NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA TỪ TRUYỀN THUYẾT ĐẾN LỄ HỘI Sơn Joseph
LỜI NÓI ĐẦU Thưa các bạn, cuốn sách \"Thánh Gióng - từ truyền thuyết đến lễ hội\" được viết nhằm khai thác những giá trị của truyền thuyết này. Qua đó, chúng ta thấy được những tác động hai chiều của truyền thuyết \"Thánh Gióng\" và lễ hội làng Gióng. Hi vọng, cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc những cái nhìn khác nhau về tác phẩm, từ đó thêm yêu và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tác giả
TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG Tóm tắt Vào thời Hùng Vương. Có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một mình. Một hôm, khi đi thăm nương, bà ướm thử vào dấu chân lạ và có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một cậu con trai bụ bẫm, đặt tên là Gióng. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười.
Lúc bấy giờ, giặc Ân xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người đánh giặc cứu nước. Sứ giả đến làng Gióng, kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa.
Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Giá trị nội dung Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc Ân của người anh hùng Thánh Gióng. Đồng thời, thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi bình minh của lịch sử về một cuộc sống hòa bình, không có giặc ngọai xâm.
Giá trị nghệ thuật - Các tác giả dân gian đã thành công khi sử dụng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường) làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. - Lối kể chuyện theo trình tự thời gian giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện. - Cốt truyện đặc sắc, li kì.
LỄ HỘI LÀNG GIÓNG Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bô. Hội Gióng được diễn ra vào tháng 4 Âm lịch hằng năm. Hội Gióng diễn ra ở làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch là thời gian chuẩn bị lễ hội. Hội bắt đầu từ ngày mùng 6. Trong những ngày này, dân làng tổ chức rước cờ lên đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.
Mồng 8 có lễ rước từ đền Hạ về đền Thượng tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc. Ngày mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Ngày mồng 10, vãn hội có lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh. Ngày 11 làm lễ rửa khí giới và ngày 12 làm lễ rước cờ báo tin với trời đất.
Lễ hội Gióng có một ý nghĩa to lớn, thể hiện niềm tin yêu của nhân dân ta với vị anh hùng đã có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Lễ hội Gióng không chỉ giúp người xem được chứng kiến các nghi thức lễ với những thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế. Tất cả đựơc giữ gìn như một di sản quý báu cho đến mãi về sau.
Mối quan hệ giữa truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội Gióng Truyền thuyết \"Thánh Gióng\" có mối quan hệ biện chứng, tác động tích cực đối với lễ hội Gióng. Truyền thuyết là cơ sở để hình thành lễ hội. Truyền thuyết \"Thánh Gióng\" với nội dung hấp dẫn, có giá trị văn hóa cao đã làm nên một lễ hội khá đặc sắc, mang âm hưởng dân gian. Bên cạnh đó, lễ hội Gióng có vai trò di dưỡng, bảo tồn và phát huy những giá trị của truyền thuyết \"Thánh Gióng\". Lễ hội chính là sự hiện thực hóa truyền thuyết, làm cho truyền thuyết trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Tài liệu tham khảo 1. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1999), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Hoàng Tiến Tựu (1996), Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo Dục. 3. Hoàng Tiến Tựu (2000), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo Dục. 4. Nguyễn Bích Hà (2008), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (tập 1), NXB Giáo Dục Việt Nam.
Mời quý độc giả đón đọc Giá : 150.000 đồng
Search
Read the Text Version
- 1 - 13
Pages: