DẪN LỄ TAM NHẬT VƯỢT QUA CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH THÁNH LỄ TIỆC LY NGHI LỄ - DẪN LỄ - Hát kinh Chúa Thánh Thần - Kinh Tin - Cậy - Mến – Sấp Mình – Vì Dấu… (Tùy nghi đọc các kinh theo thói quen nơi họ đạo). 1. Nghi thức nhập lễ Dẫn nhập lễ Kính thưa cộng đoàn, Hôm nay, Thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Trong thánh lễ này, chúng ta tưởng niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Truyền Chức Thánh và giới luật yêu thương của Chúa. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu để lại giới luật yêu thương cho các môn đệ qua việc Người cúi xuống rữa chân cho các môn đệ. Thầy là Thầy là Chúa mà còn rữa chân cho anh em thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau. Cũng vì yêu thương nhân loại và muốn ở lại với con người đến ngày Tận Thế, cho nên, cũng chính trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu Kitô thiết lập bí tích Thánh Thể và Chức Tư Tế, khi Người cầm lấy bánh và rượu trao cho các môn và nói: Đây
là Mình Thầy, đây là Máu Thầy...Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy. Trong Thánh lễ hôm nay, sau Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta sẽ tham dự vào qua nghi thức Rửa Chân và Phụng Vụ Thánh Thể. Tham dự vào các nghi thức phụng vụ này, chúng ta sẽ lần lượt chiêm ngắm các việc làm của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế qua việc cử hành của linh mục chủ tế, thừa tác viên của Chúa. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì tình yêu cao cả mà Người đã dành cho chúng ta. Hãy tạ ơn Chúa vì giới luật yêu thương mà Người đã để lại cho nhân loại. Hãy tạ ơn Chúa vì qua linh mục thừa tác, mà chúng ta được gặp gỡ Người trong khi tham dự Thánh lễ và được Người nuôi dưỡng bằng chính Mình – Máu Người. Trong tâm tình đó, giờ đây, mời cộng đoàn đứng, chúng ta bước vào thánh lễ. - Ca nhập lễ - Kinh Vinh Danh: kéo chuông, rung chuông. [9] - Lời nguyện nhập lễ 2. Phụng vụ lời Chúa 2.1. Bài đọc 1: Xh 12,1-8.11-14 Dẫn lễ: Sách Xuất Hành kể lại những chỉ thị về bữa tiệc Vượt Qua. Bữa tiệc nầy tiên báo bữa tiệc của Vượt Qua 2
của Chúa Giê-su. Người được xem như con chiên bị sát tế và Máu cực thánh Người đổ ra, chúng ta được tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Hãy cảm tạ lòng từ bi của Chúa. 2.2. Bài đọc 2: 1Cr 11,23-26 Dẫn lễ: Qua lệnh truyền của Chúa Giêsu: anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy, Người thiét lập bí tích Truyền Chức Thánh. Hằng ngày, linh mục cử hành thánh lễ là vừa hiện tại hóa hy trên thập giá sinh ơn cứu độ của Chúa Giê- su, vừa loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại. Tất cả những điều ấy, Thánh Phaolô đã minh xác trong bài đọc sau đây. 2.3. Bài Tin Mừng: Ga 13,1-15 Dẫn lễ: Bài Tin Mừng chúng ta sắp nghe thuật lại việc Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ. Đây là bài học đức ái mà Người đã để lại cho mỗi người chúng ta. 2.4. Bài giảng (Không đọc kinh Tin Kính) 3. Nghi Thức Rửa Chân [10] Dẫn lễ: (Đọc sau bài giảng) Kính thưa cộng đoàn, Theo phong tục Do thái, việc rửa chân cho người khác là việc thấp hèn của người đầy tớ. Thế mà Chúa Giêsu ngày trong Bữa Tiệc Ly đã quỳ xuống, rửa chân cho các môn đệ mình.Hành động này đã gây sự ngỡ ngàng và 3
không hiểu của các môn đệ. Nhưng cử chỉ này, Chúa đã để lại cho chúng ta bài học quý giá: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14-15). Xin cho chúng ta biết noi gương Chúa Giêsu, biết quan tâm đến những nhu cầu của tha nhân, và phục vụ tận tình trong tinh thần khiêm hạ. (Đọc khi người được chủ tế rửa chân, đi đến rửa chân cho những người khác.) Giờ đây, những vị đã được chủ tế rửa chân, sẽ thực hiện bài học tự hạ và phục vụ của Chúa Giêsu, qua việc rửa chân cho anh em, để nói lên tinh thần phục vụ yêu thương trong khiêm tốn của người môn đệ Chúa Kitô. - Khi dẫn lễ, những người được rửa chân đến nơi được chỉ định. - Chủ tế cỏi áo lễ (nếu cần) - Khi rửa chân ca đoàn hát bài thích hợp. 4. Lời Nguyện Chung Dẫn lễ: (Đọc sau khi chủ tế rửa tay) Đến phần lời nguyện tín hữu, mời cộng đoàn đứng. Chủ tế: Chúa Kitô đã dùng Máu Người mà thanh tẩy và nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ và cầu 4
xin Chúa ban cho chúng ta những ơn chúng ta sắp kêu xin Người : 1. Chúng ta hãy cầu xin cho Hội Thánh, nhờ Máu Đấng Cứu Thế đã đổ ra, được thanh luyện khỏi mọi tội lỗi ngày càng trở nên tinh sạch và xứng đáng là thân thể vẹn tuyền của Chúa Ki-tô. Chúng ta cùng cầu xin Chúa. 2. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho hàng Giáo Phẩm, giáo sĩ và tu sĩ sống đời thánh hiếnluôn cao rao thánh danh Chúa được đầy lòng sốt mến phục vụ các linh hồn và làm cho ơn cứu độ sinh nhiều ơn ích cho mọi người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa. 3. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi Ki-tô hữu là những chi thể của nhiệm thể Chúa Ki-tô, được giàu lòng thương xót và khiêm nhường như Thầy Chí Thánh, để thế gian nhận ra Chúa Ki-tô là Tình Thương muốn cứu độ hết thảy mọi người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa. 4. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho cộng đoàn xứ đạo chúng ta ý thức được tình yêu bao la của Chúa Ki-tô, Đấng đã thiết lập bí tích Thánh Thể, để mọi người hiểu được giá trị của thánh lễ Mi-sa mà năng chạy đến thờ lạy, cảm tạ, cầu xin với Đấng hằng nâng đỡ và sẵn sàng ban phát ơn thánh. Chúng ta cùng cầu xin Chúa Chủ tế: Lạy Chúa Ki-tô, trong ngày tưởng nhớ việc Chúa lập bí tích tình yêu, xin Chúa làm cho mỗi người chúng con 5
biết yêu thương và tha thứ cho nhau, biết sống đời trong sạch và tuân giữ giới răn Chúa, đồng thời biết loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại qua cuộc đời của chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. 5. Phụng Vụ Thánh Thể (như thường lệ) Có thể cho dâng của lễ dành cho người nghèo. Dẫn lễ: (Nếu có dâng lễ vật thì đọc sau lời nguyện chung) Giờ đây chúng con xin tiến dâng lên bánh rượu là hoa màu ruộng đất và lao công con người, cùng với kết quả của việc thực hành Bác ái trong suốt Mùa Chay. Xin Chúa nhân lành thương đón nhận của lễ bác ái của gia đình họ đạo chúng con, như một Bài ca bác ái hiệp dâng lên Chúa. - Đoàn dâng lễ vật tiến lên - trong khi ca đoàn hát “Đâu có tình yêu thương…” – Chủ tế đón nhận của lễ… sau đó… Thánh lễ tiếp tục như thường lệ. - Rước lễ xong, chủ tế đặt bình đựng Mình Thánh Chúa trên bàn thờ và kết thúc bằng lời nguyện hiệp lễ. 6. Kiệu Mình Thánh Chúa Sang Bàn Thờ Phụ Dẫn lễ: (Đọc sau lời nguyện hiệp lễ) Giờ đây, linh mục chủ tế kiệu Mình Thánh Chúa về bàn thờ phụ. Cuộc rước long trọng nhằm tôn vinh mầu nhiệm Thánh Thể trong chính ngày Chúa thiết lập nhiệm 6
tích yêu thương này: “Ôi nhiệm tích vô cùng cao quý, chúng ta hãy khiêm cung thờ lạy”. - Ca đoàn hát - Chủ tế xông hương Mình Thánh Chúa - Có thể theo thói quen, dừng tại ba điểm để tôn thờ Mình Thánh Chúa. + GL3: gõ mõ báo hiệu dừng. + GL1: xông hương Mình Thánh Chúa (trước khi xông hương nên bỏ hương vào để tạo ra khói) + GL3: gõ mõ báo hiệu đi tiếp - Tới bàn thờ phụ + Chủ tế đặt MTC vào nhà tạm. + Ca đoàn hát “Đây Nhiệm Tích”. + Sau đó thinh lặng thờ lạy trong giây lát – chủ tế đóng cửa nhà tạm thinh lặng trở về phòng thánh. - Sau đó “lột khăn bàn thờ, cất Thánh Giá, nến còn Thánh Giá nào phải phủ khăn tím hay khăn đỏ, trừ khi đã được phủ khăn vào thứ bảy trước Chúa Nhật V Mùa Chay. Tắt hết các đèn trước tượng ảnh Các Thánh”. 7
THỨ SÁU TUẦN THÁNH TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ NGHI LỄ - DẪN LỄ 1. Nghi thức mở đầu Dẫn nhập lễ Kính thưa cộng đoàn, Hôm nay, Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh tưởng nhớ cuộc thương khó của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Hôm nay không có thánh lễ, nhưng cộng đoàn Hội Thánh họp nhau để nghe tường thuật cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô, để tưởng niệm Người Tôi Tớ của Thiên Chúa bị đau khổ nghiền nát, để suy tôn thập giá khổ hình sinh ơn cứu độ và để lãnh nhận Mình Máu sống động của Chúa làm lương thực bổ dưỡng. Nghi lễ hôm nay gồm có 3 phần: - Phần thứ nhất : Phụng vụ lời Chúa. - Phần thứ hai : Thờ lạy Thánh Giá. - Phần thứ ba : Rước lễ. 8
Tham dự các nghi lễ chiểu nay, chúng ta lắng nghe Lời Chúa, tôn thờ Thánh Giá Chúa để chúng ta có thấy hiểu được Tình Yêu Cứu Độ mà Thiên Chúa dành cho nhân loại và thấy được sự xấu xa của tội lỗi của con người. Trong bầu khí trầm lặng của ngày Chúa chết vì yêu, chúng ta hãy đứng lên, và hiệp ý với chủ tế tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta. Trong thinh lặng, chủ tế và giúp lễ tiến ra trước bàn thờ cúi chào rồi phủ phục hoặc quỳ gối, tất cả mọi người quỳ cầu nguyện trong giây lát. Khi chủ tế phủ phục (quỳ): Mời cộng đoàn quỳ Khi chủ tế đứng lên: Mời cộng đoàn đứng Chủ tế đọc lời nguyện Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con vô ngần, Chúa đã vui lòng để Thánh Tử Giêsu đổ máu đào trên thập giá hoàn thành mầu nhiệm Vượt qua, đem lại ơn cứu độ cho loài người. Giờ đây, xin Chúa nhớ lại tình thương ấy mà thánh hoá và che chở đoàn con luôn mãi. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô... 2. Phụng Vụ Lời Chúa 2.1. Bài đọc I: Is 52,13—53,12 Dẫn lễ: Hình ảnh người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa được ngôn sứ I-sa-i-a tiên báo hằng bao thế kỷ trước. Chúa Giêsu chính là hình ảnh đó. Người như con chiên hiền lành 9
bị dẫn tới lò sát sinh. Người vô tội nhưng đã gánh trên mình tội lỗi của cả nhân loại. 2.2. Bài đọc II: Dt 4,14-16; 5,7-9 Dẫn lễ: Chúa Giêsu đã trãi qua bao thử thách trong thân phận con người, để cảm thương những nổi đau khổ của chúng ta. Do đó, Người đã cảm thương được những yếu đuối của con người và và đã cầu xin Thiên Chúa Cha cho chúng ta. 2.3. Bài Phúc âm: Ga 18,1—19,42 Dẫn lễ: Bài thương khó của Thánh Gioan tường thuật lại chi tiết cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy chăm chú lắng nghe để cùng cảm thông với Chúa và cùng bước theo Chúa trên đường thương khó này. 3. Lời nguyện chung Dẫn lễ: (Sau bài giảng) Giờ đây chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện chân thành của chúng ta.Mời cộng đoàn đứng. Người dẫn lễ tuần tự xướng tên từng ý. Thừa tác viên có chức thánh đứng tại giảng đài đọc lời kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện. Chủ tế đọc các ý nguyện tại giảng đài (tại ghế) 1. Dẫn: Cầu cho Hội Thánh 10
Chủ tế (phó tế): Anh chị em thân mến, ta hãy cầu nguyện cho Hội thánh Chúa. Xin cho Hội thánh được hiệp nhất và bình an, được Chúa bảo toàn ở khắp nơi trên hoàn cầu. Xin Chúa cũng ban cho ta được an cư lạc nghiệp hầu tôn vinh Người là Cha toàn năng. Thinh lặng cầu nguyện Chủ tế: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho muôn dân được thấy vinh quang Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô, là Đấng yêu thương gầy dựng Hội thánh Chúa. Cúi xin Chúa bảo vệ giữ gìn, để Hội thánh đang hiện diện khắp nơi luôn tin kính một niềm mà xưng tụng danh Chúa. Chúng con cầu xin… 2. Dẫn: Cầu cho Đức Thánh Cha. Ta hãy cầu cho Đức Thánh Cha (…) chính Chúa đã chọn người giữa hàng Giám mục, xin Chúa cũng ban cho người luôn an khang để lãnh đạo toàn thể dân thánh. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa an bài mọi sự cách khôn ngoan lạ lùng. Chính Chúa đã tuyển chọn Đức Thánh Cha (…) và trao cho người nhiệm vụ lãnh đạo dân thánh Chúa. Xin nhận lời chúng con cầu nguyện, mà ân cần săn sóc giữ gìn người; để nhờ người, đức tin của mọi tín hữu luôn bền vững sắt son. Chúng con cầu xin… 11
3. Dẫn: Cầu cho hàng giáo sĩ và giáo dân Ta hãy cầu cho Đức Giám mục Stêphanô của giáo phận chúng ta, cho hàng Giám mục, Linh mục, Phó tế, cũng như mọi người phục vụ dân thánh, và cho toàn thể cộng đoàn tín hữu khắp địa cầu. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Thánh Thần Chúa luôn hướng dẫn và thánh hoá toàn thể Hội thánh. Này chúng con tha thiết nguyện cầu: Xin Chúa thương cho mỗi thành phần Hội thánh biết theo ơn đặc sủng Chúa ban để trung thành phụng sự Chúa. Chúng ta cầu xin… 4. Dẫn: Cầu cho dự tòng Ta hãy cầu cho anh chị em dự tòng (có mặt nơi đây). Xin Chúa thương soi sáng tâm hồn họ, để họ được hiểu biết Chúa hơn. Xin Người mở lượng từ bi ban cho họ ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, để họ được thứ tha tội lỗi và trở thành chi thể của Chúa Kitô. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm cho Hội thánh không ngừng sinh thêm nhiều con cái. Xin cho anh chị em dự tòng (có mặt nơi đây), được thêm lòng tin kính và hiểu biết Chúa hơn, hầu xứng đáng lãnh nhận ơn tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy, và gia nhập đoàn nghĩa tử của Chúa. Chúng con cầu xin… 12
5. Dẫn: Cầu cho mọi tín hữu được hiệp nhất Ta hãy cầu cho mọi anh chị em cùng tin vào Đức Kitô, và đang cố gắng sống theo sự thật, xin Chúa thương quy tụ và gìn giữ tất cả trong Hội thánh duy nhất của Người. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa muốn làm cho những ai ly tán được trở về đoàn tụ, và những kẻ sum vầy được luôn luôn hiệp nhất. Xin Chúa thương nhìn đến đoàn chiên của Đức Kitô, và cho mọi người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy được mãi mãi đoàn kết với nhau, nhờ sống cùng một đức tin toàn vẹn, và chia sẻ một đức ái vững bền. Chúng con cầu xin… 6. Dẫn: Cầu cho người Do thái Ta hãy cầu cho người Do thái. Cha ông họ là những người đầu tiên đã được nghe Lời Chúa phán dạy. Giờ đây xin Chúa làm cho họ ngày càng mến yêu danh thánh Chúa và trung thành với giao ước của Người. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã hứa ban ơn cứu độ cho tổ phụ Ap-ra-ham và con cháu của Người. Xin Chúa thương nghe lời Hội thánh cầu nguyện cho dân tộc Chúa đã chọn xưa kia cũng được hưởng nhờ 13
ơn cứu độ viên mãn của Đức Kitô, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. 7. Dẫn: Cầu cho người ngoài kitô giáo: Ta hãy cầu cho những người ngoài Kitô giáo. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng dẫn đưa họ vào đường cứu độ. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho những người tuy không tin vào Đức Kitô, nhưng trước mặt Chúa vẫn ăn ngay ở lành, được hồng ân tìm thấy chân lý. Xin cũng ban cho chính chúng con, ngày càng biết tương thân tương ái và thiết tha sống kết hợp với Chúa, để trước mặt thế gian, chúng con có thể minh chứng rằng Chúa chính là tình thương. Chúng con cầu xin… 8. Dẫn: Cầu cho người vô thần Ta hãy cầu cho những người không nhận biết Thiên Chúa, nhưng vẫn sống theo lương tâm ngay thẳng: Xin cho họ một ngày kia được gặp thấy Người. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã đặt vào trái tim con người niềm khát vọng đi tìm kiếm Chúa, khiến con người chỉ được bình an khi đã gặp thấy Chúa, xin cho mọi người khắp thế gian, dù đang sống giữa muôn vàn 14
nghịch cảnh, vẫn có thể nhận ra những dấu chỉ của tình yêu Chúa, và khi thấy các tín hữu sống đời bác ái yêu thương, họ sẽ vui mừng tin nhận duy có Chúa là Thiên Chúa đích thực và là Cha của hết mọi người. Chúng con cầu xin… 9. Dẫn: Cầu cho những nhà lãnh đạo quốc gia Ta hãy cầu cho những nhà lãnh đạo quốc gia. Xin Chúa thương soi trí mở lòng để họ biết hành động theo thánh ý mà tận tình lo cho dân nước được an cư lạc nghiệp và vui hưởng tự do. Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa làm chủ lòng người, và bảo vệ quyền lợi của nhân dân các nước, xin ghé mắt nhân từ mà ban ơn soi sáng trợ lực cho những nhà lãnh đạo quốc gia, để họ biết cùng nhau làm cho thế giới được hoà bình, muôn dân được thịnh vượng, và mọi người được hưởng tự do tôn giáo. Chúng con cầu xin… 10. Dẫn: Cầu cho những người đau khổ: Anh chị em thân mến, ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng, dủ lòng thương giải thoát thế giới khỏi mọi sai lầm, khử trừ muôn bệnh tật, xua đuổi cơn đói kém, mở cửa ngục tù, bẻ tan xiềng xích, giữ gìn lữ khách được bình an, đưa kẻ tha hương về xứ sở, chữa lành các bệnh nhân, ban ơn cứu độ cho người đang hấp hối. 15
Thinh lặng cầu nguyện Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa hằng an ủi kẻ ưu phiền, ban sức mạnh cho người vất vả lầm than. Xin nghe tiếng nhân loại khổ đau nài van Chúa, và ban cho những người lâm cơn hoạn nạn được vui mừng cảm thấy Chúa nhân hậu phù trì. Chúng cầu xin …. 4. Tôn Thờ Thánh Giá (chọn một trong hai cách sau) Dẫn lễ: Thưa cộng đoàn, Thập Giá là hình ảnh của sự nhục nhã, là hình phạt cho những nô lệ mang án tử. Đức Giêsu Kitô đã chấp nhận hình phạt nhục nhã này. Tuy nhiên, từ cái chết nhục nhằng trên thập giá, Chúa đã mặc cho án phạt này một ý nghĩa mới, đó là con đường đau khổ dẫn đến hạnh phúc, là điều kiện dành tất cả những ai muốn trở thành môn đệ của Người: Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Giờ đây khi đứng trước Thập Giá Chúa Giêsu, chúng ta hãy sấp mình thờ lạy với lòng tâm tình sám hối biết ơn và yêu mến. Sám hối vì tội lỗi chúng ta mà Chúa phải chịu chết, biết ơn vì nhờ cái chết của Chúa mà chúng ta được ơn tha tội, yêu mến vì tình thương Chúa đã dành cho chúng ta. Lưu ý: Khi chủ tế xướng Đây là cây Thánh Giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. Cộng đoàn đáp: Chúng ta hãy 16
đến thờ lạy. Sau đó, mọi người thinh lặng quỳ gối thờ lạy Thánh Giá. Lưu ý dẫn lễ: Sau khi cộng đoàn đáp Tạ ơn Chúa thì dẫn lễ: Mời cộng đoàn quỳ. Sau khi quỳ thinh lặng vài giây thì dẫn lễ: Mời cộng đoàn đứng. 4.1. Cách 1 (Thánh giá có phủ khăn) - Một người rước Thánh giá có phủ khăn lên trao cho chủ tế đứng trước cung thánh. Hai giúp lễ cầm đèn đi hai bên. - Chủ tế xướng “Đây là cây Thánh giá…” - Hát xong mọi người quỳ thinh lặng trong giây lát. - Chủ tế đặt hôn kính Thánh giá. - Chủ tế (phó tế) cầm Thánh giá cho cộng đoàn hôn kính, Giúp lễ cầm đèn cháy sáng hai bên. - Sau đó, đặt Thánh giá tại bàn thờ. Các nến cháy đặt chung quanh bàn thờ hay đặt gần Thánh giá. 4.2. Cách 2 (Thánh giá không phủ khăn) - Chủ tế (phó tế) đến cửa nhà thờ nhận Thánh giá không phủ khăn. 17
- Chủ tế cầm Thánh Giá (giúp lễ cầm đèn cháy sáng hai bên) tiến lên cung thánh, dọc đường dừng lại và tung hô “Đây là cây Thánh giá…” 3 lần. - Chủ tế đặt Thánh giá vào nơi được chuẩn bị sẵn trên cung thánh sau đó hôn kính Thánh giá. - Chủ tế (phó tế) cầm Thánh giá cho cộng đoàn hôn kính, Giúp lễ cầm đèn cháy sáng hai bên - Sau đó, đặt Thánh giá tại bàn thờ. Các nến cháy đặt chung quanh bàn thờ hay đặt gần Thánh giá. 5. Rước Lễ (sau khi hôn kính Thánh giá) Dẫn lễ: (đọc khi rước Mình Thánh Chúa ra bàn thờ) Chúng ta bước qua phần thứ ba cũng là phần cuối cùng trong nghi lễ hôm nay. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội thánh không cử Thánh lễ vì muốn nói lên sự liên kết chặt chẽ và duy nhất giữa Thứ Năm Tuần Thánh và Thứ Sáu Tuần Thánh. Vì thế, hôm nay cộng đoàn rước Mình Thánh Chúa đã được truyền phép trong Thánh lễ Tiệc Ly của ngày Thứ Năm hôm qua. Giờ đây chúng ta chuẩn bị tâm hồn để rước Chúa là của ăn quý giá cho linh hồn chúng ta. - Trong khi dẫn lễ chủ tế (phó tế) rước Mình Thánh Chúa từ bàn thờ phụ đến cung thánh. 18
- Kinh Lạy Cha, Đây chiên Thiên Chúa. - Chủ sự trao Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn. - Kiệu Mình Thánh Chúa vào phòng thánh. - Chủ tế đọc lời nguyện hiệp lễ và lời nguyện chúc lành, thinh lặng trở vào phòng thánh. - Cộng đoàn thinh lặng giải tán. - “Kết thúc buổi cử hành, lột khăn bàn thờ; Thánh Giá vẫn để lại và có thêm 4 cây nến cháy sáng. Đặt Thánh Giá Chúa sao cho tín hữu có thể kính thờ, hôn Thánh Giá và ở lại suy niệm một ít lâu”. THỨ BẢY TUẦN THÁNH CANH THỨC VƯỢT QUA NGHI LỄ – DẪN LỄ 1. Nghi thức khai mạc trọng thể đêm canh thức Dẫn nhập lễ (Tắt hết đèn) Kính thưa cộng đoàn, Theo truyền thống Cựu Ước, đêm nay là đêm Xuất Hành khỏi kiếp nô lệ của Dân Chúa và Chúa truyền họ phải giữ (x. Xh 12,42). Đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu cũng khuyên các môn đệ hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, 19
giống như người đợi Chủ trở về, để khi Người đến, Người thấy họ tỉnh thức và sẽ mời họ vào bàn ăn (x. Lc 12,35tt). Đối với chúng ta, đêm canh thức này, Hội Thánh mời gọi chúng ta cùng họp nhau để canh thức cầu nguyện đê tưởng nhớ đêm Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết và sống lại vinh quang để cứu dộ chúng ta. Do đó, đêm canh thức này mang ý nghĩa đi từ tối tăm qua ánh sáng, đi từ cõi chết âm u tiến vào cõi sống tưng bừng hoan hỉ, Nghi thức phụng vụ được chia làm 4 phần: Phần thứ nhất. Thắp nến phục sinh. Trước tiên, Chủ tể làm phép lửa mới và nến phục sinh. Tiếp theo, chủ tế và cộng đoàn kiệu nến phục sinh và công bố Tin Mừng Phục Sinh Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội Thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho dân Người, qua việc đọc lại những bài sách thánh tóm tắt lịch sử cứu độ, từ tạo thiên lập địa cho đến khi Chúa Kitô sống lại từ cõi chết. Phần thứ ba : Phụng Vụ Phép Rửa Hội Thánh đón nhận các anh chị em tân tòng và toàn thể cộng đoàn lập lại những lời đã cam kết khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. 20
Phần thứ tư : Phụng Vụ Thánh Thể. Đêm canh thức sẽ kết thúc với phần tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Hội Thánh cũng với các chi thể mới được tái sinh trong bí tích Rửa Tội, được Chúa mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho dân Người qua sự chết và phục sinh của Người. Giờ dây chúng ta cùng tham dự nghi thức làm phép Lửa và Rước Nến Phục Sinh. - Chủ tế và giúp lễ tiến đến nơi làm phép lửa. - Chủ tế chào cộng đoàn. Chủ tế: Anh chị em thân mến, trong đêm cực thánh này, đêm Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, tức là từ cõi chết sống lại, Hội thánh kêu mời con cái ở khắp trên hoàn cầu, cùng họp nhau lại mà canh thức cầu nguyện. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau chăm chú nghe lời Chúa và sốt sắng cử hành những bí tích tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, với niềm hy vọng sẽ được cùng Người chiến thắng sự chết, và cùng Người luôn sống kết hợp với Chúa Cha. 1.1. Làm phép lửa Chủ tế: Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Một đến giải ánh vinh quang rực rỡ của Chúa vào lòng tín hữu. Xin thánh hoá ngọn lửa mới này, và trong suốt thời gian mừng lễ Vượt Qua, xin cho niềm khao 21
khát Nước Trời cũng bừng lên thiêu đốt lòng chúng con và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau chúng con xứng đáng vào thiên quốc tham dự lễ ánh sáng muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Chú ý: Đừng để lửa mới làm phép tắt trước khi chủ tế thắp sáng nến Phục Sinh. 1.2. Thắp sáng nến Phục Sinh - Chủ tế vừa viết biểu tượng trên nến vừa đọc. - Chủ tế lấy lửa thắp nến Phục Sinh và đọc. 1.3. Kiệu nến Phục Sinh Dẫn lễ: (đọc sau khi Nến phục sinh được thắp lên) Giờ đây chủ tế sẽ cùng đoàn rước tiến vào Cung Thánh. Trên đường đi, Nến Phục Sinh sẽ được nâng lên cao ba lần và hát: ÁNH SÁNG CHÚA KITÔ và cộng đoàn đáp: TẠ ƠN CHÚA. Chủ tế (phó tế) nâng cao nến Phục Sinh và hát lần 1 “Ánh Sáng Chúa Kitô”. Chủ tế hát “Ánh Sáng Chúa Kitô” lần 2. Dẫn lễ: (đọc sau khi cộng đoàn đáp Tạ ơn Chúa lần 2) Cộng đoàn thắp sáng nến của mình từ Ánh Sáng Nến Phục Sinh - “Ánh Sáng Chúa Kitô”. Ánh sáng Chúa Kitô chiếu lên và lan toả dần dần khắp cộng đoàn, nhắc chúng ta lời dạy của Ngài “chúng con là ánh sáng thế gian, 22
người ta không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng nhưng đặt trên giá để soi cho cả nhà”. Giúp lễ thắp sáng nến cho cộng đoàn. Chủ tế quay về phía giáo dân và xướng “Ánh Sáng Chúa Kitô” lần 3. Mở tất cả đèn trong nhà thờ. 1.4. Công bố Tin Mừng Phục Sinh Dẫn lễ: (đọc khi chủ tế đặt Nến phục sinh vào chân nến) Bài công bố Tin Mừng Phục Sinh sắp vang lên là Khúc ca hoan hỷ và khải hoàn, kêu mời tất cả Thiên Sứ, nhân trần và toàn thể Hội Thánh hãy vui lên vì đây là một Đêm Hồng Phúc. Đêm nay xiềng xích tội lỗi đã bị bẻ tung và con người đã được giải thoát khỏi án tội tổ tông xưa. Cây Nến Phục Sinh uy hùng đặt giữa Cung Thánh tượng trưng Chúa Kitô Phục Sinh, chiếu tỏa ánh sáng chan hoà khắp vũ trụ, và tiêu diệt bóng tối của sự dữ và sự chết. Chúng ta hãy ý thức mình đang sống trong ánh sáng đó, nhờ ơn bí tích Rửa tội, nhờ sự chết và sống lại của Đấng đã nói: “Ta là Ánh sáng thế gian, ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ được ánh sáng ban sự sống”, chúng ta cũng được Phục Sinh từng ngày với Chúa Kitô. - Thừa tác viên đặt nến Phục Sinh vào chân nến. 23
- Chủ tế (phó tế phải xin phép lành của chủ tế) công bố Tin Mừng Phục Sinh “Exsultet” xông hương sách và nến Phục Sinh như khi đọc Tin Mừng. 2. Phụng vụ Lời Chúa Dẫn lễ: Xin cộng đoàn tắt nến và mời cộng đoàn ngồi. Sau đây, chúng ta sẽ được nghe các trình thuật về những việc lạ lùng Thiên Chúa đã làm cho dân Người từ tạo thiên lập địa. Khi nghe những bài sách Thánh này, chúng ta hợp với anh chị em dự tòng trên khắp thế giới, sống giai đoạn giáo huấn cuối cùng trước khi lãnh các Bí Tích khai tâm Kitô giáo. Chúng ta sẽ nghe chín (…) bài đọc Kinh Thánh. - Bảy (…) bài Cựu ước. - Một bài Thánh Thư của Thánh Phaolô. - Và bài Tin Mừng theo thánh .... Mở đầu phần phụng vụ Lời Chúa là lời khuyên của chủ tế. (Cộng đoàn hay ngồi nên dẫn lễ linh động, nếu cộng đoàn ngồi thì mời đứng) Chủ tế: Anh chị em thân mến, chúng ta đã long trọng khai mạc đêm canh Thức Vượt Qua, giờ đây chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta hãy ngẫm xem trong thời Cựu ước, Chúa đã cứu chuộc dân Người làm sao, và trong 24
thời đại cuối cùng này, Người lại sai Con Một đến cứu chuộc chúng ta thế nào. Chúng ta hãy xin Chúa hoàn tất công trình cứu độ mà Người đã khởi sự trong mầu nhiệm Vượt Qua. 2.1. Bài đọc thứ nhất: St 1,1-2,2 Dẫn lễ: Thiên Chúa tạo dựng muôn loài bằng quyền năng và Thần Khí; và mọi vật được tạo thành thật là tốt đẹp. Đó là nội dung bài đọc thứ nhất hôm nay. Đêm nay Giáo Hội đọc lại đoạn văn này để nói rằng trong mầu nhiệm Vượt Qua, Chúa Kitô đã khai mào tạo thành mới còn tốt đẹp hơn nữa. Người dùng nước Thánh Tẩy và ơn Thánh Thần, để đưa chúng ta vào tạo thành mới đó. Đáp ca: Tv 32,4-5,6-7,12-13,20,22 Dẫn lễ: (Sau bài đáp ca) Xin mời cộng đoàn đứng. Lời nguyện: (chủ tế đọc) 2.2. Bài đọc thứ hai: St 22,1-2,9a, 10-13, 15-18 Dẫn lễ: Con người đã lạm dụng tự do mà phản nghịch Thiên Chúa nên tội lỗi và sự chết đi vào trần gian. Nhưng Thiên Chúa hứa sẽ cứu con người. Và để chuẩn bị kế hoạch cứu độ Chúa kêu gọi Abraham, một người luôn tin tưởng vào Người. 25
Bài trích sách Sáng Thế sau đây đề cập đến việc Ábraham vâng lời Thiên Chúa mà sát tế con mình, đó là bằng chứng cho lòng tin của ông. Điều này tiên báo cuộc hy sinh của Con Một Thiên Chúa. Vì vâng phục trong đức tin, Ábraham được Thiên Chúa chúc phúc và ban cho ông một dòng dõi đông đúc. Nhờ vâng phục của Chúa Giêsu, chúng ta được tái sinh và trở thành một dân đông đảo của Thiên Chúa. Đáp ca: Tv 15, 5.8,9-10,11 Dẫn lễ: Xin mời cộng đoàn đứng. Lời nguyện: 2.3. Bài đọc thứ ba: Xh 14,15-15,1 Dẫn lễ: Dòng dõi Ábraham dần dần trở nên đông đúc và trở thành một dân tộc, dân Israel. Nhưng họ phải lưu lạc bên Aicập vì nạn đói. Tại đây họ trở thành nô lệ cho những người Aicập. Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu than của họ nên Người ra tay cứu vớt bằng cách chọn ông Môsê, một người giải phóng và hướng dẫn họ vào đất hứa. Bài trích sách Xuất hành sau đây tả lại biến cố vĩ đại trong cuộc hành trình của dân Israel ra khỏi Aicập để tiến vào đất hứa, đó là việc Thiên Chúa cho họ qua Biển Đỏ bình an trước sự truy đuổi của quân Aicập. Biến cố vĩ đại này ám chỉ phép Rửa Tội, là hình ảnh cuộc giải thoát mới do công trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô. 26
Đáp ca: Xh. 15, 1-2,3-4,5-6,17-18 Dẫn lễ: Xin mời cộng đoàn đứng. Lời nguyện: 2.4. Bài đọc thứ tư: Is 54, 5 –14 Dẫn lễ: Trên hành trình về đất hứa, tại núi Sinai, Thiên Chúa ký kết với dân Israel một giao ước để nhận họ làm dân riêng. Sau đó, họ vào định cư trong đất hứa và trở thành một vương quốc. Tuy nhiên, dân Israel nhiều lần phản bội Chúa. Hậu quả của sự thất trung là cuộc lưu đày Babylon. Trong hoàn cảnh đó, Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ dân Israel bằng cách gởi các tiên tri để nhắc nhở, khuyến cáo, an ủi và khơi lên niềm hy vọng cho họ. Bài đọc 4, 5, 6 và 7 đều lấy lại từ sách các tiên tri. Bài đọc sau đây trích từ sách tiên tri Isaia. Qua tiên tri này, Thiên Chúa an ủi dân Israel đang bị lưu đày tại Babylon. Tiên tri cho dân Israel thấy rằng, vì họ bất trung nên bị trừng phạt, nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi họ. Người muốn họ sám hối và Người sẽ giải phóng họ, cho họ hưởng nền hòa bình lâu dài. Nhân loại tội lỗi, nhưng Chúa không bỏ rơi. Người đã ra tay cứu rỗi và quy tụ về Giêrusalem mới là Giáo Hội. Đáp ca: Tv 29,2,4,5-6,11,12a,13b Dẫn lễ: Xin mời cộng đoàn đứng. Lời nguyện: 27
2.5. Bài đọc thứ năm: Is 55, 1 –11 Dẫn lễ: Vẫn qua lời rao giảng của tiên tri Isaia, Thiên Chúa ngỏ lời với dân Israel rằng Người sẽ tái lập giao ước với họ, một giao ước vĩnh cửu bởi vì Người là Thiên Chúa trung tín. Khi ấy, lương thực được cung cấp miễn phí, tượng trung cho những hồng ân Thiên Chúa ban vì tình thương của Người. Lương thực Chúa ban cho chúng ta hôm nay chính là Lời Chúa, là nước thánh tẩy, là Thánh Thể mà chúng ta nhận được trong giao ước mới, giao ước vĩnh cửu được thiết lập nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô. Đáp ca: Is 12,2-3, 4, 5-6 Dẫn lễ: Xin mời cộng đoàn đứng. Lời nguyện: 2.6. Bài đọc thứ sáu: Br 3, 9 –15.32.4,4 Dẫn lễ: Thiên Chúa tiếp tục nói qua lời tiên tri Barúc với dân Israel rằng nguyên nhân họ bị lưu đày ở Babylon chính là họ bỏ nguồn mạch sự khôn ngoan, đó là Lời Chúa. Vì vậy, việc quan trọng họ cần làm chính là sống theo Lời Chúa. Đức Kitô chính là Lời Khôn Ngoan của Thiên Chúa, Người chính là đường, là sự thật và là sự sống. Sống theo lời dạy của Người chính là sống theo nguồn mạch khôn ngoan, con đường dẫn đến hạnh phúc thật. 28
Đáp ca: Tv 18,8,9,10,11 Dẫn lễ: Xin mời cộng đoàn đứng. Lời nguyện: 2.7. Bài đọc thứ bảy: Ed 36,16–28 Dẫn lễ: Trong hoàn cảnh lưu đày tại Babylon, qua lời tiên tri Êdêkien, Thiên Chúa khơi lên niềm hy vọng cho dân Israel rằng Người sẽ giải phóng họ, nhất là sẽ tái tạo tâm hồn họ, ban cho họ quả tim mới, đặt Thần Khí trong lòng họ để họ trở nên tạo vật mới. Chúa Kitô phục sinh thực hiện lời hứa đó bằng việc ban nước Thánh Tẩy, ban ơn tha tội và ban ơn Thánh Thần để nhân loại trở thành tạo vật mới. Đáp ca: Tv 50,12-13,14-15,18-19 Dẫn lễ: Xin mời cộng đoàn đứng. Lời nguyện: 2.8. Kinh Vinh Danh Dẫn lễ: Giờ đây chủ tế sẽ long trọng xướng Kinh Vinh Danh. + Chủ tế xướng kinh Vinh Danh. + Thắp sáng nến trên bàn thờ. + Rung chuông, đánh trống… + Mang hoa nến lên cung thánh. 29
+ Mở khăn phủ tượng Các Thánh (nếu chưa mở) 2.9. Lời nguyện nhập lễ 2.10. Bài Thánh thư: Rm 6,3–11 Dẫn lễ: Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được hoàn tất nơi cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Người đánh bại thần chết và mang đến cho nhân loại sự sống đời đời. Thánh Phaolô qua thư gởi tín hữu Rôma nhấn mạnh rằng chúng ta đã chịu Phép Rửa là chúng ta được liên kết với mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Khi được dìm vào nước Thánh Tẩy, chúng ta cùng chết với Đức Kitô. Và khi ra khỏi nước, chúng ta cùng sống lại với Người và bước vào cuộc sống mới. - Đọc bài thánh thư 2.11. Alleluia Dẫn lễ: (Đọc ngay sau bài thánh thư) Mời cộng đoàn đứng. Chúng ta hân hoan hát bài ca Alleluia. Chủ tế sẽ long trọng hát trước và mọi người hân hoan lặp lại. Ý nghĩa chữ Alleluia: chữ Alleluia lấy từ tiếng Do-thái, gốc bởi chữ Hallel, nghĩa là ca tụng… vậy Alleluia có nghĩa là “Hãy ca tụng Thiên Chúa”. Giáo hội quen dùng từ này để nói lên niềm vui, đặc biệt là trong mùa Phục Sinh. Dẫn lễ: (sau Alleluia) Xin mời cộng đoàn ngồi. 30
2.12. Bài Tin Mừng Năm A (Mt 28,1-10). Dẫn lễ: Dấu hiệu ngôi mộ trống và lệnh truyền của các thiên sứ “Người đã trỗi dậy từ cõi chết và Người đi Galilê trước các ông”, là bằng chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Các môn đệ thật sự gặp lại Chúa tại Galilê như lời Người truyền. Việc Chúa Giêsu phục sinh còn được củng cố bằng những lần Người hiện ra cho các môn đệ, những chứng nhân của Chúa. Chúa Giêsu Kitô thật sự sống lại. Đó là nền tảng cho niềm tin và niềm hy vọng của chúng ta. Năm B (Mc 16,1-7). Dẫn lễ: Dấu hiệu ngôi mộ trống và lệnh truyền của các thiên sứ “Người đã trỗi dậy từ cõi chết và Người đi Galilê trước các ông”, là bằng chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Các chứng nhân đầu tiên cho sự phục sinh của Chúa là các phụ nữ đạo đức. Sau đó, các môn đệ cũng thật sự gặp lại Chúa tại Galilê như lời Người truyền. Việc Chúa Giêsu phục sinh còn được củng cố bằng những lần Người hiện ra cho các môn đệ, những chứng nhân của Chúa. Chúa Giêsu Kitô thật sự sống lại. Đó là nền tảng cho niềm tin và niềm hy vọng của chúng ta. Năm C (Lc 24,1-12) 31
Dẫn lễ: “Sao các bà lại tìm Người sống nơi giữa kẻ chết? Người đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại lời Người đã nói…”. Đó là lời của sứ thần nói cho các phụ nữ vào sáng phục sinh. Điều này ứng nghiệm những gì Thánh Kinh đã nói và được Chúa Giêsu tiên báo. Hãy nhớ lại và hãy tin vào Chúa Giêsu, Đấng đã chết và phục sinh để cứu độ chúng ta. Hãy noi gương các phụ nữ là ra đi loan báo tin mừng Phục Sinh cho mọi người. 2.13. Bài giảng 3. Phụng Vụ Thánh Tẩy Sau bài giảng. Không đọc phần trong (...) khi không có dự tòng được rửa tội). Dẫn lễ: Đây là phần thứ ba trong nghi lễ phụng vụ hôm nay. Phần này gồm có: Nghi thức làm phép Nước và nghi thức Tuyên Xưng lại lời hứa khi chịu phép rửa tội. (Trong Đêm thánh vọng Phục Sinh hôm nay, cha chủ tế sẽ ban Bí tích Rửa tội và Thêm sức cho một số anh chị em dự tòng.) Mời cộng đoàn đứng. - Chủ tế nhắn nhủ. 3.1. Nếu có ban bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức 3.1.1. Hát kinh cầu các Thánh Dẫn lễ: Giờ đây, chúng ta cùng hát kinh cầu Các Thánh. 3.1.2. Làm phép nước (Đọc sau Kinh cầu) 32
Dẫn lễ: Nước thường có sức huỷ diệt, rửa sạch và nuôi dưỡng. Nước làm ta liên tưởng đến sự sống. Thật vậy, chính Chúa Kitô là nguồn sự sống, và nhờ sức thiêng của Người, những kẻ lãnh nhận phép Rửa Tội được thông ban sự sống của Thiên Chúa và họ được tẩy sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Ta dùng nước trong bí tích Rửa Tội nói lên niềm tin của chúng ta. Dìm vào nước là chết làm một với Chúa Kitô và ra khỏi nước là cùng sống lại với Người. - Lời nguyện làm phép nước. - Chủ tế nhúng nến Phục Sinh vào nước và đọc. 3.1.3. Bí Tính Thánh Tẩy 3.1.3.1. Tuyên xưng đức tin (Sau khi làm phép nước) Dẫn lễ: Trước khi chủ tế ban Bí Tích Rửa Tội cho những người dự tòng, chủ tế mời gọi họ tuyên xưng đức tin. 3.1.3.2. Rửa tội (Sau tuyên xưng đức tin) Dẫn lễ: Giờ đây chủ tế ban Bí tích Rửa Tội cho các anh chị em dự tòng. Xin mời cộng đoàn ngồi. 3.1.3.3. Trao áo trắng Dẫn lễ: Chủ tế trao áo trắng cho những người vừa lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. 3.1.3.4. Trao nến sáng (Sau khi trao áo trắng xong) Dẫn lễ: Chủ tế trao nến sáng cho những người chịu phép rửa tội. 33
3.1.3.5. Ban bí tích Thêm Sức (Sau khi trao nến sáng) Dẫn lễ: Tiếp theo cha chủ tế sẽ ban bí tích Thêm Sức cho các tân tòng. Xin mời cộng đoàn đứng. 3.1.3.6. Đặt tay Dẫn lễ: Xin mời những người lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức quỳ. 3.1.3.7. Xức Dầu Thánh (Sau lời nguyện) Dẫn lễ: Xin mời cộng đoàn ngồi. 3.2. Nếu không có ban bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức - Dẫn lễ (xem phần 3. Phụng vụ Thánh Tẩy) - Chủ tế và GL1+2 tiến đến trước lu nước. - Chủ tế nhắn nhủ. GL1+2 cầm SLR và micrô. - Chủ tế đọc lời nguyện thánh hóa nước (nước thánh). GL1+2 cầm SLR và micrô. Lặp lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy Dẫn lễ: Mời cộng đoàn thắp nến. Với nghi thức tuyên xưng lại lời hứa khi chịu phép Rửa Tội, chúng ta ý thức rằng mình cùng chết và để cùng sống lại với Chúa Kitô, chúng ta hãy hiên ngang dấn thân và trung thành phụng sự Chúa. Mời cộng đoàn đứng. - Khi dẫn lễ: giúp lễ thắp nến cho cộng đoàn. - Chủ tế mời gọi cộng đoàn. 34
- Chủ tế đọc công thức tuyên xưng đức tin. - Chủ tế hát “tôi đã thấy nước...” - Chủ tế rẩy nước thánh trên cộng đoàn. - Ca đoàn hát “Tôi đã thấy nước…” 5. Lời nguyện chung Dẫn lễ: Đến phần lời nguyện tín hữu, mời cộng đoàn đứng. Chủ tế : Đêm nay là đêm hạnh phúc. Trong ánh sáng Chúa Kitô Phục sinh, sự thánh thiện của Người xua trừ tội ác, thanh tẩy tội lỗi, hoàn lại lòng thanh sạch cho kẻ có tội, trả lại niềm vui mừng cho người đau khổ, phá tan hận thù, triệt hạ kiêu căng và ban niềm an bình cho các tâm hồn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được thật sự hưởng nhờ những ơn ích ấy : 1. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho toàn thể Hội Thánh đã được Chúa Giêsu cứu chuộc bằng Máu Thánh Người, được cứu khỏi tội lỗi và đạt tới chân lý. 2. Chúng ta hãy cầu xin chúa cho toàn thể gia đình nhân loại đã được chinh phục do tình yêu dịu dàng của Chúa Cứu Thế, được đoàn tụ nên một Hội Thánh trong chân lý và bác ái. 3. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những anh chị em vừa được chịu phép rửa tội trong Đêm Thánh Phục Sinh 35
này luôn được ánh sáng đức tin soi dẫn để mãi mãi sống xứng đáng làm con Chúa và phần tử ưu tú của Giáo Hội. 4. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho cộng đoàn xứ đạo chúng ta thật lòng yêu mến Chúa Kitô, Đấng đã thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi và xin Chúa cho chúng ta được vui mừng hãnh diện làm chứng cho Chúa Kitô Phục sinh. Chủ tế : Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, nhờ sự Phục sinh của Con yêu dấu Chúa, Chúa thanh tẩy chúng con khỏi vết nhơ tội lỗi. Xin Chúa ban cho chúng con được sống một đời sống mới trong sạch và vui mừng vì ơn Chúa cứu độ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. 6. Phụng Vụ Thánh Thể như thường lệ. Dẫn lễ: Đến phần phụng vụ Thánh Thể. Mời cộng đoàn ngồi. - Tân tòng dâng lễ vật. (nếu có) - Sau khi chủ tế dâng lễ vật (trước khi rửa tay) thì bái nhang trước bàn thờ hoặc xông hương lễ vật, bàn thờ… - Đọc Kinh Lạy Cha: rước Mình Thánh Chúa từ phòng thánh ra bàn thờ. 36
- Trong đêm Canh Thức Vượt Qua, dấu chỉ bí tích Thánh Thể được hoàn hảo khi cho rước lễ dưới hai hình bánh và rượu. PHỤ LỤC NGHI THỨC RƯỚC DẦU MỚI I. ÍT ĐIỀU LƯU Ý 1. Dầu mới được làm phép và hiến thánh được cung kính đưa tới nhà thờ các họ đạo. Dầu cũ thì đốt đi hoặc dùng để đốt đền chầu. 2. Có thể tổ chức rước Dầu mới trước Thánh Lễ Tiệc Ly hay vào thời gian thích hợp, nhằm dạy các tín hữu về việc sử dụng và hiệu năng của Dầu Thánh trong đời sống Kitô giáo. 37
3. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo nhắc tới việc cất giữ Dầu Thánh (S.C) trong nhà thờ: “Dầu Thánh theo truyền thống, được bảo quản và tôn kính tại một nơi chắc chắn trong cung thánh, vì xức dầu là dấu bí tích của ấn tín ơn Chú Thánh Thần. Dầu Dự Tòng (O.S) và Dầu Bệnh Nhân (O.I) cũng có thể đặt chung ở đó.” (x. GL 1183; 1241) II. NGHI THỨC (Mẫu đề nghị) 1. Chủ sự mặc lễ phục trắng (nếu tổ chức rước Dầu trước thánh lễ Tiệc Ly) 2. Chủ sự chào giáo dân và nói những lời sau đây hoặc tương tự. Anh chị em thân mến, Trong Thánh Lễ Truyền Dầu sáng thứ ba tại nhà thờ Sóc trăng, Đức Giám Mục giáo phận đã làm phép và thánh hiến dầu mới gồm Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và Dầu Thánh. Trong Hội Thánh Đông Phương, từ xa xưa, dầu có nhiều công dụng: soi sáng, làm gia vị thức ăn, chữa lành bệnh tật dưới hình thức ướng hoặc xoa bóp. Kitô giáo cổ xưa cũng như ngày nay đã dùng dầu với các ý nghĩa biểu tượng. 38
Trong Cựu Ước, dầu mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Dầu còn liên hệ với thời Đấng Thiên Sai. Việc xức dầu trong Cựu Ước cho ta thấy tầm quan trọng. Trước hết, các vua được xức dầu, như Đavid: “Samuel cầm sừng dầu và xức dầu cho Đavid trước mặt anh em và Thần Khí của Thiên Chúa đã xuống trên ông từ hôm đó.” (x.1Sm 16,13) Sau thời kỳ các vua, các vị được xức dầu là các thượng tế. (x.Lv 4,3; 18,12) Sau cùng, các ngôn sứ cũng được xức dầu theo nghĩa bóng “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Người đã xức dầu cho tôi, sai tôi đem Tin Mừng cho ngươi nghèo khó...” (x.Is 61,1) Đức Giêsu xuất hiện như Đấng Mêsia – Kitô (x. Lc 4,16-21) và cũng trong dịp này, người đã áp dụng cho bản thân Người lời của ngôn sứ Isaia. (x. Is 61,1) Giờ đây, chúng ta sẽ rước Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và Dầu Thánh Dầu Bệnh Nhân được dùng để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ. Dầu Dự Tòng được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban 39
sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác, tựa như người lực sĩ được xoa bóp dầu trước khi lên võ đài. Dầu Thánh là dầu có pha thuốc thơm và được Đức Giám Mục hiến thánh. Dầu này được xức cho các Tân Tòng trong Bí tích Rửa Tội, cho các Kitô hữu trong Bí tích Thêm Sức, cho các Linh mục và một cách sung mãn cho các Giám mục trong Bí tích Truyền Chức Thánh. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ. Chúng ta hãy sốt sắng tham dự nghi thức rước dầu để hiểu và sống ý nghĩa về việc sử dụng và hiện năng của Dầu Thánh trong đời sống Kitô giáo. *** PHỤ LỤC VÀI CUNG THỨC CỦA CHỦ SỰ 40
41
42
Search
Read the Text Version
- 1 - 42
Pages: