công - và phương pháp này đã được áp dụng trong hàng mấy trăm năm - vẫn là “thổi” thủy tinh. Người thợ “quện” thủy tinh nóng chảy vào đầu một cái ống (bằng sắt?) dài rồi kê miệng vào đầu kia của ống và thổi. Bằng cách này, ở đầu kia, thủy tinh chảy nở phình ra như cái bong bóng xà phòng. Bằng xảo năng, trong lúc thổi, người thợ phải tạo hình và làm sao cho có độ dày thích hợp. Đang khi thổi, thủy tinh bị nguội, người thợ có thể đem vào lò hơ lại cho nóng lên và làm nốt công đoạn cho đến khi hoàn thành món đồ mong muốn. Chỉ vậy thôi, người thợ thủy tinh đã chế tạo ra nhiều đồ vật. Kiếng cũng được tạo ra như vậy. Có điều là là kiếng thường cũng được thổi từ ống đựng thủy tinh nóng chảy rồi làm cho bằng phẳng ra thành kiếng tấm. Kích cỡ của tấm kiếng chế tạo theo cách này tùy thuộc vào cái phổi của người thợ. Ngày nay phương pháp thổi thủy tinh chỉ còn được dùng để chế tạo các dụng cụ khoa học đặc biệt và đắt tiền, cũng như những vật dụng có tính nghệ thuật. Phương pháp thổi thủy tinh “cổ truyền” còn được gọi là phương pháp “tay không” (freehand) nghĩa là không có máy móc dụng cụ gì nhiều. Tuy nhiên ngày nay nhu cầu vật dụng bằng thủy tinh quá lớn đến nỗi phương pháp cổ truyền không thể đáp ứng nổi. Do đó người ta phải mầy mò tìm 200
cách chế ra cái máy thổi thủy tinh. Và vào năm 1930, cái máy thổi thủy tinh tự động đã được sáng chế. Máy này dùng sự “chân không” để hút khối lượng thủy tinh nóng chảy vừa đủ để chế tạo vật dụng mong muốn. Một cái chai chẳng hạn, thoạt đầu là cái cổ chai được “làm khuôn”, sau đó cho thổi không khí vào, thổi tiếp cho đến lúc thành cái chai. Kế đó, cái chai được đem “ủ”, nghĩa làm làm cho nó nguội từ từ để thủy tinh được định hình và cứng ra. Một cái máy như vậy có công suất trong một giờ bằng sáu người thợ làm cả ngày. Máy thổi thủy tinh ngày càng được cải tiến để trở thành hoàn toàn tự động, để thổi nhiều nhiều vật dụng - như cái bóng đèn chẳng hạn - theo nhiều kiểu dáng và kích cỡ mong muốn. Ngày nay hầu hết các đồ dùng thông thường bằng thủy tinh được dùng trên thế giới như chai, lọ, bình bông, ly, chén... đều được “thổi” bằng máy. 112 Bảng hiệu, quảng cáo bằng đèn Neon được chế tạo như thế nào? Bạn có thể tưởng tượng một thành phố lớn hiện đại mà không có đèn quảng cáo bằng đèn néon không? Hình thức quảng cáo bằng đèn này phổ biến đến nỗi ở khắp các thành phố trên toàn cầu đều có. Nhưng đèn néon là gì và chế tạo như thế nào? Néon là một loại khí hiếm, vì 201
nó chỉ chiếm 1/65.000 tỉ lệ không khí. Ấy, chỉ có ít thế thôi mà con người vẫn có thể lấy ra được đặng cho vào bóng đèn mà xài. Vào năm 1898, các ông William Ramsay và M. W. Travers, hai nhà hóa học người Anh, khi chưng cất không khí hóa lỏng đã nhận thấy một chút khí cặn nhỏ còn lại, chính khí cặn này được các ông đặt cho cái tên là “néon” nghĩa là “chất mới”. Néon là thứ không khí không màu, không mùi, không vị. Nó là loại khí “trơ”. Cũng giống như helium và các loại khí nặng khác, néon không chịu kết hợp với các nguyên tố khác. Và vì vậy, người ta chỉ tìm thấy khí “néon” trong trạng thái tự do, nghĩa là “ròng”, không kết hợp với các chất khác. Khi có dòng điện chạy qua bóng đèn chứa khí này, dòng điện chứa các điện tử chuyển động, và các điện tử đụng chạm vào các nguyên tử khí néon thì cũng “chia sẻ” cho ác nguyên tử néon chút ít năng lượng của mình. Ta đã biết, các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. Khi sự “chia sẻ” năng lượng diễn ra thì vị trí của vài hạt điện tử bị xáo trộn. Nguyên tử có các điện tử bị xáo trộn như vậy sẽ ở vào tình trạng mà ta gọi là “bị kích thích”. Chỉ chút xíu sau đó, nguyên tử bị kích thích, bị mấy năng lượng dư thừa thì “an ninh trật tự” của các điện tử - hay là của chính nguyên tử - lại được tái lập. Cứ mỗi lần bị kích thích và tái lập như vậy thì một chùm tia sáng được tạo ra và phóng đi. Ánh sáng này có màu cam hơi đỏ. Cũng giống 202
như ánh sáng đỏ, ánh sáng cam hơi đỏ cũng có thể phóng qua sương mù và khí quyển dễ dàng hơn các loại ánh sáng khác. Thêm một chút xíu thủy ngân thì người ta có thể làm cho ánh sáng cam hơi đỏ hóa ra có màu xanh chàm lợt. Bằng cách kết hợp nhiều thứ khi hiếm khác như helium, argon với khí néon, người ta chế ra các đèn bảng hiệu và đèn quảng cáo. 113 Làm thế nào để lấy mủ cao su? Cao su là một chất đặc nhưng đàn hồi và dính, do mủ (nhựa) màu trắng sữa của loại thực vật gọi là “latex”. Chất nhựa này có trong vỏ, rễ, thân, cành lá, quả của một vài loại thảo mộc. Có tới 400 loại thảo mộc khác nhau - đủ thứ từ dây leo, cây bụi và cây thân mộc - có loại nhựa này, mặc dù số lượng khác nhau rất nhiều tùy từng loại. Vấn đề là con người đã phát hiện ra những loại thảo mộc có loại nhựa này từ bao giờ? Cao su này tự nó cũng đã có từ hàng triệu năm rồi. Người ta đã tìm thấy địa khai những sản phẩm cao su thực vật có từ cách nay ba triệu năm. Bởi vậy có lẽ chẳng bao giờ ta có thể biết được chính xác người nguyên thủy đã phát hiện ra cao su khi nào. Nhưng ta biết được rằng con người đã biết đến cao su ít ra cách nay cũng 900 năm. Các nhà khảo cổ đã đào được những trái banh bằng cao su thô tại các phế tích của nền văn minh Inca và Mayan tại Trung và Nam Mỹ. 203
Thật ra ta có thể ghi ơn Christopher Columbus phần nào trong việc phát hiện ra cao su. Một người Tây Ban Nha đi theo trong chuyến đi thứ hai sang Tân thế giới của Colum- bus đã viết trong báo cáo về một thổ dân trên đảo Haiti đang chơi banh làm bằng một loại nhựa cây. Năm 1520, Hoàng đế Montezuma đã chiêu đãi Cortes và đám lính của ông ta bằng một trò chơi với trái banh làm bằng cao su. Người ta cho rằng ngay chính những người thổ dân xa xưa ở Đông Nam Á cũng đã biết chế tạo cao su từ “nước cốt” của một loại cây. Họ dùng cao su này làm đuốc, trét ghe, trét mủng đựng nước. Năm 1736 một người Pháp tên là La Condamine gởi báo cáo và “mẫu hàng cao su” từ Nam Mỹ về thủ đô Paris. Ông ta đề cập đến việc các thổ dân đã dùng cao su để làm giày, tấm mộc (để đánh nhau), đồ đựng nước và áo che mưa. Bởi vậy, có thể nói cao su là một trong những khám phá lâu đời nhất của con người. 114 Chất clor là chất gì? Cũng như nhiều sản phẩm do thiên nhiên hoặc con người tạo ra, clor là một sản phẩm vừa có ích vừa có hại. Trong thời kỳ chiến tranh, một vài loại vũ khí hóa học đã lấy chất clor này làm nguyên liệu căn bản. Thời bình, clor là nguyên liệu bảo vệ sức khỏe con người rất có giá trị. 204
Chất clor loại trừ được một số vi trùng và tẩy uế. Hầu hết hệ thống nước sử dụng trong thành phố đều sử dụng clor để khử trùng. Chỉ cần khoảng từ 4 đến 5 phần triệu pha vào nước là đủ dùng. Tuy chỉ với số lượng nhỏ như vậy và không có hại gì cho con người nhưng đôi khi clor làm cho nước có mùi vị của nó. Clor kết hợp mau lẹ với các chất khác nên không thể tìm được clor trong trạng thái nguyên chất, ròng mà chỉ có clor hỗn hợp. Muối ta dùng - tên khoa học là sodium chloride - là một thí dụ quen thuộc. Clor nguyên chất - thứ khí màu vàng, lục - rất độc, làm cho nghẹt thở. Loại khí này do một nhà hóa học người Thụy Điển tìm ra năm 1774. Năm 1810, clor được Humphry Davy công nhận là một nguyên tố. Có thể chế tạo clor với số lượng lớn và rẻ tiền bằng cách cho dòng điện chạy qua dung dịch muối chúng ta thường dùng hằng ngày. Cũng có thể hóa lỏng chất clor bằng cách “ướp lạnh” hoặc “nén” trong chất lỏng. Trong trạng thái này, chất clor được chứa trong bình bằng thép hay trong những thùng đặc biệt. Chất clor còn được dùng để tẩy trắng hoặc để chế tạo bột giặt. Chất clor được dùng nhiều trong công nghiệp làm giấy. Nó còn là thành phần quan trọng trong thuốc sát trùng, gây mê. Trong hầu hết các chất tiết ra từ các tuyến trong cơ thể sinh vật đều có chất clor dưới dạng muối. Chẳng hạn, dịch vị trong bao tử là một chất gồm clor và hydrogen, tức là acid hydrochloric. 205
115 Chất khí nào làm chảy nước mắt? Chất khí làm chảy nước mắt chỉ là một trong nhiều thứ khí mà người ta chế ra và tác động vào cơ thể con người, khiến cho nạn nhân bị tê liệt, bệnh hoặc có thể tử vong. Nghĩ đến tác dụng của loại khí này không phải là điều thú vị gì và các chất khí độc này là một phần trong kho vũ khí hóa chất. Chất khí độc tác động vào cơ quan hô hấp, làm “cháy” phổi, làm cho ho, hoặc nghẹt thở. Chất độc làm giộp da, nhất là chỗ da non, đốt cháy và hủy các mô. Khí “mù tạt” là một trong các loại khí độc này. Chất độc gây hắt hơi tác động rất mạnh vào mũi, cuống họng và ngực đồng thời gây hậu quả rất tai hại. Chất độc máu trực tiếp tác động vào tim, phản xạ thần kinh và có thể ảnh hưởng đến hô hấp vì thiếu oxy. Trong loại chất làm độc máu này có carbon monoxide là nguyên nhân của tình trạng đó. Chất độc tác động vào hệ thần kinh gây ra ói mửa, bị vọp bẻ và có thể dẫn đến tử vong. Chất độc tác động vào màng nhờn quanh mắt khiến cho đau mắt dữ dội, nước mắt chảy ròng ròng và làm cho không nhìn thấy gì hết. Ở dạng cơ bản, chất độc này là chất đặc có màu trắng như đường. Khi bị nhiệt tác động, chất đặc này bốc hơi và “tấn công” vào mắt. Hơi độc làm chảy nước mắt được cho vào lựu đạn hay hỏa tiễn và được cho nổ bên ngoài rồi cho gió quạt vào phòng hoặc hầm có tội phạm trú ẩn. Khói (màu trắng) của chất 206
độc này làm cho tội phạm không nhìn thấy gì nữa, nhân viên công lực mang mặt nạ chỉ có việc xông vào bắt. Tác dụng của chất độc này chỉ tạm thời, do đó, tội phạm sẽ hết khi được đưa ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng hơi độc. Hơi độc không chỉ dùng trong chiến tranh hay bắt tội phạm nguy hiểm lẩn trốn trong hầm. Ngay cả khói xe hơi xả ra cũng chính là khí carbon monoxide, một chất độc không kém gì chất độc tác động vào máu. 116 Hắc ín là chất gì? Hắc ín hay nói nôm na là dầu hắc hay nhựa đường coi bộ là chất rất thông thường. Vậy mà ít có chất nào có tính chất quan trọng và kích thích bằng nó. Khi nung để luyện than “cốc”, có một chất đặc sền sệt màu đen chảy ra. Lúc đầu chất đặc sền sệt này bị coi là vô ích. Đó là chất hắc ín hay nhựa đường. Tuy nhiên, ngày nay, từ cái chất tưởng như bỏ đi ấy, người ta đã chế ra tới hai chục ngàn thứ sản phẩm rất hữu dụng trong đời sống hàng ngày của ta. Công dụng trước tiên của hắc ín là dùng làm chất đốt. Về sau hắc ín được dùng để sơn phủ lên gỗ và dây thừng. Người ta phát hiện ra hắc ín có thể dùng để chế ra vô số thứ khác nữa trong đó có chất để thay thế cho loại nhựa thông. Năm 1856, William Henry Perkin, người Anh, một người phụ tá trong ngành hóa học và mới được 17 tuổi 207
đã tình cờ khám phá ra một vài loại thuốc nhuộm - gọi là chất aniline - có thể được chế tạo từ hắc ín. Khám phá này đã mở ra một thế giới mới cho ngành công nghiệp. Bằng cách nào từ hắc ín người ta chế tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau? Bằng một quá trình “chưng cất” (dis- till ation). Hắc ín được đun sôi trong những lò có các ống cổ cong dẫn khí ra. Chất khí và chất lỏng được thu lại. Tự nó, hắc ín chứa đủ thứ, mỗi thứ một ít. Chưng đi chưng lại, từ từ người ta tách ra được các chất khác nhau. Chất hắc ín cặn vẫn được dùng để dán ván ép, giấy dầu, nhựa (trải) đường. Nhưng các “phó sản” của hắc ín lại đa dạng hơn chính hắc ín. Màu, thuốc nhuộm, mực in... đều từ hắc ín mà ra cả đấy. Acid carbolic dùng để tẩy trùng trong các bệnh viện cũng từ hắc ín mà ra. Thậm chí, thuốc aspirin, cũng từ hắc ín mà ra. Bạn có nghe nói đường hóa học, tức là Sac- charin ấy mà, một chất có vị ngọt gấp 550 lần vị ngọt của đường? Hắc ín đấy! Bạn không tin sao. Thế rồi các đồ nhựa như thùng, xô, thau rửa mặt... cũng từ hắc ín. Cái áo bạn đang mặc không chừng cũng từ hắc ín, nếu cái áo ấy là sợi nylon. Bởi vì sợi nylon chỉ là loại tổng hợp của... không khí, nước và... than! Chưa hết, dầu thơm, các mùi nhân tạo như va ni... long não (băng phiến), thậm chí cả nước soda (sủi bọt khi bạn uốn nước ngọt cô ca đấy) cũng từ hắc ín mà ra cả đấy. Kỹ nghệ hóa học ngày nay đang tiến tới chỗ dùng hắc ín để chế tạo ra thực phẩm ta dùng hàng ngày nữa kia. 208
Bạn thấy chưa, từ than, từ hắc ín, người ta chế ra hàng chục ngàn sản phẩm khác nhau mà ta sử dụng hàng ngày trong đời sống. (ND: khái niệm “than, hắc ín” dùng ở đây được mở rộng cho cả loại dầu mỏ hay dầu khí, dầu thô nữa chớ không chỉ thu hẹp trong từ than mà thôi. Tiếng Anh có nhiều từ để chỉ thị chất mà ta gọi là hắc ín như tar, coal tar, pitch, asphalt). 117 Bằng cách nào từ bông hoa chế tạo ra dầu thơm? Có ai lại không ưa mùi hương thơm, kể cả người tiền sử? Khai quật các di tích cổ Ai Cập, người ta tìm được những hũ đựng chất hương liệu đặc sền sệt trong các mộ cổ có từ 5.000 năm trước lại chẳng phải là bằng chứng người xưa cũng chuộng và chế tạo ra các mùi hương thơm sao? Người Ả Rập đã biết “chưng cất” hoa hồng để làm dầu thơm có mùi hoa hồng từ thế kỷ thứ VIII. Ngày nay cách lấy mùi hương từ bông hoa ra chủ yếu được thực hiện theo hai cách. Cách phổ biến nhất gọi là “enfleurage” tức là “lấy từ hoa”. Theo cách này, người ta lấy mỡ heo tinh khiết phết mỏng 209
lên tấm kiếng rồi phủ cánh hoa lên. Cũng có thể thay mỡ heo bằng “pô-mát” loại tốt. Cứ tấm kiếng có hoa này đặt chồng lên tấm kia, mỡ heo hoặc “pô-mát” (thuốc mỡ) sẽ hút lấy các mùi hương. Thu lại mỡ hoặc “pô-mat” đó thoa lên người, lên tóc. Tất nhiên cách chế tạo dầu thơm kiểu này quá ư thô thiển. Người ta chế tạo dầu thơm bằng cách “trích” hương của hoa bằng một dung dịch tinh khiết có nguồn gốc... than (hắc ín, dầu khí). Dung dịch này được cho chảy qua chảy lại trên cánh hoa cho đến khi nào hấp thụ được hết hương liệu. Sau đó, đưa dung dịch này vào lò “chưng”, ta sẽ được tinh dầu thơm. Thật ra hoa chỉ là một trong những nguồn cung cấp hương liệu chế tạo dầu thơm. Người ta còn trích các hương liệu khác từ gỗ cây tuyết tùng, trầm, quế, và nhiều loại nhựa cây có mùi thơm như cây “balsam”. Có nhiều loại lá cây như hương thảo, sả, bạc hà, hoắc hương và cỏ xạ hương cũng được dùng để chế tạo dầu thơm. Chưa hết, vỏ cây của một số loài thực vật như cam, chanh, quít và rễ cây như iris, gừng cũng cho những hương liệu. Một số loài hoa quen thuộc và nổi tiếng vẫn được dùng để chế tạo dầu thơm “cao cấp” là hồng, violet, lài, hoa cam, trường thọ, và kể cả một vài loại củ nữa. Rất ít dầu thơm trên thị trường được chế tạo bằng hoa. Làm sao cho có đủ số hoa - như hoa hồng chẳng hạn - để chế tạo dầu thơm hoa hồng? Hầu hết các dầu thơm đều là 210
“dầu thơm tổng hợp” có pha chút xíu “tinh dầu hoa hoặc xạ súc vật”. Các nhà hóa học ngày nay chế tạo ra các dầu thơm mà ta khó phân biệt được đó là dầu thơm “tổng hợp” hay dầu thơm tự nhiên. 118 Than củi là gì? Than củi được dùng làm mặt nạ ngừa hơi ngạt, lọc nước, bút chì, xi đánh giầy, kem đánh răng và thuốc chữa bệnh. Nhưng than củi là gì? Không nên hiểu than củi (charcoal) đơn giản là khúc củi chưa cháy trọn vẹn, là cái chất đen đen còn lại của khúc củi chưa cháy hết. “Charcoal” là gỗ hoặc xương động vật được cho vào lò nung để làm bốc hơi nước và các chất khí chứa trong gỗ, xương và chỉ còn lại cái chất đen, cứng thôi. Nếu là xương động vật thì gọi là than xương. Loại than này rất hữu dụng trong việc lọc các chất dơ tạp vì nó thu hút được các chất dơ tạp, các màu và mùi xú uế. Muội đèn và than ngà voi được dùng làm mực in và sơn dầu. Muội đèn được chế tạo bằng cách đốt các nhựa cây, nhựa thông, dầu hắc, hắc ín, chất béo. Khi đốt các chất này chỉ nên cho ít không khí để có nhiều “khói”. Hứng lấy cái “khói” đó là có “muội đèn”. Tất nhiên chỉ những thứ ngà voi “đồ bỏ” mới đem đốt lấy muội. Than củi được “chế tạo” theo hai cách. Cách thứ nhất là “ủ than” tức là xếp củi thành đống, đốt lên rồi lấy cỏ hay trấu lấp kín. Củi bị cháy âm ỉ. Các “lò” đốt than trong rừng ngày nay áp dụng cách này. Cách thứ 211
hai là chất củi vào các “nồi lớn” gọi là “retor” để “nung”. Củi sẽ “cháy” âm ỉ thành than. Hơi trong lò thoát ra cũng được hứng lấy và làm cho hóa lỏng thành chất cồn hay là acid acetic. Than củi dẫn nhiệt rất kém nên cũng được dùng làm chất cách nhiệt. Than củi dùng làm mặt nạ chống hơi ngạt là tốt nhất vì nó hấp thu được hơi này. Mấy ông họa sĩ dùng than của một thứ cây liễu để vẽ tranh. Làm thế nào để giữ sữa 119 khỏi bị hư? Sữa được coi là một lương thực tuyệt hảo vì nó cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng với phẩm chất tố như protein, đường lactô, muối khoáng và nhiều loại vitamin. Một thời gian rất dài, người ta vắt sữa bò xong là đem dùng (uống) liền chớ không có xử lý gì ráo. Ngày nay, sữa đã được xử lý bằng nhiều cách, vì nhiều lý do, như để bảo vệ sức khỏe, để dành xài về sau, hoặc vì một vài tiện ích nào đó. Để giữ cho sữa để lâu khỏi bị hư, người ta làm cho bốc hơi chỉ còn lại một nửa lượng nước trong sữa tươi, bằng cách đun sữa trong nồi chân không. Như vậy, sữa bốc hơi nhưng không bị nóng quá, bị “quá lửa”. Sữa đặc được khử trùng và đóng hộp thật kín. Thêm một lượng nước ngang với lượng nước đã mất khi “làm đặc”, ta sẽ được một lượng thực phẩm (thức uống) bổ dưỡng chẳng kém lượng sữa tươi khi chưa “làm đặc”. Sữa 212
đặc được đóng hộp - tất nhiên cái hộp này cũng phải hoàn toàn vô trùng - có thể để được lâu mà không cần tủ lạnh. Như vậy là quá tiện, phải không bạn? Khi đã mở hộp sữa ra rồi mà xài không hết thì phải giữ cẩn thận, phải giữ nó vô trùng như sữa tươi mới được. Một cách khác nữa là “cô đặc”. Cũng chỉ là cho bốc hơi nước, chỉ khác là lượng nước cho bốc hơi nhiều hơn và cho thêm đường. Sữa cô đặc không cần khử trùng vì lượng đường đủ để giữ nó khỏi bị hư. Nhưng ngày nay có cách giữ sữa lâu rất phổ biến, đó là làm thành sữa bột. Phương pháp này gọi là “làm mất nước” (dehydrate) nghĩa là làm mất hết nước trong sữa, chỉ còn lại bột mà thôi. Phương pháp phổ biến là phun sữa thành tia nhỏ để nước bốc hơi. Sữa đặc lại được phun thành tia trong phòng sấy. Hơi nóng trong phòng sấy sẽ lấy hết nước trong sữa. Lúc đó người ta chỉ còn lại bột sữa rớt xuống và đem nó đi đóng hộp. Sữa bột lại trở thành sữa khi thêm nước vào. Cứ một phần sữa bột, chín phần nước, ta lại có sữa lỏng tốt chẳng kém gì sữa tươi. 120 Xà bông tẩy chất dơ như thế nào? Bạn thử tưởng tượng xem đời sống của bạn sẽ như thế nào nếu không có xà bông? Ăn ở sạch sẽ là một nhu cầu quan trọng, vì vậy hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng xà bông 213
là một phát minh trước tiên của con người? Ấy vậy mà cho đến thời Công nguyên, tuyệt đối, con người chưa hề biết xà bông là cái gì. Nghĩa là, con người biết tới xà bông mới chỉ chưa tới hai ngàn năm nay thôi. Xà bông là kết quả tác động của chất alkali vào chất béo hoặc dầu. Khi hai chất được trộn chung và đun lên, thế là có xà bông, giản dị vậy thôi. Nhưng, alkali là cái gì vậy? Là chất kiềm và chất kiềm dùng để chế tạo xà bông thường là sôđa hoặc pôtát. Xà bông tẩy sạch chất dơ như thế nào? Người ta đưa ra nhiều lối giải thích. Có người nói xà bông làm cho vết dầu mỡ bám trên quần áo “bể ra” thành các phân tử, và các phân tử mỡ này trở thành “sữa” - nói đúng ra, thnàh chất lỏng có màu trắng như sữa - và bị nước cuốn trôi đi dễ dàng. Một lý thuyết khác giải thích rằng xà bông “làm trơn” các phân tử bụi, mỡ để cho nước dễ dàng cuốn đi. Nước có tính năng được gọi là “sức căng bề mặt” (surface - tension) tác động như thể nó được bao bằng lớp phim mỏng và đàn hồi. “Sức căng bề mặt” này của nước khiến nó có thể ngấm vào trong, ngấm xuống dưới, ngấm xung quanh những hạt bụi, mỡ nhỏ li ti (phân tử) 214
bám trên da, trên vải. Người ta cho là dung dịch xà bông đã làm giảm “sức căng bề mặt” này để “bao vây” chặt chẽ các phân tử bụi, mỡ, và làm cho chúng sũng nước rồi rã ra theo nước trôi đi. Xà bông và các chất tẩy khác được gọi chung dưới cái tên là “detergent”. Từ này có gốc La tinh là “deterge- re”, có nghĩa là “quét sạch”. Nhiều người cho rằng chất “detergent” không phải là xà bông. Tuy nhiên, hiện nay, xà bông chẳng qua cũng chỉ là một chất “detergent” đặc biệt chứ gì. Ngành hóa học hiện đại đã chế ra được nhiều chất tẩy rất mạnh được đặt cho cái tên ngộ ngộ là “wetting agent” (tức là “tác nhân làm ướt”) đôi khi còn được gọi là “soapless soap” (xà bông không chất xà bông). Khả năng tẩy sạch của những chất này là do cách nó phá vỡ “sức căng bề mặt” của nước bằng cách thâm nhập vào sâu trong bất cứ loại bụi, mỡ nào. Các chất “tác nhân làm ướt” này được dùng để chế tạo các xà bông gội đầu, kem đánh răng, bột lau kiếng. Thật ra, có nhiều loại xà bông dành cho những công dụng riêng và thích hợp. Xà bông để cọ rửa chứa nhiều chất “abrasive” (làm cho xơ ra, mòn đi). Xà bông “naphtha” chứa chất naphthalin để tẩy các chất mỡ đặc. Xà bông “saddle” khi khô sẽ để lại một lớp “sáp” trên da, xà bông “castile” là xà bông làm bằng dầu “ô liu”. 215
121 Người ta biết ăn kẹo từ bao giờ? Đã bao giờ bạn được ăn thứ kẹo nào mà lại không có vị ngọt chưa? Thật ra người ta thường liên kết ý tưởng “kẹo” với ý tưởng “ngọt”. Sở dĩ như vậy vì phần quan trọng nhất của kẹo là đường. Biết như vậy rồi, ta sẽ không ngạc nhiên khi tìm hiểu từ nguyên của chữ “candy” (nghĩa là kẹo). Ở nước Ba Tư cổ, ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, người ta đã chế tạo ra được đường dưới dạng cứng mà người Ba Tư đặt cho cái tên là “kandi - sefid”. Do đó người phương Tây gọi “kẹo” - đường cứng - là “candy”. Thời cổ, hầu hết các dân tộc đều đã có một thực phẩm gì đó tương tự như kẹo mặc dù họ chưa chế tạo được đường. Người Ai Cập cổ chẳng hạn, đã để lại những bài viết và hình vẽ về kẹo và cách làm kẹo. Vì họ không biết tinh luyện đường cho nên họ dùng mật ong thay cho đường và dùng chà là làm nguyên liệu căn bản để làm kẹo. Ở nhiều nơi trên miền Viễn Đông, cho đến tận ngày nay, mỗi bộ lạc vẫn có người chính thức làm kẹo cho cả bộ lạc và bí quyết được giữ kín. Tuy nhiên, nói chung thì nguyên liệu cũng chỉ là mật ong, trái vả, quả hạnh. Điều kỳ cục là mãi cho đến gần đây, dân châu Âu cũng chưa nghĩ đến việc làm ra thứ thực phẩm nào ngọt ngọt cho riêng mình. Tất nhiên, họ cũng đã biết dùng “sirô” để làm át vị chua, đắng trong thuốc chữa bệnh. Mãi tới thế 216
kỷ XVII, từ các thuộc địa, đường được ào ạt chở về châu Âu. Lúc đó ở Âu châu mới bắt đầu hình thành “nghệ thuật” nấu kẹo. Người Pháp là người đầu tiên nấu kẹo bằng trái cây và phát triển cái bí quyết này. Một trong các thứ kẹo của họ làm bằng hạt dẻ và sirô - được gọi là “prawling” - là tiền thân của thứ kẹo “pralines” nổi tiếng ở New Orleans (Hoa Kỳ) ngày nay. Những người định cư đầu tiên ở Hoa Kỳ đã lấy nhựa cây thích để nấu thành thứ kẹo “thích”. Sự ra đời của kẹo bơ đã là một “biến cố xã hội” và kẹo đường kết tinh phát triển dẫn đến việc chế tạo ra những loại kẹo cứng như đá được gọi là “rock candy”. Vào khoảng năm 1820, những viên kẹo hình thoi hoặc hình trái tim bọc bằng giấy in những hình ảnh thơ mộng bắt đầu xuất hiện. Càng về sau, người ta pha chế thêm đủ thứ vào kẹo như bạc hà, sô cô la chẳng hạn. Thế là kẹo đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. 122 Con người biết đóng hộp thực phẩm từ hồi nào? Bạn có biết, Hoàng đế Napoleon (1769-1821) đã có nhiều công đối với nghề đóng đồ hộp thực phẩm lắm đó. Dĩ nhiên là từ hàng ngàn năm trước con người đã thử đủ cách để giữ thực phẩm được lâu mà không bị hư. Nhưng, qua các chiến dịch của Napoleon, nghề đóng đồ hộp thực phẩm 217
mới thực sự bắt đầu. Những binh lính và thủy thủ tham gia chiến trận của Napoleon thường phải dùng thực phẩm giới hạn trong các món như cá hun khói, thịt muối và bánh “bít quy”. Ăn uống như vậy nên có hàng ngàn người chết vì bệnh phù thũng và suy dinh dưỡng. Bởi vậy, vào năm 1725, chính phủ Pháp đã treo giải thưởng 12.000 quan tiền Pháp cho ai hiến được cách thức cung cấp một bữa ăn cho binh lính và thủy thủ vừa tiện dụng vừa đầy đủ chất bổ dưỡng nhất. Mười lăm năm sau, giải thưởng đã được trao cho một người tên là Nicholas Appert, một đầu bếp và chế biến lương thực, lúc bấy giờ đang sống ở Paris. Cách thức “đóng hộp” của Appert đại khái như thế này: ông ta để thực phẩm vào cái hũ thủy tinh, đậy kín bằng nút bần (liège), gắn khằn rồi cho vào bao để khỏi bị bể. Kế đó ông ta đem những chai đó cho vào nồi nấu nước sôi. Phương pháp này cho đến nay vẫn còn được sử dụng để bảo quản một vài thứ thực phẩm, mặc dù về mặt lý thuyết nó không được “chỉnh” lắm. Appert mới chỉ nghĩ rằng làm thế nào để thực phẩm không bị tiếp xúc với không khí là đủ để nó khỏi bị hư. Sau này người ta mới biết rằng việc đóng hộp thực phẩm thành công hay không là do ta giữ cho thực phẩm khỏi bị các vi khuẩn tấn công hay không. Năm 1810, tại nước Anh, một người tên là Peter Durand đã được cấp bằng phát minh phương pháp bảo quản lâu dài thực phẩm. Các gói trà đã gợi ý cho ông ta việc đóng hộp thực phẩm. Ở Hoa Kỳ, công nghiệp đóng hộp thực 218
phẩm được gọi là “canning”, do chữ “can” là cái lon, cái hộp. Nhưng người Anh lại gọi là “tinning” do chữ “tin” là thiếc vì các hộp đựng thực phẩm lúc đó thường làm bằng thiếc (ngày nay là những tấm kim loại mỏng mà người ta quen gọi là “sắt tây” - ND). Thực phẩm đầu tiên được đóng hộp tai Hoa Kỳ là cá. Người thực hiện tên là Ezra Dagget, sống ở thành phố New York, năm 1819. Một năm sau đó, tại thành phố Boston, trái cây, cà chua cũng được đóng hộp bằng kiếng. Để việc đóng hộp được thành công, lương thực được đựng trong hộp phải đung nóng đủ để giết chết hết các loại sinh vật tiềm ẩn trong thực phẩm đựng trong hộp (như meo, nấm, vi khuẩn) thì thực phẩm mới không bị hư thúi, đồng thời hộp đựng phải thật kín để không khí không thể lọt vô được. 123 Bạn có biết cách chế biến trà không? Chẳng hiểu sao dân Mỹ lại không thích uống trà như nhiều dân tộc khác. Ở Mỹ, trung bình mỗi năm mỗi đầu người dân Mỹ chỉ dùng khoảng 500 gam trà trong khi đó thì mỗi người Anh dùng trung bình 4,5kg mới đủ “đô”. Người Trung Quốc thì thôi khỏi nói, họ là dân uống trà nhiều nhất thế giới. Cũng chẳng lạ vì họ đã biết thưởng thức trà từ 219
trên 4.000 năm trước. Chỉ mới khoảng ba thế kỷ trước đây dân châu Âu mới biết uống trà. Trà là một loại cây bụi (tea bush). Nó vốn không phải là loại cây mọc hoang bên Trung Quốc, thế mới là lạ. Bởi vậy, người ta cho rằng người Trung Quốc đã nhập cảng hạt giống trà từ bên Ấn Độ. Khi người Anh xâm lăng Ấn Độ và phát hiện ra trà, họ đã thiết lập những đồn điền rộng lớn chuyên canh trà ở Tích Lan. Hiện nay trà xuất cảng ở Tích Lan nhiều hơn là bên Trung Quốc. Có rất nhiều thứ cây trà, nhưng người Trung Quốc chỉ ưa trồng loại cây trà cao khoảng từ 1m đến 1,2m, trong khi đó, cây trà Ấn Độ lại cao tới 6m. Lá trà, nếu không hái sớm, có thể to bằng bàn tay. Nhưng lá trà nhỏ, mềm mới có thể dùng để chế biến thành trà cao cấp. Cây trà thường phải được tỉa. Cây trà ba tuổi mới được hái vụ đầu tiên và cũng chỉ hái được khoảng 30kg. Như đã nói, chất lượng trà tùy thuộc quan trọng nhất là vào mức độ non, mềm, sau đó là tùy thuộc độ cao nơi trà được trồng. Những trà ngon nhất là trà được trồng trên các miền cao nguyên, nhất là trên núi. Trà vừa được hái là phải đưa về xưởng chế biến liền. Trà hái về được phơi cho héo đi, sau đó cho vào máy quay để chiết bớt nước. Trà xanh hay trà đen thì cũng chỉ là lá của cùng loại cây trà. Muốn làm trà đen thì sau khi cho vào máy quay xong, người ta trải ra phơi nữa. Sau đó đem trà “ủ” trong bao ướt. Làm như vậy, là trà sẽ lên men 220
và đổi sang màu đen (nước trà có màu hổ phách đậm chớ không phải là đen như mực tàu đâu - ND). Sau khi ủ, trà lại được đem phơi khô, phân loại, đóng gói và xuất cảng. Trà đen thứ ngon nhất là trà “cam bạch tuyết” làm bằng những búp, nõn của lá trà. Trà Ô Long là trà được ưa thích ở Mỹ do Đài Loan chế biến. Trà này không hẳn là đen cũng không hẳn là trà xanh vì nó chỉ được cho lên men có một phần. Trà có tính kích thích - gây hưng phấn - là do có chứa chất cà-phê-in cũng như chính hạt cà phê. Một chất khác cũng có trong trà, đó là chất “tannin” làm cho trà có vị chát chát. 124 Áo quần ta mặc có nguồn gốc như thế nào? Áo quần là để che thân, dĩ nhiên rồi! Cho nên nguồn gốc của quần áo thì chỉ có thể là do cái ý muốn bảo vệ thân thể trước những đổi thay thời tiết. Thế nhưng, ngày nay, quần áo đâu phải chỉ là để che thân mà thôi. Điều quan trọng không kém việc che thân là quần áo còn là để làm đẹp, để “bắt mắt” thiên hạ. Những người nguyên thủy không có hoặc ít có quần áo thì họ quết đất sét, quết màu lên da thịt họ cũng nhằm mục đích đó. Mãi khi chế tạo ra được những con dao và mũi kim bằng xương, bằng 221
đá lửa thì con người lấy da thú cắt may thành quần áo và cũng phết màu, phết đất sét lên. Đó, khởi sự nguồn gốc của quần áo có lẽ là vậy. Cùng với thời gian, người nguyên thủy và con người nói chung nghĩ ra được nhiều cách để “bắt mắt” thiên hạ. Họ đeo các “chiến lợi phẩm” hoặc các thành quả săn bắn của họ như xương, răng thú lên người. Quanh thắt lưng, họ đeo da thú vật, sừng, lông (chim), da đầu (hãy còn tóc) của địch thủ, hoặc những gì đại loại như vậy. Về sau, những cái vòng đeo cổ đã được thay thế bằng cái áo sơ mi và cái váy được thay cho những thứ lỉnh kỉnh đeo ở thắt lưng. Bước phát triển kế tiếp của quần áo là chất lượng và loại vật liệu được dùng để may quần áo bởi quần áo không phải chỉ để trang điểm mà còn để bảo vệ thân thể nữa. Trong thời kỳ băng hà, mưa, tuyết lạnh như cắt, những bộ lạc “mình trần thân trụi” phải ẩn náu trong hang dã thú, thường là hang gấu. Nếu trong hang có gấu còn sống, họ tìm cách giết nó đi rồi khoét một cái lỗ trên xác con thú, 222
chui vào đó nằm ngủ cho đến khi xác con thú lạnh cứng. Sau đó họ lột da con thú và phủ lên thân mình ban ngày, và ban đêm thì lấy làm “mền”. Bằng cách này, áo quần bằng da lông thú đã được bắt đầu hình thành. Và, những thợ săn thời nguyên thủy lần lần cũng tìm ra cách may áo quần bằng da thú. Họ cũng biết dùng dao sắc để lột da thú. Họ làm kim bằng đá lửa để dùi lỗ và lấy sợi dây da buộc những mảnh da thú lại làm áo. Phát minh lớn nhất, quan trọng nhất của con người nguyên thủy có lẽ là cây kim có lỗ. Tại một cái hang ở Trung Âu và tại một “làng” ở Thụy Sĩ cách nay từ 3 đến 4 chục ngàn năm, người ta đã tìm thấy các di chỉ của người tiền sử như kim có lỗ, nút áo... Một vài cây kim dài làm bằng xương cẳng của giống chim lớn. Những cái kim khác làm bằng ngà voi và khéo đến nỗi có thể may được bất cứ thứ áo quần nào ngày nay. Ở một vài nơi trên thế giới - tất nhiên là thời xa xưa - người ta lấy lá cây lớn bản và bền may lại với nhau hoặc lấy sợi cỏ đan lại thành tấm để làm quần áo. Quần áo là một trong những nghệ thuật đầu tiên được con người phát triển ra. 125 Cây bông vải là cây gì? Trong số các loại sợi dùng để chế tạo vải may quần áo thì bông vải là quan trọng nhất, có thể nói đó là vật liệu chủ yếu. Vì nhiều lý do, chẳng hạn, tự nó, bông vải đã có 223
sợi, do đó dễ se thành sợi mà không tốn nhiều công của đồng thời dễ chế biến, dễ giặt. Từ ba ngàn năm trước con người đã biết xài bông vải. Trước người Âu rất lâu, người Ấn và người Trung Quốc đã biết xài bông vải. Thật ra, cho đến khi người Âu biết đến bông vải thì họ cứ tưởng đó là loại sợi len, cho nên, rất lâu họ cứ gọi bông vải là “bông len” (cotton wool). Lúc đầu, vải làm bằng bông vải rất đắt. Ở châu Âu, chỉ hàng vua chúa, sang cả, giàu có mới dám sắm. Châu Mỹ mà tìm ra được một phần cũng chỉ vì Columbus muốn tìm con đường ngắn nhất đi đến Ấn Độ đặng mua vải bông đem về châu Âu. Cây bông vải chỉ cao chừng 1,2m đến 1,5m. Cái bông (hoa) của nó nở ra có màu trắng hơi ngả màu vàng kem, thời gian sau lại ngả màu vàng lợt. Sau đó là thành “quả”. Trong khoảng 6 đến 9 tuần lễ, “quả” chín, vỏ biến thành màu nâu. “Quả” nở ra để lộ một “nắm” sợi trắng xóa. Sợi đó giống như sợi bông dài mọc ra từ các hạt bông vải. Khi hái bông vải phải rất cẩn thận để không ảnh hưởng đến những trái chưa chín. Những trái được hái sẽ chất lên xe chở về nhà máy để tách hột ra khỏi sợi. Máy tách hột được gọi là “gin”, nói tắt của tiếng “engine” nghĩa là cỗ máy. Máy tách hột bông do Eli Whitney sáng chế. Làm bằng tay, một người phải mất một ngày mới tách được chừng nửa kí lô bông vải. Nhưng một cái máy tách hột bông thì một ngày có thể tách được vài ngàn kí lô. 224
Sau khi tách hột, bông được đóng thành “bành”, mỗi bành nặng vào khoảng 250 kí lô và được chở đến nhà máy kéo sợi để dệt đủ thứ vải, dùng vào đủ việc như làm băng cứu thương cho đến vải bố, vải bạt... Được chế biến sao cho không ngấm nước, vải bông được dùng làm dù che mưa, áo mưa. Bông vải là một trong những vật liệu đa dụng nhất mà loài người biết được. 126 Bạn biết gì về thị trường chứng khoán? Khi một công ty gọi vốn bằng cách chia vốn đó thành những phần nhỏ bằng nhau mà người góp vốn vào công ty đó có thể góp một hoặc nhiều phần thì mỗi phần đó được gọi là cổ phần. Người góp hay người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Mỗi cổ phần được thể hiện bằng một tờ phiếu gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu xác nhận sự tham gia bỏ vốn vào công ty cổ phần và quyền nhận một phần trong lợi nhuận hàng năm của công ty đó, gọi là lợi tức cổ phần hay cổ tức (dividend). Khi công ty tiếp tục phát triển và phát hành cổ phiếu, công ty có thể xin đăng ký tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Ở Hoa Kỳ, Sở Giao dịch Chứng khoán đặt tại New York (New York Stock Exchange). Sở Giao dịch Chứng khoán là nơi những người mua, bán chứng khoán - tức là kinh doanh 225
chứng khoán - gặp nhau để tiến hành việc mua, bán chứng khoán hoặc trái khoán, công trái. Không ai định trước được giá của chứng và trái khoán. Giá cả này tùy thuộc vào sự “thuận mua, vừa bán” nghĩa là tùy ở người mua muốn mua với giá nào và người bán muốn bán với giá nào. Việc mua, bán chứng khoán được thực hiện bởi những người môi giới. Người môi giới hoạt động với tư cách nhân viên Sở Giao dịch hoặc đại diện cho người muốn mua hoặc muốn bán các chứng khoán. Người môi giới chứng khoán được hưởng hoa hồng môi giới. Mức hoa hồng này được quy định bởi Sở Giao dịch và tùy theo từng loại chứng khoán mua, bán. Hầu hết các chủ chứng khoán đều dùng điện thoại ra lệnh cho các môi giới của mình mua và bán chứng khoán. Nhưng cũng có người đến thẳng các văn phòng môi giới. Tại đây họ có thể theo dõi giá biểu mua, bán của tất cả các loại chứng khoán đã đăng ký tại văn phòng giao dịch chứng khoán New York theo từng đơn vị 100 cổ phần. Giá cả được thông báo công khai trên các băng đèn hiệu. 127 Tại sao que diêm cháy được? Cây diêm quẹt có một lịch sử phát triển lâu dài. Ngay từ lúc con người còn sống trong hang thì con người cũng đã có cách đánh lửa rồi. Có thể là họ đã cà hai viên đá lửa với nhau. Người Ai Cập cổ cà mạnh mũi khoan, bùi nhùi và miếng gỗ 226
khô làm cho nó ngún lửa lên và bắt lửa. Còn người Hy Lạp cổ thì cà cái sừng hươu vào lá nguyệt quế. Người La Mã cổ thì đánh hai hòn đá lửa vào nhau cho tia lửa bắn vào miếng gỗ có phết lưu huỳnh. Thời Trung cổ người ta lấy thanh sắt đánh vào đá lửa cho bắn tia lửa vào giẻ rách, vào rêu hoặc tảo phơi khô. Nhưng diêm quẹt ngày nay bật lên lửa là nhờ đã phát hiện ra chất phosphor, một chất rất dễ bắt lửa ở nhiệt độ thấp. Ngày nay, ta có hai loại diêm quẹt thông dụng. Một loại quẹt lên bất cứ cái gì nham nhám thì đều bật thành lửa. Loại kia an toàn hơn bởi phải quẹt vào những gì được chuẩn bị trước thì mới bật thành lửa. Loại diêm quẹt thứ nhất được chế tạo bằng cách trước hết nhúng cây quẹt vào dung dịch ammonium phosphate, kế đó một đầu que diêm được nhúng vào chất parafin lỏng, sau đó nhúng vào hồ nhão gồm oxide chì và hợp chất phosphor, khi bị chà xát hợp chất phosphor và oxide chì sẽ bùng cháy làm cho chất parafin cháy theo, đồng thời cây diêm (bằng gỗ) cũng cháy. Loại diêm quẹt an toàn thì đầu diêm quẹt (đầu có nhúng chất gây hỏa) được nhúng vào hợp chất gồm antimony sulfide và potassium chlorate. Phía ngoài của bao diêm có phết chất phosphor đỏ. Hóa chất ở đầu quẹt không dễ bắt lửa trừ phi quẹt vào chỗ thích hợp đã chuẩn bị trước tức là chỗ đã phết chất phosphor đỏ. Quẹt một cái là khiến cho một phần nhỏ của chất phosphor đỏ bốc hơi và mồi lửa cho hợp chất ở đầu diêm quẹt bắt lửa. 227
128 Bạn biết gì về cam thảo? Cam thảo là rễ của một loại thảo mộc thuộc họ đậu. Tên khoa học của nó là Glycyrrhiza glaba. Từ glycyrrhiza có nghĩa là “rễ cây có vị ngọt”. Giống cây này có chiều cao từ 1m đến 1,5m, lá màu xanh nhạt, hoa giống như hoa đậu và lá có từ 9 đến 17 lá chét. Cam thảo là thổ sản của miền Nam Âu và Tây Á. Ngày nay, nó được trồng chủ yếu ở Ý, Tây Ban Nha và Liên Xô. Hoa Kỳ nhập cảng cam thảo với số lượng rất lớn mặc dù ở bang Louisiana và bang California cũng có trồng. Cam thảo có thể trồng bằng hạt giống hay bằng các khúc rễ. Ở những vùng duyên hải Địa Trung Hải, trồng và sản xuất cam thảo là một ngành kinh doanh công nghiệp quan trọng. Cây cam thảo trồng được ba năm thì đào lên lấy rễ. Khi mới đào lên, rễ còn chứa nhiều nước, do đó phải phơi từ sáu tháng đến một năm cho khô đi. Sau đó, rễ khô được cắt khúc, đóng bao xuất cảng. Khi sử dụng - tất nhiên là sử dụng trong công nghiệp - rễ cam thảo được nghiền nhỏ, đun sôi và cô lại cho đến khi thành sền sệt hay thành thanh. Thường thì người ta trộn bột vào để các thanh cam thảo không bị chảy ra trong khí hậu nóng. Trong y dược, cam thảo được dùng để chế thuốc ho, thuốc sổ hoặc làm vị cho một vài thứ thuốc khó uống. Ở Pháp và ở Ai Cập cũng như ở một vài nước khác, rễ cam 228
thảo được đem nấu nước để làm thành nước giải khát. Đối với người Trung Hoa thì cam thảo là một vị thuốc có nhiều hiệu dụng. 129 Thuật giả kim là gì? Có bao giờ bạn ao ước lượm được một hòn đá và biến nó thành viên kim cương chưa? Hoặc nắm trong tay một thỏi sắt và bỗng nhiên nó biến thành một thỏi vàng chưa? Ai mà ước vậy chắc bạn sẽ cho là điên. Ấy vậy mà thời xa xưa đã có lúc người ta ước vậy đó. Và họ còn cố để làm, để thực hiện cái ước nguyện đó nữa đấy. Bởi vậy, thuật giả kim - được coi là một nghệ thuật hay một khoa học - nhằm biến những kim loại căn bản - tức là những kim loại rẻ tiền như chì, thủy ngân - thành vàng bạc. Và, trong nhiều thế kỷ, người ta kiên trì thực hành cái môn thuật giả kim này. Có câu chuyện kể rằng thoạt kỳ thủy, các thiên thần đã dạy cho loài người thuật giả kim này. Người Hy Lạp cổ và người Ả Rập đã được cái hân hạnh là những nhà giả kim đầu tiên của loài người đấy. Cũng nên nói cho rõ: thuật giả kim tiếng Anh là alchemy gồm bởi al và chemy. Al tức là “á” (gần bằng, gần như) như kiểu “á hậu” vậy. Chemy thì họ hàng xa gần với chemistry là hóa học. Nói nôm na ra thì alchemy là “xém xém hóa học”. Nghe hách đấy chứ? Thuật giả kim từ Hy Lạp và Ả Rập cứ thế mà lan rộng khắp Tây Âu. Đỉnh cao là vào thời Trung cổ. Bởi cái tin tưởng biến 229
kim loại thường thành vàng thành bạc cho nên tin tưởng ấy cũng là một lời hứa cho sự giàu có không bờ bến. Bởi vậy nên có thiếu gì kẻ - tham lam và ngu dại - đã dốc hết sản nghiệp cho mấy vị “giả kim” với hy vọng bọn này làm giàu cho mình. Và lời hứa hão ấy đã làm không ít người phải tán gia bại sản đấy nhé. Trong hầm tối của các lâu đài, những con người cổ quái khi thì thì thầm, khi thì hò hét những lời thần chú kỳ cục vào những bình nước sôi sùng sục với hy vọng tìm ra được bí quyết lớn. Có một vài nhà giả kim đã thử chế biến vàng chỉ từ thủy ngân mà thôi. Nhưng cũng có những nhà khác còn thêm vào đó hầm bà lằng nào là lưu huỳnh, arsenic, muối ammoniac... Về sau, ngành thuật giả kim bao gọn trong việc tìm kiếm một chất liệu huyền bí có cái tên rất lạ lùng là “hòn đá của các hiền triết” (the philosophers’ stone) mà người ta tin rằng nó vừa có khả năng chữa bá bệnh vừa làm cho người ta trường sinh bất tử, đồng thời có khả năng biến kim loại thường thành quý kim, vàng, bạc. 230
Sự “nghiên cứu” của các nhà giả kim không có tính khoa học, dĩ nhiên rồi! Nhưng nó cũng cho ta khá nhiều hiểu biết có giá trị về nhiều chất liệu. Về phương diện này có thể gọi các nhà giả kim là những người đi tiên phong trong ngành hóa chất. Tất nhiên, trong số các nhà giả kim không thiếu gì mấy tay mơ mộng, kẻ phiêu lưu, nhất là mấy tên bịp. Nhưng không phải là không có những người đứng đắn đàng hoàng đã thành thật tin vào khả năng của khoa bí thuật kỳ dị này. 130 Người ta xây tháp Eiffel để làm gì? Tháp Eiffel được thiết kế cho Hội chợ Triển lãm Quốc tế tại Paris năm 1889. Lúc đầu, người ta chỉ có ý định gán cho nó một ý nghĩa tượng trưng, đồng thời, là một cái gì đó mới lạ để hấp dẫn du khách, vậy thôi. Tháp là một khung thép kết cấu đẹp mắt và vươn cao lên tới khoảng 324m trên bầu trời. Tháp bồm ba “tầng”. Tầng một cách mặt đất khoảng 60m, tầng hai khoảng 128m và tầng ba khoảng 300m trên mặt đất. Có thang máy đưa du khác lên tham quan trên tháp. Cũng có một cầu thang xoáy trôn ốc đưa từ thượng tầng lên phòng thí nghiệm đặt ở trên cùng. Tại phòng nghiên cứu này, các nhà khí tượng học nghiên cứu, khảo sát các 231
hiện tượng khí tượng như thời tiết, tốc độ, hướng gió, mây... Và theo sự thỏa thuận quốc tế, hàng ngày, từ nơi đây phát đi khắp thế giới tín hiệu báo giờ bằng vô tuyến. Đứng bất cứ nơi nào ở thủ đô Paris cũng có thể nhìn thấy tháp Eiffel vì hầu hết các cao ốc tại đây không cao lắm. Là một điểm hấp dẫn du khách nên tháp Eiffel sẽ khó bị một công trình nào khác làm lu mờ. Tọa lạc tại một địa điểm rất đẹp, khi dùng thang máy lên đến đỉnh tháp, du khách sẽ thấy một thành phố đẹp nhất thế giới này trải dài trước mắt. Tháp do Gustave Eiffel thiết kế và xây dựng. Ông cũng là người đã thiết kế nhiều cây cầu nổi tiếng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại thành phố Nice ở miền Nam nước Pháp có đài thiên văn với tháp di động do ông thiết kế xây dựng. Cũng chính ông đã thiết kế bộ khung tượng Nữ Thần Tự Do ở New York. Cũng chính ông đã chế ra những phần di động trên một cây cầu. Và ông là người đầu tiên đã nghiên cứu tác động hiệu ứng của luồng gió trên máy bay bằng cách sử dụng kiểu mẫu luồng khí thổi qua đường hầm. Tổn phí xây cất tháp Eiffel là hơn một triệu quan Pháp theo thời giá. Nhưng chính phủ Pháp chỉ trả cho Eiffel 292.000 quan, còn bao nhiêu, Eiffel được thu phí tham quan trong 20 năm để cấn trừ. 232
131 Tại sao phải dùng phân bón? Phân bón - “fertilizer” - là bất cứ chất gì khi ta thêm vào đất trồng thì sẽ giúp cho cây phát triển tốt tươi và hoa lợi dồi dào. Nếu là đất chưa từng được trồng trọt cày bừa gì thì có lẽ cần ít hay không cần đến phân bón. Nhưng cứ mỗi vụ thu hoạch là mỗi lần đất bị hút mất những hóa chất cần thiết cho sự tăng trưởng và hoa lợi của cây. Lâu ngày, nếu không được chăm bón, đất sẽ “nghèo” đi, nghĩa là không còn đủ chất dinh dưỡng cho cây và cho sự đâm hoa kết trái. Như vậy, mục đích hay công dụng của phân bón là “trả lại” cho đất những hóa chất cần thiết của cây cối, mùa màng đã hút mất. Phân bón thông thường nhất và cũng là quan trọng nhất đối với một nông trang cỡ nho nhỏ là phân chuồng, tức là phân của loài vật, nhất là của gia súc. Đó là thứ phân bón đầy đủ, hoàn hảo vì nó chứa ba chất cơ bản nhất: nitrogen, phosphor và potassium. Đôi khi đất không cần tới loại phân bón đầy đủ đó. Bởi vì đất có thể bị cạn kiệt một trong các chất cần thiết cho vụ mùa một loại cây hoặc lương thực nào đó. Vì vậy, trường hợp này, ta chỉ cần loại phân bón bổ sung thôi, tức là cung cấp cho đất chất mà đất thiếu hoặc nghèo, không đủ cho loại cây trồng đó. Người ta có nhiều cách để chế tạo phân bón nhân tạo - ta gọi là phân bón hóa chất - và loại phân bón này tác động rất nhanh, nhưng cũng có nhược điểm. Phân bón 233
hóa học làm giàu cho đất rất nhiều và rất nhanh trong mấy năm đầu khi sử dụng nó. Sau đó phân nhân tạo sẽ bắt đầu giảm hiệu năng trừ khi ta cày lấp hoa màu để cung cấp cho đất các chất hữu cơ mà đất cần. Làm sao nông dân biết đất của mình thiếu chất gì để chăm bón bổ sung? Ở Hoa Kỳ, việc này được Bộ Nông nghiệp và các Phòng Nông nghiệp địa phương lo giải quyết bằng cách khảo sát đất và cho nông dân biết đất của họ thiếu chất gì, phải dùng loại phân bón nào, mức độ nào. Thật ra, từ thời rất xa xưa, người ta đã biết dùng phân bón. Người Ấn Độ, người Trung Quốc đã biết dùng phân bón từ rất lâu đời. Người da đỏ đã biết bỏ xác các vào các hố đào sẵn rồi sau đó mới gieo hột bắp vào đó. 132 Chất Glucose là chất gì? Nó tác dụng gì? Trong thiên nhiên có rất nhiều loại đường. Và “glucose” là một trong nhiều loại đường phổ biến thông thường nhất mà thôi. Đường “glucose” có trong mật ong, trong nhiều loại trái cây, đặc biệt là trong trái nho. Tên hóa học của đường glucose là “dextrose”. Đường thông thường ta dùng hàng ngày được chế tạo từ mía hoặc củ cải. Các nhà hóa học gọi là đường “sucrose”, một hợp chất của đường “glucose” và đường “fructose”. 234
Tinh bột là chất rất phổ biến trong các thảo mộc, nhất là trong các loại hạt cốc, trong trái cà chua... thật ra chỉ là do đường “glucose” mà ra cả. Theo các nhà hóa học thì những hạt tinh bột lớn thực chất chỉ là những hạt nhỏ đường glucose cấu kết với nhau mà thành. Người ta có thể tách tinh bột bằng nhiều cách nhưng cuối cùng thì bao giờ ta cũng được đường glucose. Đó là hiện tượng xảy ra khi cơ thể tiêu hóa tinh bột. Tiêu hóa là tinh bột bị phân hóa thành đường glucose, sau đó glucose thấm vào máu và bị cơ thể đốt. Một số nhỏ đường glucose không bị đốt đi thì được đưa vào gan tạo thành chất “glycogen”. Chất glycogen này cũng tạo nên bởi những hạt rất lớn và rất giống với tinh bột thực vật. Glucose được chứa trong cơ thể sinh vật dưới dạng “gly- cogen” và là chất dự trữ sẽ được sử dụng khi cơ thể bị đói. Đường glucose được tạo ra từ đủ loại tinh bột thực vật. Sự biến đổi hóa học của tinh bột trong quá trình biến đổi được gọi là “thủy phân” tức là phân tích bằng nước. Quá trình này cũng có thể thực hiện bằng cách đun nóng với dung dịch acid hoặc với sự trợ lực của các phân hóa tố (enzyme) tự nhiên. Hầu hết đường glucose sản xuất như vậy đều trực tiếp biến đổi thành rượu với trợ lực của một vài loại phân hóa tố khác. Người ta đã dùng phương pháp này - quá trình này - để chế tạo rượu, một sản phẩm cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. 235
Chính đường glucose lại không được sử dụng nhiều. Người ta chỉ dùng đường glucose để làm bánh kẹo vì nó rẻ tiền hơn là đường sucrose. Người ta cũng pha đường glucose để làm nước xi rô. 133 Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ không phải là một mớ quy luật ngữ pháp. Ngôn ngữ là phương tiện con người dùng để biểu đạt tư tưởng, cảm xúc của mình cho người khác hiểu. Ngôn ngữ có thể được tạo ra bằng những ký hiệu, âm thanh, điệu bộ, nét mặt, cử chỉ. Cũng có khi ngôn ngữ phối hợp tất cả các yếu tố vừa kể. Rất nhiều khi bạn có một cảm xúc mà bạn cảm thấy cần phải biểu đạt không chỉ bằng lời nói mà còn bằng cả nét mặt, cử chỉ. Ngay trong lời nói cũng còn có âm sắc, giọng, điệu... Một cách để kiểm chứng xem một ngôn ngữ nào đó có đáng là ngôn ngữ không, đó là, ngôn ngữ ấy có giúp cho người khác hiểu được điều mà ngôn ngữ đó muốn biểu đạt không. Nói giản dị là thế này: nếu bạn bày ra một thứ “ngôn ngữ” riêng của bạn mà người khác không hiểu được thì bạn chưa có một ngôn ngữ thật sự là ngôn ngữ. Khi văn minh phát triển, con người sống trong những cộng đồng rộng lớn hơn thì đời sống càng trở nên phức tạp hơn, càng thu lượm được nhiều kiến thức hơn, do đó, ngôn ngữ càng trở nên phức tạp và phát triển cao hơn. 236
Nhưng có điều cũng khá lạ lùng là ta thật sự không hiểu, không biết được là ngôn ngữ đã bắt đầu như thế nào! Có người cho rằng ngôn ngữ bắt đầu từ những tiếng la khóc để bày tỏ sự ngạc nhiên, sự khoái cảm hay sự đau đớn. Cũng có người cho rằng ngôn ngữ bắt đầu từ sự bắt chước những âm thanh của động vật. Rất có thể là ngôn ngữ đã bắt nguồn từ những yếu tố vừa kể, nhưng đó chưa phải là đầy đủ. Vả lại, nếu có, thì các yếu tố đó tham dự đến mức nào vào sự hình thành ngôn ngữ? Có điều này ta biết chắc chắn: tất cả những ngôn ngữ được nói trên trái đất này - xét cho kỹ - đều có thể quy về một vài nguồn gốc chủ yếu, nghĩa là có một ngôn ngữ là nguồn gốc của một vài ngôn ngữ khác. Tất cả những ngôn ngữ xuất phát xa gần từ một nguồn gốc thì họp thành “họ” (family) ngôn ngữ. Tiếng Anh là một thành viên trong “họ” ngôn ngữ Ấn Âu. Tiếng Anh có “họ” với các thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Na Uy và Hy Lạp. 134 Máy điều hòa nhiệt độ vận hành như thế nào? Bạn có biết máy điều hòa nhiệt độ tự động vận hành như thế nào không? Có thể là bạn không thấy vấn đề này quan trọng, nhưng ở những nơi cần tới điều hòa nhiệt độ 237
thì sự tự động vận hành này sẽ rất quan trọng vì nhờ nó mà nhiệt độ được điều hòa một cách có hiệu quả. Máy điều hòa nhiệt độ (thermostat) kiểm soát nhiệt độ trong căn phòng hay nhiệt độ cần thiết cho một ngành công nghiệp nào đó. Chẳng hạn, máy điều nhiệt kiểm soát nhiệt của những cái bàn ủi, chảo chiên, máy hong quần áo, máy đun nước... Trong một căn phòng được điều hòa nhiệt độ, máy điều nhiệt sẽ “ra lệnh” cho bộ phận làm lạnh hoạt động hoặc ngưng khi nhiệt độ trong phòng lên cao hoặc xuống thấp. Bộ phận điều hòa nhiệt hoạt động như thế nào? Cũng giống như một cái nhiệt kế, máy điều nhiệt cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ. Cái nhiệt kế biểu hiện sự thay đổi nhiệt trên nấc ghi “độ”. Máy điều nhiệt cũng hoạt động theo sự vận hành của một bộ phận để giữ cho nhiệt độ ở một mức mà ta đã định. Chẳng hạn, cái máy sưởi - ở những xứ có mùa đông giá lạnh - giữ cho nhà bạn ở một nhiệt độ nào đó. Nếu căn phòng bị giảm nhiệt - nghĩa là bị lạnh - thì bộ phận cảm ứng nhiệt sẽ báo cho máy sưởi để máy sưởi “gia tăng” hoạt động hoặc tái hoạt động. Khi căn phòng đã đạt nhiệt độ đã định, bộ phận cảm ứng sẽ tự động ra lệnh cho máy sưởi giảm hoặc ngưng hoạt động. Thay vì dùng thủy ngân làm bộ phận cảm ứng nhiệt - như ở cái nhiệt kế - máy điều nhiệt thường dùng một mảnh kim loại được chế tạo đặc biệt. Mảnh kim loại 238
này sẽ uống cong theo mức độ nhiệt nào đó. Sự uốn cong này chính là mạch nối điện thế - cao thấp (mạnh, yếu) - hoặc ngắt luôn mạch điện nhờ đó mà điện vào máy nhiều, ít hoặc ngưng luôn và máy sẽ chạy theo nhiệt độ đã định. 135 Bạn biết gì về sự cải tiến của hàm răng giả? Từ thời rất xa xưa, con người đã biết thay răng tự nhiên của mình - vì một lý do nào đó gị gãy - bằng răng “giả”. Thời đó, răng giả được làm bằng gỗ, bằng răng loài vật, thậm chí bằng răng của người khác nữa. Thế rồi vào cuối thế kỷ XVIII, lần đầu tiên người ta đã chế được hàm răng giả bằng sứ. Sang đầu thế kỷ XIX, việc làm răng giả lại tiến thêm được một bước nữa. Ông Fonzi, người Ý, một nha sĩ hành nghề ở Paris đã làm răng từng chiếc một gắn trên “hàm” bằng vàng hoặc platin. Răng giả bằng sứ được đưa vào Hoa Kỳ từ năm 1817. Bước tiến kế tiếp của hàm răng giả là bộ răng đã được chế tạo sao cho nó vừa hợp với khuôn mặt. Trước đó, hàm răng giả lắp vào làm cho khuôn mặt của người đó “biến dạng” hẳn đi. Ngày nay răng giả được làm khéo đến nỗi nhìn người mang răng giả ta khó mà nhận ra đó là răng giả. Răng giả được làm bằng sứ, bằng plastic, bằng thủy tinh với hình dạng, kích cỡ và màu sắc 239
không khác gì răng thật. Răng giả được gắn vào những “hàm” hay là “nướu” giả làm bằng plastic có màu sắc, hình dạng nom y như “nướu” thật. Có đến 1/5 số lượng răng giả được làm bằng plastic. Răng giả bằng plastic có lợi hơn răng giả bằng sứ ở chỗ nó ít bị mòn, dễ nhai, dễ đánh bóng, gắn vào nướu giả chắc hơn và khi nhai, nó ít “ồn” hơn. Nhưng răng bằng sứ lại có cái lợi là dễ lắp và dễ mang hơn, đồng thời khi “nhai” cũng tốt hơn. Chính lý do này đã khiến cho sứ vẫn còn được ưa chuộng trong việc làm răng giả. 240
Mục lục Chương 1 Loài vật sống như thế nào? 1. Loài vật có thể hiểu nhau không? 5 2. Loài vật có biết cười, biết khóc không? 7 3. Loài vật có vị giác không? 9 4. Loài vật có phân biệt được màu sắc không? 11 5. Tại sao động vật ngủ đông? 13 6. Trâu bò nhai... “trầu”? 15 7. Loài chó đã được thuần hóa từ lúc nào? 17 8. Giống mèo được thuần hóa từ bao giờ? 18 9. Tại sao sư tử lại được gọi “chúa sơn lâm”? 20 10. Tại sao chim đực có bộ lông sặc sỡ hơn chim mái? 22 11. Chim hót để làm gì? 23 12. Nhờ cái gì mà vịt có thể nổi trên mặt nước? 25 13. Lẽ nào cá mà biết bay? 27 14. Tại sao cá hồi phải lội ngược dòng nước mới đẻ trứng được? 28 15. Cá thở như thế nào? 30 16. Loại rắn nào có nọc độc? 32 17. Phải chăng rắn chuông khua chuông cảnh báo rồi mới cắn? 33 18. Trên thế giới, loài rắn nào lớn nhất? 34 19. Tại sao cá voi phun nước? 36 20. Ếch nhái và cóc khác nhau chỗ nào? 38 241
21. Côn trùng thở bằng cách nào? 40 22. Đom đóm lập lòe để làm gì? 42 23. Ong chế tạo mật như thế nào? 43 24. Sâu hóa bướm như thế nào? 45 25. Con tằm nhả tơ như thế nào? 47 26. Tại sao nhện tự giam mình trong tấm lưới nó tự giăng ra? 48 27. Thực phẩm của kiến là gì? 49 28. Con trùng đất (giun đất) ăn uống như thế nào? 51 29. Tại sao con nhạy ăn len? 54 30. Tại sao bị muỗi chích vừa đau vừa ngứa? 55 31. Loài khủng long có tiến hóa không? 57 32. Dơi hút máu? 59 33. Kỳ nhông đổi màu như thế nào? 61 34. Phải chăng bò tót ghét màu đỏ? 62 35. Có đúng là đà điểu chúi đầu vào cát khi... ? 63 36. Cái gì khiến chồn hôi có mùi khó chịu vậy? 65 37. Chuột chũi dự báo được thời tiết? 66 38. Tại sao cái cổ của hươu cao cổ lại “quá cỡ thợ mộc” như vậy? 68 Chương 2 71 đồ vật được chế tạo như thế nào? 73 39. Nam châm là gì? 74 40. Địa chấn kế đã ghi nhận địa chấn như thế nào? 76 41. Trụ sinh - penicillin là gì? 42. Bình điện đã “nhả” điện ra như thế nào? 242
43. Bóng đèn cháy và tỏa sáng như thế nào? 78 44. Bóng đèn “huỳnh quang” vận hành như thế nào? 79 45. Dầu khí là gì? 81 46. Xăng làm cho máy chạy như thế nào? 83 47. Máy phản lực vận hành như thế nào? 84 48. Tàu ngầm lặn dưới nước như thế nào? 86 49. Kẹo “cao su” làm bằng gì? 87 50. Bắp rang là cái gì? 89 51. Bạn có tin rằng có “nước đá khô” không? 92 52. Chế tạo đường dễ hay khó? 93 53. Tinh bột từ đâu ra? 95 54. Làm thế nào để chế tạo men bánh mì? 96 55. Chất cà-phê-in là gì? 98 56. Tại sao phải tiệt trùng sữa? 101 57. Nhôm là gì? 103 58. Thép không rỉ được chế tạo như thế nào? 105 59. Làm sao ta có được những tấm ảnh đẹp? 106 60. Nguyên tắc của máy phát và thu hình ra sao? 107 61. Máy thu băng vận hành như thế nào? 110 62. Băng từ được chế tạo như thế nào? 112 63. Kiếng soi đã được chế tạo như thế nào? 114 64. Kiếng đeo mắt “chữa” cận, viễn thị như thế nào? 116 65. Cấy ngọc trai, được không? 118 66. Chất plastic là gì? 120 67. Nylon là gì? 121 68. Len là gì? 123 69. Cái bảng đá được chế tạo như thế nào? 125 243
70. Bút chì màu được chế tạo như thế nào? 126 71. Keo dán là gì? 128 72. Bu-mơ-răng, vũ khí thô sơ mà kì diệu! 130 73. Pháo bông được chế tạo như thế nào? 132 74. Kẹo sô-cô-la được chế tạo như thế nào? 134 Chương 3 sự việc đã khởi đầu như thế nào? 75. Kim tự tháp Ai Cập đã được xây dựng như thế nào? 136 76. Ai đã sáng chế ra ước hiệu tự? 138 77. Hệ thống chữ Braille là gì? 140 78. Ký tự tượng hình là cái gì? 141 79. Mật mã là gì? 143 80. Người ấn hành tờ báo đầu tiên là ai? 144 81. Tại sao có giải Nobel? 146 82. Âm nhạc đã bắt đầu như thế nào? 148 83. Nghề làm xiếc đã bắt đầu như thế nào? 149 84. Múa rối búp bê có từ bao giờ? 151 85. Thế vận hội Olympic có từ bao giờ? 153 86. Tên của các con bài tây? 154 87. Hệ thống đo thập phân là gì? 156 88. Ai đã đặt ra chữ số “zéro”? 157 89. Hippocrates là ai? 159 90. Bệnh viện có từ lúc nào? 161 91. Loài người biết dùng bồn tắm từ bao giờ? 163 92. Đàn ông bắt đầu cạo râu từ bao giờ? 165 244
93. Nghề nấu ăn đã bắt đầu như thế nào? 167 94. Các nhà hàng ăn có từ bao giờ? 168 95. Rau quả được đặt tên như thế nào? 170 96. Tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới ở đâu? 172 97. Trung tâm tài chính “Wall Street” là gì? 174 98. Phương tiện giao thông vận tải đầu tiên là cái gì? 176 99. Thời Trung Cổ là thời nào? 177 100. Thời Phục Hưng là thời nào? 179 101. Luật pháp có nguồn gốc như thế nào? 180 102. Liên Hiệp Quốc là tổ chức gì? 182 Chương 4 vật dụng được chế tạo như thế nào? 103. Cuộc cách mạng công nghiệp là gì? 185 104. Bản quyền sáng chế là gì? 187 105. Cối xay gió vận hành như thế nào? 189 106. Thang máy vận hành như thế nào? 191 107. Bạn muốn chế tạo cái đồng hồ chỉ giờ “chạy” bằng mặt trời không? 192 108. Cái đèn đầu tiên được chế tạo ra như thế nào? 194 109. Trò chơi bắn bi có tự bao giờ? 196 110. Chất liệu để chế tạo thủy tinh là gì? 198 111. Thổi thủy tinh như thế nào? 199 112. Bảng hiệu, quảng cáo bằng đèn Neon được chế tạo như thế nào? 201 113. Làm thế nào để lấy mủ cao su? 203 114. Chất clor là chất gì? 204 245
115. Chất khí nào làm chảy nước mắt? 206 116. Hắc ín là chất gì? 207 117. Bằng cách nào từ bông hoa chế tạo ra dầu thơm? 209 118. Than củi là gì? 211 119. Làm thế nào để giữ sữa khỏi bị hư? 212 120. Xà bông tẩy chất dơ như thế nào? 213 121. Người ta biết ăn kẹo từ bao giờ? 216 122. Con người biết đóng hộp thực phẩm từ hồi nào? 217 123. Bạn có biết cách chế biến trà không? 219 124. Áo quần ta mặc có nguồn gốc như thế nào? 221 125. Cây bông vải là cây gì? 223 126. Bạn biết gì về thị trường chứng khoán? 225 127. Tại sao que diêm cháy được? 226 128. Bạn biết gì về cam thảo? 228 129. Thuật giả kim là gì? 229 130. Người ta xây tháp Eiffel để làm gì? 231 131. Tại sao phải dùng phân bón? 233 132. Chất Glucose là chất gì? Nó tác dụng gì? 234 133. Ngôn ngữ là gì? 236 134. Máy điều hòa nhiệt độ vận hành như thế nào? 237 135. Bạn biết gì về sự cải tiến của hàm răng giả? 239 246
247
hãy trả lời em tại sao? tập 5 arkady keokum Đặng Thiền Mẫn dịch Chịu trách nhiệm xuất bản: ts. quách thu nguyệt Biên tập: trí vũ - thu nhi Xử lý bìa: bùi nam Sửa bản in: trí vũ - thu nhi Kĩ thuật vi tính: vũ phượng NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 161B Lý Chính Thắng - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 39316289 - 39316211 - 38465595 - 38465596 - 39350973 Fax: 84.8.38437450 - E-mail: nxbtre@ hcm.vnn.vn Website: http://www.nxbtre.com.vn Chi nhánh nhà xuất bản trẻ tại Hà Nội 20 ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa - Hà Nội ĐT & Fax: (04) 37734544 E-mail: vanphongnxbtre@ hn.vnn.vn 248
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250