phòng, luôn phù hợp với yêu cầu cân đối giữa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Tư tưởng xây dựng một đội quân \"phụ tử chi binh\", đã tạo nên sức mạnh đánh giặc giữ nước trong nhiều triều đại. Thứ ba là, tư tưởng thân dân, dựa vào dân, động viên toàn dân, cả nước đánh giặc. Các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến thời Bắc thuộc như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan... đã mang tính toàn dân đánh giặc. Các vị minh quân, hiền thần, các nhà quân sự nổi tiếng thời Tiền Lê, Lý, Trần đều có tư tưởng thân dân, biết động viên và tổ chức nhân dân cả nước tiến hành chiến tranh giữ nước. Nguyễn Trãi cho rằng \"Lật thuyền chở thuyền mới biết sức dân như nước\" (Phúc chu thủy tín dân do thuỷ) và đã cùng Lê Lợi \"tập hợp bốn phương manh lệ\" khởi nghĩa thành công. Đặt trong bối cảnh lịch sử buổi đầu thời trung đại thì tư tưởng \"khoan thư sức dân\", \"việc nhân nghĩa cốt ở yên dân\" là những tư tưởng hết sức tiến bộ và chính đó là nguồn gốc tạo nên sức mạnh giữ nước. Thứ tư là, tư tưởng xây dựng đất đứng chân - căn cứ địa khởi nghĩa và kháng chiến. Ngay từ đầu Công nguyên, Cấm Khê (Ba Vì - Sơn Tây) đã trở thành một căn cứ địa kháng chiến của Hai Bà Trưng. Dựa vào đó, quân đội của Trưng Vương đã cầm cự với quân Mã Viện trong hai, ba năm liền. Giữa thế kỷ thứ VI, Triệu Quang Phục đã lập căn cứ ở đầm Dạ Trạch, \"làm kế trì cửu chiến\", tạo ra thời cơ đánh thắng quân Lương. Sang đầu thế kỷ XV, các lãnh tụ của nghĩa quân Lam Sơn đã chọn Nghệ An làm đất đứng chân để xây dựng và phát triển lực lượng, tiến lên giải phóng cả nước. Như vậy, từ sớm, ông cha ta đã nhận thức được rằng, muốn khởi nghĩa và kháng chiến thắng lợi, phải xây dựng căn cứ địa hay đất đứng chân của mình. Có thể đấy là những vùng có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho hoạt động của ta và gây khó khăn cho quân địch, hay là những địa bàn đất rộng, người đông, đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là quan điểm, tư tưởng tiến bộ. https://thuviensach.vn
Thứ năm là, tư tưởng nghệ thuật quân sự \"dĩ đoản chế trường\", \"dĩ quả địch chúng dĩ nhược chế cường” (lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh). Người Việt từ buổi đầu giữ nước đã biết lánh sức mạnh của giặc, dùng lối đánh phục kích, tập kích, ngày ẩn, đêm hiện để tiêu hao địch và tạo ra thời cơ phản công giành thắng lợi (kháng chiến chống Tần, kháng chiến chống Lương). Đặc biệt, trong kỷ nguyên Đại Việt, trong hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và trong chiến tranh giải phóng chống quân Minh, tư tưởng nêu trên trở nên phổ biến và được vận dụng thành công. Cách đánh của Trần Quốc Tuấn đã phát huy tốt cái \"sở đoản\" của quân đội nhà Trần và hạn chế cái \"sở trường\" của giặc Mông - Nguyên. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi luôn chủ trương: \"lánh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở (của địch)\"; Nguyễn Trãi cũng chủ trương: \"Công kỳ vô bị!\" tức là đánh địch khi chúng không phòng bị. Chính vì vậy, trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, Lê Lợi thường \"dùng sức một nửa mà công được gấp đôi\" và đã chiến thắng. Đó là tư tưởng chiến lược và chiến thuật thích hợp nhất với hoàn cảnh một nước nhỏ phải thường xuyên chống lại những kẻ thù lớn mạnh, quân nhiều. Thứ sáu là tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn quân sự trong chiến tranh. Nhìn chung, trong quan hệ đối ngoại quân sự, ông cha ta luôn có cách ứng xử đúng đắn. Trên cơ sở sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự, nhiều triều đại phong kiến giai đoạn này đã chủ trương một đường lối đối ngoại quân sự khéo léo, đúng mực đối với lân bang. Đó là mềm dẻo, nhún phương có nguyên tắc với nước lớn; khoan hòa, linh hoạt nhưng cứng rắn với nước nhỏ, với mục tiêu giữ vững hòa hiếu, duy trì hòa bình xây dựng đất nước. Trong chiến tranh thì tìm cách hòa hoãn, tránh chiến tranh và để có thời gian chuẩn bị lực lượng; biết kết hợp giữa quân sự với chính trị, ngoại giao và binh vận. Khi đã thắng lợi thì chủ động \"bàn hoà\" (thời Lý) hay \"mở đường hiếu sinh\" cho kẻ địch bị bắt, nhằm mục đích như Nguyễn Trãi viết: \"Nghĩ về kế lâu dài của nhà nước, https://thuviensach.vn
Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh. Sửa hòa hiếu cho hai nước, Tắt muôn đời chiến tranh\"1. Đó là tư tưởng kết thúc chiến tranh mang đậm tinh thần đại nghĩa và nhân văn của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng quân sự của ông cha ta trong giai đoạn này còn có những nội dung khác... Nhìn chung, đó là những quan điểm, tư tưởng tiến bộ. Tuy nhiên, cũng có những thời kỳ, triều đại, những người lãnh đạo kháng chiến đã mắc sai lầm trong tư duy, tư tưởng chiến lược, dẫn đến thất bại trước kẻ thù, như thời An Dương Vương chống Triệu Đà và thời Hồ chống quân Minh. Tư tưởng quân sự mỗi thời kỳ, mỗi triều đại đều có những đặc trưng riêng, nhưng nhìn tổng thể thì nội dung tư tưởng hầu như đều có tính nối tiếp, kế thừa và tính thống nhất tương đối. Mỗi triều đại đều có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam. Tư tưởng quân sự mỗi triều đại được biểu hiện tập trung và nổi bật trong tư duy, tư tưởng quân sự độc đáo của các nhà lãnh đạo đất nước, các nhà quân sự kiệt xuất - những nhân vật nổi tiếng đóng vai trò quyết định trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm. Mỗi giai đoạn lịch sử đều xuất hiện những nhà tư tưởng quân sự kiệt xuất. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Hai Bà Trưng là quy tụ sức mạnh của toàn dân dưới ngọn cờ yêu nước, tiến hành tổng khởi nghĩa đồng thời trên phạm vi cả nước, kết hợp với đòn quyết định về quân sự của nghĩa quân đánh vào trung tâm đầu não của địch, nhanh chóng giành thắng lợi. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Ngô Quyền là sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để tạo lực, lập thế, tranh thời và tạo sự chuyển hóa cả về thế, thời và lực để thực hiện tiêu diệt chiến lược bằng trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng năm 938, tiêu diệt đạo quân chủ lực trọng yếu của địch, đánh tan ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc chiến tranh; đồng thời chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc hơn một nghìn năm, mở ra thời kỳ phát triển độc lập của dân tộc. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Lý Thường Kiệt là tư https://thuviensach.vn
tưởng tiến công rất cao, luôn chủ động, tích cực và liên tục tiến công chiến lược bằng lực lượng chủ lực cơ động mạnh với lực lượng vũ trang địa phương, đánh đòn phủ đầu quân xâm lược \"tiên phát chế nhân\" và trong tình thế bị kẻ thù tiến công đã tổ chức phòng ngự chiến lược tích cực, kiên quyết phản công chiến lược khi thời cơ đến để đánh bại kẻ thù. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn là chủ động rút lui chiến lược và phản công chiến lược, dựa vào dân và phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp, bao vây, chia cắt và đánh tiêu hao, từng bước đưa địch vào thế khốn quẫn, tạo thế và lực để thực hành phản công chiến lược bằng các đạo quân chủ lực mạnh, đánh trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của địch, kết thúc chiến tranh. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi là tư tưởng chỉ đạo \"lấy dân làm gốc\", \"lấy nhân nghĩa thắng hung tàn\", giương cao ngọn cờ đại nghĩa, phát động khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với tiến công quân sự ngoại giao và địch vận, đánh vào lòng người (công tâm), đánh thắng từng bước, chuyển hóa lực lượng và thế trận, đánh trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho sự phát triển lâu dài của đất nước... Tóm lại tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr. CN đến đầu thế kỷ XV trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương và giai đoạn Bắc thuộc là giai đoạn buổi đầu hình thành những tư duy, tư tưởng quân sự. Đó là tư duy quân sự buổi đầu dựng nước và giữ nước; là tư duy, tư tưởng quân sự khởi nghĩa và chiến tranh chống Bắc thuộc. Giai đoạn đất nước độc lập từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV là giai đoạn xuất hiện và phát triển nhiều quan điểm, tư tưởng quân sự tiến bộ, thậm chí có những quan điểm, tư tưởng tiên tiến vượt thời đại. Chính đó là cội nguồn tạo nên sức mạnh đánh giặc, giữ nước trong giai đoạn này. Tuy thực tiễn lịch sử đã lùi xa, nhưng những nội dung tư tưởng quân sự nêu trên vẫn có giá trị bất biến, nó có ý nghĩa thực tiễn lớn. Đó là cơ sở để ông cha ta trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo kế thừa và phát triển. Đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng vô cùng quý giá, được các thế https://thuviensach.vn
hệ sau trân trọng gìn giữ, kế thừa và vận dụng trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước của mình. https://thuviensach.vn
Table of Contents MỞ ĐẦU Chương I I- TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TỪ THẾ KỶ III TR.CN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X (NĂM 938) 1. Khái quát tình hình đất nước thời Hùng Vương - An Dương Vương; cuộc kháng chiến chống Tần và Triệu Đà xâm lược 2. Nước ta thời Bắc thuộc (từ năm 179 Tr.CN đến đầu thế kỷ X) 3. Cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập, tự chủ đầu thế kỷ X II- TƯ DUY, TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ 1. Tư duy, tư tưởng quân sự trong cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên 2. Tư duy, tư tưởng phòng thủ đất nước thời An Dương Vương 3. Tư duy, tư tưởng phòng ngự của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu III- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG BẮC THUỘC, GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ 1. Sự xuất hiện bước đầu tư tưởng khởi nghĩa và chiến tranh toàn dân chống xâm lược (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VI) 2. Tư tưởng quân sự giai đoạn đấu tranh chống ách đô hộ nhà Tùy và nhà Đường 3. Tư tưởng quân sự trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ đầu thế kỷ X Chương II https://thuviensach.vn
I- TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC 1. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa -xã hội 2. Những hoạt động quân sự chủ yếu II- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ 1. Tư tưởng độc lập, tự chủ và thống nhất quốc gia 2. Tư tưởng xây dựng tổ chức lực lượng quân sự thống nhất, gắn liền với đơn vị hành chính 3. Tư tưởng chủ động phòng vệ đất nước III- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ THỜI LÝ 1. Tư tưởng coi trọng xây dựng tiềm lực của đất nước, phát triển ý thức độc lập chủ quyền quốc gia 2. Tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách \"ngụ binh ư nông\" 3. Tư tưởng chủ động chiến lược, đánh trước để chế ngự giặc 4. Tư tưởng phòng ngư chiến lược, phản công chiến lược 5. Tư tưởng kết hợp đòn tiến công quân sự với biện pháp ngoại giao, chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh Chương III I- NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN 1. Khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa -xã hội thời Trần 2. Ba lần chống xâm lược Mông – Nguyên II- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ THỜI TRẦN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM. 1. Tư tưởng quyết chiến quyết thắng quân xâm lược lớn mạnh https://thuviensach.vn
2. Tư tưởng xây dựng sức mạnh giữ nước trên cơ sở khối đoàn kết dân tộc 3. Tư tưởng thân dân, tạo nguồn sức mạnh giữ nước trong dân, bồi dưỡng sức dân 4. Những quan điểm, tư tưởng độc đáo về xây dựng lực lượng quân sự đánh giặc giữ nước 5. Tư tưởng chủ động giữ nước ngay từ thời bình 6. Tư tưởng \"dĩ đoản chế trường\", chỉ đạo cách ứng xử về chiến lược Chương IV I. TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ THỜI HỒ (1400 - 1407) 1. Nước Đại Việt thời Hồ và nạn ngoại xâm đầu thế kỷ XV 2. Tư tưởng về xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh tự vệ thời Hồ II- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ TỪ SAU CUỘC KHÁNG CHIẾN 1. Chính sách đô hộ và âm mưu đồng hóa của nhà Minh 2. Tinh thần dân tộc và tư tưởng quyết tâm kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn III- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ TRONG KHỞI NGHĨA 1. Khái quát về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2. Tư tưởng quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng Kết luận https://thuviensach.vn
Search
Read the Text Version
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26
- 27
- 28
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- 97
- 98
- 99
- 100
- 101
- 102
- 103
- 104
- 105
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- 116
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- 130
- 131
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- 154
- 155
- 156
- 157
- 158
- 159
- 160
- 161
- 162
- 163
- 164
- 165
- 166
- 167
- 168
- 169
- 170
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- 176
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- 182
- 183
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- 190
- 191
- 192
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- 198
- 199
- 200
- 201
- 202
- 203
- 204
- 205
- 206
- 207
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- 218
- 219
- 220
- 221
- 222
- 223
- 224
- 225
- 226
- 227
- 228
- 229
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- 236
- 237
- 238
- 239
- 240
- 241
- 242
- 243
- 244
- 245
- 246
- 247
- 248
- 249
- 250
- 251
- 252
- 253
- 254
- 255
- 256
- 257
- 258
- 259
- 260
- 261
- 262
- 263
- 264
- 265
- 266
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- 272
- 273
- 274
- 275
- 276
- 277
- 278
- 279
- 280
- 281
- 282
- 283
- 284
- 285
- 286
- 287
- 288
- 289
- 290
- 291
- 292
- 293
- 294
- 295
- 296
- 297
- 298
- 299
- 300
- 301
- 302
- 303
- 304
- 305
- 306
- 307
- 308
- 309
- 310
- 311
- 312
- 313
- 314
- 315
- 316
- 317
- 318
- 319
- 320
- 321
- 322
- 323
- 324
- 325
- 326
- 327
- 328
- 329
- 330
- 331
- 332
- 333
- 334
- 335
- 336
- 337
- 338
- 339
- 340
- 341
- 342
- 343
- 344
- 345
- 346
- 347
- 348
- 349
- 350
- 351
- 352
- 353
- 354
- 355
- 356
- 357
- 358