Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

T9

Published by Trung Nguyên Nguyễn, 2022-11-10 13:18:44

Description: T9

Search

Read the Text Version

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆP HÒA SỐ 1 TẬP SAN ĐIỆN TỬ CHI ĐOÀN 11A3

LỜI NGỎ “Muốn qua sông phải lụy đò Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa” Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Từ khi còn là những cô bé cậu bé bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành, đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô đứng bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy cô đã dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung, thầy cô đã uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai, đến bên kia của dòng sông tri thức. Và rồi sau này bước theo

nhịp sống tấp nập ồn ảo của cuộc sống liệu có mấy ai nhớ đến, có mấy ai về thăm lại những con thuyền xưa? Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Công ơn của thầy cô khó có thể đong đo cân đếm được. Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng trở thành những người công dân tốt. Xin vạn lần gửi những lời tri ân chân thành đến thầy cô - Những người đã thắp sáng bao ước, hoài bão của lũ học trò. Chào tháng 11! Tháng của ngàn lời tri ân .Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, với tất cả tấm chân tình tập thể lớp 11A3 nói riêng và các bạn học sinh toàn trường THPT Hiệp Hòa 1 nói chung xin gửi đến thầy cô, chúc cho tất cả thầy cô luôn vui vẻ tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, sẽ mãi là những con đò tận tụy kiên nhẫn đưa tất cả các thế hệ học trò qua đại dương kiến thức mênh mông của nhân loại!

Chào th Tháng của ng

háng 11! gàn lời tri ân

TIỂU LUẬN

1. Nghề nhà giáo “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.” “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.” “Không thầy đố mày làm nên.” Đó chính là những lời ca ngợi , lời cảm ơn chân thành nhất cùng với lòng thành kính của người đời khi nhắc đến nghề nhà giáo .Nói tới nghề nhà giáo, một nghề được tôn trọng nhất trong mọi ngành nghề, cao quý là thế nhưng cũng đi kèm theo là bao nỗi vất vả, thăng trầm. Mỗi dịp 20-11 cận kề, khắp nơi nơi lại bắt đầu treo các biển thông báo, rục rịch tổ chức các buổi lễ kỷ niệm. 20-11 được thể hiện không khí rõ rệt nhất trong suốt thời đi học từ tiểu học, trung học cho tới đại học. Đây là thời gian để tôn vinh những người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta. Vậy thì tại sao nghề nhà giáo lại được tôn vinh trong xã hội như nậy, những

người thầy, người cô đã đóng góp vai trò thế nào trong cuộc đời của mỗi người? Nghề nhà giáo - \"Làm dâu trăm họ\" Tận tụy ngày đêm với \"đàn con\" Chắc chẳng có nghề nào mà mỗi ngày lại phải đối mặt, giao tiếp với cả trăm con người như nghề nhà giáo. Cứ mỗi tiết học là có cả 40-50 cặp mắt luôn dõi theo theo từng cử chỉ, lời nói. Mỗi ngày có từ 7- 8 tiết học, có ngày giáo viên phải liên tục đứng lớp tới cả 4-5 tiết. Bước đi trên bục giảng, bước đi khắp lớp học, hì hụi viết bài trên bảng, hít phấn thường xuyên. Nhiều thầy cô giáo thường bị ho hay hen do hít nhiều bụi phấn. \"Tóc thầy bạc trắng vì bụi phấn\"

Nghề nhà giáo Thức đêm hôm để chuẩn bị bài giảng, chấm vở bài tập, chấm bài thi kiểm tra Nói học sinh vất vả một thì giáo viên vất vả gấp mười. Ngày ngày lên lớp giảng bài cho cả vài trăm học sinh, tối đêm về lại cặm cụi chấm bài thi, chuẩn bị bài giảng cho . ngày mới. Vậy đó, người ta chỉ cần biết nhìn vào kết quả học sinh mà đánh giá về cách dạy, truyền đạt của thầy cô. Đó cũng là lý do tại sao các thầy cô lại ưu ái các bạn học khá trong lớp hơn, chẳng phải chính là kết quả cho thấy khả năng truyền đạt của mình có hiệu quả sao? Mỗi khi đến kỳ kiểm tra cuối năm là biết bao nhiêu công việc dồn xuống đầu các thầy cô. Lo việc ra đề thi, rồi lên kế hoạch ôn thi cho các học sinh, trông thi, chấm bài thi, vào điểm sổ.... đủ thứ việc trên đời mà quay cuồng.

Nghề nhà giáo-Nhiều lần muốn bỏ nghề vì lương “bèo” không đủ sống Các thầy cô giáo khi mới bắt đầu bước vào nghề cũng chỉ là những cô cậu sinh viên vừa mới ra trường. Còn nhiều sự lo lắng, bỡ ngỡ khi trực tiếp đứng trên bảng giảng dạy cho cả mấy em học sinh. Mức lương của giáo viên cũng tính theo bậc nhà nước, lương khá thấp, được nhiều người nói là “quá bèo”. Nhiều thầy cô , đều thú nhận rằng, tiền nhà giáo không đủ để chi trả sinh hoạt phí hàng ngày huống hồ là cho gia đình. Nhưng sau tất cả, nhờ vào đam mê với nghề mà các thầy cô không quản ngày đêm, công sức để \"chèo lái con thuyền tri thức cập bến\"

Nghề nhà giáo - Mệt mỏi vì lũ học sinh “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” Trường lớp nào chẳng vậy, luôn có nhiều nhiều th ể loại tính cách học sinh. Có nhiều em rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, bảo gì nghe nấy. Thế nhưng phần nhiều lại là các em rất bướng bỉnh, bất trị, luôn muốn nổi loạn. Thầy cô đau đầu vì học sinh ngủ gật trong giờ, nói chuyện, làm việc riêng, nghe điện thoại hay không chịu làm bài tập về nhà… Nhiều học sinh tỏ ra thách thức các thầy cô giáo, lén lút thực hiện sai các quy định về trang phục đầu tóc vì muốn thể hiện cá tính riêng của minh.

Nguồn gốc ngày Nhà Giáo Việt Nam Và để thể hiện niềm cảm ơn sâu sắc nhất đến nhưng người lái đò ấy, từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Lần đầu tiên ngày \"Quốc tế Hiến chương các nhà giáo\" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người. Bởi vậy, ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Điều này vô cùng phù hợp với một dân tộc hiếu học và truyền thống tôn sự trọng đạo như Việt Nam. Ngày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình. Dù đang ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp đến thầy cô.

Nghề nhà giáo vất vả thật đấy, nhưng cũng nhiều niềm vui khi thấy các học trò của mình trưởng thành, đi làm các công việc và đạt nhiều thành tích cao. Niềm vui của nhà giáo chỉ đơn giản là như vậy đó! Chẳng cần gì cao sang, nghề nhà giáo vẫn cứ nghiễm nhiên đứng lên thứ hạng hàng đầu của xã hội, một nghề cao quý mà bộn bề lo toan. Nhân dịp 20-11, ngày nhà giáo Việt Nam, tập thể lớp 11A3 xin được gửi lời chúc mừng tới tất cả các thầy cô giáo đã và đang hoạt động trong ngành giáo dục và đặc biệt là thầy cô đang công tác tại trương THPT HH1 nói riêng : “Chúc các thầy các cô một sức khỏe dồi dào để có thể chèo lái con thuyền chở các em học sinh cập bến bờ tri thức, cập bến tương lai và gửi đến thầy cô những lời cảm ơn chân thành nhât”

2. Ngôi nhà thứ hai Trường THPT Hiệp Hòa số 1 Trường THPT Hiệp Hòa số 1 được thành lập tháng 11 năm 1961. Trong suốt chặng đường hơn nửa thế kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Bắc trước đây, tỉnh Bắc Giang hiện nay, sự giúp đỡ tích cực của nhân dân địa phương, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, Trường THPT Hiệp Hòa số 1 đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Suốt mấy chục năm qua, Trường luôn nỗ lực phấn đấu để vươn lên trở thành một trong những đơn vị xuất sắc của ngành Giáo dục Hiệp Hòa cũng như tỉnh Bắc Giang.



Thời kì đầu cùng với những khó khăn Ngay từ những ngày mới được thành lập, lớp cấp 3 đầu tiên của trường chỉ có 01 lớp với 26 học sinh (năm học 1961- 1962). Khóa học 1962-1963 tiếp theo lớp 8 có 35 học sinh. Năm học 1963-1964 trường đã có 01 lớp 8, 01 lớp 9, 02 lớp 10. Rồi Trường cấp 3 Hiệp Hoà phát triển dần lên thành 13 lớp với quy mô 600 học sinh đáp ứng nhu cầu học tập của con em Hiệp Hòa. Vào mùa thu năm 1965, khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều thầy giáo và học sinh nhà trường đã gấp trang sách, tạm gác bút, sẵn sàng tình nguyện lên đường đánh giặc theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Và trong cuộc chiến đầy khốc liệt ấy, nhiều thầy giáo, học sinh nhà trường đã hy sinh anh dũng. Đó là những

năm tháng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh, song cũng là những năm tháng oanh liệt, hào hùng rất đáng trân trọng và tự hào của thầy và trò Trường Phổ thông cấp 3 Hiệp Hoà. Bom đạn của kẻ thù không làm nhụt được ý chí của thầy và trò Trường Phổ thông cấp 3 Hiệp Hoà; mà trái lại trong điều kiện trường lớp bị bom Mỹ phá hoại, song thầy trò nhà trường quyết tâm khắc phục khó khăn, ổn định trường lớp, củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học, vẫn tiếp nối được truyền thống của một đơn vị tiên tiến.

Một số hình ảnh tư liệu về trường

Hành trình đổi mới, xây dựng và phát triển Giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước trong hành trình xây dựng đi lên chủ nghĩa xã hội, lần đầu tiên, sau 30 năm kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nền Giáo dục nước nhà mới được thống nhất. Thời kỳ này cũng là thời kỳ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục; chuyển đổi từ hệ thống giáo dục phổ thông hệ 10 năm sang giáo dục phổ thông hệ 12 năm. Nhà tường tiếp tục thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành, Nhà trường gắn liền với xã hội”, nhằm củng cố ổn định chất lượng giáo dục toàn diện. Bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng, Trường được mang tên Trường

PTTH số 1 Hiệp Hoà. Chi bộ Đảng là hạt nhân lãnh đạo và quán triệt quan điểm: “Trí tuệ, đổi mới, đoàn kết, dân chủ”. Mục tiêu chung của nhà trường là phấn đấu thực hiện chiến lược “Giáo viên giàu về trí tuệ và đời sống tinh thần, không ngừng đựơc cải thiện về vật chất; học sinh ngoan, học tập tiến bộ; nhà trường mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh”. Đây cũng là giai đoạn nhà trường đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Từ năm 2001 đến nay, trường được mang tên Trường THPT Hiệp Hòa số 1. Đến nay trường đã có cơ ngơi khang trang, hiện đại giữa thị trấn Thắng với quy mô 36 lớp, 90 cán bộ giáo viên, nhân viên với 1560 học sinh. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành

giáo dục - đào tạo có nhiều đổi mới, giáo dục THPT học theo chương trình sách giáo khoa mới. Nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư trang thiết bị trường học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Với mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” dưới ánh sáng nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và của Đại hội Đảng bộ các cấp, đòi hỏi thầy và trò Nhà trường phải tập trung những nỗ lực mới cao hơn nữa, để tham gia tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như công cuộc xây dựng quê hương Hiệp Hòa giàu đẹp, văn minh.

Trường THPT Hiệp Hòa số 1 hiện nay

Những thành công đã đạt được Dưới mái Trường THPT Hiệp Hòa số 1, lớp lớp các thế hệ học sinh đã vượt mọi khó khăn thử thách, ra sức học tập và rèn luyện để khi rời ghế nhà trường tiếp tục học tập, trưởng thành, đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, của quê hương Hiệp hòa nói riêng. Các cựu học sinh của trường đã có mặt trên khắp mọi miền của tổ quốc, ở nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có nhiều học sinh thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, nhiều học sinh đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý cao cấp, các chủ doanh nghiệp và cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tiếp nối truyền thống của nhà trường qua các thời kỳ, với những thành tích đã đạt được, Trường THPT Hiệp Hòa số 1 đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1985, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1996, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2001, đạt trường chuẩn quốc gia năm 2007; năm học 2009- 2010 được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Những phần thưởng cao quý đó là

sự ghi nhận xứng đáng quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của các thế hệ thầy cô và học sinh đi trước, đồng thời là sự khích lệ, động viên thầy và trò nhà trường hôm nay phấn đấu vươn lên, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dạy và học. Năm 2021, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập, Trường THPT Hiệp Hòa số 1 vinh dự được Thủ tướng Chính phủ ký tặng Bằng khen, để ghi nhận những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Hòa nói chung, của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường nói riêng. Cùng với sự tâm huyết , nỗ lực cố gắng, nhà trường, thầy cô đã ươm mầm , đào tạo nên những tấm gương sáng :



Ngàn lời tri ân





















Góc giải trí

Danh ngôn , tục ngữ Gôlôboolin Nếu người kỹ sư vui mừng Mustafa Kernal Ataturk nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân Một thầy giáo tốt như mỉm cười nhìn đồng lúa mình một ngọn nến- ngọn vừa mới trồng, thì người giáo nến cháy để soi đường viên vui sướng khi nhìn thấy học cho những người khác sinh đang trưởng thành, lớn lên. William Butler Yeats Comenxki Dạy học không phải là Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý làm đầy một thùng Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nước mà là thắp sáng nghề dạy học. một ngọn lửa. Malala Yousafzai Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ, một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới Tục ngữ Việt Nam Mark van Doren Một chữ cũng là thầy, nửa chữ Nghệ thuật dạy cũng là thầy. học chính là nghệ thuật giúp ai đó Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn khám phá. con hay chữ phải yêu kính thầy. Không thầy đố mày làm nên

Thơ Một đời người - một dòng sông... Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ, 5 bài thơ ngắn mà sâu nặng tình thầy trò ảnh 3 \"Muốn qua sông phải lụy đò\" Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa Tháng năm dầu dãi nắng mưa, Con đò trí thức thầy đưa bao người. Qua sông gửi lại nụ cười Tình yêu xin tặng người thầy kính thương. Con đò mộc - mái đầu sương Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày, Khúc sông ấy vẫn còn đây Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông... (Người lái đò-Thảo Nguyên) Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thuở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thêm yêu tiếng hát mẹ cười Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra… (Nghe thầy đọc thơ-Trần Đăng Khoa)

Thầy Ơi Tri ân thầy cô Cây phượng già treo mùa hạ trên cao Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp: Kính chúc thầy cô sức khỏe tràn! “Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…” Nhân ngày lễ đến, rộn ca vang Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao. Tri ân nghĩa cử, tâm trong sáng Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào Dậy dỗ trò ngoan học vững vàng! Con nao nức bước vào trường trung học Đất nước mong chờ người xứng đáng! Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc Công thành toại nguyện, mãi vinh danh Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao. Ơn người chỉ dẫn, bao tri thức Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau? Cảm khái cho đời trí tuệ khai! Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi? Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau? Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao Vai áo bạc như màu trang vở cũ Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi! NHỚ MÃI LỜ I CÔ – Phan Thị Tuyết Vân Xa mái trường thân yêu. Những bài giảng thân thương. Đã bao lâu rồi nhỉ. Thấm vương đầy bụi phấn. Những lời cô thủ thỉ. Cô như vầng trăng sáng. Em nhớ đến bây giờ. Dẫn lối đường em đi. Ngày ấy tuổi mộng mơ. Nghe tiếng gió thầm thì. Hay thẫn thờ thổn thức. Mà lòng xao xuyến mãi. Trái tim non rạo rực. Suốt đường đời bươn chải. Mùa phượng thắm sân trường. Luôn khắc nhớ ân tình….!!!

Lời Gửi lời chúc tới thầy cô giáo Người chèo thuyền chở Đạo sang sông Bao năm chăm bón vườn hồng Chờ ngày ra nụ trổ bông thơn lừng Ngày kỷ niệm tưng bừng khắp phố Mọi con đường đại lộ nở hoa Ơn thầy nghĩa tựa công cha Rèn từng con chữ để mà lớn khôn Bao ngày tháng văn ôn võ luyện Dốc sức mình với chuyến đò ngang Bốn mùa mưa gió chẳng màng Sớm khuya vẫn lật từng trang sử đời Chồng giáo án là lời tâm huyết

chúc Trọn một đời truyền hết sức tâm Cho đất nước một màu tươi sáng Cho cuộc đời những áng hùng ca Cho thêm cuộc sống chan hòa Cho đời đẹp những bông hoa đủ màu Công ơn ấy biển sâu nào sánh Núi non nào vai gánh tri ân Hết cho tất thảy một lần Công thầy cô dạy cán cân nào bằng Lời chúc muộn vầng trăng sáng tỏ Cùng thời thơ kèm bó hoa tươi Hương Vang xin gửi tới người Thầy cô lời chúc sáng ngời niềm tin.

T ri Thu tàn trời đã sang đông Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy Người trao khát vọng hôm nay Chắp cho đôi cánh em bay vào đời Bao chuyến đò lặng không lời Ươm mầm xanh tốt rạng ngời tương lai Bên trang giáo án miệt mài Hao gầy tâm huyết năm dài tháng qua Từng câu từng chữ ê a Bao lời dạy dỗ thiết tha nồng nàn Mõi mòn khuya sớm gian nan Nhiều đêm tắt tiếng ho khan quặn lòng Bao thế hệ đã sang sông

Ân Thầy cô luôn mãi vọng trông theo cùng Mặc cho mưa gió bão bùng Vẫn âm thầm thắp sáng vùng trời mơ Hôm nay kính dệt vần thơ Tri ân hai tiếng… vô bờ khắc ghi Nẻo đời dẫu có thịnh suy Dù bao gian khó mãi ghi ơn dầy Mừng ngày nhà giáo hôm nay Kính dâng lời chúc cô thầy muôn nơi An khang hạnh phúc rạng ngời Gia can êm ấm trọn đời yêu thương Dẫu cho cách trở ngàn phương Lòng hoài khắc khoải vấn vương cô thầy

ÂM NHẠC







Truyện cười


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook