Bài 2 CÁC HỌC THUYẾT VỀ QUẢN LÝ & QUẢN LÝ NHÓM TS. Huynh Thi Trang
Mục tiêu 1. Tìm hiểu các học thuyết/ lý thuyết về QL 2. Nắm vững quy trình và nguyên tắc QL nhóm 3. Vận dụng các lý thuyết về QL & nguyên tắc QL nhóm vào môi trường TT-TV
I. CÁC HỌC THUYẾT VỀ QL 1. Thuyết Nhu cầu của Maslow 2. Thuyết X và Thuyết Y của McGregor 3. Thuyết thúc đẩy hai nhân tố của Herzberg (Thuyết hai nhân tố)
1. Thuyết nhu cầu của Maslow Maslow’s hierarchy of needs • Abraham Maslow (1908-1970), • Tâm lý học người Mỹ • 1950 • Ứng dụng trong QL nhân sự ở nhiều lĩnh vực
Maslow’s hierarchy of needs (1970 – 1990) Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc 8 bậc: - Nhu cầu cơ bản (basic needs) - Nhu cầu về an toàn (safety needs) - Nhu cầu về xã hội (social needs) - Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) - Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs) - Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs) - Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) - Sự siêu nghiệm (transcendence)
Thảo luận 1. Bạn nghĩ gì về thuyết của Maslow? 2. Bạn cần loại nhu cầu nào? 3. Bạn nhận thấy nhu cầu ở anh chị em của bạn là gì? 4. Họ có cùng mức độ nhu cầu không?
2. Thuyết X và Thuyết Y của McGregor • Trong những năm 1950 • Douglas McGregor đã đưa ra 2 giả định gọi là Thuyết X và Thuyết Y
Thuyết X giả định rằng: • Loài người: có tính cố hữu không thích công việc + tránh né công việc • Phải kiểm soát quản lí, hướng dẫn, và bị đe doạ sẽ bị xử phạt họ làm việc hướng tới mục tiêu của tổ chức • Loài người: thích được hướng dẫn hơn, mong muốn tránh được trách nhiệm, có một chút tham vọng, và trên hết, muốn sự an toàn. Người quản lí: sử dụng quyền hành, có sự giám sát chặt chẽ & kiểm soát tất cả các nhân viên.
Thuyết Y giả định rằng: • Loài người: học tập, dưới những điều kiện thích hợp, chấp nhận + tìm kiếm trách nhiệm • Chi phí cho những nổ lực thể chất và tinh thần trong công việc cũng như việc vui chơi hay nghỉ ngơi. • Các cá nhân sẽ thực hiện việc tự hướng dẫn và tự kiểm soát đối với các mục tiêu mà họ cam kết. • Sự kiểm sát bên ngoài và việc xử phạt không là phương tiện chính cho việc đem lại những cố gắng nổ lực hướng tới các mục tiêu của tổ chức.
• Tận tụy với các mục tiêu đề ra, thoả mãn về nhận thức của cá nhân về bản thân mình và sự phát triển năng khiếu bản thân • Khả năng thực hiện mức độ tưởng tượng, tài khéo léo và sáng tạo đối với đưa ra những hướng giải quyết các vấn đề của tổ chức được phổ biến rộng rãi đến mọi người • Dưới những điều kiện của của cuộc sống công nghiệp hiện đại, tiềm năng về trí tuệ của con người chỉ có thể sử dụng được một phần. Người quản lí: không cần sử dụng quyền hành, giám sát hay kiểm soát nhân viên.
Thảo luận 1. Thuyết nào bạn tin tưởng và áp dụng với cấp dưới của bạn? 2. Hãy nghĩ về các thầy cô cũ của bạn, họ có đối xử bạn giống như họ tin vào Thuyết X hay Thuyết Y không? 3. Hãy diễn tả họ đã cư xử với các học trò của họ như thế nào?
3. Thuyết thúc đẩy hai nhân tố của Herzberg • Nhà tâm lý học người Mỹ Ferderick Herzberg khởi xướng • 1959 • Gồm 2 nhân tố: 1. Nhân tố động cơ thúc đẩy 2. Nhân tố duy trì
Thuyết thúc đẩy hai nhân tố của Herzberg (tt) Nhân tố ‘động cơ thúc đẩy’ 1. Nội dung chính của công việc là nó mang đến sự thỏa mãn cá nhân 2. Ý nghĩa của thành quả công việc 3. Sự thừa nhận của người quản lí, người giám sát, của khác hàng hay cấp dưới của ông việc đạt được 4. Chịu trách nhiệm cho chính sự nổ lực của mình, có thể làm việc mà không có sự giám sát, và 5. Sự thăng cấp
Nhân tố duy trì ‘maintenance or hygiene’ 1. Tiền lương 2. Sự an toàn trong việc 3. Địa vị 4. Điều kiện làm việc 5. Chất lượng giám sát 6. Quản lí và chính sách 7. Các mối quan hệ giữa người với người
Người quản lí muốn các nhân viên được thúc đẩy 1. Để ý đến thành quả làm việc và thừa nhận các thành quả đó 2. Làm phong phú cho công việc 3. Công việc trở nên thử thách hơn hay cần nhiều trách nhiệm hơn 4. Tự do trong việc đưa ra quyết định
II. QUẢN LÝ NHÓM 1. Quy trình QL nhóm 2. Bảy cách phát triển đội/ nhóm 3. Cách nhận biết người lãnh đạo giỏi trong QL nhóm 4. Năm nguyên tắc QL đội/ nhóm của Belbin
5 giai đoạn phát triển nhóm của Tuckman (1965) Forming Mourning Storming Performing Norming
5 giai đoạn phát triển nhóm 1. Hình thành (Forming) Hoạt động / Đặc điểm – Làm quen – Giới thiệu khả năng của cá nhân – Xác định nhiệm vụ – Đề xuất ý tưởng – Xây dựng các qui định của nhóm
5 giai đoạn phát triển nhóm 2. Sóng gió (Storming) Hoạt động/ Đặc điểm – Sự khác biệt – Xung đột – Nhiệm vụ cần sự phối hợp
5 giai đoạn phát triển nhóm 3. Ổn định (Norming) Hoạt động/ Đặc điểm – Giải quyết các xung đột – Tinh thần hợp tác – Giao tiếp – Đoàn kết nhóm và văn hóa làm việc
5 giai đoạn phát triển nhóm 4. Hoạt động hiệu quả (Performing) Hoạt động/ Đặc điểm – Tự quản lý nhóm – Tự trị – Đoàn kết – Giải quyết vấn đề
5 giai đoạn phát triển nhóm 5. Giải tán (Mourning/Adjourning) Hoạt động/ Đặc điểm – Đánh giá công việc – Đánh giá quá trình thực hiện
4 giai đoạn phát triển nhóm của Tubbs 1. Định hướng (Orientation) 2. Xung đột (Conflict) 3. Đoàn kết (Consensus) 4. Kết thúc (Closure)
Lý thuyết của Fisher v/v đưa ra quyết định trong nhóm 1. Sự định hướng (Orientation) 2. Tranh cải (Conflict) 3. Sự xuất hiện (Emergence) 4. Gia cố (Reinforcement)
Buổi họp đầu tiên 1. Giới thiệu 2. Mong mỏi của LĐ và nhân viên 3. Nhiệm vụ của các cá nhân 4. Những điều quan tâm 5. Quy định trong nhóm 6. Quy trình làm việc, tương tác và báo cáo 7. Hỏi đáp 8. Hoạch định kế hoạch hành động
Trách nhiệm của thành viên nhóm Trách nhiệm đội/ nhóm trưởng Thực thi nhiệm vụ được giao Có mặt kịp thời Sẵn sàn hỗ trợ đồng nghiệp Làm việc với các cá nhân có liên quan Phối hợp làm việc Thông tin đầy đủ cho các thành viên Trình báo các khó khăn, trở ngại Xếp lịch công bằng Đề xuất hướng giải quyết Xử lý khó khăn QL thời gian thật tốt Hỗ trợ thành viên nhóm gặp khó khăn Ghi nhận các hoạt động đã thực hiện Lắng nghe và động viên Giữ nơi làm việc gọn gàng Đánh giá tích cực Hỗ trợ đội/ nhóm trưởng Tạo điều kiện cho các thành viên thực thị nhiệm vụ
7 cách để lãnh đạo cải thiện đội/ nhóm 1. Khuyến khích sự phát triển 2. Tạo sự tự quản 3. Dõi mắt theo các thành viên 4. Tôn trọng sự đóng góp của mọi thành viên 5. Lãnh đạo bằng cách làm gương cho các thành viên tổ học tập 6. Giao tiếp và lắng nghe 7. Đưa ra quy định về công tác lãnh đạo và tầm nhìn.
Các lỗi thường gặp của người lãnh đạo 1. QL chi li (QL vi mô) 2. Thiếu sự tương tác 3. Gây bè phái 4. Tổn thương nhân viên 5. Không biết lắng nghe 6. Tránh né xung đột 7. Cướp công
5 nguyên tắc quản lý nhóm của Belbin 1. Đóng góp theo chuyên môn và trách nhiệm. 2. Công nhận đóng góp của các thành viên. 3. Cân đối công việc để đạt mục đích đặt ra. 4. Phân công nhiệm vụ theo khả năng và chuyên môn. 5. Mỗi thành viên có nhiệm vụ cụ thể.
Video https://www.youtube.com/watch?v=ZnjJpa1 LBOY
The end.
Search
Read the Text Version
- 1 - 33
Pages: