Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore BÁC HỒ

BÁC HỒ

Published by Hiền Võ Thị Thu, 2022-04-27 11:05:03

Description: LỚP 8.2 BÀI DỰ THI VIẾT VỀ BÁC HỒ

Search

Read the Text Version

Họ và tên: Trương Thị Hồng Ngọc Lớp: 8/2 BÀI THAM GIA DỰ THI VIẾT CẢM NHẬN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT, GIỚI THIỆU TÔN VINH TƯ TƯỞNG, ĐẠO DỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH “Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà” Vâng! Qua những lời thơ trên của tác giả Trần Đăng Khoa chắc hẳn mọi người đã biết, người mà tôi muốn nói đến không ai khác chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Nhắc tới Người là chúng ta sẽ nghĩ đến vị lãnh tụ vĩ đại, một chiến sĩ cách mạng, một thi sĩ lớn trong nền văn học. Không dừng lại ở đó, Người còn là một danh nhân văn hóa thế giới được nhiều người biết đến. Chắc vì lẽ đó mà ba tiếng Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong biết bao sáng tác của các văn nghệ sĩ. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người cũng mạch nguồn chảy mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi khi nhớ về Bác, là tôi lại nghĩ đến tác phẩm “ Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên viết một cách trọn vẹn về thời niên thiếu của Bác cho đến khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước được nhà xuất bản Kim Đồng in năm 1982 với chủ đề: Tuổi trẻ và thân thế của Hồ Chí Minh. Đọc tác phẩm, tác giả đưa ta về với làng quê xứ Nghệ những năm đầu thế ky XX, nơi mà Bác - vị lãnh tụ cao quý của dân tộc Việt Nam cất tiếng khóc chào đời. 1

“ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” Có thể nói nơi đây là vùng đất lâu dài, có bề dày truyền thống yêu nước; cũng là xứ sở của nền văn học dân gian đặc sắc với những làn điệu dân ca, những bài ve, câu ví dặm,...Quả đúng như người xưa đã nói: “ Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam châu”. Tất cả những điều đó đã được kết tinh trong con người Bác, tạo nên người anh hùng đại tài của dân tộc. 2

Khi đọc “Búp sen xanh”, các bạn sẽ thấy được sự tinh nghịch thông minh, ham học hỏi của cậu bé Côn ( Trong một bài viết của Hồ Chí MInh, năm 1954, Bác Hồ cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn) khiến người đọc cảm thấy thích thú, cảm thông với kiếp ngheo khổ, sự trăn trở trước nỗi nước mất nhà tan để rồi quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Người đọc như “sống” lại khi từng hoàn cảnh đáng thương của Bác, ví như cảnh mới mười tuổi đầu, cậu bé Côn đã phải nấu cháo, sắc thuốc, bế em đi xin sữa...Hình ảnh lay động lòng người đọc nhất là cảnh đám tang bà Hoàng Thị Loan - mẹ của chủ tịch Hồ Chí Mịnh giữa đất trời “Kinh thành Huế nghiêng nghiêng dưới gâm trời u ám cuôi năm”. Khi đó cậu bé “Nguyễn Sinh Côn, đâu đội khấu rơm, măc áo đai tang, chông gậy, chân đất, đi sau quan tài me... Côn gục đâu vào năp áo quan me... Côn vưa khóc nấc dồn dồn, toàn thân run lên…”.Rồi đến cảnh “Chôn cất me xong, Côn lai bế em vê với ngôi nhà hoang văng trong thành nội... Côn bế em vào lòng, tưa lưng bên bàn thờ me nhìn đau đáu trong đêm đen quanh que mit mu”. Vậy đấy, tuổi thơ của Bác trải qua những khổ ải, thiếu thốn trăm bề nhưng Bác đã vươn lên, vượt qua những giông tố cuộc đời làm nên sự nghiệp lớn không chỉ cho bản thân mà còn cho cả dân tộc. Chỉ qua một phần cuộc đời ấu thơ của Bác nhưng chúng ta đã học được bài học về tình thương, nhân cách và nghị lực sống. Đến với “Búp sen xanh”, chúng ta sẽ thấy được hai chữ “độc lập, tư do”, nó đã được nuôi nấng trong tâm tưởng của Bác ngày từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì trên hành trình cuộc đời của mình, Người đã chứng kiến quá nhiều cảnh cơ hàn của người dân vô tội trong thời thế đất nước lầm than. Và cũng chính vì lẽ đó mà Người đã nuôi dương ý chí ra đi tìm đường cứu nước.“Búp sen xanh” đã khắc họa thành công tấm gương sáng ngời về nhân cách và tâm hồn của Bác. Mãi mãi, những trang sách của “Búp sen xanh” sẽ bài học lớn về một nhân cách lớn của một bậc “đai nhân, đai trí, đai dũng” ngay từ thuở thiếu thời đến lứa tuổi hai mươi của Người, đấy là những viên gạch làm nền móng cho “Cả đời người là cả nước non”. 3

Tôi thiết nghĩ “Búp sen xanh” có lẽ là món quà thiêng liêng nhất mà nhà văn Sơn Tùng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung kính dâng lên Bác hồ. Trải qua bao năm tháng mà cuốn sách vẫn giữ vững được nét đẹp, giá trị đích thực của nó bởi trong đó có chứa đựng một tâm hồn cao cả, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Qua ngòi bút của tác giả Sơn Tùng đã góp phần hé mở cánh cửa để người đọc dần dần khám phá những miền tâm tư sâu thẳm của nhân vật Hồ Chí Minh. Những hình ảnh đó đã tạo nên cốt cách, tâm hồn, tư tưởng và chí hướng tìm đường giải phóng dân tộc của chàng trai Nguyễn Tất Thành. Tình yêu dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc đã thôi thúc nhà văn sáng tác dẫu chỉ còn một hơi thở nhỏ nhoi. Và chúng ta, những cô cậu học trò đang cắp sách tới trường, cũng là những chủ nhân tương lai của đất nước; chúng ta cần phải học tập thật tốt, ren luyện và noi gương theo Bác về tư tưởng, đạo đức, phong cách và cả lối sống. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện tốt năm điều Bác dạy, trở thành công dân tốt của đất nước Việt Nam, giúp đất nước phát triển không phụ lòng cả cuộc đời hi sinh của Bác giống như Bác đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đep hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài Vinh quang để sánh vai với các cường quôc năm châu được hay không, chính là nhờ một phân lớn ở công học tập của các em”. 4


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook