Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Published by Tủ Sách Tịnh Nghiệp, 2021-09-22 01:01:04

Description: Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Keywords: Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

Search

Read the Text Version

Mười Phương Như Lai Nhớ Nghĩ Chúng Sanh Như Mẹ Nhớ Con Tranh và lời: Họa sĩ Lâm Cự Tình - Malaysia Chuyển ngữ: Nhóm Tịnh Nghiệp

ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG Đời Đường, Sa môn Thiên Trúc Bát Thích Mật Đế dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ Pháp vương tử Đại Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, và bạch Phật rằng: Con nhớ thuở xưa, hằng hà sa kiếp, có Phật ra đời, tên là Vô Lượng Quang. Mười hai đức Như Lai, liên tục xuất hiện trong một kiếp. Đức Phật sau cùng, tên là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đức Phật đó dạy con, niệm Phật tam muội. Ví như có người, một thì chuyên nhớ, một lại chuyên quên. Nếu hai người này, có gặp nhau thì cũng như không gặp, có thấy như không thấy. Nếu hai người cùng nhớ nhau, càng nhớ càng sâu đậm. Nhớ nhau như vậy từ đời này sang đời khác, như bóng với hình, không hề trái ngược. Mười phương Như Lai, nhớ nghĩ chúng sanh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, dù nhớ ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, mẹ con đời đời, chẳng rời xa nhau. Nếu tâm chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai, chắc chắn thấy Phật. Cách Phật không xa, không cần dùng phương tiện nào khác, mà tâm tự khai ngộ. Như người thợ nhuộm hương liệu, thì trên người có mùi thơm, cho nên gọi là: Hương Quang Trang Nghiêm. Nhân địa của con, dùng tâm niệm Phật, nhập vô sanh nhẫn; nay ở thế giới này, thu nhiếp người niệm Phật, đưa về Tịnh Độ. Phật hỏi về viên thông, con không chọn lựa nào khác: nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc tam ma địa, đó là bậc nhất.

TRUYỆN TRANH ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG

Trong pháp hội Lăng Nghiêm ở Tinh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ thuộc miền trung Ấn Độ, Bồ tát Đại Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát cùng tu Niệm Phật Tam Muội, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật. Bạch Bồ tát Đại Thế Tôn! Con Thế Chí nhớ lại vô lượng đại kiếp quá khứ 4 về trước,

VÔ có Phật LƯỢNG ra đời, danh QUANG hiệu là Vô PHẬT Lượng Quang Phật. 5

Trong một kiếp này, tổng cộng có mười hai Đức Phật liên tục ra đời giáo hóa chúng sanh. 6

Đức Phật sau cùng hiệu là SIÊU NHẬT NGUYỆT QUANG NIỆM Đức Phật PHẬT dạy con tu tập TAM MUỘI Niệm Phật Tam Muội 7

Ví như có một hai người: người này luôn tưởng nhớ người kia, NHỚ nhưng trong tâm người kia thì không có người này, và đã quên người này mất rồi. 8

Hai người này cho dù tình cờ gặp nhau cũng như không gặp vậy, cho dù thấy nhau cũng như không thấy vậy. 9

Nếu hai người này luôn nhớ nghĩ đến nhau, Từ đầu đến cuối khó mà đoàn tụ được… tâm niệm sâu sắc, càng nhớ nghĩ lại càng sâu, không cách xa nhau. 10

Nhớ nghĩ lâu dài như vậy thì sẽ không quên nhau, chắc chắn đời đời kiếp kiếp như bóng theo hình, sẽ không rời xa nhau. 11

Mười phương Chư Phật, nhớ nghĩ đến chúng sanh, TRỜI cũng TU LA giống như mẹ hiền luôn nhớ nghĩ đến con. NGƯỜI ĐỊA NGẠ SÚC NGỤC QUỶ SANH 12

Nếu con bỏ đi biệt tích, dù cho mẹ hiền có ngày đêm mong nhớ thì liệu có ích gì đâu? 13

Còn nếu con cũng nhớ nghĩ về mẹ, tha thiết như mẹ nhớ nghĩ về con, 14

thì hai mẹ con đời đời kiếp kiếp không còn cách xa nhau nữa. A Nếu trong ADI tâm chúng sanh, A luôn luôn nhớ ĐÀ Phật, luôn luôn PHẬT DI DI niệm Phật, A ĐÀ A ĐÀDI PHẬT ĐÀ PHẬT A DI DI PHẬT AĐÀ A ĐÀ PHẬT DIDI PHẬT ĐÀ PHẬT ĐÀ PHẬT 15

hiện tại hoặc tương lai, chắc chắn thấy được Phật, 16

cách Phật không còn xa nữa. PHÁP MÔN NIỆM PHẬT này không cần dùng phương tiện nào khác, 17

Như tự nhiên được người thợ khai ngộ chân tâm, thấy được Phật tánh nhuộm thanh tịnh vốn có hương liệu, trong tự tánh. Pháp môn thì trên niệm Phật này người tự nhiên sẽ có như người hương thơm nhuộm hương vậy. thơm Phật, tắm mình trong hào quang của Phật, cho nên gọi là HƯƠNG QUANG TRANG NGHIÊM 18

VÔ Lúc con là dùng tâm mới bắt đầu niệm Phật, không hề tu hành, gián đoạn, và đã chứng được Vô SANH Sanh Pháp Nhẫn. PHÁP NHẪN 19

Hiện giờ thu nhiếp con thị hiện tất cả chúng ở Thế giới sanh niệm Ta Bà, Phật, 20

NIỆM PHẬT SIÊU THOÁT LUÂN HỒI đưa về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc. 21

Chú thích: Viên thông có Bạch Thế ý nghĩa là thông đạt viên Tôn! Ngài hỏi mãn, giác ngộ triệt để. con pháp môn nào viên thông nhất, con không Ý MẮT Chỉ chọn cần suy nghĩ, THU NHIẾP không chọn THỊ GIÁC TH SÁU CĂN, lựa gì khác. TAI ÍNH GIÁC XÚC GIÁ Ý NIỆM HỨU GIÁC THÂN MŨIC K VỊ GIÁC LƯỠI 22

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT 23

làm cho A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT ntịliniệêhmnntPiụAệhcmậ,DtI ĐÀ PHẬTT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DT AD không gián I ĐÀ PIHĐẬÀ TPHẬTI ĐÀ PHẬTI ĐÀ PI đoạn T ĐÀ PHẬ A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬTA DIĐÀ PHẬTA DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬ T T A DI ĐÀ PHẬT AD ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A D A DI DI ĐÀ PHẬT PHẬ A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A HẬĐÀ A DI ĐÀ PHẬT T T A DI ĐÀ PHẬT DI ĐÀ AD PHẬT A DI ĐÀ PHẬT PHẬ ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT AD AT I ĐÀ A DI ĐÀ PHẬT DI A A DI ĐÀ PHẬ DI PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A A IĐÀ A DI ĐÀ PHẬT DI ĐÀ PHẬT AD DI ĐÀ ĐI PHẬ ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT T AD PHẬT A A DI ĐÀ PHẬT DI ĐÀ ÀI ĐÀPPHẬT PHẬ A A DI ĐÀ PHẬT ĐÀ A DI ĐÀ PHẬT DI A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A HẬA DITĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A ADDI ĐÀIPH PHẬT ẬT A DI A DI ĐÀ PHẬT ĐÀ PHẬT ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ DIẬTAĐ DÀIAPĐDIÀHĐAPẬÀDIHTPĐẬHÀTPẬHTẬTAAADAIDDIDIIĐĐĐĐÀÀÀÀPPHPPHẬHẬHTTẬẬTTA A DI ĐÀ PH A DI ĐÀ PHẬT PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI A ĐÀĐÀPH AĐÀ P DI ĐÀ PHẬT A DI DI A A ẬT ĐÀ PHẬT A DI PĐÀ A DI DI PHẬT A DI HPH ĐÀ ẬT ẬAĐÀ T A DI ĐAÀDPIHĐÀ PHA DI ĐÀ PHDI ĐÀ PHPH PHẬT A DIA DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT ẬT ĐÀ ĐÀ ẬT ĐÀ PHẬT A DIA DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT ẬT A DIẬTA DI AĐDÀI PĐÀHPẬHTẬT AADIDIĐĐÀÀ PPHHẬẬTT A DAIDĐIÀĐPÀHẬPTHẬTA ẬT 24

thì sẽ được Cho nên con NIỆM PHẬT cho rằng TAM MUỘI, chứng nhập NIỆM PHÁP MÔN PHẬT VIÊN NIỆM PHẬT THÔNG. là thù thắng bậc nhất! 25

NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT 26

GIỚI THIỆU VỀ BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ Đại Thế Chí, dịch ý là “Đắc Đại Thế”, “Đại Tinh Tấn”. Vị Bồ Tát này dùng ánh sáng trí tuệ chiếu sáng rộng khắp, làm cho chúng sanh thoát khỏi ba đường ác, được sức mạnh vô thượng; lúc Bồ Tát làm như vậy, tất cả đất đai trong mười phương thế giới đều chấn động, nên gọi là Đại Thế Chí. Tịnh Độ Tông thờ cúng Tây Phương Tam Thánh: A Di Đà Phật đại biểu cho “Bản thể”; Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, đại biểu cho “Hạnh”; Đại Thế Chí Bồ Tát trí tuệ đệ nhất đại biểu cho “Giải”. Theo ghi chép trong Kinh Lăng Nghiêm, nhân địa tu hành của Đại Thế Chí Bồ Tát là Niệm Phật Tam Muội, “dùng tâm niệm Phật, nhập vô sanh nhẫn”; nay nhiếp thọ chúng sanh niệm Phật ở Thế giới Ta Bà này đưa về Tịnh Độ. Trong hội Lăng Nghiêm, Bồ Tát đề xuất: “mười phương Như Lai, nhớ nghĩ chúng sanh, như mẹ nhớ con. … Nếu tâm chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tại hoặc tương lai, chắc chắn thấy Phật.” Cho nên pháp môn mà Bồ Tát khai thị là: “nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc tam ma địa, đó là bậc nhất”, đã trở thành quy tắc chuẩn mực quan trọng của người tu Tịnh Độ sau này. Theo ghi chép trong Kinh Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc, nếu có chúng sanh nào niệm A Di Đà Phật, phát nguyện vãng sanh Thế giới Cực Lạc thì A Di Đà Phật liền cử hai mươi lăm vị Bồ Tát như Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát v.v… bất cứ lúc nào, nơi nào đều bảo hộ người đó. Còn về hình tướng thì theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, trong thiên quan (mão đội đầu) của Bồ Tát có năm trăm hoa báu, trong mỗi hoa báu lại có năm trăm đài báu, mỗi một đài báu lại hiện ra tướng cõi nước thanh tịnh vi diệu của mười phương Chư Phật; búi tóc trên đỉnh đầu như hoa bát đầu ma (xích liên hoa), trong búi tóc để một cái bình báu; những điểm thân tướng còn lại không khác nhiều so với Quan Thế Âm Bồ Tát. 27

ẤN QUANG ĐẠI SƯ LUẬN VỀ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG (trích) Ấn Quang Đại sư vô cùng xem trọng Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương trong Kinh Lăng Nghiêm, hết lòng hoằng dương tán thán, không những đem chương này thêm vào Tịnh Độ Tứ Kinh, lập thành Tịnh Độ Ngũ Kinh*, mà trong lúc khai thị cho đệ tử còn tùy theo căn cơ mà chỉ rõ, nhiều lần nhấn mạnh diệu pháp niệm Phật: nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục. Dưới đây xin sưu tầm những lời khai thị có liên quan của Đại sư trong bộ Văn Sao như sau: 1. ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG TRONG KINH LĂNG NGHIÊM LÀ LỜI KHAI THỊ HAY NHẤT VỀ NIỆM PHẬT. Trong Văn Sao Tục Biên, Quyển Hạ, phần “Lời Tựa tái bản Tịnh Độ Ngũ Kinh – Dân Quốc năm 22**”, Đại sư nói: “Các Kinh Đại Thừa nói về người tu Tịnh Độ nhiều không kể xiết, mà Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương trong Kinh Lăng Nghiêm thật sự là lời khai thị hay nhất về niệm Phật. Chúng sanh nếu nhiếp được hết sáu căn, dùng tịnh niệm liên tục để niệm Phật, thì hiện tại hoặc tương lai chắc chắn thấy Phật, gần thì chứng viên thông, xa thì thành Phật đạo, há chẳng được sao?” Cũng trong Văn Sao Tục Biên Quyển Hạ, phần “Bài ký về việc xây dựng đại điện đạo tràng chuyên tu Tịnh Độ núi Linh Nham”, Đại sư cũng nói: “Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương trong Kinh Lăng Nghiêm thật sự là lời khai thị hay nhất về niệm Phật.” *Tịnh Độ Ngũ Kinh: năm Kinh Tịnh Độ, gồm Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương và Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm. **Dân Quốc năm 22 – Dương lịch 1933 28

Trong Văn Sao Tục Biên, phần “Đại Thế Chí Bồ Tát Kệ Tán”, Đại sư khen rằng: “Thế Chí Bồ Tát đức vô cùng tận, phò trợ Di Đà thả thuyền từ. Cứu khổ chúng sanh như Quán Tự Tại Bồ Tát, dẫn dắt chúng sanh về Tây Phương chẳng khác chi Phổ Hiền Bồ Tát. Nhân địa tu hành dùng hết căn - trần - thức, chứng quả đạt trọn lý viên thông. Nhiếp người niệm Phật về Tịnh Độ, ân đức này đời đời không thể nào quên được.” “Đại Thế Chí làm lợi ích sâu rộng cho chúng sanh, chuyên chú trọng pháp môn niệm Phật. Dùng tâm như con nhớ mẹ để nhớ nghĩ Thế Tôn, liền được nương nhờ vào ân Phật. Khế hợp hai thứ nhân tâm và quả giác, liền phản bổn hoàn nguyên (khôi phục bản tánh vốn có). Nhiếp hết sáu căn, hay không thể luận bàn, nguyện cầu cho được lưu truyền khắp pháp giới.” 2. “NHIẾP HẾT SÁU CĂN, TỊNH NIỆM LIÊN TỤC” LÀ PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT HAY NHẤT. Trong Tục Biên Quyển Thượng, phần “Thư trả lời cư sĩ Ngô Hy Đạo” khen rằng: “nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục là phương pháp niệm Phật hay nhất”. Trong Tục Biên Quyển Thượng, phần “Thư trả lời Huyễn Tu Đại sư” có khai thị: “Phương pháp thực hành niệm Phật hay nhất là nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Trong Tam Biên Quyển Hai, phần “Thư thứ tám trả lời cư sĩ Trương Thự Tiêu”, Đại sư nói: “Nhiếp hết sáu căn là phương pháp niệm Phật hay nhất”. Tam Biên Quyển Bốn, phần trả lời câu hỏi của cư sĩ Du Đại Tích: “Nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục là phương pháp chế phục tâm hay nhất”. Văn Sao Tục Biên Quyển hạ có yếu chỉ Tịnh Độ sau: “Còn về quy tắc tu trì, thì luôn như con nhớ mẹ, đi đứng nằm ngồi, nói năng, im lặng, giao tiếp, một câu Phật hiệu, liên tục không dứt, dù có việc gì, cũng không gián đoạn. Nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục. Người làm được vậy, chắc chắn vãng sanh Tịnh Độ”. 29

Trong Văn Sao Tam Biên Quyển Ba phần Thư thứ nhất trả lời cư sĩ Khang Ký Dao: Pháp môn niệm Phật dùng ba pháp Tín Nguyện Hạnh làm Tông; lấy Bồ Đề tâm làm căn bản; lấy “tâm này làm Phật, tâm này là Phật” làm ý nghĩa chân thật của “nhân trùm biển quả, quả thấu nguồn nhân”; dùng “nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục” làm công phu hạ thủ thiết yếu nhất. Theo đấy mà hành, tâm lại có thể thường không rời tứ hoằng thệ nguyện thì tâm hợp với Phật, tâm hợp với đạo, hiện đời sẽ nhập vào dòng thánh, lâm chung lên thẳng thượng phẩm, ngõ hầu không uổng một đời này vậy! 3. KHEN NHIẾP HẾT SÁU CĂN LÀ BÍ QUYẾT NIỆM PHẬT. Văn Sao Tam Biên Quyển Một, phần “Thư trả lời Đại sư Minh Tánh”: Câu cuối của Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương trong Kinh Lăng Nghiêm ghi rằng: “Phật hỏi về viên thông, con không chọn lựa, nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc tam ma địa, đó là bậc nhất”. “không chọn lựa” là dùng hết căn - trần -thức - đại để niệm Phật. Niệm Phật dựa vào Phật lực để thoát sanh tử. Thiền Tông dựa vào tự lực để thoát sanh tử. Người ngày nay có thể ngộ thiền không thấy nhiều, huống hồ là chứng Tứ Quả (trong Tạng giáo) và Thất Tín (trong Viên giáo). (Tứ Quả và Thất Tín mới liễu thoát sanh tử). Nhiếp hết sáu căn, bắt đầu ở nơi nghe. Bất luận niệm lớn tiếng hay niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm trong tâm, đều phải nghe rõ ràng rành rẽ từng câu từng chữ. Đó là bí quyết niệm Phật vậy. Ba thứ Tín, Nguyện, Hạnh là cương yếu của Tịnh Độ. “Nhiếp hết sáu căn” là bí quyết niệm Phật. Biết được hai điều này rồi thì không cần đi hỏi người khác chi nữa! 30

4. CHỌN ĐẠI THẾ CHÍ NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG TRONG KINH LĂNG NGHIÊM NHẬP VÀO TỊNH ĐỘ NGŨ KINH. Tăng Quảng Quyển Một, phần “Thư thứ tư trả lời cư sĩ Vĩnh Gia Mỗ”: “Chương Đại Thế Chí Bồ Tát ở cuối Quyển Năm Kinh Lăng Nghiêm là lời khai thị tối thượng của Tịnh Độ Tông. Chỉ một chương này đã có thể thêm vào Tịnh Độ Tứ Kinh, lập thành Tịnh Độ Ngũ Kinh, ngại gì thêm chút văn tự chứ!” Văn Sao Tục Biên, Quyển Hạ, phần “Lời Tựa tái bản Tịnh Độ Ngũ Kinh”: “Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương trong Kinh Lăng Nghiêm thật sự là lời khai thị hay nhất về niệm Phật. Chúng sanh nếu thật có thể nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục để niệm Phật thì “hiện tại hoặc tương lai chắc chắn thấy Phật”, gần thì chứng viên thông, xa thì thành Phật đạo, há lại không được hay sao? Do đó đem chương này xếp sau Tam Kinh, rồi đem Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm ghép vào sau cùng, làm nên một mối duyên khởi lớn cho pháp môn Tịnh Độ, giúp người học kinh biết rõ một pháp môn này thông suốt bản hoài của Phật, so với pháp môn nương vào tự lực đoạn hoặc chứng chân để thoát sanh tử thì mức độ dễ khó khác xa một trời một vực. Do vậy mà chín pháp giới cùng quy về [pháp môn niệm Phật], mười phương cùng tán thán, ngàn kinh đều xiển dương, vạn luận đều tuyên nói vậy. Bản khắc Tịnh Độ Tứ Kinh ở Kim Lăng nay đã mờ. Người tu Tịnh Độ không có bản in rõ ràng để đọc, cho nên khi khắc bản kẽm thì bổ sung thêm Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương vào sau Tam Kinh, gọi là Tịnh Độ Ngũ Kinh. Nếu luận về duyên khởi của pháp môn [Tịnh Độ] thì nên xếp Kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên, nhưng nay vì để tiện cho việc đọc tụng nên xếp Kinh A Di Đà đứng đầu, mong người đọc hiểu cho! 31

5. GIẢI NGHI VỀ ĐẠI THẾ CHÍ NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG. 5.1 Giải nghi về “tánh của ý niệm vốn sanh diệt, sao mà được viên thông” của Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương: Tăng Quảng Quyển Một, phần “Thư trả lời cư sĩ Bộc Đại Phàm”, Đại sư khai thị: “[Cảnh giới] chân như vô tướng thì không có sanh diệt. Trong cửa Phật sự, lại có một pháp nào không sanh diệt sao? Bồ tát Đẳng Giác, phá bốn mươi mốt phẩm vô minh, chứng bốn mươi mốt phần bí tạng, cũng không ra ngoài lẽ sanh diệt. Sanh diệt ấy chính là gốc rễ của sanh tử, cũng là nguồn cội của Bồ Đề, tùy vào người ta vận dụng thế nào mà thôi. Nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục chính là chuyển cái sanh diệt của bội giác hiệp trần (trái ngược với giác, hợp với trần lao) này thành sanh diệt của bội trần hiệp giác (trái ngược với trần, phù hợp với giác) để mong chứng được chân như Phật tánh bất sanh bất diệt vậy.” 5.2 Giải nghi về Niệm Phật Viên Thông của Đại Thế Chí không bằng Nhĩ Căn Viên Thông của Quan Thế Âm: Tục Biên Quyển Hạ, phần“Lời tựa Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm viết bằng chữ Khải cho công chúng đọc tụng” Đại sư Ấn Quang có khai thị rằng: Kinh này (tức Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm) là dạy cho người đa văn như Ngài A Nan và cho người có căn cơ tánh nghe nhạy bén nhất cõi Ta Bà, nên khi Ngài Văn Thù chọn lựa pháp viên thông chỉ lấy pháp môn của Ngài Quan Thế Âm. Mà pháp môn Tịnh Độ niệm Phật phù hợp khắp với căn cơ của tất cả chúng sanh mười phương trong ba đời, nên được xếp vào sau pháp môn của Ngài Di Lặc và trước pháp môn của Ngài Quan Âm, để ngầm chỉ ý nghĩa phù hợp khắp mọi căn cơ chúng sanh, nếu không thì pháp môn này đã xếp vào sau pháp môn của Ngài Hư Không Tạng, trước pháp môn của Ngài Di Lặc rồi. Nói cho sát sao thì các pháp môn thông thường phải đoạn hết phiền não nghiệp hoặc mới có thể liễu sanh thoát tử, vậy chỉ có người lợi căn bậc thượng thượng mới có thể làm được chuyện liễu sanh tử trong đời này. 32

Nếu không thuộc căn tánh như vậy thì hoặc là hai, ba, bốn, năm đời, hoặc là hai, ba, bốn, năm kiếp, hoặc đến trần sa kiếp rồi trần sa kiếp nữa vẫn còn ở trong lục đạo luân hồi, người như vậy thì nhiều lắm! Dựa vào tự lực giới định huệ đoạn hết tham sân si phiền não nghiệp hoặc, khó lắm thay! Huống chi gặp thời mạt pháp, con người căn tánh cạn mỏng, tuổi thọ ngắn ngủi, [thiện] tri thức hiếm hoi, tà ma ngoại đạo tung hoành, chánh kiến hơi kém thì liền rơi vào lưới ma vậy! Duy chỉ có pháp môn Tịnh Độ đặc biệt nương vào thệ nguyện từ bi của A Di Đà Phật và sức tín nguyện nhớ niệm của bản thân mà lúc lâm chung được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nếu là người căn cơ bậc thượng thượng thì mau chứng vô sanh còn kẻ căn cơ bậc hạ hạ thì cũng dự vào dòng Thánh. Lợi ích như vậy, nói sao cho hết được! Nghĩa này chính là nghĩa quy tông ở phần sau cuối Kinh Hoa Nghiêm, chớ đừng vì Quang tôi kém cỏi mà cho là sai lầm, bịa đặt! Nếu chúng ta có đủ lòng tin chân thật và nguyện khẩn thiết như con nhớ mẹ, nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục để niệm Phật thì hai tầng công phu phản niệm niệm tự tánh (xoay cái niệm để niệm nơi tự tánh) của Đại Thế Chí và phản văn văn tự tánh (xoay cái nghe để nghe nơi tự tánh) của Quan Thế Âm sẽ dung hòa vào trong một tâm để niệm vạn đức hồng danh của Như Lai. Ngày tháng dài lâu thì cái tâm nghiệp thức chúng sanh sẽ trở thành bí mật tạng của Như Lai, nên gọi là “lấy quả địa giác làm nhân địa tâm nên được nhân trùm biển quả, quả thấu nguồn nhân” vậy. Người có duyên gặp được pháp môn này thì nên vui mừng thực hành chớ nên xem thường bỏ qua! Đấy là con đường vào cửa Niết Bàn của vi trần Phật, huống chi người thời mạt pháp chúng ta, lẽ nào lại dám không tuân theo sao?” Từ đây có thể biết rằng về mặt phán giáo thì Niệm Phật Viên Thông của Đại Thế Chí thuộc về pháp môn Tịnh Độ đặc biệt, hợp với mọi căn cơ của tất cả chúng sanh ba đời mười phương, không thể nào dùng giáo lý thông thường mà bàn luận được. 33

TRÍCH YẾU PHƯƠNG PHÁP THẬP NIỆM CỦA ẤN QUANG ĐẠI SƯ Lúc niệm Phật, nếu vẫn không có cách nào ngăn chặn được vọng niệm thì phải sử dụng phối hợp phương pháp thập niệm nhớ số. Niệm từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, sau khi niệm xong thì bắt đầu niệm lại từ câu thứ nhất, không được đếm lên hai mươi ba mươi. Khi niệm mỗi một câu danh hiệu Phật, trong tâm phải biết rõ ràng là câu thứ mấy, vừa niệm vừa nhớ, không được lần chuỗi, chỉ được nhớ bằng tâm. Nếu mười câu khó nhớ thì có thể chia ra nhớ hai lần (một đến năm và sáu đến mười), hoặc chia ra nhớ ba lần (một đến ba, bốn đến sáu và bảy đến mười). Niệm cho rõ ràng rành mạch, nghe cho rõ ràng rành rẽ, nhớ cho rõ ràng phân minh, vọng niệm tự nhiên không còn chỗ sanh khởi. Hành trì lâu rồi thì tự nhiên sẽ niệm được nhất tâm. Cả ngày niệm vài chục ngàn câu danh hiệu Phật, từng câu đều nhớ như thế, không những trừ được vọng niệm mà còn dưỡng thần nữa. Đây là phương pháp dành cho người rất bận rộn. Niệm câu danh hiệu Phật trong một hơi thở, bất kể niệm được mấy câu đều tính là một niệm. Niệm mười hơi là đủ, nhiều hơn sẽ dễ bị tổn khí sinh bệnh. Niệm mười hơi như vậy vào hai buổi sớm tối, không được gián đoạn. Mỗi câu danh hiệu Phật phải niệm cho rõ ràng, nghe cho rành rẽ. Niệm thầm hay niệm ra tiếng, niệm nhanh hay chậm đều được, lúc nào và chỗ nào cũng đều niệm được, nhưng trong nhà vệ sinh và trong phòng ngủ thì không được niệm ra tiếng để biểu thị sự cung kính. Dùng chuỗi để niệm Phật sẽ làm mệt thân và làm động tâm trí; dùng phương pháp này lại làm cho thân nhẹ nhàng, tâm an tịnh, có được lợi ích lớn nhất. Có lẽ khi làm việc hơi khó nhớ số, lúc này chỉ cần khẩn thiết mà niệm, không cần nhớ số. Sau khi làm xong công việc thì nhớ số trở lại. Chúng sanh thời mạt pháp, căn tánh chậm lụt, nếu bỏ phương pháp này mà muốn nhiếp được sáu căn, tịnh niệm liên tục thì khó càng thêm khó. Đôi lời nhắn nhủ: Dùng tâm chí thành khẩn thiết để niệm Phật, tự nhiên sẽ được nhất tâm. Nếu vọng niệm khởi lên không cách nào chuyên chú [niệm Phật] được thì phải thâu nhiếp nhĩ căn, chuyên chú lắng nghe tiếng niệm Phật. Bất luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, danh hiệu Phật phải sanh khởi từ trong tâm, miệng niệm ra tiếng rõ ràng, rồi lại từ tai nghe cho rõ ràng mang vào trong tâm, thì vọng niệm tự nhiên tiêu mất. Còn khi niệm thầm thì trong ý niệm phải có cái tướng của miệng niệm. Trích từ “Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục – Chỉ dạy phương pháp tu trì

KỆ HỒI HƯỚNG Nguyện đem công đức này, tiêu trừ túc hiện nghiệp, tăng trưởng phước và huệ, viên thành mọi thiện căn. Tất cả nạn binh đao, cùng với nạn đói kém, thảy đều được diệt trừ, người người nhịn nhường nhau. Người đọc tụng thọ trì, người chuyển tiếp lưu thông, người còn sống an lạc, người đã mất siêu sanh. Gió mưa luôn thuận hòa, dân khỏe mạnh yên vui, hàm thức trong pháp giới, sám hối mọi ác nghiệp. Quay đầu chứng Bồ Đề, không giết còn phóng sanh, hiếu kính đều viên mãn, cùng chứng đạo vô thượng.

ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG Chương này nằm ở cuối Quyển Năm trong Kinh Lăng Nghiêm, chuyên khai thị về phương pháp niệm Phật, vô cùng vắn tắt đơn giản, hai câu trong đó là “nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục” là tôn chỉ cương lĩnh quan trọng nhất. Ý nghĩa của hai câu này là phải thâu nhiếp sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, không để chúng chạy ra ngoài theo ngoại cảnh, chỉ giữ chặt một câu thánh hiệu Di Đà, nỗ lực tinh tấn làm cho niệm Phật được niệm thanh tịnh, liên tục không gián đoạn thì nhất định chứng được viên thông, đắc tam muội, khai trí huệ, vượt tam giới, rốt ráo thành Phật. Cho nên chương này có thể gọi là “Tâm Kinh” của pháp môn Tịnh Độ niệm Phật! HOAN NGHÊNH PHỔ BIẾN - CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG Đọc thêm nhiều truyện tranh Phật giáo, vui lòng vào fan page: Tiếng Hoa - Anh: Tiếng Việt: https://www.facebook.com/terrycomic/ https://facebook.com/phapbaotinhdotong Tải về in ấn: http://www.liaofancomic.com/#4 https://pubhtml5.com/bookcase/ssoc Email: [email protected] Email: [email protected]


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook