Để nụ cười còn mãi lắng trên hàng mi Trên bờ môi và trong những kỉ niệm xưa…” Mỗi lần có dịp trở lại trường, trong lòng mỗi chúng tôi trào dâng những cảmxúc khó tả và những kí ức tươi đẹp của một thời sinh viên học tập miệt mài, sôi nổi,đam mê. Đặc biệt lần này trở lại trường, chúng tôi sẽ có rất nhiều cảm xúc bởi đúngvào dịp kỉ niệm 50 năm thành lập trường, 50 năm thành lập khoa Toán và 15 nămngày chúng tôi ra trường. Bốn năm học tập dưới ngôi trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 không dàinhưng cũng đủ để chúng tôi đạt được những thành quả nhất định về kiến thức, kỹnăng, về nghị lực, sự tự tin để có thể vững bước trong cuộc sống; đủ để cho chúngtôi khắc ghi biết bao nhiêu kỉ niệm bên thày cô, bè bạn. Chúng tôi đã được sốngtrong sự dạy bảo tận tâm, nhiệt huyết của các thày cô, đặc biệt các thày cô trongkhoa Toán. Ngoài những giờ lên lớp với các thày cô, chúng tôi cũng không thể quênnhững buổi tiếp xúc giữa Ban Giám hiệu và đại diện sinh viên vào cuối mỗi tháng.Qua diễn đàn này, sinh viên được bày tỏ tâm tư, tình cảm, những khó khăn tronghọc tập. Tôi còn nhớ như in hình ảnh cả hội trường vỡ òa hạnh phúc mỗi khi nguyệnvọng chính đáng của sinh viên được quyết định kịp thời. Đó là một hoạt động trongrất nhiều hoạt động minh chứng cho một môi trường học tập thân thiện, hiệu quả. Hoạt động nghiệp vụ sư phạm khóa Toán – Tin học Hoạt động của khoa Toán luôn là điểm nhấn đối với toàn trường. Có lẽ rấtít trường trong khối sư phạm mà khoa Toán lại có được những hoạt động chuyênmôn, nghiệp vụ phong phú đến như vậy. Chắc hẳn mỗi bạn sinh viên K24 ngày nào 51
vẫn không thể quên được không khí vui tươi, hăng say đậm “chất nghề, chất toán” của Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm giữa các khóa với những giờ thi giảng, thi giải toán nhanh, giải bằng nhiều cách được các đội chơi đưa ra trong một thời gian rất ngắn đã tạo nên không khí vô cùng kịch tính. Với những sinh viên khoa Toán yêu toán cao cấp, toán sơ cấp sẽ được đắm mình trong các cuộc thi Olympic toán cao cấp, sơ cấp. Đây thực sự là sân chơi vô cùng bổ ích cho các thày cô giáo toán tương lai. Điều này đã được minh chứng bằng thực tiễn đó là những sinh viên đạt giải trong các cuộc thi này đã khẳng định chuyên môn rất tốt ở môi trường trung học phổ thông. Với những sinh viên yêu thích nghiên cứu khoa học, yêu thích viết báo có thể đến với cuộc thi nghiên cứu khoa học hàng năm hay tham gia viết bài cho tờ báo “Toán học trong nhà trường”. Đây là những hoạt động góp phần tạo sân chơi, nâng cao trình độ toán học và điều quan trọng là tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ Hoạt động văn nghệ “Đài sen dâng Bác” giáo viên dạy toán sau này. lần thứ IV khóa Toán – Tin học Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, khoa Toán luôn chú ý tạo điều kiện để sinh viên thực hiện tốt các phong trào như Hội diễn văn nghệ “Đài sen dâng Bác” vào đúng dịp kỉ niệm sinh nhật Bác. Đây sẽ mãi là hoạt động đáng nhớ của một thời sinh viên sôi nổi. Những tình cảm, lời cảm ơn chân thành nhất của cựu sinh viên Toán K24 xin được gửi tới nhà trường, khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Nhà trường và khoa Toán đã cho chúng em được sống, học tập trong một môi trường tốt đẹp để chúng em trưởng thành như ngày hôm nay. Trong điều kiện mới, những cựu sinh viên khoa Toán luôn mong muốn nhà trường, khoa Toán tiếp tục duy trì, phát huy những hoạt động có hiệu quả trong việc đào tào, bồi dưỡng giáo viên toán, không ngừng đổi mới trong việc giảng dạy để đội ngũ giáo viên toán trong tương lai giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đổi mới giáo dục. 52
NHỮNG HỒI TƯỞNG VỀ KHOA TOÁN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Vương Thông Nguyên giảng viên khoa Toán Tôi về giảng dạy tại khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vào dịpcuối thu đầu đông năm 1979. Khi đó, khoa Toán nói riêng và trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2 nói chung đã chuyển từ Cầu Giấy lên thị trấn Xuân Hòa được 4 năm. Với kế hoạch xây dựng thủ đô mới ở phía bắc sông Hồng tức thị trấn XuânHòa thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, khi đó Xuân Hòa được xem như mộtđô thị mới, có nhiều nhà 5 tầng, có khu nhà chạy dọc theo 2 bên của một đại lộ rộngđẹp, nhiều hàng cây xanh tươi thẳng tắp cùng với hàng cột điện cao áp. Thầy trò củatrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được sắp xếp vào ở các phòng của các khu nhà 2,3, 5, 6, 7, 12, 14. Nhà 10 là khu làm việc của Ban Giám hiệu và các phòng, ban, vănphòng các khoa, thư viện. Nhà số 4 là trường Đại học Kiến trúc. Giảng đường là cáckhu nhà 5, bên cạnh có sân vận động ở khu đối diện, nhà ăn tập thể trạm xá, xa mộtchút là một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề Việt - Xô và một số nhà máy. Thị trấn Xuân Hòa nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ nên có sự kếthợp hài hòa giữa đồng bằng và trung du khí hậu mát mẻ, trong lành. Mỗi khi ngồi trênmáy bay, đi ô tô hay đi tàu Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, nhìn về hướngtây bắc sẽ thấy thị trấn Xuân Hòa, nơi đó có trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 53
Với vùng đất như vậy nên được về công tác tại khoa Toán nói riêng và trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói chung là niềm tự hào mơ ước đối với nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Được về giảng dạy tại khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi rất phấn khởi và mong muốn với sức lực, trí tuệ của mình sẽ xây dựng khoa Toán trở thành nơi đào tạo ra các thầy cô giáo dạy toán giỏi, thành địa chỉ đáng tin cậy của ngành giáo dục và nhân dân cả nước. Khi đó, cũng như một số khoa khác, các giảng viên của khoa Toán là những người được điều động về từ các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Việt Bắc, Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, … là những sinh viên giỏi tốt nghiệp ở Liên Xô cũ, các nước Đông âu, Đại học Tổng hợp Hà Nội; là những sinh viên giỏi khóa 1 được giữ lại. Nói chung, các thầy cô giáo còn rất trẻ, phần lớn còn độc thân, với bao hoài bão muốn cống hiến. Sau một thời gian, nhiều thầy cô đã nên duyên vợ chồng và ở lại lâu dài tại Xuân Hòa. Khoa Toán lúc đó có 5 tổ chuyên môn: Giải tích, Đại số, Hình học, Phương pháp dạy học, Toán ứng dụng. Các thầy cô rất nhiệt tình trong giảng dạy, ngoài ra các buổi tối còn xuống khu ký túc xá sinh viên để giúp các bạn tự học. Mặt khác, các thầy cô tích cực tự học để nâng cao trình độ, vừa đáp ứng nhu cầu giảng dạy vừa chuẩn bị thi nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án phó tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Hầu hết là giảng viên trẻ, chưa có những con chim đầu đàn, lại xa trung tâm nên một số phải về Hà Nội dự seminar, tự tìm thầy cô hướng dẫn. Mặc dù đời sống khó khăn nhưng chúng tôi vẫn tự tổ chức seminar theo tổ chuyên môn hoặc theo nhóm chuyên môn để giúp đỡ lẫn nhau, phân công nhau chuẩn bị nội dung thuyết trình trước tổ, nhóm. Việc sinh hoạt chuyên môn rất nề nếp, sôi nổi. Để đáp ứng yêu cầu của các thầy cô, Ban chủ nhiệm khoa đề nghị Nhà trường mở lớp sau đại học, mời các giáo viên giỏi ở Hà Nội lên dạy, có thi tuyển đầu vào như các lớp sau đại học khác, một số thầy cô làm nghiên cứu sinh trong nước, một số được đi thực tập sinh ở nước ngoài đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Năm tháng cứ trôi đi, tuy khó khăn về đời sống nhưng đó là tình hình chung của cả nước, các thầy cô vẫn cứ hăng say vừa giảng dạy, vừa tự học dần dần cũng đạt được nhiều thành tích, nhiều thầy cô đã đạt được các học vị, học hàm, trở thành các cán bộ cốt cán của khoa, của trường, tham gia vào Ban Giám hiệu, trưởng, phó phòng, Ban Chủ nhiệm khoa, không chỉ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 mà còn ở các trường khác nữa. Hàng năm vừa tiễn sinh viên năm 4 ra trường, đón sinh viên năm 1 vào. Cả 4 khóa xấp xỉ 1000 sinh viên, có nhiều hệ đào tạo: Sư phạm Toán, hệ cử tuyển, hệ chuyên tu. Những ngày này không khí tấp nập, nhộn nhịp như ngày hội. Nhiều phong trào thi đua trong học tập được phát động: Hằng năm tổ chức thi sinh viên giỏi một số môn để tuyển chọn ra đội tuyển thi Olympic toán toàn quốc; tổ chức 54
lớp bỗi dưỡng sinh viên giỏi ở mỗi khối để giới thiệu một số chuyên đề chuyên sâu,thông qua lớp này chọn ra các sinh viên ưu tú sau khi ra trường giữ lại làm cán bộgiảng dạy của khoa Toán và một số khoa khác, các lớp này học vào buổi tối, nhiềusinh viên trưởng thành từ các lớp này, … Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao rất sôi nổi. Để có được một đêm hộidiễn văn nghệ cấp khoa, cả thầy cô và sinh viên đã phải tập luyện nhiều đêm có khiđến 12h đêm. Do đó, phong trào văn nghệ của khoa Toán thường được xếp hạngnhất, nhì toàn trường. Những năm đầu, Khoa duy trì thể dục buổi sáng trong sinhviên. Ngoài ra, Khoa còn tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyền giữa sinh viên củacác khối và với các khoa khác trong Trường. Các phong trào giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ,thể thao trong Khoa diễn ra thường xuyên, sôi nổi và đạt được nhiều thành quả đángtự hào, đó là nét đẹp của thầy và trò khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Mỗi dịp ngày nhà giáo Việt Nam, ngày kỷ niệm thành lập Trường, những kỷniệm về Xuân Hòa, về khoa Toán lại ùa về với bao câu chuyện buồn vui, như mớingày hôm qua. Có lẽ cũng như tôi, ai đã từng học tập, công tác nơi đây, khoa Toán,trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 luôn là phần ký ức không thể nào quên. Mongrằng, các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên mãi giữ được truyền thống tốt đẹp, xâydựng Khoa ngày càng vững mạnh. 55
XUÂN HÒA - NỖI NHỚ Nguyễn Thị Băng Tâm Cựu sinh viên lớp 2E, khoa Toán Chúng tôi nhận được giấy báo nhập học của Trường ĐHSP Hà Nội 2 trongcác ngày 15, 16 và 17 tháng 11 năm 1976 tại thị trấn Xuân Hòa - Kim Anh - VĩnhPhú. Ngày đó, chúng tôi phải mất hai lần lên tầu hỏa để xuống ga Phúc Yên rồi từđó đi bộ 5km để tới trường. Thị trấn Xuân Hòa tươi mới, tĩnh lặng nằm dưới chânđồi Thằn Lằn, vẫn còn những hàng bạch đàn trên đỉnh, và bên sông Cà Lồ mềm mạitím hoa mua, mùa hè thì ngát hoa dành dành. Tập thể sinh viên lớp K2E Toán Chúng tôi là khóa đầu tiên trường tuyển sinh, các anh chị khóa trước được chuyển từ trường Đại học Sư phạm Hà Nội lên. Ngày đó mới chỉ có các nhà 5, 6, 10 và 12 hoàn thiện, những nhà còn lại được lần lượt xây về sau. Tôi ấn tượng nhất là những cái giếng khơi to và sâu hun hút, nước rất trong, gội đầu rất mượt tóc và giặt đồ rất trắng. Chúng tôi múc nước từ giếng bằng gầu cá nhân rồi xách xô nước lên các tầng. Thật ấm lòng vì luôn có những bàn tay chìa ra xách cùng hoặc xách hộ lên phòng. Cả phòng đi giặt chung quần áo, người khỏe thì múc nước, người yếu thì vò, giũ. Hồi đó, có đủ nước để dùng đã là may. Vào khoảng tháng Năm thì giếng cạn, chúng tôi phải chia nhau dạy sớm, vét nước đỏ quạch rồi để lắng và chắt lấy nước trong. Nhớ lại hè năm 1978, chúng tôi phải nghỉ sớm hơn kế hoạch vì thiếu nước sinh hoạt. 56
Khóa chúng tôi tuyển sinh sau ngày Thống nhất đất nước nên số bộ đội trởvề học khá đông. Các anh chị làm cán bộ lớp, đoàn và rèn chúng tôi theo kỷ luậtquân đội: chăn màn gấp vuông, phòng ở gọn gàng, quần áo phơi thẩm mỹ, sáng 5hdậy tập thể dục. Đa số chúng tôi chấp hành tốt, ai vi phạm đều “được” vinh danhtrên bảng tin ở cầu thang tầng 1. Một ấn tượng mà chúng tôi còn nhớ mãi là nhà ăn tập thể, lúc nào cũng xếphàng đông đúc (vì ngày đó 100% ăn cơm nhà bếp), điện thì được phát từ máy nổ(22h mới có điện lưới), lúc quá tải “nhảy át” tối om, tất cả la oai oái, mấy phút sauđiện sáng thì rũ ra cười khi thấy mâm thì có hai xoong cơm, mâm thì toàn canh vìcó người trêu đã dịch chuyển chúng trong bóng tối, ngày đó chúng tôi chẳng có ghếngồi. Cùng ăn ở nhà ăn nên chúng tôi dễ dàng quen các bạn ở các lớp khác, khoakhác và các anh chị khóa trên. Nhớ những ngày thứ bảy vắng vẻ vì các bạn về Hà Nội, mỗi phòng còn mấyđứa tụ tập nhau hát, chép bài hát và chép thơ. Cũng nhờ có những “vốn liếng” nàymà chúng tôi sau khi tốt nghiệp luôn vui vẻ ca hát cùng học trò ở khắp mọi miềnbiên giới, hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên. Ngày đó tàu xe khó khăn lắm, nếu mượnđược xe đạp là chúng tôi chở các bạn về phà Chèm (gần cầu Thăng Long bây giờ)để các bạn qua phà bắt xe buýt về nội thành. Các bạn cứ bảo: “Bọn ta về nhà trướccác mình”. Chúng tôi vẫn thấy vui mà. Những dịp nghỉ lễ, Tết hầu hết chúng tôi đều về quê, trừ mấy bạn ở QuảngBình. Cả lũ “hành quân” ra ga, qua cầu Khả Gio, nhìn thấy khói tầu xa xa hô nhauchạy cho kịp tầu, mấy cô chú đi xe đạp cùng chiều bảo “nhảy lên đi”. May quá, thếlà không bị nhỡ tầu. Mỗi lần nghỉ Tết lên, đứa nào cũng nặng trĩu ba lô vì đem theođồ ăn, nghĩ đường tới trường mà ngao ngán, bỗng một xe tải của nhà máy gạch điqua, đỗ lại, anh lái xe thò cổ: “Có lên không?”. Đúng là vị cứu tinh!Tầu hỏa ngày Tết 57
Chúng tôi cũng thích đi dã ngoại hồ Đại Lải theo cách của sinh viên. Mua đồ ăn vào hồ, đem theo dao và xoong để chặt củi, nấu nướng rồi thưởng thức, mang đàn vào để hát với nhau. Mỗi năm ít nhất một lần đi theo tổ, một lần đi theo phòng, một lần đi theo lớp. Cuối khóa chúng tôi đi liên hoan toàn khóa ở trong hồ mời các thầy cô trong khoa. Vui lắm! Nhớ các thầy cô dạy chúng tôi ngày đó đều rất trẻ. Có thầy cô học nước ngoài mới về như cô Hiệp, thầy Kiều Thành, thầy Quân, thầy Ninh. Các thầy cô khác là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội 1 lên. Các thầy cô cũng vất vả như chúng tôi: múc nước giếng, đi bộ ra ga, mua rau chợ Xuân Hòa. Các thầy cô rất thông cảm và quan tâm chúng tôi. Thầy chủ nhiệm năm thứ nhất của chúng tôi là thầy Lê Quang Duật. Chúng tôi luôn nhớ về thầy, nhớ giọng nam cao truyền cảm với “Tình ca” của Hoàng Việt hay “Bài ca bên cánh võng” , thầy hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp. Năm thứ hai thầy Kiều Đức Thành chủ nhiệm. Thầy thật tâm lý. Chúng tôi đòi thầy về nhà để lấy nhót đem cho chúng tôi (chỉ có 2E mới hiểu). Hai năm cuối, thầy Nguyễn Văn Vạn chủ nhiệm. Chúng tôi rất phục thầy về khả năng giải Hình sơ cấp siêu đẳng: mỗi bài thầy giải bằng sáu, bảy cách. Chúng tôi nhớ những bài giảng môn Đại số với thầy Tư, thầy Khang, thầy Bằng, thầy Cộng, thầy Sử, thầy Chung, cô Liên, cô Quyền. Môn Giải tích với thầy Vuông, thầy Hy, thầy Ninh, thầy Lương Sơn, thầy Tùng, thầy Bảo, thầy Phùng Thắng, cô Hiệp, cô Hương. Môn Hình Cao của thầy Lại, thầy Năng Tâm vui tính, thầy Thủy, cô Huyền. Hình Sơ của thầy Vạn, thầy Bình. Môn Xác suất với thầy Danh Sơn, thầy Sinh, thầy Đớn, cô Thạch, cô Diệp. Môn Đại sơ thầy Hân. Đặc biệt môn Phương pháp giúp chúng tôi về nghiệp vụ có thầy Mại, thầy Toan, thầy Hà, cô Trang. “Dân” Sư phạm 2 luôn được thanh tra các sở đánh giá cao về nghiệp vụ sư phạm mà. Một người mà chúng tôi rất yêu mến là cô Ngân Giang, giáo vụ khoa, với giọng nói ngọt ngào, cư xử mềm mỏng, ân cần nhưng nguyên tắc. Thầy Trung và thầy Hải Âu làm Tổ chức khoa cũng rất gần gũi chúng tôi. Các thầy cô dạy môn chung: Cô Đào Như Vịnh, cô Viên Hạnh dạy tiếng Nga, thầy Phong, thầy Tài dạy thể dục, thầy Phan dạy Tâm lý, thầy Mạnh (hay cắn môi) dạy Giáo dục, Thầy Toàn, thầy Nghệ dạy Quân sự, … và trên hết Thầy Nguyễn Ngọc Quang – Hiệu trưởng – dạy chúng tôi từ cách giới thiệu đại biểu: nếu trang trọng phải đầy đủ họ tên học hàm, học vị, chức danh, nếu thân mật thì chỉ nói tên, đến việc là nhà giáo phải có trái tim người mẹ, trí tuệ nhà khoa học và phẩm chất người cộng sản. Chúng con xin tri ân các thầy cô đã đồng cam cộng khổ, dạy nghề cho chúng con. Cả đời được đi dạy, chúng con đã hiểu rằng điều quan trọng nhất là người học đã học được sự cao quí trong nhân cách người dạy. Tôi viết lại nỗi nhớ của mình để các bạn khóa 2 chúng tôi cùng ôn lại một thời gian khó nhưng tràn ngập yêu thương, để ai cũng thấy mình trong đó. Khóa 58
chúng tôi hầu hết nhận quyết định phân công công tác của Bộ Giáo dục đi các tỉnhbiên giới phía Bắc và Tây Nam (chiến tranh biên giới 1979 - 1989). Nhiều bạn đãkhông thể xin về quê, vẫn ở lại Điện Biên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh,Côn Đảo, Tây Ninh… Vì hoàn cảnh có bạn đã phải bỏ biên chế để về sau nhiềunăm cống hiến. Nhưng phần lớn chúng tôi đã vượt qua mọi khó khăn để được bámnghề, được làm nghề. Chúng tôi luôn tự hào đã trưởng thành từ nơi gian khó, trảiqua nhiều thử thách gian nan và để chiêm nghiệm rằng: vượt trên tất cả chỉ có TÌNHNGƯỜI là còn mãi! Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, Xuân Hòa đã thay đổi: đàng hoàng, tiện nghi,sang trọng cùng sự phát triển của nhà trường về mọi mặt. Chúng tôi mừng vì sự thayđổi đó và cảm ơn những thầy cô đã gắn bó với Xuân Hòa từ những ngày khó khănđó. Xin cảm ơn những người đã góp sức để có khoa Toán, trường Đại học Sư phạmHà Nội 2 như ngày nay. 59
XUÂN HÒA, KÝ ỨC CỦA MỘT THỜI KHÓ QUÊN Hà Xuân Nhâm Cựu sinh viên khóa 15 Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa Mùa thu năm 1989, tôi - 17 tuổi, bé nhỏ, gầy gò, bỡ ngỡ bước chân vào khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với bao hy vọng và ước mơ… Những cảm xúc khó tả đầu tiên ấy đã theo tôi đến tận bây giờ. Xuân Hòa - đường bê tông sạch sẽ và hai bên là những tòa nhà 5 tầng giống nhau Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh đường bê tông sạch sẽ và hai bên là những tòa nhà 5 tầng giống nhau - một trong những tòa nhà ấy - nhà 12 chính là nơi tôi đã sống suốt 4 năm sinh viên. Những năm 90 của thế kỷ trước, thời kỳ đầu của đổi mới, cả xã hội đều khó khăn, sinh viên chúng tôi cũng không ngoại lệ. Với những chàng trai cô gái ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu” thì những suất ăn sinh viên với “nước canh toàn quốc” và “nước mắm đại dương” chẳng thể nào đủ no lấy một bữa. Nhưng cuộc sống sinh viên không vì thế mà kém vui và lãng mạn. Những đêm lửa trại bên hồ Đại Lải vào ngày thành lập Đoàn 26/3 hằng năm, những trận bóng đá nảy lửa giữa các khoa, những buổi giao lưu giữa sinh viên các trường đại học, các cuộc thi… luôn theo tôi mãi cho đến tận bây giờ. Điều tôi nhớ hơn cả chính là giảng đường đại học - nơi ngày ngày tôi được tiếp thu những kiến thức mới, những kỹ năng để trở thành người thầy giáo tương lai. Giờ đây, nếu tôi có được chút thành công nào trong nghề giáo, đều nhờ vào công dạy 60
dỗ của các thầy cô khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Các thầy cô khôngchỉ cho tôi kiến thức mà còn cho tôi sự ấm áp của tình người. Dù cuộc sống thầy côkhi đó còn vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhưng nếu sinh viên cần có bất cứ sự trợgiúp nào thầy cô đều sẵn lòng. Giảng đường nhà Unicef Tôi rất ấn tượng với thầy Kiều Đức Thành, Phó chủ nhiệm khoa Toán khiđó. Mỗi tiết học của Thầy đều rất thú vị, sinh viên chúng tôi được tha hồ hỏi, thậmchí tranh luận với thầy về một bài toán. Không chỉ trên lớp, ngay cả khi thầy ở nhà,nếu có vấn đề gì cần thắc mắc chúng tôi đều đến tìm Thầy và luôn được đón tiếpnồng hậu, thậm chí còn được mời cơm và sau đó là nhận được những câu trả lời,những lời tư vấn thỏa đáng. Không chỉ giỏi về chuyên môn, Thầy còn rất đa tài, nàochơi ghi ta, đá bóng và đặc biệt là bóng bàn rất hay… Tôi nhớ thầy Nguyễn Phụ Hy, cô Trang, cô Băng Tâm, thầy Tiến, thầyPhùng Thắng, thầy Vạn, thầy Lại, thầy Hùng, thầy Sử và nhiều thầy cô nữa mà tôikhông thể kể hết. Các thầy cô đã luôn cố gắng nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn đờithường, để say sưa với từng giờ giảng, từng hoạt động. Thời sinh viên đã qua rất lâu, nhưng những trải nghiệm tôi có được đã giúptôi luôn vững vàng về tư tưởng để gắn bó với nghề. Mỗi khi có điều gì khó khăntrong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến quãng đời sinh viên gian khó nhưng tràn ngập tiếngcười, nghĩ đến hình ảnh những người thầy, người cô để biết rằng mình vẫn còn nhỏbé, còn phải cố gắng nhiều hơn nữa… Xin cảm ơn cuộc đời đã đem đến cho tôi cơduyên được học tập dưới mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 61
CẢM XÚC VỀ MÁI TRƯỜNG Mạc Quang Dũng Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lai Châu Cựu sinh viên khóa 17 Mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với biết bao kỉ niệm, vui có, buồn có, nhưng đọng lại trong trái tim tôi vẫn là những cảm xúc ấm áp của những năm tháng cùng sống, cùng học tập và trưởng thành dưới mái trường thân yêu này. Tôi không khỏi bồi hồi nhớ lại những hình ảnh khó quên trong suốt quãng thời gian đó. Khoảng thời gian ấy tuy không dài so với một đời người, nhưng cũng đủ để in dấu vào lòng người những bài học của cuộc sống, sâu sắc và đáng quý. Những năm học đã trải qua ở khoa Toán - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là những ngày tháng có ý nghĩa sâu sắc đối với tôi. Những gì được gọi là sự thành công của tôi trong cuộc sống và trong sự nghiệp đều có sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô, bạn bè ở nơi đây, cái nôi đùm bọc nuôi dưỡng tôi lớn lên trong nghề nghiệp. Cách đây 26 năm, những ngày đầu xuống học, một học sinh từ miền núi xuống nhập trường không khỏi ngỡ ngàng xa lạ với thay đổi về môi trường sống. Ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi đó là những ngày đầu làm quen với ký túc xá sinh viên và giảng đường đại học. Trong lớp học ngày đó gồm nhiều anh em đến từ những vùng miền khác nhau, từ Điện Biên, Sơn La, Lai Châu,... đến Nam Định, Thái Bình,… Tuy tuổi tác, hoàn cảnh có khác nhau nhưng tất cả đều cư xử đúng mực, thực lòng tôn trọng nhau. 62
Có lẽ cảm nhận sâu sắc nhất của thời kì đó là “tình người”, quan hệ thầy -trò, quan hệ trò - trò đều đẹp và trong sáng. Thời gian cứ trôi, những khoảnh khắc,những hình ảnh, những kỉ niệm vui buồn như vẫn còn hiện hữu tươi mới như ngàyhôm qua và sẽ còn đọng lại mãi trong ngày hôm nay và mai sau. Đó sẽ mãi là nhữngkỉ niệm không thể quên, nó trở thành động lực to lớn thúc đẩy tôi tiếp tục phấn đấuhơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình. Sau bốn năm học tập dưới mái trường và trong cuộc đời công tác của tôi,trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trở thành niềm tự hào của riêng tôi và của tấtcả các bạn sinh viên. Ở đó, có những người thầy, người cô thật tận tụy, những ngườibạn thật chân thành và có cả tình người ấm áp. Mỗi trang giáo án của thầy cô đềuthể niềm mong mỏi lớn đối với học trò. Những hoạt động giao lưu, gặp gỡ giữa Bangiám hiệu, lãnh đạo Khoa, thầy cô giáo với sinh viên làm xóa nhòa khoảng cáchgiữa thầy và trò. Tất cả đều hướng đến một môi trường tốt nhất để sinh viên có thểthể hiện khả năng và tố chất của mình. Với nhiều thành tích đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển củanhà trường, với nhiều học trò trưởng thành, hôm nay mỗi chúng ta đều tự hào vềmái trường, về thầy cô, về bạn bè. Tạm biệt mái trường, nơi chắp cánh thêm ước mơcho tôi, tạm biệt ngôi nhà thân yêu thứ hai đã cùng tôi sống những tháng ngày tươiđẹp của tuổi trẻ - nơi tôi được sống với niềm đam mê của mình. 63
HÀNH TRANG THEO SUỐT CUỘC ĐỜI Nguyễn Thị Thanh Thủy Cựu sinh viên K37; Cựu Bí thư LCĐ khoa Toán Một chiều mùa thu, tôi lại được xải bước trên con đường quen. Bao kí ức về quãng đời sinh viên bỗng thức dậy, rộn ràng nhảy nhót trong tim. Xuân Hòa và ngôi trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thân thương, tôi đã trở về đây. Nói là tôi trở về thì cũng không đúng lắm, nhiều lúc tôi tự nhủ rằng: “Đã khi nào mình rời xa nơi đây đâu”. Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Xuân Hòa cũng trong một chiều thu nắng vàng dịu ngọt, trong ngày tôi đi thi đại học. Ngày đó xe cộ đi lại chưa thuận tiện như bây giờ, di chuyển để đến được Xuân Hòa là một hành trình đầy khó khăn và vất vả. Con đường như dài vô tận và tôi lọt thỏm giữ bao nhiêu lo lắng và hồi hộp. Rồi giữa một thị trấn nhỏ, ngôi trường dịu dàng chào đón tôi với dòng chữ đỏ tươi trên nóc dãy nhà cao nhất “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2”. Ấn tượng ban đầu của tôi là một kỳ thi suôn sẻ và yên bình. Bốn năm sinh viên dưới mái trường là quãng đường dìu bước tôi trưởng thành. Ngoài công việc chính là học tập, tôi tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn - Hội. Qua đó, tôi không chỉ học được kiến thức chuyên môn, có được tấm bằng Cử nhân đại học mà còn học thêm nhiều điều đáng quý. Tôi may mắn gặp được các anh chị trong Ban chấp hành Liên chi Đoàn, được theo chân anh chị tham gia hoạt động phong trào từ những ngày đầu tiên nhập học. Hình ảnh những cô cậu sinh viên sôi nổi, nhiệt huyết lại rất hài hước vui tính đã thổi bùng ngọn lửa Đoàn trong tôi. Chương trình “SV 2016”, tôi được may mắn góp mặt trong đội khoa Toán, tham gia vòng chung kết thi cấp trường. Tôi vẫn nhớ như in từng tiết mục, từng gương mặt, từng lời thoại trong chương trình đó. Rồi năm thứ nhất qua nhanh như một cái chớp mắt, tôi được bầu vào BCH Đoàn trường và làm Bí thư Liên chi Đoàn. Mỗi trọng trách đảm nhận tôi đều không ngừng cố gắng làm cho tốt, xứng đáng với niềm tin của tập thể. Cứ như thế, chuỗi hoạt động Đoàn – Hội nối tiếp dạy cho tôi những bài học về lý tưởng cách mạng, về tinh thần trách nhiệm tuổi trẻ,... Với những gì đã rèn luyện được, tôi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một phần lớn trong trái tim tôi đặc biệt dành cho các thầy cô giáo khoa Toán, những người đã mang đến cho tôi tình yêu say đắm với nghề dạy học. Người ta vẫn ví thầy cô như những người đưa đò thì với tôi thầy cô giáo khoa Toán là những người cần mẫn nhất trong những người cần mẫn. Nghiêm khắc có lẽ là đặc trưng của thầy cô khoa Toán, nhưng sâu bên trong đó lại là những trái tim ấm tình yêu thương. Tôi cảm 64
nhận được tình thương yêu của thầy cô qua từ những việc nhỏ. Thầy cô hàng ngày miệtmài với giảng dạy. Sau những giờ lên lớp lại trăn trở suy nghĩ nâng cao chất lượng đàotạo, quan tâm đến hoạt động, đời sống của sinh viên, say mê nghiên cứu khoa học… Hình ảnh người thầy lặng lẽ làm ta tưởng như cuộc sống tốt đẹp và bình yên.Nhưng giữa cuộc sống bộn bề, thầy cô gặp không ít những khó khăn: ngoài giờ lênlớp có nhiều việc khác, tối về không được nghỉ ngơi mà miệt mài đến khuya, đồnglương lại eo hẹp. Vậy mà thầy cô vẫn luôn say mê, gắn bó với nghề, tâm huyết vớitừng thế hệ sinh viên. Lòng yêu nghề ấy đã truyền cho tất cả sinh viên chúng tôitrong suốt thời gian học tập tại trường. Khóa chúng tôi đã tốt nghiệp hai năm, công việc là vấn đề khó khăn tronggiai đoạn này, có bạn đã xin được việc trở thành thầy cô giáo, nhiều bạn chuyểnsang ngành nghề khác. Tôi thì chọn học tiếp và tiếp tục cố gắng với mong muốnđứng trên bục giảng để trở thành người thầy như những người thầy kính yêu củatôi, dù biết con đường còn nhiều gập ghềnh. Bốn năm sinh viên dưới sự dìu dắt củathầy cô, dưới mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là quãng thời gian tươi đẹp vàlà hành trang quý giá theo tôi suốt cuộc đời. 65
TÔI YÊU KHOA TOÁN, TÔI YÊU NGHỀ GIÁO Phạm Thị Tuyết Chinh Sinh viên lớp K40C “Cho đến ngày chúng tôi ra trường, khi trở lại, giảng đường A vẫn in bước chân của chúng tôi phải không?” Tôi nói đến giảng đường A vì nơi ấy là nơi tôi và các bạn có nhiều kỉ niệm với khoa Toán nhất. Cũng là nơi mà chỉ còn vài tháng nữa là chúng tôi sẽ chẳng còn cơ hội ngồi hàng giờ bên những cuốn giáo trình Toán mà nghe thầy cô giảng bài... Vào những ngày Xuân Hòa mưa trắng trời như thế này, đi học tuần đầu tiên quả là một nỗ lực của người sinh viên. Nhưng năm cuối rồi, cũng phải tập dần thói quen bất chấp thời tiết, nếu sau này đi dạy hễ mưa mà lại nghỉ thì sao nói được học sinh. Có lẽ nếu đang là sinh viên năm 1, 2, 3 thì các em vẫn chưa hình dung ra được những gì chúng tôi đang và sắp trải qua trong năm 4 này. Bây giờ, mỗi ngày đi học bạn bè đều hỏi nhau “Bạn đăng kí lớp chuyên đề nào rồi?” “Điểm hai môn điều kiện cao không?” “Liệu nên làm khóa luận tốt nghiệp không nhỉ?”... Xem ra cái bầu không khí này chỉ có thể bớt hồi hộp sau tuần học thứ hai. Nói đây không phải hù dọa lớp đàn em mà chỉ muốn giải tỏa nỗi lòng của một người đang đứng trước những sự lựa chọn quyết định 4 năm học của mình. Ai cũng có những bộn bề lo toan và đôi khi, ở căn phòng trọ bé nhỏ, tôi nhớ lại tôi của 3 năm trước. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn tin vào quyết định của mình khi theo ngành Sư phạm. Khoa Toán cho tôi nhiều thứ, từ ngày đầu chập chững vào Trường. Tôi là dân chuyên khối A1 và tình yêu Toán chỉ ít hơn tình yêu Ngoại ngữ một tí xíu. Nhưng thời gian tôi luyện ở đây khiến hai thứ đó trở nên bình đẳng và tôi xem chúng như những người bạn không thể tách rời. Năm đầu bỡ ngỡ với các khái niệm “song ánh”, “toàn ánh”, “ép-xi-lon”... cùng bộ môn toán cao cấp mà đến lúc thi trong đầu vẫn còn mơ màng, rồi kết quả thì lẹt đẹt vì không nắm được phương pháp học hiệu quả. Cú lội ngược dòng có thể xem như “một cuộc cách mạng điểm số” bắt đầu từ kì I của năm thứ hai. Còn nhớ mãi đêm khi xem được danh sách học bổng có tên mình, tôi đã hạnh phúc đến nhường nào. Mọi người hay bảo trong 4 năm đại học phải đạt được 4 điều để không phải hối hận là: “trượt một môn – được học bổng một lần – yêu một người – chia tay một người”. Tuy nhiên, chỉ nên đủ thôi chứ đừng quá nhé! (Học bổng thì càng nhiều càng tốt rồi ^^). Đến bây giờ, xem ra tôi đã hoàn thành cả 4 nhờ việc “tạch” môn Hình học Afin. Bên cạnh việc học, là sinh viên thì tham gia tích cực các hoạt động của Khoa và Nhà trường là hành trang tốt cho việc rèn luyện kĩ năng của bản thân nói riêng và hoạt động tập thể nói chung. Người ta thường bảo khoa Toán chúng tôi khô khan nhưng cũng chỉ một phần thôi. Như chuyến đi thực tế của K40 vừa rồi, khi chúng tôi còn đang ngủ gục trên xe vì phải dậy sớm thì “Dậy! Dậy! Đi chơi mà ngủ thì còn gì vui nữa!”. Giọng nói ấy là của thầy Thanh Tâm, và thầy đã bắt nhịp hát làm cả xe hào 66
hứng hẳn lên. Hôm đó chúng tôibất ngờ lắm vì bình thường trênlớp thầy rất hăng say giảng bài,và gần như dòng máu văn nghệkhông thể chạm đến trái tim sắtđá của thầy. Một người nữa tôimuốn nhắc đến là thầy Trưởngkhoa của chúng tôi- người màchúng tôi luôn ngưỡng mộ, đó làthầy Trần Minh Tước. Tôi ấn tượng ngay lần đầu tiên gặp thầy trong buổi tiếp xúcTrưởng khoa. Hội trường D23 rộng với sức chứa hơn 200 người, mà Thầy khôngdùng micro. Thầy không chỉ nhắc nhở những việc quan trọng mà còn chia sẻ vớichúng tôi bài học kĩ năng sống. Những ngày cuối tháng5 vừa rồi cũng là những ngàyhọc cuối của năm 3. Quả thực“Thanh xuân chỉ chết trên giảngđường vào mùa thi”. Đó là điềumà những con sâu nghiện giảngđường giống như tôi cảm nhận.Dưới cái nắng hơn 400C có mộtchốn yên tĩnh đầy đủ bàn ghế,bảng phấn và phòng học mát như giảng đường quả là trên cả tuyệt vời. Trong nhữngbuổi ôn mệt phờ người ấy, tôi tìm thấy hình ảnh buổi học cuối cùng của năm 3 mônGiải tích hàm của thầy Bùi Kiên Cường. Ở Thầy, tôi thấy dòng máu Toán học vàNgoại ngữ luôn chảy đan xen và hòa quyện vào nhau. Thầy vừa dịch sách vừa giảngcho chúng tôi một cách sâu sắc bộ môn Giải tích hàm. Sự cuốn hút trong bài dạycủa thấy làm tôi không thể bỏ một buổi học nào. Và hạnh phúc biết bao khi buổicuối, Thầy có hỏi mượn sách một bạn trong lớp ghi bài đầy đủ để thầy làm tư liệucuốn sách thầy vừa dịch, người duy nhất viết đầy đủ là tôi. Tôi đặc biệt kính trọngcác thầy lớn tuổi trong Khoa như thầy Trần Minh Tước, thầy Bùi Kiên Cường, thầyKhuất Văn Ninh, thầy Nguyễn Năng Tâm..., những người đã gắn bó với khoa Toánvà Toán học cả cuộc đời mình. Mỗi người thầy ấy là một nhân cách lớn, một trí tuệuyên bác mà mỗi khi nhớ về tôi lại thêm phần nể phục. “Các em không đi học làkhông thương mẹ”, câu nói của thầy Năng Tâm khi đến lớp có những bạn nghỉ họckhiến tôi nghĩ mãi. Đôi mắt già nua, nhăn nheo nhưng ánh mắt luôn sáng và miệngluôn cười khi giảng dạy của thầy trông thật ấm áp, như người ông đang dạy các cháunhững điều hay lẽ phải. Cho những ai còn thời gian và cơ hội để sống hết mình với những năm thángsinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa Toán, dù những ngày tháng sau này đối với tôivà các bạn có thật sự khó khăn, hãy luôn tự hào vì mình là sinh viên khoa Toán. 67
KÍ ỨC NGÀY TRỞ VỀ Phan Hữu Tươi Cựu sinh viên khóa 20 Cuối buổi chiều của ngày thứ 3, khi chuẩn bị ra về, tôi nhận được điện thoại của anh bạn thông báo khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội 2 chuẩn bị tổ chức kỉ niệm 50 năm thành lập và chúng tôi hẹn nhau sẽ trở về để tham dự và gặp nhau. Nghe xong cuộc gọi, những công việc của hôm nay, của ngày mai, của tuần, của tháng bỗng tan biến và kí ức về những năm tháng thời sinh viên, những kỉ niệm trong sáng, cao đẹp của tình thầy trò, tình bạn, những tấm gương về tinh thần làm việc nghiêm túc, tác phong sư phạm mẫu mực bổng hiện về trong tôi với niềm xúc động dâng đầy. Chúng tôi trở thành sinh sinh viên khóa 20 của khoa vào tháng 9 năm 1994. Khi đó, chúng tôi hầu hết là những học trò ở quê, chưa một lần xa nhà, chưa một lần đặt chân đến các thành phố lớn. Thị trấn Xuân Hòa và trường ĐHSP Hà Nội 2 với những dãy nhà cao tầng, dân cư khá đông đem lại cảm xúc tươi mới, xốn xang. Tuy vậy, cuộc sống tập thể và cách dạy ở đại học có rất nhiều điểm khác lạ với môi trường phổ thông trung học khiến chúng tôi rất hoang mang. Thật may mắn cho chúng tôi, khi đó trường và khoa Toán có phân công chủ nhiệm cho những lớp sinh viên năm thứ nhất và thứ 2, Khóa 20 của chúng tôi được 3 thầy giáo trẻ mới ở lại trường là các thầy Bùi Kiên Cường, thầy Trần Trọng Nguyên, thầy Tạ Ngọc Trí làm chủ nhiệm. Các thầy thường xuyên lên Kí túc xá để nắm bắt tình hình cũng như động viên chúng tôi. Chúng tôi còn tranh thủ những lúc như vậy để hỏi bài thầy vì bài tập các học phần bộ môn Giải tích thường nhiều. Các thầy đã tận tình hướng dẫn, giảng giải cho chúng tôi. Nhờ thế mà chúng tôi nhanh chóng thích ứng được với cách dạy và cách học ở đại học. Khóa học của chúng tôi thật may mắn khi được học dưới sự dìu dắt của rất nhiều thế hệ nhà giáo tài năng, tâm huyết của khoa. Từ các thầy giáo nhiều tuổi, trụ cột của khoa lúc ấy như thầy Trần Văn Vuông, thầy Nguyễn Phụ Hy, thầy Phùng Đức Thắng (môn Giải tích), thầy Nguyễn Quý Khang, thầy Kiều Đức Thành, thầy Vũ Viết Sử (môn Đại số), thầy Nguyễn Năng Tâm, thầy Phan Hồng Trường, Thầy Đinh Văn Thủy, thầy Nguyễn Văn Vạn, thầy Bùi Văn Bình (môn Hình học); thầy Lê Duy Ninh, cô Nguyễn Thị Trang (Bộ môn LL và PPGD Toán)... đến các thầy giáo trẻ tài năng như các thầy thầy Bùi Kiên Cường, thầy Trần Trọng Nguyên, thầy Tạ Ngọc Trí... Ngày ấy, lớp phó phụ trách học tập thường có trách nhiệm gặp các thầy chép bài tập cho lớp. Nhờ vai trò đó mà tôi được tiếp xúc với hầu hết các thầy, các cô. Sự nghiêm túc trong công việc chuyên môn và tác phong giản dị, gần gũi trong giao tiếp của các thầy, cô giáo đã làm cho tôi vô cùng cảm phục và kính trọng. 68
Sinh viên khoa Toán thời chúng tôi được các bạn khoa khác rất nể phục ởsự chăm chỉ, chuyên cần. Phẩm chất đáng quý và đầy tự hào mà chúng tôi có đượclà bắt nguồn từ quan điểm và phong cách làm việc của các thầy cô khoa Toán. Tinhthần làm việc nghiêm túc trong giảng dạy, khách quan, công bằng trong đánh giásinh viên của các thầy cô trong khoa đã trở thành động lực để hình thành nên nhữngphẩm chất tốt đẹp ở các thế hệ sinh viên khoa Toán. Khi ra trường, sinh viên xuấtthân từ khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội 2 thường được các nhà trường phổ thôngđánh giá cao về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Ra trường đã tròn 20 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những tiết dạy mẫucủa thầy Lê Duy Ninh, của cô Nguyễn Thị Trang cũng như những căn dặn của cácthầy, cô khi chúng tôi đi thực tập. Kĩ năng vẽ hình “như phượng múa, rồng bay” củacác thầy Nguyễn Văn Vạn, Bùi Văn Bình chúng tôi vẫn thầm cảm phục và ghi nhớ.Khi ra trường, những bài viết của thầy Lê Duy Ninh trên báo Toán học và Tuổi trẻđã làm cho chúng tôi rất tự hào khi giới thiệu với các đồng nghiệp và học trò thamkhảo. Chúng tôi cũng vinh dự được gặp lại thầy Trần Văn Vuông ở các Hội nghịtriển khai chương trình và sách giáo khoa mới vào các năm 2006 - 2008 khi thầytham gia biên soạn sách giáo khoa THPT. Một số cuốn sách của các thầy NguyễnPhụ Hy, thầy Vũ Đức Mại viết cho chương trình phổ thông đã luôn đồng hành cùngchúng tôi trong suốt thời gian qua… Mỗi khi được gặp các thầy cô, được đọc sáchcủa các thầy cô, trong chúng tôi lại trào dâng tình cảm xúc động và niềm tự hào, vuisướng. Hôm nay, có dịp được tìm hiểu quá trình 50 năm hình thành và phát triểncủa khoa Toán, điểm lại những người thầy kính yêu đã từng dạy mình, chúng tôikhông khỏi xúc động khi được biết nhiều thầy cô đã về cõi phật như thầy Kiều ĐứcThành, thầy Trần Văn Vuông, thầy Vũ Viết Sử, thầy Lê Duy Ninh…Chúng tôi cũngrất vui mừng trước đội ngũ đầy sức trẻ và khát vọng cống hiến bên cạnh các thầycô giàu kinh nghiệm của khoa Toán như thầy Nguyễn Năng Tâm, thầy Bùi KiênCường, thầy Trần Minh Tước, thầy Trần Văn Bằng …. Chúng tôi mong muốn vàtin tưởng khoa Toán của chúng ta sẽ mãi là lực lượng chủ chốt, hạt nhân tiên phongcủa trường ĐHSP Hà Nội 2. Vĩnh Tường, 04/10/2017 69
KHOA TOÁN VÀ EM Lê Tuấn Sơn Cựu sinh viên hóa khóa 39 Tháng mười rồi, em còn nhớ không em? Nhớ về thuở ta bắt đầu tình bạn. Anh và em chập chững vào khoa Toán Buổi học đầu anh vương nỗi tương tư! Xuân Hòa nhỏ thôi, nên chẳng phải thư từ. Anh cùng em lên giảng đường tự học. Lúc nắng, khi mưa, chẳng nể hà khó nhọc. Cả tuổi thanh xuân anh bên Toán, bên em! Giải được bài, làm anh thấy vui thêm. Nhưng em cười, anh vui lên gấp bội. Yêu biết mấy, những lời em nói: “Em yêu anh, yêu mảnh đất Xuân Hòa!” Có những lần em giải Toán chẳng ra Em quên ăn, em miệt mài sớm tối. Những khi ấy, anh một mình tự hỏi: Em yêu Toán còn hơn cả yêu anh? Những phép aphin, rồi những phép biến hình Làm cho Toán càng trở nên kỳ ảo. Anh bên em trong những lần hội thảo, Để cùng em giải quyết mọi vấn đề. Đồ thị hàm số làm anh thấy đam mê Biện luận làm sao để tình yêu cực đại. Để chúng ta được bên nhau mãi mãi Như cos với sin mãi chẳng thể tách rời. 70
Khoa Toán chúng mình khó - khô - khổ em ơi!Nhưng luôn có biết bao điều mới mẻ.Các thầy cô vẫn tràn đầy sức trẻ.Luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người. Khoa Toán chúng mình bước sang tuổi 50. Mới ngày đó, 5 năm rồi, em nhỉ! Gió khẽ hát những lời thủ thỉ. Đưa tình yêu đi khắp mọi nẻo đường.Anh và em đã hướng về một phương.Tình yêu Toán chẳng bao giờ dừng lại.Khoa Toán ơi! Ta yêu người mãi mãi!Khoa Toán luôn ở trong trái tim ta. Từ nơi đây ta tung cánh bay xa Để đi tới những chân trời tri thức. Từ nơi đây mong ước thành hiện thực Hai chúng mình được gần lại bên nhau! 71
ANH TẶNG EM Nguyễn Năng Tâm Nguyên giảng viên khoa Toán Anh tặng em ít gạo Tự tay anh cầy cấy giã xay Một ít nước trong từ giếng sau nhà Do chính anh đào lấy Một ít không khí trong lành Mà trời đã để phần anh Và trái tim anh nhỏ bé chân thành Gạo nấu thành cơm em ăn khi đói Nước đun em uống cho cơn khát vợi Không khí trong lành em thở suốt ngày xuân Và trái tim anh cho em đủ niềm tin đi tìm người khác Trao tặng em nhiều hơn những thứ anh trao. Tự bạch: Anh (người Thầy) không có được sự giàu sang, phú quý. Chỉ có “ít gạo, ít nước, ít không khí trong lành” và Trái tim. Chừng ấy thôi nhưng cũng có thể cho Em (các thế hệ học trò) một niềm tin để tự bươn trải, kiếm tìm trong cuộc đời mà đón nhận lấy Hạnh phúc cho riêng mình. 72
Search