Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Đức Dục Khải Mông

Đức Dục Khải Mông

Published by Tủ Sách Tịnh Nghiệp, 2022-11-10 08:09:18

Description: Đức Dục Khải Mông_Ấn Quang ĐS

Keywords: Đức Dục Khải Mông

Search

Read the Text Version

Biên soạn: Ấn Quang Đại Sư Chuyển ngữ: Nhóm Tịnh Nghiệp Minh họa: Hoan Hỉ ĐỨC DỤC KHẢI MÔNG (GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CĂN BẢN)

1. Hiếu thảo cha mẹ: Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, Cha mẹ và ta, đều cùng một thể; Ta yêu thân ta, thì phải hiếu thảo, Không làm việc xấu, cha mẹ vui lòng. Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau. 3

2. Anh em hòa thuận, thương yêu: Anh chị và em, chân tay ruột thịt, Đau thì cùng đau, vui buồn cùng chịu; Anh thương em kính, thuận hòa vui vẻ, Nhịn nhường yêu thương, gia đình hạnh phúc. Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. 4

3. Kính trọng thầy cô: Thầy cô tôn nghiêm, gương mẫu nhân luân ,(1) Học vấn, đạo đức, mẫu mực noi theo; Bồi dưỡng trí tuệ, dạy ta điều tốt, Bất kính cô thầy, sao mà được lợi? (1) Nhân luân: quan hệ đạo đức giữa con người với nhau (giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè…) Ơn thầy soi lối mở đường, Cho con vững bước dặm trường tương lai. 5

4. Chọn bạn mà chơi: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, Chơi với bạn bè, có tốt có xấu; Bạn tốt thì chơi, tránh xa bạn xấu, Khuyên lành răn lỗi, đều nhờ vào đấy. Ra đi vừa gặp bạn hiền, Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời. Ra đi vừa gặp bạn quen, Cũng bằng tắm nước ao sen trước chùa. 6

5. Áo quần: Quần áo che thân, cũng dùng mặc ấm, Vải thô cũng được, tiếc phước dưỡng khiêm ;(2) Đừng mê tơ lụa, vải gấm xa hoa, Hao phước tổn thọ, tự mình hại mình. (2) Tiếc phước dưỡng khiêm: tiết kiệm phước báo, bồi dưỡng sự liêm khiết trong sạch. Nâu sồng nào quản khen chê, Khó thì cho sạch, rách thì cho thơm. 7

6. Ăn chay: Ăn chay cứu mạng, ăn thịt sát sanh, Lúc chết tâm hận, thịt độc không vừa; Đừng ham ăn thịt, ăn rồi phải trả, Đến lúc trả nợ, thật là thảm thương. “Xưa nay trong một bát canh Oán sâu như bể hận thành non cao Muốn hay nguồn gốc binh đao Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”. 8

7. Quý trọng chữ nghĩa: Chữ là vật báo, quý hơn vàng ngọc, Nhờ chữ - người khôn, nếu không - ngu muội ;(3) Đời nếu không chữ, không việc gì thành, Người và thú vật, khác ở điểm này. (3) Nhờ có chữ nghĩa giúp con người thông minh sáng suốt, nếu không thì sẽ ngu si, không hiểu biết. Đọc Sách Mỗi Ngày Là \"Khoản Đầu Tư\" Có Lãi Nhất Của Đời Người. Đọc sách – phương pháp tuyệt vời để trau dồi tri thức, phát triển não bộ và tăng cường khả năng ghi nhớ, giúp phát triển khả năng tư duy sắc bén, rèn luyện sự kiên nhẫn và tập trung, giúp tăng khả năng viết, giao tiếp và nuôi dưỡng tâm hồn. 9

8. Quý trọng lương thực: Lương thực ngũ cốc, nuôi dưỡng con người, Quý trọng ngũ cốc, đó là thiện tâm; Tu thiện thì còn, không tu thì mất, Quý thì được phước, phí thì gặp nạn .(4) (4) Quý trọng lương thực ngũ cốc thì được thêm phước báu, còn lãng phí thì sẽ chuốc lấy tai họa. “Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.” 10

9. Quý trọng thời gian: Bảy mươi vốn hiếm, nháy mắt qua đi ,(5) Qua rồi liền mất, sao dám biếng lười? Nỗ lực chăm học, lập đức lập nghiệp ,(6) Lợi mình lợi người, làm gương cho đời. (5) Người sống đến bảy mươi tuổi xưa nay hiếm có, nhưng bảy mươi năm cũng chỉ qua đi trong nháy mắt. (6) Lập đức lập nghiệp: bồi dưỡng đạo đức, tạo lập nghề nghiệp ổn định. Một tấc thời gian một tấc vàng Tấc vàng khó đổi tấc thời gian Tấc vàng lỡ mất còn tìm được Để lỡ thời gian hết chỗ tìm. 11

10. Coi trọng đạo nghĩa: Mỗi một việc làm, phải hợp đạo nghĩa, Đã hợp đạo nghĩa, việc gì cũng lợi; Tiểu nhân thấy lợi, liền quên đạo nghĩa, Dù được chút lợi, nhưng chịu thiệt thôi. Kẻ vong ân vạn sự bất thành Người bội nghĩa muôn đời thất bại! 12

11. Trong sạch không tham: Phước của đời này, do tu đời trước, Lấy của phi nghĩa, như ăn đồ độc; Trong sạch không nhơ, ngay thẳng chẳng tham, Người đời kính trọng, vẻ vang nào bằng? Người mà phi nghĩa đừng chơi Của mà phi nghĩa mấy mươi chớ mòng. 13

12. Tự biết hổ thẹn: “Thẹn” kia một chữ, lợi ích vô cùng, Có thì gần thánh, không - như thú vật; Có tâm hổ thẹn, trừ bỏ được cả, Như lời Phật dạy, là trang nghiêm nhất. Xin lỗi bạn, mình sai rồi. Lòng biết hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa. Mạnh Tử 14

13. Dốc hết lòng thành: Một lòng chân thành, không hề dối trá, Hiếu thân, tiếp vật ,(7) không có hai lòng; Chỉ mong tròn phận, chẳng tính người hay ,(8) Làm người như vậy, gương mẫu cho đời. (7) Hiếu thân, tiếp vật: hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ; cư xử, đối đãi với mọi người và tiếp xúc với sự vật, sự việc. (8) Chỉ mong làm tròn bổn phận, chẳng bận tâm tới việc người ta có biết tới hay không. Trung thực là một đức tính quý của con người. Dù mọi thứ có bị mài mòn bởi thời gian thì tấm lòng chân thật vẫn như đóa hoa sen tỏa hương thơm ngát. 15

14. Giữ uy tín: Người giữ uy tín, không nói lời ngoa, Nói được làm được, chẳng chút khoe khoang; Người không uy tín, việc làm đều giả, Mọi người đều ghét, trâu ngựa không bằng. Nói chín thì phải làm mười Nói mười làm chín, kẻ cười người chê. 16

15. Nhân từ: Nhân ái từ bi, nguồn sống của tâm, Tâm càng chân thật, phước báu càng nhiều; Nếu thiếu tâm này, tàn nhẫn hà khắc, Dù có túc phước, hết sạch gặp tai .(9) (9) Túc phước: phước báu đời trước. Khi hết phước báu thì sẽ gặp tai họa. Cây xanh thời (thì) lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con. 17

16. Không sát sanh: Hễ là động vật, đều có tri giác, Tham sống sợ chết, quý tiếc mạng sống; Nếu giết để chơi, hay là ăn thịt, Đời này đời sau, ắt bị báo thù. “Mọi người sợ hình phạt, Mọi người thích sống còn; Lấy mình làm ví dụ, Không giết, không bảo giết.” - Kinh Pháp Cú - 18

17. Không trộm cắp: Đồ vật có chủ, không được trộm lấy, Nhỏ thì mất đức, lớn chuốc họa to; Trộm đồ người ta, tổn phước của mình, Muốn kiếm món hời, lại làm mình thiệt. Trộm cắp: Sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… (Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác, chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc trộm cắp). 19

18. Không tà dâm: Dâm dục có hại, hại thân hại chí, Dù là vợ chồng, cũng phải tiết chế; Nếu là tà dâm, càng lại không nên, Chí sĩ xưa(10) nay, không ai dám phạm. (10) Chí sĩ: người có lý tưởng, chí hướng cao xa. Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu Trong vạn cái ác thì dâm đứng đầu. 20

19. Không nói dối: Lời nói tỏ hạnh, hiển bày bổn tâm ,(11) Tâm không chân thật, hạnh sao chánh được? Mong người trẻ tuổi, đừng nên nói dối, Miệng đúng tâm sai, trọn chẳng ra gì! (11) Lời nói là sự biểu lộ của phẩm chất đức hạnh con người, là sự hiển bày nội tâm con người. Đừng nói dối vì nói một câu dối gian lại phải bịa đặt ra mười câu gian dối khác để bù đắp.Bạn có cần phải khổ như vậy ? 21

20. Không hút thuốc: Không nên hút thuốc, để giữ vệ sinh, Hơi thở thường hôi, xông thối trời người; Thuốc phiện thuốc thơm, đều là chất độc, Tốn tiền mua độc, kẻ ngốc đáng thương. Trong khói thuốc lá có đến 7.000 chất hóa học độc hại, trong đó có gần 70 chất gây ung thư… Khi hút thuốc, khói thuốc hít vào sẽ đưa các chất độc hại này theo đường miệng vào bên trong cơ thể con người. Các chất độc tích tụ, phá hủy dần các tế bào trong cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm như các bệnh về phổi (viêm phổi, viêm phế quản phổi, bệnh phổi tắc nghẽn, tràn dịch màng phổi, lao phổi, ung thư phổi), các bệnh về tim mạch, ung thư các bộ phận khác của cơ thể, vô sinh…. 22

21. Không uống rượu: Rượu là chất cuồng, uống vào loạn tánh, Say rồi làm bậy, lễ nghĩa chẳng còn; Tốt nhất không uống, để tránh quá đà, Thông minh trí tuệ, luôn giữ sạch trong. Đừng ai bắt chước kẻ say Uống rượu suốt ngày chẳng kẻ nào thương Lang thang ngõ xóm đầu đường Đứng đi không vững, ngã xuống mương nghe cái ầm. 23

22. Không cờ bạc: Đánh bài đánh bạc, lụn chí mất thời ,(12) Chuyên tâm vào đó, bỏ bê chuyện chánh; Thời gian có hạn, bỏ hết vào chơi, Tan nhà mất của, tội chẳng lúc ngơi. (12) Ý chí lụn bại, tốn mất hết thời gian. Cờ bạc là bác thằng bần Cửa nhà (ruộng vườn) bán hết, tra chân vào cùm 24

23. Không xa xỉ: Xa xỉ khoe giàu, rước họa chuốc hèn ,(13) Quân tử xem thường, đạo tặc đến cướp; Áo vải cơm rau, cung cách thánh hiền, Đời này đời sau, người người học hỏi. (13) Rước lấy tai họa, xa hoa phung phí sẽ dẫn đến sự nghèo hèn. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai 25

24. Không kiêu ngạo Kiêu ngạo khinh người, tự bày khuyết điểm, Người sáng biết rõ, học dưỡng kém thua(14;) Dẫu là bậc thánh, vẫn chẳng khinh người, Tuyệt không phàm thánh, thường giữ trong tâm. (14) Học vấn và tu dưỡng đều còn kém cỏi. Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ. Tự kiêu một chút cũng là thừa. 26

25. Không đố kỵ: Người có tài đức, ta phải ngợi khen, Đối với xã hội, ắt đều cống hiến; Nếu sanh đố kỵ, thì thật ngu si, Nghiệp báo đoạt mất, trí tuệ nhiều đời. Thật may mắn cho ai học được cách khâm phục mà không ghen tị, đi theo mà không bắt chước, khen ngợi mà không tâng bốc và dẫn đường mà không thao túng. 27

26. Không phiến diện: Người mang trí nhỏ, chưa nghe đạo lớn, Luôn chấp ý mình, cho là hay nhất; Đáy giếng nhìn trời, cái thấy nhỏ hẹp, Nếu đến non cao, tự nhìn thấy rõ. “Ếch ngồi đáy giếng” Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết. 28

27. Không nóng giận: Những kẻ phú quý, lòng dạ hẹp hòi, Gặp điều trái ý, nổi giận đùng đùng; Nóng giận vô ích, tự gây phiền não, Rộng lượng khoan dung, của báu vô giá. Đức Phật dạy: Giữ sự tức giận giống như nắm than nóng trong tay với ý định muốn ném nó vào người khác.Và bạn là người duy nhất bị thiêu cháy. 29

28. Không ngại hỏi: Hỏi điều không hiểu, điều mình còn kém ,(15) Muốn người vì mình, phải hạ mình trước; Điều mình không biết, càng phải hỏi người, Học rộng hỏi kỹ, tài năng mới thật. (15) Hỏi những điều mình không hiểu, hỏi nhiều về những điều mình còn kém hiểu biết. “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” 30

Dạy con cái phải bắt đầu từ căn bản Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục Cha mẹ yêu con không gì chẳng quan tâm, chỉ có bệnh tật, hoạn nạn là thêm bận tâm. Con trẻ vừa biết nói liền dạy nó niệm danh hiệu Nam-mô A Di Đà Phật và Nam-mô Quán Thế ÂmBồ Tát, khiến cho những điều kém xấu đã vun bồi trong đời trước của nó, nay nhờ thiện lực này, ắt tai họa sẽ tiêu ngay khi chưa nẩy mầm, được phước nhưng chẳng biết, không còn phải lo ngại các hiểm nạn tai ương, bệnh tật, khổ sở v.v… Khi con vừa hiểu biết đôi chút, liền dạy con trung hậu, khoan dung, nhân từ, kiêng giết, phóng sanh và những sự tích nhân quả ba đời rành rành, ngõ hầu tập thành tánh, ngay từ lúc còn thơ đã chẳng dám giết hại tàn nhẫn các loài trùng kiến nhỏ nhoi, lớn lên quyết chẳng đến nỗi làm điều gian ác, khiến cho cha mẹ, tổ tiên mang nhục lây! 31

Đức Dục Khải Mông (tạm dịch: Giáo Dục Đạo Đức Căn Bản) do Ấn Quang Đại Sư biên soạn, gồm 28 bài kệ, bàn về những việc chính yếu để bồi dưỡng tâm ngay thẳng, ý chân thành, tu sửa bản thân và xây dựng gia đình. Đức Dục Khải Mông sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản dễ hiểu, dễ thực hành. Nếu làm được từng phần một, thì không những tự mình được tốt đẹp mà còn dạy được người khác, làm ổn định xã hội; tự mình làm được hết tất cả, cả mình lẫn người đều được lợi ích. Hoan nghênh phổ biến - công đức vô lượng Xem thêm tại: https://facebook.com/phapbaotinhdotong https://pubhtml5.com/bookcase/ssoc Email: [email protected]


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook