Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Dấu ấn cuộc đời cách mạng của bác

Dấu ấn cuộc đời cách mạng của bác

Published by nguyenquocanh6a9, 2022-09-15 14:57:33

Description: cuộc đời & sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch

Search

Read the Text Version

MỤC LỤC Lờ i mở đầu Chương 1 Giới thiệu về Bác Chương 2 Các s ự kiện quan trọng 1. Tìm đường cứu nước 2. Đọc bản tuyên ngôn độc lập 1

Lời mở đầu Quỳnh Như Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là \"Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam\". 2

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ BÁC 3

4

Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc; là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và lớn lên tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Vì lí do sức khỏe nên Bác đã lìa trần ngày 2 tháng 9 năm 1969 lúc 79 tuổi tại Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm còn sống, Người đã cống hiến quên mình cho con dân Việt Nam xưa, song cũng đóng góp không ít cho cuộc sống ấm no hạnh phúc của đồng bào ngày nay. 5

Bác cũng là người đã soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tiến cử năm 1946. Vào khoảng thời gian đoạn diễn ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Ngài là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Sau khoảng bảy năm sau khi Bác mất, để tôn vinh công lạo to lớn ấy, Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh nhằm ghi nhớ và khắc sâu công ơn \" vì dân cứu nước\" thiêng liêng của Ngài. 6

CHƯƠNG II Các sự kiện quan trọng 7

Chương 1 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 8

Ngày 3-6-1911, Người lên tàu Đô Đốc Amiral Latouche- Tresville rời bến Nhà Rồng lên đường sang các nước phương Tây tìm đường cứu nước với tên gọi Văn Ba.Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu Á, châu u, châu Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc sống khổ cực của nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân.Năm 1917, Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.Ngày 18-6-1919, Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc và gửi đến Hội nghị hòa bình Versailles “Bản yêu sách của Nhân dân An Nam”.Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc. Người khẳng định các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của bản thân mình, Người viết: \"Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình\" 9

Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua.Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân Đạo). Khi đọc Luận cương của Lênin, Người hiểu hơn về chủ nghĩa Lênin, Quốc tế Cộng sản, về cách mạng vô sản, về phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.Từ bản Luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trong đó có cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin, từ một người Việt Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 10

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp.Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp, Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria) bằng tiếng Pháp vào năm 1922.Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Sau đó đến Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước trực tiếp mở lớp đào tạo cán bộ.Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa. 11

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo và thống nhất 3 tổ chức Cộng Sản Việt Nam lấy tên gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đưa nhân dân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cùng các dân tộc bị áp bức, đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần giải phóng loài người khỏi bóc lột và bất công.Năm 1931-1932, với tên gọi Tống Văn Sơ, người bị thực dân Anh giam giữ tại Hồng Kông. Năm 1933-1940, dưới sự giúp đỡ của Luật sư Loseby và JenKin, Người được thả tự do và tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. 12

Vào ngày 28-01-1941, người về nước tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Người. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù. Hội nghị quyết định thành lập \"Việt Nam độc lập đồng minh\", gọi tắt là Mặt trận Việt Minh vào ngày 19/05/1941. Năm1943, Người cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng lãnh đạo Nhân dân Việt Nam quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc. 13

Chương 2 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập 14

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và giành lại độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn của dân tộc vừa là sự kế thừa truyền thống của cha ông ta trong lịch sử, vừa là sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin 15

và sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 16

Lời kết Đi vào thế giới của của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đi vào một thế giới tinh thần kỳ diệu, oai phong lẫm liệt. Mỗi thế hệ dân tộc Việt Nam lại cảm nhận được ở Người những điều kì diệu mới. Bởi, kết tinh trong dáng người nhỏ bé của ấy là biết bao giá trị vẻ đẹp tinh hoa. Bác Hồ - vị lãnh đạo vĩ đại dân tộc; vị cha già yêu thương của đồng bào Việt Nam và là một tấm gương đạo đức sáng ngời. Với một tầm vóc vĩ đại, dưới cương vị Chủ tịch nước như Hồ Chí Minh sống thật giản dị. Trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của người, phẩm chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ không chỉ trong lòng những người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim những người dân quốc tế chuộng hòa bình. 17

Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, là người con anh hùng của đất nước Việt Nam, là ánh sáng của lý tưởng và niềm tin trong tâm hồn người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng những tư tưởng chân lý của người dường như vẫn đang dõi theo từng bước tiến của dân tộc. Những tư tưởng đó sẽ là ngọn đèn sáng soi của Đảng, Nhà nước và nhân dân học tập, lao động, cố gắng, phấn đấu để đưa nước nhà tiến lên phát triển; xứng vai với các cường quốc Năm châu như Bác từng căn dặn. Ai hiến dâng đời mình cho nhân dân, cho loài người thì người ấy trở thành bất tử. Bác Hồ của chúng ta sẽ sống mãi cùng non sông đất nước. Các thế hệ nối tiếp Người sẽ luônphát huy và làm theo những lời Người đã khuyên nhủ, dạy dỗ. 18

Về tác giả Nhiệm vụ của các thành viên Nhóm trưởng Nguyễn Quốc Anh: đồ họa, kĩ thuật Thành viên Nội dung hình ảnh: Nguyễn Trí Bảo Tâm Biên tập văn bản: Nguyễn Lê Ý Nhã, Dương Lê Hà My, Huỳnh Minh Triết Hoàn thiện văn bản & trang trí: Nguyễn Lê Quỳnh Như HẾT

Chào tạm biệt các độc giả. Nhà xuất bản Tuổi Trẻ


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook