt. - Trình bày được sự lớn lên của cây con. - Thực hành: trồng cây bằng hạt. Để đạt được các yêu cầu này trong bài học STEM Trồng cây trong vỏ đất, học sinh phải biết được một số loại cây mọc lên từ hạt, cách trồng và điều kiện để cây phát triển tốt. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học Môn học Yêu cầu cần đạt - Vẽ sơ đồ, hoặc sử dụng hạt thật nêu được các bộ phận của hạt. Môn học Khoa học - Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn chủ đạo phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt. - Trình bày được sự lớn lên của cây con. - Đề xuất cách trồng cây từ hạt. - Thực hành: trồng cây bằng hạt. Môn học tích hợp Toán - Ước lượng được lượng đất và nước phù hợp với cây trồng. Kĩ thuật - Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt, trồng cây con Mỹ thuật trong chậu. - Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu. - Trồng và chăm sóc được một số loại hoa và cây cảnh trong chậu. - Lựa chọn, phối hợp được các vật liệu khác nhau để làm nên sản phẩm (vật dụng trang trí). I. Yêu cầu cần đạt (của bài học) - Vẽ sơ đồ, hoặc sử dụng hạt thật nêu được các bộ phận của hạt. - Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt.

- Trình bày được sự lớn lên của cây con. - Giải thích được lý do vì sao lại trồng cây trong những vật tái chế. - Đề xuất cách trồng cây từ hạt. - Thực hành: trồng cây bằng hạt. - Trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập; cùng nhau hoàn thành sản phẩm trồng cây với vật dụng tái chế. - Ghi chép, đánh giá trung thực kết quả sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của Giáo viên - Các loại hạt - Các phiếu học tập và phiếu đánh giá. - Các video hướng dẫn học sinh … - Dụng cụ/ vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh: Đất, gang tay sinh học, chai nước, dụng cụ xúc đất. STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Phiếu học tập 1, 2 1 phiếu/nhóm 2 Phiếu đánh giá 1 phiếu/nhóm 3 Đất 5kg/nhóm 4 Chai nước 1chai/nhóm 5 Găng tay 3đôi/nhóm

6 Dụng cụ xúc đất 1 chiếc/nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh Số lượng Hình ảnh minh STT Thiết bị/ Học liệu hoạ 1 Vật dụng trồng cây (chai nhựa, 4,5 đồ vật/ nhóm hộp sốp,…) 2 Bút màu 1 hộp/ nhóm 1 túi/nhóm Hoa xốp, hình 3,4 loại hạt/nhóm 3 dán,… 4 Các loại hạt III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề) a) Khởi động: Trò chơi “Gieo hạt nảy mầm” - GV cho học sinh chơi trò chơi. + Qua phần khởi động vừa rồi các em biết được điều gì ? (Sự phát triển của cây) + Theo em trồng cây có lợi ích gì + Em có thích trồng cây không ? + Liên hệ và chia sẻ về vườn rau nhà em + Nhà em không có vườn rau nhưng muốn được sử dụng rau sạch do chính tay mình trồng thì em làm như thế nào? (Trồng rau vào các hộp xốp, sọt nhựa, ….) => GV kết nối vào bài b. Giao nhiệm vụ Giờ học hôm nay chúng ta sẽ thực hành trồng cây trong vỏ trứng hoặc vật liệu tái chế.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền) * Hoạt động 1. (CN-N): Tìm hiểu cấu tạo của hạt - Việc 1: Quan sát hình 8 (SGK trang 44) - Việc 2: Chia sẻ trong nhóm - Việc 3: Đại diện nhóm báo cáo - Việc 4: CN thực hành trên hạt thật (chỉ ra từng bộ phận của hạt) * GV chốt: Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ, chất dinh dưỡng dự trữ, phôi. + GV hỏi: Trong ba bộ phận của hạt (phôi, vỏ, chất dinh dưỡng) theo em cây con mọc lên từ bộ phận nào ? (Cây con mọc lên từ phôi) * Liên hệ: Em hãy kể tên một số cây có thể mọc lên từ hạt: đỗ, lạc, mít, mướp, táo, dưa hấu, rau cải, cà chua, ớt,….. * Hoạt động 2 (HĐN): Quá trình hạt mọc thành cây con. - GV sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược. (GV đã giao nhiệm vụ cho HS nghiên cứu hoạt động 2 ở nhà) - Việc 1: HS quan sát từng bức tranh trong phiếu - Việc 2: Thống nhất trong nhóm để điền thứ tự của từng hình. - Việc 3: Đại diện nhóm báo cáo. PHIẾU BÀI TẬP Sắp xếp thứ tự quá trình cây mọc lên từ hạt 2 1 Hạt (được đặt xuống 3 Hạt Cây mướp con 7 4 Quả mướp già 6 5 Cây mướp con Cây Cây mướp ra - 1, 2 nhóm báo cámoưtrớưpớccólớp hoa, quả (quả * GV đưa thứ tự quá trình cây mọc lên từ hạt và chốt: Đây chính là sự lớn lên của cây con từ hạt.

GV Lưu ý: Để cây con mọc được và phát triển khỏe mạnh thì việc chọn hạt giống là vô cùng quan trọng, vậy khi chọn hạt giống các em cần lưu ý chọn hạt giống già, mẩy, còn nguyên vẹn 3 bộ phận của hạt. - GV: Sau đây cô mời các em xem vi deo về quá trình cây con lớn lên từ hạt - HS quan sát - GV Hỏi: + Các em thấy cây trong vi deo như thế nào ? (Cây tươi tốt, khỏe mạnh). * GV: Vậy cần những điều kiện gì để cây phát triển khỏe mạnh thì cô cùng các em tham gia vào trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng - Sử dụng thẻ Plickers” để tìm hiểu điều đó. + GV đưa ra hình ảnh cây thiếu nước và hỏi: + HS chọn đáp án đúng Câu 1: Tại sao cây không phát triển ? A. Thiếu ánh sáng B. Thiếu nước C. Thiếu không khí D. Thiếu chất dinh dưỡng Câu 2: Để cây phát triển tốt thì cần có những điều kiện gì ? A. Độ ẩm, ánh sáng. B. Ánh sáng, chất dinh dưỡng. C. Độ ẩm, chất dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp. D. Độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, chất dinh dưỡng, ánh sáng. - GV nhận xét phần trò chơi * GV chốt: Vậy để cây non phát triển khỏe mạnh thì ngoài việc chọn hạt giống ra, chúng ta cần phải chú ý đến độ ẩm, nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh), chất dinh dưỡng, ánh sáng. 3. Luyện tập và vận dụng (Đề xuất và lựa chọn giải pháp) a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp - GV giới thiệu một số hình ảnh trồng cây từ vật liệu tái chế. - Dựa vào hình ảnh trên GV gợi ý HS đưa ra tiêu chí. 1. Vật dụng dễ kiếm, chi phí thấp 2. Thoát được nước 3. Lượng đất phù hợp 4. Độ ẩm thích hợp. 5. Lựa chọn cây trồng phù hợp với vật dụng để trồng. 6. Sản phẩm trang trí đẹp mắt. * Cho HS làm phiếu nhóm (Phiếu bài tập số 2) - HS thảo luận theo nhóm 6 - GV theo dõi hỗ trợ học sinh + Em hãy nêu quy trình gieo hạt:

Bước 1: Cho đất vào chậu Bước 2: Gieo hạt. (hạt nằm dưới lớp đất vừa phải) Bước 3: Tưới nước + Để có chậu hoa đẹp và sinh động em cần làm gì ? (Trang trí) - 1, 2 nhóm báo cáo * Các nhóm thiết kế, phác thảo quy trình gieo hạt ra giấy A4. - 1, 2 nhóm chia sẻ b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá * GV nhắc lại các tiêu chí của sản phẩm 1. Vật dụng dễ kiếm, chi phí thấp 2. Thoát được nước 3. Lượng đất phù hợp 4. Độ ẩm thích hợp. 5. Lựa chọn cây trồng phù hợp với vật dụng để trồng. 6. Sản phẩm trang trí đẹp mắt. - HS thực hành gieo hạt theo các bước của nhóm. - HS So sánh sản phẩm với tiêu chí để có những điều chỉnh phù hợp. - GV quan sát, hỗ trợ - Các nhóm HS sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình. c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh - Các nhóm trưng bày sản phẩm, trình bày, giới thiệu cách làm. - Nhóm khác nhận xét sản phẩm nhóm bạn. - Nếu được làm lại, em sẽ thay đổi điều gì? * HĐ nối tiếp: - Sau bài học này có những dự định gì ? * Dặn dò: Các em tiếp tục chăm sóc chậu cây của nhóm mình và quan sát ghi lại quá trình phát triển của cây và về nhà mỗi em vận dụng trồng một châu cây riêng của mình.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Sắp xếp thứ tự quá trình cây mọc lên từ hạt 2 1 Hạt (được đặt xuống 3 Hạt Cây mướp con 7 4 Quả mướp già 6 5 Cây mướp con và hạt Cây Cây mướp ra mướp có hoa, quả (quả

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Em hãy nêu quy trình gieo hạt …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………….. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …..……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………. …………………………………………………………………………………… ….

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Đánh dấu (x) mức độ đạt được của sản phẩm ở mỗi tiêu chí. Các mức độ STT Tiêu chí Chưa đạt Đạt 1 Vật dụng dễ kiếm, chi phí thấp 2 Thoát được nước 3 Lượng đất phù hợp 4 Độ ẩm thích hợp. 5 Lựa chọn cây trồng phù hợp với vật dụng để trồng. 6 Sản phẩm trang trí đẹp mắt.


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook