Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore tap 1 ky cac so ban nganh tinh

tap 1 ky cac so ban nganh tinh

Published by dungvpsnv, 2023-08-09 05:09:49

Description: tap 1 ky cac so ban nganh tinh

Search

Read the Text Version

KỶ YẾU CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TỈNH HẬU GIANG Tập 1: CÁC SỞ, BAN NGÀNH TỈNH MỤC LỤC Sở Tài chính .........................................................................................2 Sở Tư pháp...........................................................................................5 Sở Xây dựng.........................................................................................8 Sở Thông tin và Truyền thông.........................................................13 Sở Giáo dục và Đào tạo.....................................................................19 Sở Khoa học và Công nghệ ..............................................................23 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ...........................................28 Sở Văn hóa thể thao và Du lịch .......................................................31 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn .......................................37 Sở Y tế ................................................................................................42 Sở Giao thông vận tải........................................................................47 Sở Công Thương ...............................................................................51 Sở Tài nguyên và Môi trường ..........................................................55 Sở Nội vụ ............................................................................................58 Sở Kế hoạch và Đầu tư .....................................................................61 Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh ..........................................68 Ban Dân tộc........................................................................................71 Thanh tra tỉnh ...................................................................................74

Sở Tài chính Ảnh: Sở Tài chính Thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó, Tỉnh Cần Thơ chia thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Từ cơ sở đó, UBND Lâm thời tỉnh Hậu Giang Quyết định thành lập Sở Tài chính tại Quyết định số 04/2004/QĐ-UB ngày 01 tháng 01 năm 2004 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh Hậu Giang (gồm: Văn phòng; Thanh tra; các phòng chuyên môn: Quản lý ngân sách, Đầu tư, Vật giá – công sản, Tài chính doanh nghiệp; Trung tâm Thông tin, Tư vấn, Dịch vụ tài chính công tỉnh Hậu Giang), công chức ban đầu được chia từ công chức của Sở Tài chính tỉnh Cần Thơ có 29 công chức; Đến năm 2008, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ- CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó. UBND tỉnh Hậu Giang Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2008 về việc thành lập Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang (gồm: Văn phòng, Thanh tra; các phòng chuyên môn: Ngân sách; Đầu tư; Giá – Công sản, Tài chính doanh nghiệp), có 39 công chức; Năm 2012, Chính phủ đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ pháp chế tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính Phủ, UBND tỉnh Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 19/09/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Hậu Giang (gồm: Văn phòng; Thanh tra; các phòng chuyên môn: Ngân sách, Tài chính – Hành chính sự nghiệp, Đầu tư, Giá – Công sản, Tài chính doanh nghiệp, Pháp chế), có 45 công chức. Tiếp theo năm 2016, thực hiện Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTCBNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 2

của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND tỉnh Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang (Văn phòng; Thanh tra; các phòng chuyên môn: Quản lý ngân sách, Tài chính đầu tư, Tài chính hành chính sự nghiệp, Tin học và Thống kê, Quản lý giá – công sản, Tài chính doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Tin học và Dịch vụ tài chính công tỉnh Hậu Giang), có 70 công chức, viên chức và người lao động. Qua quá trình phát triển đến nay, UBND tỉnh phê duyệt đề án sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành trung ương khóa XII, Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang (gồm: Văn phòng; Thanh tra; các phòng chuyên môn: Quản lý ngân sách, Tài chính đầu tư, Tài chính hành chính sự nghiệp, Quản lý giá công sản và doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Dịch vụ Tài chính tỉnh Hậu Giang), có 70 công chức, viên chức và người lao động (Công chức: 52; Viên chức: 10; người lao động: 08); Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; nợ chính quyền địa phương, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản công; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập, lĩnh vực giá cả và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật. + năm 2006 Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc tặng Cờ thi đua xuất sắc. + năm 2007 Quyết định số 1891/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. + năm 2008 Quyết định số 1245/QĐ-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính. + năm 2010 Quyết định số 789/QĐ-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính của Bộ trưởng Bộ Tài chính + năm 2011 Quyết định số 684/QĐ-BTC ngày 24 tháng 3năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tặng Cờ thi đua xuất sắc. + năm 2013 Quyết định số 2007/QĐ-CTN ngày 21/10/2013 của Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tặng Huân chương lao động (Hạng 3). 4. Văn bản về thành lập đơn vị 3

+ Quyết định số 116/2004/QĐ-UBND ngày 28/5/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Tài chính. + Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 18/04/2008 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Sở Tài chính. + Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Hậu Giang Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang. + Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang. + Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh Hậu Giang Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Tài chính. 4

Sở Tư pháp Ảnh: Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH HẬU GIANG Ngay sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang trên cơ sở Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI, ngày 01 tháng 01 năm 2004, Sở Tư pháp Hậu Giang cũng được thành lập theo Quyết định số 13/2004/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Hậu Giang. Ngày đầu mới thành lập, cũng như các sở, ngành khác của tỉnh, Sở Tư pháp Hậu Giang gặp muôn vàn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, bên cạnh đó đội ngũ công chức, viên chức quá ít (chỉ có 17 người), trình độ chuyên môn lại không đồng đều. Nhưng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng với sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí cao của toàn thể công chức, viên chức nên Sở Tư pháp Hậu Giang đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đưa công tác tư pháp ngày càng vững bước đi lên, khẳng định được vai trò, vị thế của Ngành trong đời sống chính trị - xã hội của địa phương. Để khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực của đơn vị, trong giai đoạn mới thành lập, Sở Tư pháp với phương châm vừa hoạt động, vừa củng cố xây dựng tổ chức, do đó không ngừng chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ công chức, viên chức trong ngành từ tỉnh đến cơ sở, xác định nhiệm vụ xây dựng ngành là nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, Sở Tư pháp đã phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương ký hợp đồng với Trường Đại học luật Hà Nội mở các lớp đào tạo Trung cấp Luật, Đại học Luật tại tỉnh Hậu Giang. Cụ thể, Sở Tư pháp đã mở 01 lớp Trung cấp luật với 51 học viên và 01 lớp Đại học luật với 152 học viên; các đối tượng tham gia lớp học đa số là công chức, viên chức của ngành Tư pháp và một số sở, ngành của tỉnh, đồng thời mở rộng đối tượng cho các học sinh mới tốt nghiệp 5

phổ thông trung học được dự tuyển, nhằm thu hút nhiều hơn về nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, mà trọng tâm là để bổ sung nguồn cho ngành Tư pháp tỉnh Hậu Giang. Hiện tại, Sở Tư pháp có 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 03 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số 60 công chức, viên chức. Về trình độ: 01 tiến sĩ, 11 thạc sĩ, 44 đại học; trình độ lý luận chính trị: 18 cao cấp, 15 trung cấp; quản lý nhà nước: 02 chuyên viên cao cấp, 20 chuyên viên chính, 21 chuyên viên. Đối với cấp huyện, mỗi Phòng Tư pháp có từ 03 đến 05 người, gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các chuyên viên, tất cả đều có trình độ đại học. Đối với cấp xã, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 143 công chức Tư pháp - Hộ tịch/75 xã, phường, thị trấn, trong đó có 136 người có trình độ đại học, 07 người có trình độ trung cấp luật. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức luôn được chú trọng; việc quán triệt, triển khai thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, quy chế văn hóa công sở, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và nâng cao ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức luôn được chú trọng... Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực công tác Tư pháp ngày càng nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và được thể hiện qua một số lĩnh vực công tác sau: Thứ nhất, trong công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL): Để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực công tác tư pháp, ngay sau khi thành lập, Sở Tư pháp đã nhanh chóng bắt tay vào việc tham mưu xây dựng và hoàn thiện thể chế của ngành, từ lúc chưa có văn bản QPPL nào của tỉnh điều chỉnh công tác tư pháp, đến nay Sở Tư pháp tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh ban hành hơn 30 văn bản QPPL. Trong thời gian qua, Sở Tư pháp góp ý trên 1.000 văn bản, thẩm định trên 1.300 văn bản QPPL. Nhờ làm tốt công tác thẩm định, chất lượng ban hành văn bản QPPL của tỉnh được nâng lên một cách rõ nét. Tỷ lệ văn bản sai về thể thức, kỹ thuật trình bày và nội dung cơ bản được khắc phục. Thứ hai, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở đã thật sự đưa pháp luật đi vào cuộc sống: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhiều mặt, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, công tác này luôn được các ngành, các cấp triển khai một cách đồng bộ, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: hội nghị triển khai văn bản, cuộc thi, hội thi, Ngày pháp luật, băng rôn, khẩu hiệu,...; đặc biệt, trong những năm gần đây, các cơ quan, đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tuyên truyền thông qua zalo, Cổng/Trang thông tin điện tử, tin nhắn điện thoại...), qua đó đã kịp thời chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn. Thứ ba, công tác trợ giúp pháp lý bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của người dân: Từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước chỉ 6

có 04 người, đến nay Trung tâm có 16 người, trong đó có 10 trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm có 01 chi nhánh trợ giúp pháp lý đặt tại huyện Phụng Hiệp. Trong thời gian qua, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hậu Giang đã thực hiện trợ giúp pháp lý được 27.012 trường hợp với 9.228 vụ việc; tổ chức 790 buổi trợ giúp pháp lý lưu động, 236 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý, 80 cuộc trợ giúp pháp lý ngoài trụ sở. Qua đó tư vấn pháp luật cho 10.691 trường hợp và cấp phát miễn phí hơn 270.000 tờ gấp pháp luật cho Nhân dân tham dự... Hoạt động của Trung tâm ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý, góp phần vào thành công chung trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội của tỉnh. Thứ tư, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hành chính tư pháp luôn được quan tâm, nâng cao chất lượng, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân trên các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp... công tác quản lý nhà nước về các hoạt động bổ trợ tư pháp được tăng cường, việc xã hội hoá trên các lĩnh vực công chứng, luật sư, đấu giá tài sản tiếp tục được đẩy mạnh để phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và người dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 01 công ty luật, 09 văn phòng luật sư, 08 chi nhánh luật sư (trong đó: 02 chi nhánh thuộc văn phòng luật sư trong tỉnh, 02 chi nhánh thuộc văn phòng luật sư trong tỉnh đặt ngoài tỉnh, 04 chi nhánh công ty luật thuộc công ty luật thành phố Cần Thơ mở tại Hậu Giang); ngoài ra, có 08 văn phòng giao dịch thuộc văn phòng luật sư trong tỉnh, với tổng số 30 luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Hậu Giang và 05 luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Cần Thơ đăng ký hoạt trên địa bàn tỉnh; 02 tổ chức giám định tư pháp công lập, 05 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, với 78 giám định viên tư pháp và 19 giám định viên tư pháp theo vụ việc; 12 tổ chức hành nghề công chứng với 23 công chứng viên; 01 Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp, 01 công ty đấu giá hợp danh và 05 chi nhánh công ty đấu giá hợp danh ngoài tỉnh thành lập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, với 12 đấu giá viên; 01 Văn phòng Thừa phát lại với 01 thừa phát lại. Qua đó cho thấy, đội ngũ luật sư, đấu giá viên, công chứng viên, giám định viên trên địa bàn ngày càng tăng về số lượng, chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động công chứng, đấu giá của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở cũng đã góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong thời gian qua, Phòng Công chứng đã công chứng, chứng thực 67.896 việc, với tổng số phí thu được 9.575.899.421 đồng, nộp ngân sách nhà nước với số tiền 4.581.128.655 đồng; thù lao công chứng thu được 561.643.500 đồng, nộp thuế với số tiền 56.164.350 đồng. Đối với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Trung tâm đã ký kết và triển khai thực hiện tổ chức đấu giá thành 429 hợp đồng, giá trúng đấu giá trên 669 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm trên 174 tỷ đồng, phí và thù lao dịch vụ đấu giá thu được trên 4,7 tỷ đồng. Thứ năm, công tác thanh tra của ngành ngày được củng cố và tăng cường. Hàng năm, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra ít nhất 03 cuộc thanh tra theo kế hoạch (thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính và việc thực hiện pháp luật về phòng, 7

chống tham nhũng), thanh tra đột xuất theo yêu cầu thực tế. Qua công tác thanh rta, kiểm tra phát hiện hạn chế, sai sót, kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm, bảo đảm cho hoạt động của Ngành đi vào nề nếp, thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Ngành ngày càng nghiêm minh; công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định, góp phần hạn chế đơn thư vượt cấp. Bên cạnh đó, ngành Tư pháp luôn quan tâm triển khai thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số nhằm phục vụ tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Những nỗ lực, cố gắng của tập thể công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang qua chặng đường 20 năm đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh (năm 2007, 2008, 2009, 2014), Cờ thi đua xuất sắc Bộ Tư pháp (năm 2009, 2014) và hàng trăm Bằng khen của Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, tuy còn nhiều khó khăn nhưng trong xu thế phát triển chung của đất nước, toàn thể công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo, đoàn kết, vượt qua mọi thử thách vươn lên hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, đưa ngành Tư pháp không ngừng phát triển, ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách tư pháp, vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang. Sở Xây dựng I. Quá trình hình thành và phát triển của cơ quan Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 08/2004/QĐ- UBND ngày 01 tháng 01 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và đi vào hoạt động từ năm 2004. Khi đó, lực lượng công chức, viên chức được điều động từ Cần Thơ về Vị Thanh – Hậu Giang công tác chỉ có 5 người, cán bộ chủ chốt vô cùng thiếu thốn, có những phòng không có Trưởng và Phó phòng; lực lượng công chức phần lớn mới tuyển dụng, công tác ở nhiều ngành nghề khác nhau, chưa có kinh nghiệm về quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa ngang tầm với nhiệm vụ; điều kiện về ăn, ở và phương tiện làm việc và sinh hoạt rất khó khăn, thiếu thốn... nhưng đổi lại tất cả đều mang trong mình một nhiệt quyết với nghề, một tinh thần đầy trách nhiệm cống hiến đến rạo rực và tất cả đã vượt qua những khó khăn, thử thách dần dần ổn định an tâm công tác. Trước những khó khăn đó, Đảng ủy Sở và Ban Giám đốc đã xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngành là tập trung thu hút nguồn nhân lực; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích công chức, viên chức tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn, dài hạn cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, tổng số công chức, viên chức và người lao động Sở Xây dựng là 60 người, Ban Giám đốc gồm có 4 người; gồm có 6 phòng chuyên môn và 01 đơn vị 8

trực thuộc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ đơn vị thuộc Sở đủ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng. Về đào tạo chuyên môn có 18 người thạc sĩ, 02 người đang học thạc sĩ; 40 kỹ sư; Có 15 người hoàn thành cao cấp lý luận chính trị, 01 người đang học cao cấp chính trị, 05 người hoàn thành trung cấp chính trị; có 15 chuyên viên chính, 37 chuyên viên và tương đương. Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cũng đã cử hơn 348 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn; phối hợp Bộ Xây dựng tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xây dựng cho hơn 810 lượt công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực xây dựng tại các xã, phường, thị trấn; tại UBND, phòng chuyên môn cấp huyện và các sở, ngành có liên quan. II. Các thành tích về kinh tế xã hội từ 2004 đến nay 1. Thành tích về công tác thẩm định, quản lý các dự án đầu tư xây dựng Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tại Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 25/4/2022. Trong quá trình thẩm định. Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc UBND tỉnh Hậu Giang, Kết quả: Năm 2016, UBND tỉnh đã Quyết định thành lập 03 Ban Quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc UBND tỉnh (bao gồm: Ban QLDA ĐTXD công trình Dân dụng và Công nghiệp, Ban QLDA ĐTXD công trình Giao thông, Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp) trên cơ sở sát nhập các Ban QLDA trực thuộc các Sở ngành tỉnh. Đến năm 2020, UBND tỉnh đã thành Quyết định thành lập Ban QLDA ĐTXD công trình Giao thông và Nông nghiệp trên cơ sở sát nhập Ban QLDA ĐTXD công trình Giao thông, Ban QLDA ĐTXD công trình Nông nghiệp. Việc thành lập các Ban QLDA chuyên ngành trên cơ sở sát nhập các Ban QLDA trực thuộc các sở ngành đã thực hiện đúng theo chủ trương về tinh gọn bộ máy và làm tăng tính hiệu quả trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng. 2. Thành tích về lĩnh vực kinh tế xây dựng Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 512/QĐ-UBND ngày 29/3/2017; Và phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 tại Quyết định số 9

2601/QĐ-UBND ngày 30/12/2021. Hiện nay, các đơn vị đang triển khai thực hiện các nội dung theo Đề án được duyệt. Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tại Quyết định số 158/QĐ- UBND ngày 26/01/2021. Sở Xây dựng đều phối hợp với các đơn vị để thực hiện Công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng tháng, phù hợp với quy định của Luật Xây dựng theo các thời kỳ, bám sát theo diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã công bố chỉ số giá xây dựng theo định kỳ hàng quý, năm đúng theo quy định để phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, phù hợp theo quy định của Luật Xây dựng hiện hành. Chỉ số giá xây dựng được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa chỉ https://soxaydung.haugiang.gov.vn 3. Thành tích Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ được 7.108/7.108 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở đạt 100% kế hoạch Chương trình (bao gồm các đối tượng được bổ sung theo Quyết định số 67/2010/QĐ- TTg ngày 29/10/2010), với tổng số vốn huy động thực hiện trên 213,34 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 52,23 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương: 2,271 tỷđồng, vốn vay ngân hàng chính sách: 56,864 tỷ đồng, vốn huy động khác: 101,873 tỷ đồng. 4. Thành tích Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ trên địa bàn tỉnh Là Chương trình trọng điểm và có ý nghĩa tổng hợp về nhiều mặt, giúp cho người dân được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản khi lũ về, từ đó ổn định được cuộc sống, an tâm lao động sản xuất. Trong giai đoạn 2, tỉnh Hậu Giang được phê duyệt 10 cụm, tuyến dân cư vượt lũ, với quy mô 62ha, với tổng kinh phí 238 tỷ đồng, với tổng số nền đã đầu tư: 4.011 nền. Trong đó: 3.707 nền bố trí cho chính sách, 363 nền bán giá cao và diện tích 10.020 m2 bán giá cao. Đến nay đã bố trí cho đối tượng của chương trình 3.615/3.707 nền, chưa bố trí cho đối tượng: 92 nền, số 10

nền đã sinh lợi bán đấu giá: đã bán 265/363 nền và đã bán 01 khu đất 3.483 m2, hiện còn khu đất 6.537 m2 đang lập thủ tục để bán đấu giá. 6. Thành tích Chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg là chương trình thể hiện sự tri ân của Đảng, Nhà nước đối với những người đã có công với cách mạng. Theo đó, tổng số hộ theo Đề án được UBND tỉnh phê duyêt là 5.612 hộ (3.095 là xây mới, 2.517 là sửa chữa) với tổng kinh phí thực hiện: 175.011 triệu đồng. Đến nay đã hoàn thành 5.533/5.612 hộ đạt 99%. 7. Thanh tích các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh: Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh đã tổ chức lập quy hoạch 97 dự án phát triển nhà ở (khoảng 3.548,83ha) và được UBND tỉnh thống nhất chấp thuận các chủ đầu tư tài trợ kinh phí lập đồ án quy hoạch, hoàn chỉnh thủ tục cho hồ sơ đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư. Đến nay, đã lựa chọn được chủ đầu tư 13 dự án, tiếp tục đăng tải mời gọi nhà đầu tư 07 dự án, 01 dự án đang lập hồ sơ mời thầu, 42 dự án đã lập xong đồ án quy hoạch chi tiết, 19 dự án đang khảo sát lập quy hoạch và 15 dự án tiếp tục mời gọi tài trợ kinh phí lập quy hoạch. 8. Thành tích công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Sở tiến hành kiểm tra về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến nay như sau đối với 637 công trình, với tổng số lượt kiểm tra là 889 lượt trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm để hướng dẫn các chủ đầu tư trong quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, hiệu quả dự án. III. Các sự kiện nổi bật 1. Tổ chức thành công Hội thi tay nghề công nhân giỏi ngành xây dựng tỉnh Hậu Giang lần thứ I năm 2012, lần thứ II năm 2013, lần thứ III năm 2014 với 07 đội (đại diện cho 07 huyện, thị, thành phố) tranh tài. Việc tổ chức Hội thi tay nghề công nhân giỏi ngành xây dựng là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tạo cho những công nhân ngành xây dựng có sân chơi lành mạnh, có cơ hội gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất, qua đó thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề góp phần xây dựng những công trình trên địa bàn tỉnh 11

đạt chất lượng và thẩm mỹ (Đính kèm hình ảnh). 2. Tổ chức thành công Hội thảo “vật liệu xây dựng và giá vật liệu xây dựng” giới thiệu về công nghệ sản xuất, tính năng kỹ thuật, cơ sở áp dụng giá vật liệu xây dựng để lập dự toán và Hội thảo “Phổ biến vật liệu xây dựng không nung, bê tông nhẹ và công nghệ sản xuất” triển khai các quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về sử dụng gạch không nung cho các công trình xây dựng. đồng thời giới thiệu công nghệ sản xuất gạch không nung, các tính năng kỹ thuật và giá thành cho mỗi sản phẩm. 12

Sở Thông tin và Truyền thông Ảnh: Sở Thông tin và Truyền thông Ngành thông tin và truyền thông: Nối tiếp truyền thống, hướng tới tương lai Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển, ngành thông tin và truyền thông (TT&TT) tỉnh Hậu Giang đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT, thông tin, báo chí, xuất bản, góp phần tạo động lực mới cùng tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trải qua nhiều lần chia tách, sát nhập, với nhiều tên gọi khác nhau từ năm 1945 đến tháng 8/2007, Bộ TT&TT được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính - Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành TT&TT, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới. Cùng với đó, Sở TT&TT Hậu Giang cũng được thành lập theo Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 19/4/2008 của UBND tỉnh Hậu Giang trên cơ sở tiền thân là Sở Bưu chính - Viễn thông thành lập theo Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 22/9/2006 của UBND tỉnh Hậu Giang. Trụ sở làm việc khi mới thành lập được thuê nhà dân tại TP.Vị Thanh với cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn và hạn chế. Đến cuối năm 2009, trụ sở hành chính Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang được khởi công xây dựng và đến tháng 3/2011, trụ sở mới đưa vào sử dụng rộng rãi, khang trang. Đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ trong từng giai đoạn, bộ máy tổ chức, biên chế của Sở TT&TT cũng từng bước được củng cố, kiện toàn và phát triển. Từ con số gần 11 công chức, lao động hợp đồng ban đầu, đến nay, Sở đã có 40 công chức, viên chức và người lao động, trong đó, 100% có trình độ đại học và trên đại học. Thời điểm mới thành lập, Sở chỉ có 3 phòng chuyên môn, đến nay, đã có 05 phòng chuyên môn và 1 đơn vị sự nghiệp. Trong đó, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông được thành lập năm 13

2010, đến năm 2020 đổi tên thành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh.Theo lịch sử ra đời của Ngành và thể theo nguyện vọng của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT, ngày 19/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg, lấy ngày 28/8 hằng năm là Ngày truyền thống ngành TT&TT Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngành TT&TT đã trở thành ngành tiên phong thực hiện đường lối đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”. Ngành đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và CNTT; có tốc độ phát triển cao cả về quy mô, doanh thu và thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành TT&TT đã có tác động trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển KTXH, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần đảm bảo ANQP của đất nước và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng đến xây dựng Chính quyền số Năm 2020, Hậu Giang xếp thứ hạng 28/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số; năm 2021 xếp hạng 17/63, tăng 11 bậc so với năm 2020, đứng vị trí thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước có sự phát triển vượt bậc, được triển khai đồng bộ ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Họp không gặp mặt trực tiếp thông qua hệ thống hội nghị truyền hình. Năm 2021, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh đầu tư, nâng cấp 100% hệ thống họp trực tuyến tại các UBND xã, phường, thị trấn sử dụng trang thiết bị phần cứng chuyên dụng. Từ năm 2022, hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh, bao gồm hơn 100 điểm cầu từ tỉnh xuống đến xã là một hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hoàn chỉnh, chạy trên đường truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo chất lượng họp và việc quản trị vận hành đơn giản, thuận tiện. Trung bình hiện nay tầng suất sử dụng phòng họp trực tuyến trên phạm vi toàn tỉnh gần 2 lần/tuần. Cũng trong tháng 12/2021, tỉnh Hậu Giang cũng triển khai trang bị phòng họp không giấy với 02 máy chủ, 320 tính bảng và phần mềm phục vụ họp không giấy tại trụ sở HĐND, UBND tỉnh và tại 08 UBND cấp huyện, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2022. Xử lý văn bản không giấy thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành, được đầu tư và đưa vào sử dụng từ tháng 9/2020 tại địa chỉ https://vanban.haugiang.gov.vn. Đến năm 2022, có gần 500 đơn vị sử dụng thuộc 3 cấp chính quyền với hơn 5.600 người tham gia gửi, nhận văn bản hàng ngày. Gần 1,27 triệu văn bản đến (trung bình ~ 3.500 văn bản/ngày), hơn 400 nghìn văn bản đi (trung bình ~1.100 văn bản/ngày). Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã cấp cho khoảng 98% tổ chức, lãnh đạo có thẩm quyền ký số với tổng số chữ ký số được cấp trên toàn tỉnh là 2.414 (trong đó cá nhân 1921, tổ chức 493), sim ký số cấp 362 sim. Tỷ lệ văn bản được ký số trên hệ thống đạt 99,9%. Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc thông quan việc vận hành và sử dụng Cổng dịch vụ công (DVC) từ tháng 6/2020 tại địa chỉ: https://dichvucong.haugiang.gov.vn. Số lượng cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ trên 14

Cổng dịch vụ công là 120 cơ quan, từ cấp tỉnh đến cấp xã, cung cấp 1.553 dịch vụ. Trong đó, có 229 dịch vụ công toàn trình, 1.324 dịch vụ công tòa phần và đã tích hợp 1.227 dịch vụ lên Cổng DVC quốc gia, đạt 79%. năm 2022, tỉnh có tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt trên 86% (chỉ tính trên các thủ tục mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ). Thanh toán dịch vụ không dùng tiền mặt, Cổng DVC tỉnh Hậu Giang đã tích hợp thanh toán trực tuyến với hệ thống thanh toán trực tuyến thương mại điện tử của Bộ Công Thương (Keypay) cho tất cả các dịch vụ công trực tuyến có thu phí. Đến nay, Cổng DVC triển khai mở rộng thêm phương thức thanh toán mới là PayGov và Payment platform. Thông qua các phương thức thanh toán này người nộp hồ sơ có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng, thẻ ghi nợ quốc tế,… để thanh toán phí và lệ phí trực tuyến, không cần đến trực tiếp cơ quan để giải quyết thủ tục hành chính. Từ tháng 10/2021, tỉnh Hậu Giang triển khai biên lai điện tử tích hợp trên Cổng DVC tỉnh, đến nay, đã triển khai 100/100 đơn vị sử dụng biên lai điện tử, đạt 100%. Ngoài ra, tỉnh cũng đã tích hợp chức năng cung cấp thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai trên Cổng DVC quốc gia, qua đó, người dân có thể đóng thuế trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của tỉnh. Đến nay gần 1.200 giao dịch thanh toán trực tuyến trên hệ thống với số tiền giao dịch qua hệ thống gần 5.5 tỷ đồng. Đến nay, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang đã tiếp nhận, phối hợp xử lý hơn 76.600 phản ánh hiện trường của người dân thông qua ứng dụng di động Hậu Giang app. Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với kết quả xử lý phản ánh hiện trường của cơ quan nhà nước ngày một tăng cao, đạt trên 90%. Tại Hậu Giang, các dịch vụ bưu chính, viễn thông đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, cụ thể là nhu cầu tham gia các nền tảng số, ứng dụng xã hội số. Trong năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G tại Hậu Giang. Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế số, tỉnh đã từng bước hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các hợp tác xã đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của các địa phương lên sàn thương mại điện tử. Đã triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng đến 100% các ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công, nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt,… Sở TT&TT tham mưu tỉnh tổ chức thành công Tuần lễ Thúc đẩy Chuyển đổi số Phát triển Kinh tế vùng - Hậu Giang 2022 thu hút hơn 1.200 lượt khách tham dự. Triển lãm và trưng bày 27 gian hàng cùng nhiều chuỗi chương trình cộng đồng, gồm: trao tặng 30 bộ máy tính cho trường tiểu học; 1 phòng học trải nghiệm sáng tạo - Stem Robotics cho trường THPT; 20 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng), 20 balo và dụng cụ học tập, 20 chiếc xe đạp, 5.000 quyển tập, 1.500 khẩu trang vải, 5 chiếc máy tính bảng Lenovo Tab M8 cho học sinh hiếu học, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; 100 máy tính bảng kèm sim 4G cùng gói data sử dụng 1 năm cho 100 tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh; tặng 600 hộp sữa bột XO cho Bệnh viện Sản Nhi tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh; tặng 1 cây cầu nông thôn trên địa bàn huyện Vị Thủy. Tổng giá trị hỗ trợ các hoạt động cộng đồng lần này là 3,5 tỷ đồng. 15

Phối hợp PwC Việt Nam và CyberKid tổ chức Chương trình “Thế giới mới. Kỹ năng mới” lần đầu tiên tại Hậu Giang. Qua đó, đào tạo, nâng cao kỹ năng giảng dạy trực tuyến và nhận thức an toàn thông tin cho 50 giáo viên phổ thông của tỉnh. Công nghệ số góp phần phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả Từ tháng 7/2021, Hậu Giang đã chính thức ra mắt “Bản đồ Covid-19 Hậu Giang” nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Triển khai khai báo trực tuyến tại địa chỉ https://qr.tokhaiyte.vn hoặc thông qua ứng dụng PC-Covid cài đặt trên điện thoại thông minh. Sổ sức khỏe điện tử và PC-Covid là 02 ứng dụng nền tảng được nhiều người dân tải về điện thoại thông minh bởi ưu điểm dễ cài đặt, dễ sử dụng và có nhiều tiện ích. Hậu Giang đã triển khai lắp đặt 115 camera giám sát tại 14 cơ sở cách ly tập trung. Các camera được bố trí tại các khu vực cổng, hành lang, phòng lấy mẫu và cả trong phòng của người cách ly, lưu trữ nội dung phục vụ cho việc trích xuất khi cần thiết. Toàn bộ dữ liệu tiêm chủng của người dân Hậu Giang được nhập và cơ sở dữ liệu tiêm chủng của Bộ Y tế. Tháng 02/2022, Hậu Giang triển khai tổng đài trợ giúp người nhiễm covid-19 (F0) điều trị tại nhà tại 02 đầu số 02937300136 - 02937300138. Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Giai đoạn 2021-2025, Hậu Giang xác định “chìa khóa” phát triển là xây dựng thành công chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số và thực hiện chuyển đổi toàn diện các hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số. Trong đó mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được tiếp cận thông tin về chuyển đổi số; 50% doanh nghiệp có sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tối thiểu 200 doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ kế hoạch; Thiết lập mạng lưới chuyên gia đảm bảo đáp ứng nhu cầu tư vấn chuyển đổi số của doanh nghiệp… Nhìn lại những kết quả và thành tựu của ngành trên các lĩnh vực trong thời gian qua để tiếp tục tạo sức mạnh và động lực cho thời kỳ mới theo hướng mở cửa và hội nhập. Báo chí khẳng định vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận, tạo đồng thuận Công tác quản lý Nhà nước về thông tin, báo chí, xuất bản thời gian qua đã góp phần quan trọng định hướng công tác tuyên truyền phù hợp, sát thực với nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo duy trì tốt hoạt động các loại hình báo chí địa phương: Báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử, tạp chí. Đồng thời hàng năm tổ chức trên dưới 05 giải báo chí cấp tỉnh, với nhiều chủ đề để biên tập viên, phóng viên có dịp cọ sát, học hỏi lẫn nhau, từng bước trưởng thành hơn trong chuyên môn, nghiệp vụ. Các cơ quan báo chí địa phương tăng cường xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí trong sạch, vững mạnh, chú trọng bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm báo; tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước 16

về công tác báo chí, hoạt động báo chí, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của người làm báo Hằng năm, Sở chủ động hợp tác tuyên truyền với các cơ quan báo chí lớn, lượng độc giả đông để thông tin tuyên truyền sâu rộng về tỉnh. Đặc biệt, triển khai giám sát và phân tích thông tin trên môi trường mạng thông qua phần mềm Reputa. Qua giám sát, số bài viết viết về tỉnh Hậu Giang tăng lên về số lượng (khoảng 1.900 bài/năm) và tăng lên về chất lượng so với những năm trước đây. Trong thời gian tới ngành TT&TT tỉnh Hậu Giang quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức và tham mưu UBND tỉnh đưa hoạt động TT&TT phát triển vững mạnh, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT và các đơn vị báo chí, xuất bản không ngừng phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế đến với Hậu Giang, góp phần xứng đáng vào sự ổn định chính trị, phát triển KTXH và đảm bảo ANQP của tỉnh. Một số hình ảnh hoạt động Ảnh: Hậu Giang là tỉnh đầu tiên của Đồng bằng Sông Cửu Long đưa vào hoạt động Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, Lễ khai trương ngày 02/10/2020 17

Ảnh: Sở TT&TT Hậu Giang nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ TT&TT Ảnh: Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang ấn nút khai mạc Tuần lễ thúc đẩy Chuyển đổi số phát triển Kinh tế vùng - Hậu Giang , ngày 07/7/2022 18

Sở Giáo dục và Đào tạo Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG VỚI NHỮNG CHUYỂN MÌNH MẠNH MẼ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang được thành lập sau khi tỉnh Hậu Giang được chia tách từ tỉnh Cần Thơ, trong điều kiện hết sức khó khăn về cơ sở vật chất, trường, lớp học, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học; đội ngũ quản lý giáo viên và giáo viên chưa đồng bộ, nhất là đội ngũ có trình độ cao; sự quan tâm về giáo dục của xã hội chưa đồng đều… Tuy nhiên, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hậu Giang đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh để có cơ chế, chính sách tập trung đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, vai trò, trách nhiệm, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp uỷ Đảng, chính quyền, có được sự đồng thuận từ xã hội, đã giúp ngành GD&ĐT nhanh chóng khắc phục bỏ lại những khó khăn để chuyển mình, vươn lên, phát triển. Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT có những chuyển biến vượt khó, vươn lên đáng tự hào. Tính đến năm 2022, sau 18 năm tỉnh Hậu Giang được chia tách, giáo dục Hậu Giang đã không ngừng phấn đấu vươn lên, thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần phục vụ đắc lực thời kỳ công nghiệp hoá của quê hương, đất nước. Thực hiện những quan điểm xây dựng và phát triển giáo dục trong trời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và xây dựng nhiều giải pháp nhằm đầu tư xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đã có những chuyển biến vượt bậc, toàn diện về các lĩnh vực. * Về mạng lưới trường lớp 19

Năm 2004 toàn tỉnh có 260 trường, trong đó: Mầm non 43, tiểu học 158, THCS 43, THPT 16. Giáo dục thường xuyên: Trung tâm GDTX 06, 01 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 317 trường, trong đó: Mầm non 83, tiểu học 149, THCS 62, THPT 23. Giáo dục thường xuyên: có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; 07 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã và 75 Trung tâm Học tập cộng đồng. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành GD&ĐT. Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT đã chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Thời điểm mới thành lập tỉnh, toàn tỉnh có 8 trường đạt chuẩn quốc gia thì hiện tại con số ngày đã tăng lên 263/317, tỷ lệ 82.96%, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. * Về qui mô học sinh Năm 2004, tổng số học sinh: 158.061, trong đó: Mầm non: 14.956, Tiểu học: 76.057, THCS: 52.057, THPT: 14.991. Hiện nay, toàn tỉnh có: 159.673 học sinh, trong đó mầm non 27.893, tiểu học 66.256, trung học cơ sở 45.000, trung học phổ thông 20.524. * Về công tác tổ chức cán bộ - Năm 2006 là năm Hậu Giang tập trung cho giáo dục và đào tạo, để tạo ra những chuyển biến căn bản, xây dựng những tiền đề vững chắc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà. Trong đó, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục bậc trung học. Song song đó, Ngành giáo dục đã thực hiện và vận dụng tốt các chính sách như: Nghị quyết 16/2005/NQ-HĐND ngày 15/12/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đào tạo nguồn nhân lực sau đại học trong và ngoài nước giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo cũng là một chủ trương quan trọng để Hậu Giang nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 13/4/2006 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực sau đại học trong và ngoài nước giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo (Đề án 160). Nội dung đề án là đào tạo trong nước 110 ứng viên và đào tạo nước ngoài 50 ứng viên có trình độ sau đại học (trong đó 10 tiến sĩ); Chương trình số 03/CTr- UBND ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học và thu hút nhân lực tỉnh Hậu Giang; Quyết định số 1900/QĐ-UBND 06 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc Phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 01 tháng 6 20

năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn năm 2030. Với những chính sách trên, kết quả đạt được đối với nguồn nhân lực như sau: - Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh là 65,37% trên tổng số người có khả năng lao động (năm 2004: 3,11%) - Tỷ lệ sinh viên/vạn dân là 210 sinh viên/một vạn dân (năm 2004: 50 sinh viên/vạn dân. - Hiện tại, Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 9.780 người. Trong đó, có: 752 cán bộ quản lý, 9.028 chuyên viên, giáo viên và nhân viên thuộc các cấp học. Toàn ngành hiện có 283 thạc sĩ. * Chất lượng giáo dục và đào tạo Chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo của ngành học, bậc học tiếp tục duy trì và phát triển. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non ngày một tốt hơn; tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ thủ khoa các trường đại học, cao đẳng ngày càng được nâng cao và giữ vững; số lượng học sinh đạt học sinh giỏi, sinh sinh giỏi cấp quốc gia năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: năm 2004: 4962/5849 tỷ lệ 83.84%; năm 2022: 6201/6305 tỷ lệ 98.35%. * Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ Ngày 21/8/2012 Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 115-CTr/TU về “Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 30/8/2012 “Thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”. Đến thời điểm tháng 11 năm 2022, tỉnh Hậu Giang tiếp tục duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cụ thể: đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Trong đó, tỉnh Hậu Giang được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi năm 2015; công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 năm 2018. Hậu Giang là tỉnh đầu tiên khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và là tỉnh thứ 16 của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng trong công tác dạy và học trong thời gian tới, Ngành GD&ĐT tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được. Đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ 21

thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, bảo đảm an toàn trường học; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số hình ảnh hoạt động Ảnh: Lễ khánh thành Trường Mẫu Giáo Vĩnh Viễn 1, huyện Long Mỹ Ảnh: Lãnh đạo Sở GD&ĐT qua các thời kỳ 22

Sở Khoa học và Công nghệ Ảnh: Sở Khoa học và Công nghệ I. Quá trình hình thành và phát triển Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được thành lập năm 2004 theo Quyết định số 06/2004/QĐ-UB ngày 01/01/2004 của UBND lâm thời tỉnh Hậu Giang và đã được thay thế bởi Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 18/4/2008 của UBND tỉnh Hậu Giang. Địa điểm trụ sở chính: Số 7, đường Điện Biên Phủ, khu vực 4, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Điện thoại: 0293.3877300; Email: [email protected]; trang thông tin điện tử https://skhcn.haugiang.gov.vn/ Sở KH&CN là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN được quy định tại Quyết định số 21/2022/QĐ- UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang. Sở KH&CN hiện có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm Lãnh đạo Sở; 04 phòng, đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở (Văn phòng; Thanh tra; Phòng Quản lý khoa học công nghệ và chuyên ngành; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng); 01 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN); 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Trung 23

tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) với tổng số 52 công chức, viên chức, người lao động. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ gồm 01 tiến sĩ, 11 thạc sĩ, 34 đại học và 06 trình độ khác; về trình độ lý luận chính trị có 12 cao cấp chính trị, 12 trung cấp chính trị. II. Các thành tích về KTXH-ANQP 1. Công tác quản lý khoa học và công nghệ Từ năm 2004 - 10/2022, tỉnh đã ký hợp đồng triển khai thực hiện 243 đề tài, dự án khoa học công nghệ với tổng kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ là 110,582 tỷ đồng và kinh phí huy động ngoài ngân sách nhà nước là 45,563 tỷ đồng. Các đề tài, dự án được triển khai đều ở các lĩnh vực như khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược, khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, thế mạnh của tỉnh là sản xuất nông nghiệp, cho nên đa số đề tài, dự án thực hiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp cao hơn so với các lĩnh vực khác. Có đến 61,3% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 22,6% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 12,4% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; 3,7% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học y dược. Trung bình mỗi năm triển khai thực hiện 13 đề tài, dự án. 2. Đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng kinh tế Theo kết quả tính sơ bộ từ Đề tài KH&CN cấp tỉnh và dựa trên nguồn số liệu từ Cục thống kê tỉnh cung cấp, cho thấy đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) hay nói cách khác là đầu tư cho khoa học và công nghệ của tỉnh giai đoạn 2010 - 2021 khoảng 27,81% và có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể là trong năm 2021 đóng góp của TFP vào tăng trưởng ước tính khoảng 33,36%. Kết quả đóng góp của TFP vào tăng trưởng trong năm 2021 cho thấy mặc dù là năm bị ảnh hưởng dịch bệnh, tổng đầu tư của tỉnh có xu hướng giảm so với các năm trước và lực lượng lao động giảm mạnh nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn đạt ở mức khá. Kết quả này một lần nữa khẳng định tăng năng suất nhân tố tổng hợp có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững trong dài hạn. Chỉ có tăng trưởng kinh tế nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng có tính chất ổn định và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân. Điều này chứng tỏ các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến, hợp lý hóa tổ chức quản lý sản xuất, nâng cao trình độ người lao động, ý thức và tinh thần làm việc của người lao động ngày càng được nâng cao. 3. Sở hữu trí tuệ Nhắm vào nông sản có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao: Thực hiện chỉ đạo từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong giai đoạn 2012-2020 Sở KH&CN phối hợp với Sở NN &PTNN Tỉnh, Liên minh Hợp tác xã Tỉnh thành lập “Tổ xây dựng nhãn hiệu nông sản Tỉnh Hậu Giang” để phát triển các nhãn hiệu nông sản của tỉnh. Đến nay, Hậu Giang đã có 12 nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận) về nông sản và đã được Cục SHTT cấp văn bằng độc quyền như: Bưởi Năm Roi, Cam Sành Ngã Bảy, Chanh không hạt Hậu Giang, Lúa Hậu Giang 2, Cá Rô Hậu Giang, Quýt đường 24

Long Trị, Cá Thát Lát Hậu Giang, Khóm Cầu Đúc Hậu Giang, Xoài cát Hậu Giang, Cam Xoàn Phụng Hiệp, Mãng cầu Hậu Giang, Gà Tàu vàng Hậu Giang. Nâng chất nhãn hiệu tập thể Khóm Cầu Đúc Hậu Giang thành chỉ dẫn địa lý “Khóm Cầu Đúc Hậu Giang”, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00092 tại Quyết định số 4523/QĐ-SHTT ngày 23 tháng 11 năm 2020. 4. An toàn bức xạ và hạt nhân Hàng năm, Sở KH&CN thực hiện hướng dẫn thủ tục khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng máy X-quang y tế trong việc chụp, chẩn đoán khám chữa bệnh) và cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho các tổ chức bức xạ trên địa bàn tỉnh theo đúng qui định pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về ATBX trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, thông tin pháp luật đến các đơn vị, cá nhân trong tỉnh nắm rõ hơn về lĩnh vực ATBX thông qua việc phổ biến các văn bản pháp luật về An toàn bức xạ và hạt nhân, hướng dẫn các tổ chức X-quang y tế trong tỉnh áp dụng thực hiện theo Luật Năng lượng nguyên tử. Tham gia phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như: Sở Y tế, Thanh tra Sở KH&CN, Công an tỉnh (phòng PA81) tiến hành tổ chức thanh, kiểm tra các tổ chức X-quang y tế. Từ đó, nhắc nhở và đề nghị các tổ chức nhanh chóng khắc phục những điểm còn thiếu theo quy định của Pháp luật về ATBX và HN như: Che chắn chì cửa ra vào, biển báo, đèn báo,… Trên địa bàn tỉnh có 30 cơ sở hiện đang hoạt động trong lĩnh vực X-quang y tế với tổng số 60 thiết bị X quang (Cố định: 35 máy; CT Scanner: 06 máy; Di động: 10 máy; Răng: 05 máy; Xương: 01 máy; Tăng sáng: 02 máy; Nhũ: 01 máy) và 81 nhân viên là kỹ thuật viên (71 nam và 10 nữ). Từ năm 2004 đến nay, Sở KH&CN đã tiếp nhận hồ sơ và cấp 109 lượt cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong hoạt động X quang y tế, cấp 50 lượt chứng chỉ nhân viên phụ trách ATBX. Với những thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Sở KH&CN được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Tiêu biểu như: năm 2016, nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của UBND tỉnh có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào Thi đua yêu nước tỉnh Hậu Giang; Bằng khen của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có thành tích đóng góp cho công tác tổ chức “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL - Hậu Giang năm 2016”; năm 2020, nhận Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua yêu nước tỉnh Hậu Giang (đạt hạng Ba Khối thi đua Văn hóa - Xã hội); năm 2021, nhận Bằng khen Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. năm 2022, nhận Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua yêu nước tỉnh Hậu Giang (đạt hạng Ba Khối thi đua Văn hóa - Xã hội) 25

III. Các sự kiện nổi bật của đơn vị từ năm 2004 đến nay - Xuất bản 250 quyển Kỷ yếu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2004 - 2010. Tổng hợp được 52 đề tài, dự án đã nghiên cứu thành công tại tỉnh Hậu Giang thuộc các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, Y, dược, khoa học xã hội và nhân văn. - Xuất bản 250 quyển Kỷ yếu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2015. Tổng hợp được 78 đề tài, dự án đã nghiên cứu thành công tại tỉnh Hậu Giang thuộc các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, Y, dược, khoa học xã hội và nhân văn. - Xuất bản 200 quyển Kỷ yếu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020. Tổng hợp được 40 đề tài, dự án đã nghiên cứu thành công tại tỉnh Hậu Giang thuộc các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, Y, dược, khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra, xuất bản và phát hành 200 bản Kỷ yếu 15 năm thành lập ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang nhân Kỷ niệm 15 năm thành lập tỉnh Hậu Giang. - Xuất bản 206 số với 106.280 bản Bản tin KHCN, mỗi năm phát hành 12 số/năm (năm 2004 phát hành được 5 số với 320 bản/số x 5 = 1.600 bản, từ năm 2005 đến 2014 phát hành 400 bản/số, riêng các bản tin Xuân 500 bản/số, từ 2015 đến 2022 phát hành 580 bản/số). Một số hình ảnh hoạt động Ảnh: Kỷ yếu các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN và Bản tin Khoa học Công nghệ Hậu Giang 26

Ảnh: Gian hàng trưng bày Techmart - Techfest Mekong 2019 tại Cần Thơ Ảnh: Gian hàng trưng bày Techdemo 2019 tại Gia Lai Ảnh: trưng bày Hội chợ tại Hậu Giang 27

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Ảnh: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - Quá trình thành lập: tỉnh Hậu Giang đựơc tách từ tỉnh Cần Thơ cũ từ 01/01/2004 đến nay và Sở Lao động-Thương binh & Xã hội Hậu Giang đựơc Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 10/2004/QĐ.UB, ngày 02/01/2004. Thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, UBND tỉnh ra Quyết định số 20/2008/QĐ- UBND, ngày 18/4/2008 thành lập Sở trên cơ sở tiếp nhận chức năng và tổ chức về bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em vào Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hậu Giang. - Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, nhân sự theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh; giảm đầu mối đúng theo mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, trong đó đã chuyển đổi 01 Chi cục thành phòng chuyên môn, giảm 02 phòng chuyên môn và 03 đơn vị sự nghiệp so với trước đây. Thực hiện bố trí, sắp xếp số lượng công chức hợp lý, nhất là không thừa lãnh đạo cấp phòng. Sau sắp xếp các phòng chuyên môn thuộc Sở đã nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm. - Về chức năng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. - Về cơ cấu tổ chức: Sở Lao động Thương binh và Xã hội hiện có 07 phòng chuyên môn, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Kế hoạch - Tài chính; Người có công; 28

Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp; Bảo trợ xã hội - Trẻ em và Bình đẳng giới; Phòng, chống tệ nạn xã hội và 04 đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm, Ban Quản trang, Nhà tang lễ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hiện có 121 công chức, viên chức, người lao động. Trong đó, có 01 Bác sĩ chuyên khoa II, 07 Thạc sĩ, 78 Đại học, 04 Cao đẳng, 15 Trung cấp và 16 trình độ khác. II. THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY Giai đoạn 2004 - 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được giao trong điều kiện tỉnh nhà còn nhiều khó khăn, thách thức: những năm đầu mới chia tách từ thành phố Cần Thơ, Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao 23,55%; điều kiện để phát triển nhiều hạn chế; tình trạng biến đổi khí hậu, sạt lở, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp; đặc biệt trong 2 năm 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 diễn ra tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW và Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh cụ thể hóa bằng các Chương trình, Kế hoạch, Đề án nhằm mục đích đưa Nghị quyết, Kết luận đi vào cuộc sống, phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Từng thời điểm, thời gian cụ thể ngành có nhiều nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm như: giải quyết dứt điểm hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng; triển khai thực hiện các quy định mới về chính sách giảm nghèo; hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp; triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;...Trước bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường trực: Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp, đồng hành của các cấp các ngành trong tỉnh, sự hỗ trợ về chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự nỗ lực, đồng thuận, đoàn kết của tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động toàn ngành. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai thực hiện công tác Lao động, người có công và xã hội đạt nhiều kết quả nổi bật và hoàn thành vượt các chỉ tiêu do Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Thứ nhất, số việc làm mới được tạo ra trong năm 2022 là 17.490/15.000 lao động, tăng 12,1% so với năm 2004 (năm 2004 là 15.677/15.000 lao động). Giải quyết việc làm giai đoạn 2004-2022 là 382.623/355.000 lượt lao động, đạt tỷ lệ 107,79% kế hoạch đề ra. Công tác giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho người lao động luôn được quan tâm đúng mức; có nhiều giải pháp để phát triển thị trường lao động, nhất là thị trường lao động ngoài nước; tăng cường công tác dự báo về nhu cầu của thị trường lao động; thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, tăng cường giao dịch việc làm, chủ động cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thứ hai, số lao động được đào tạo nghề giai đoạn 2004 - 2022 là 151.341/138.160 người, đạt 110% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2022 đạt 65,37%, tăng 51,77% so với năm 2004 (năm 2004 là 13,6%). Thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp đào 29

tạo gắn với thị trường lao động; chuyển hướng cơ cấu các ngành, nghề tuyển sinh và phát triển đào tạo theo nhu cầu của xã hội; tập trung đầu tư mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thứ ba, sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang từ tỉnh Cần Thơ cũ, thực hiện chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Hậu Giang cuối năm 2005 là 23,55%. Tính đến cuối năm 2021, thực hiện chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 2,19%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân trên 02%/năm. Tập trung thực hiện các chính sách đối với người nghèo gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời, tăng cường công tác vận động xã hội hóa thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; hộ nghèo, hộ cận nghèo được ưu tiên hỗ trợ tạo sinh kế phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với nhu cầu và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện tương đối toàn diện, ngoài trợ cấp thường xuyên còn có chế độ trợ cấp một lần, chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, phục hồi chức năng, y tế, giáo dục đào tạo, cải thiện nhà ở, đất ở,… với tổng kinh phí thực hiện trên 2.647.909 triệu đồng. Đời sống người có công không ngừng được nâng lên, mức chuẩn trợ cấp hiện nay là 1,624 triệu đồng/tháng, cao hơn 456% so với năm 2004 là 0,292 triệu đồng/tháng; 98% số hộ người có công có mức sống trung bình và khá trở lên; 97% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác người có công. Chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội từng bước được hoàn thiện. Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật và các chương trình, đề án trợ giúp đối tượng yếu thế được thực hiện đồng bộ; 100% đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện trợ cấp xã hội hàng tháng, có nhu cầu trợ cấp đều được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên và các chính sách hỗ trợ kèm theo; hỗ trợ đột xuất, thăm hỏi, tặng quà, chúc thọ, mừng thọ tại cộng đồng đúng theo chủ trương của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh cũng như vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay hỗ trợ, chăm lo, thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với tổng kinh phí thực hiện 47.800 triệu đồng. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành được nâng lên, nội dung, phương thức quản lý từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới; tổ chức bộ máy được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với sự nổ lực, đoàn kết ngành Lao động-Thương và Xã hội đã được 04 lần nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 11 lần nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh; 02 lần nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, đặc biệt, năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen và năm 2013 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III”. 30

Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trải qua 03 giai đoạn hình thành: - Được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 ngay sau khi thực hiện việc chia tách tỉnh Cần Thơ (cũ) thành TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương và thành lập mới tỉnh Hậu Giang (theo tinh thần Nghị quyết 22/2003/QH11 của Quốc hội khoá XI), với tên gọi ban đầu là Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao tỉnh Hậu Giang (Quyết định số 14/2004/QĐ-UB ngày 01/01/2004) - Ngày 05 tháng 9 năm 2006, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 28/2006/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Văn hóa – Thể thao, đổi tên từ Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao thành Sở Văn hóa – Thông tin. - Đến tháng 4 năm 2008, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 21/2008/QĐ- UBND chính thức đổi tên từ Sở Văn hóa – Thông tin thành Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ và được UBND tỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang tại Quyết định số 35/2008/QĐ- UBND ngày 30 tháng 7 năm 2008. Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực: văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch và quảng cáo ở địa phương (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin)… 31

Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Hậu Giang với đặc thù đa ngành, đa lĩnh vực, hiện nay có 6 phòng chuyên môn (Văn phòng; Phòng Tổ chức cán bộ; Thanh tra; Phòng Quản lý văn hóa, thể thao; Phòng Quản lý du lịch; Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình) và 5 đơn vị sự nghiệp (Thư viện, Bảo tàng, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Huấn luyện & Thi đấu TDTT, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch) trực thuộc Sở. - Trụ sở đặt tại: Số 5 đường Thống Nhất, khu vực 4, phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. + Điện thoại: 0293 3878 654 + Email: [email protected] II. THÀNH TÍCH CÁC NĂM 1. Danh hiệu thi đua Năm 2007, 2008, 2009, 2018 được Bộ VHTTDL tặng cờ thi đua xuất sắc. 2. Hình thức khen thưởng - Năm 2010, 2020 được Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng Huân chương Lao động hạng III. - Năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. - Năm 2009, 2010, 2012, 2013, 2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021 được Bộ trưởng Bộ VHTTDL tặng Bằng khen. III. CÁC SỰ KIỆN NỎI BẬT CỦA ĐƠN VỊ TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY 1. Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI tại tỉnh Hậu Giang, năm 2014 Với chủ đề “Đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ - Đoàn kết hướng về biển đảo Tổ quốc”, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI tại tỉnh Hậu Giang được diễn ra từ ngày 27/11 - 29/11/2014 tại thành phố Vị Thanh với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2. Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) là di tích quốc gia đặc biệt. Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (Địa điểm lưu niệm chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9) phân bố tại 2 địa điểm: khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh và ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử của quân và dân Khu 9. 3. Đăng cai tổ chức thành công Giải Marathon Giải Mekong Delta Marathon được tổ chức lần đầu vào năm 2019, đến năm 2022 Giải tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức, số lượng vận động viên tham gia là 8.500 vận động viên. 32

4. Hội thi bánh dân gian tỉnh Hậu Giang Từ năm 2018, Hội thi bánh dân gian tỉnh Hậu Giang lần thứ I được tổ chức và định kỳ 2 năm một lần. Đến nay Hội thi đã được tổ chức đến năm thứ III. 5. Hội thi Ẩm thực “Hương sắc Hậu Giang” Được khởi xướng từ năm 2021, đến nay đã tổ chức 02 lần Hội thi Ẩm thực “Hương sắc Hậu Giang” là nơi thu hút các đầu bếp giỏi trên địa bàn tỉnh trổ tài chế biến các món ăn mang hương vị miền Tây. 6. Sự kiện chế biến và công diễn các món ăn từ cá Thát Lát và các món ăn từ khóm nhiều nhất Việt Nam (tổ chức xác lập 02 kỷ lục Việt Nam) Năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) tổ chức sự kiện chế biến và công diễn các món ăn từ cá Thát Lát và các món ăn từ khóm nhiều nhất Việt Nam và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục. Đồng thời, hai năm liên tiếp Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã đề cử xác lập thành công kỷ lục Châu Á đối với các nhóm món ăn được chế biến từ cá Thát Lát Hậu Giang (năm 2022), các nhóm món ăn được chế biến từ khóm Cầu Đúc Hậu Giang (năm 2023). 7. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa + Gương NTVT đạt 7,97%; Gương NTVT tiêu biểu đạt 9,03% trên tổng số Gương NTVT. + Tỷ lệ GĐVH tiêu biểu: Đạt 6,59% trên tổng số hộ đạt Gia đình văn hóa. + Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Đạt 99,8% + Đơn vị có môi trường văn hóa tốt: Đạt 100% + Đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệnh công an nhân dân: Đạt 100% + Ấp, khu vực văn hóa: Đạt 99,23% + 38/51 Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới: Đạt 74,5% + 21/24 Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị: Đạt 87,5% + 02/24 Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị nâng cao. Đạt 8,3% - Một số mô hình tiên tiến nâng cao chất lượng đời sống văn hóa + Mô hình “Đèn ngoài ngỏ mỏ trong nhà” + Mô hình “Tổ Nhân dân tự quản kiểu mẫu” + Tám lần phát động Cuộc thi “Mô hình có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp” trong toàn tỉnh và đang triển khai thực hiện lần thứ IX. Cuộc thi đã phát huy tối đa lối sống và nếp sống có văn hóa, có tính thẩm mỹ của từng con người, từng cộng đồng dân cư trong các hoạt động hằng ngày của mình, góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang ngày thêm sáng, xanh, sạch, đẹp. 8. Hội thi chào mừng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (Tháng 6) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) 33

Hội thi được tổ chức hằng năm vào dịp Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (Tháng 6) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6). Năm 2018, được tổ chức lần đầu tiên với tên gọi Hội thi “Gia đình với văn hóa giao thông” tỉnh Hậu Giang; năm 2019 với tên gọi Hội thi “Tìm hiểu kiến thức công tác gia đình và trật tự, an toàn giao thông” tỉnh Hậu Giang và Hội thi liên tục được tổ chức hằng năm với nhiều tên gọi khác nhau, lần sau luôn có nhiều điểm mới so với lần trước. Riêng năm 2021, do đại dịch Covid-19, nên Hội thi không được tổ chức. Hội thi được tổ chức theo hình thức “sân khấu hóa”, là một trong những hoạt động hết sức vui tươi, sôi nổi và hiệu quả trong công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực gia đình, bình đẳng giới và trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời tăng cường hơn nữa sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành đối với lĩnh vực gia đình, bình đẳng giới, nhất là bình đẳng giới trong gia đình và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần xây dựng gia đình ngày càng no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Một số hình ảnh hoạt động: Ảnh: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI tại tỉnh Hậu Giang 34

Ảnh: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VI tại tỉnh Hậu Giang Ảnh: Toàn cảnh cụm tượng đài chiến thắng 35

Ảnh: Máy bay trưng bày ngoài trời tại khu Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện Ảnh: Một góc Cụm tượng đài trong Khuôn viên Công viên Chiến Thắng tại phường V, thành phố Vị Thanh 36

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ảnh: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang . QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƯƠNG Được tách ra từ tỉnh Cần Thơ từ tháng 01/2004, Hậu Giang vốn có thế mạnh về nông nghiệp, với tiềm năng đất đai màu mỡ, nền nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong 4 trụ cột của nền kinh tế. Từ một địa phương mới tái lập, có xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, nhưng với nổ lực phát huy tốt các nguồn lực, đổi mới công tác lãnh đạo, sau gần 20 năm thực hiện các Nghị quyết Đại hội của Đảng và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, Hậu Giang đã tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp an toàn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0... được nhân rộng với quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đối với lúa gạo, trái cây và thủy sản, tạo đà cho tăng trưởng ngành nông nghiệp trong, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 16/2004/QĐ-UB ngày 01 tháng 01 năm 2004 của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Hậu Giang và được thay thế bởi Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Về cơ cấu tổ chức cấp tỉnh: Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 03 phòng chức năng và chuyên môn, nghiệp vụ: Văn Phòng Sở, Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, Thanh tra Sở; 06 Chi cục: Chi cục Chăn nuôi, Thú y – Thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Thủy lợi. 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp. Cấp huyện bao gồm hệ thống các Trạm, Hạt trực thuộc các Chi cục, Trung tâm đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố: 08 Trạm Chăn nuôi, Thú y – Thủy sản, 01 Trạm Kiểm dịch động vật, 08 Trạm Khuyến nông, 08 Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 08 37

Trạm Thủy lợi của 08 huyện, thị xã, thành phố; 02 Hạt: Kiểm lâm huyện Long Mỹ và Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp; Mỗi xã, phường, thị trấn có phân công 3 viên chức: Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y – Thủy sản thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn cấp xã. - Về biên chế: Hiện nay số lượng công chức, viên chức của Sở là: 537 biên chế. Trong đó: Công chức 91; viên chức: 446. II. CÁC THÀNH TÍCH VỀ KTXH-ANQP Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, song ngành nông nghiệp được xem là trụ đỡ, đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội của tỉnh. Thành tích đã đạt được như sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I giai đoạn 2004 - 2010 tăng bình quân 4,37%/năm, giai đoạn 2010 - 2015 tăng bình quân 1,86%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 2,26%/năm; năm 2021: tăng trưởng 4,04%; năm 2022: tăng trưởng 3,82%. Trong xây dựng nông thôn mới đến nay đã công nhận nông thôn mới 37/51 xã, đạt 72,55% tổng số xã, số tiêu chí bình quân 17,8 tiêu chí/xã. Có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Về thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, Hậu Giang đã công nhận 175 sản phẩm OCOP của các chủ thể đạt từ 3 sao trở lên, các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được giới thiệu bán ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. - Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao được đẩy mạnh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; ứng dụng cơ giới hóa trên cây lúa được tăng cường, đáp ứng trên 90% khâu làm đất, thu hoạch; một số cây trồng, vật nuôi có lợi thế ngày càng được mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu và hình thành các vùng sản xuất tập trung (chanh không hạt, khóm, cá thát lát, lươn). - Hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư, nâng cấp. Trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã được đầu tư 03 tuyến đê bao lớn là tuyến Đê bao Ô Môn - Xà No và tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh và tuyến Nam Xà No còn lại tất cả các tuyến khác nằm trên các tuyến kênh cấp I, II, III. Phần lớn lộ giao thông và lộ giao thông nông thôn phát triển kết hợp dọc theo các bờ kênh một phần nên được hình thành mặt cứng đê bao khá đảm bảo. Các tuyến đê bao trên hình thành được 1.043 tiểu vùng, bảo vệ cho 77.820 ha lúa, 5.909 ha mía, 25.464 ha rau màu các loại và 41.697 ha cây ăn trái. Hiện nay tỉnh đang xây dựng 01 hồ chứa nước ngọt, địa điểm huyện Vị Thủy diện tích 50ha, mục tiêu cung cấp nguồn nước mặt bảo đảm chất lượng thường xuyên cho các nhà máy xử lý nước sạch của tỉnh Hậu Giang. Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố Vị Thanh, các vùng lân cận cũng như Long Mỹ, Vị Thủy và Châu Thành A, với hơn 260.000 dân được hưởng lợi từ dự án. - Việc phát triển các vùng chuyên canh, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản: Hiện nay, trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, tỉnh chọn 09 sản phẩm chủ lực để tập trung chỉ đạo phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá mới: Lúa, mít, chanh 38

không hạt, bưởi, khóm, mãng cầu, heo, lươn, cá thát lát. Các sản phẩm nông sản đã được chúng nhận nhãn hiệu hàng hóa và cơ bản đáp ứng được nhu cầu thị trường. III. CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐƠN VỊ TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY 1. Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất năm 2009 tại Hậu Giang Festival sẽ được tổ chức từ 26 đến 30-11-2009, tại thị phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 2. Ngày hội trái cây tỉnh Hậu Giang lần I, năm 2020 Hội thi thu hút hơn 200 mẫu trái cây và trái cây độc, lạ, tham gia dự thi gồm 06 loại trái cây như: Bưởi năm roi, Bưởi da xanh, Xoài cát Hòa Lộc, Khóm Cầu Đúc, Mít thái, Mãng cầu xiêm đến từ 08 huyện, thị, thành phố trong tỉnh Hậu Giang tham dự. 3. Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề giải pháp phòng, chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL. 4. Hội nghị/Hội thảo xúc tiến đầu tư “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp” Hội nghị tổ chức tháng 7/2022 đây là sự kiện quan trọng nhằm xác định nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, gắn nông nghiệp với du lịch, nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị, kết nối công nghiệp chế biến với thị trường, từng bước chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để mời gọi thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang. Một số hình ảnh hoạt động: 39

Ảnh: Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất năm 2009 tại Hậu Giang Ảnh: Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp 40

Ảnh: Ngày hội trái cây tỉnh Hậu Giang lần I, năm 2020 Ảnh: Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp 41

Sở Y tế Ảnh: Sở Y tế 1. Quá trình hình thành và phát triển - Sở Y tế được thành lập theo Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2008 của UBND tỉnh Hậu Giang. - Cơ cấu tổ chức Sở Y tế hiện có 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ và tham mưu tổng hợp (gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính; Thanh tra; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Nghiệp vụ Y - Bảo hiểm Y tế; Phòng Nghiệp vụ Dược). Các cơ quan, đơn vị trực thuộc hiện có 19 đơn vị (02 cơ quan quản lý hành chính; 17 đơn vị sự nghiệp y tế). Trong đó: + Cơ quan quản lý hành chính gồm: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; + Đơn vị sự nghiệp y tế bao gồm: Cấp tỉnh 08 đơn vị gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần & da liễu; Bệnh viện Sản Nhi; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp Y, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm - Thực phẩm - Thiết bị y tế). Cấp huyện 09 đơn vị gồm: Bệnh viện đa khoa thành phố Ngã Bảy; 08 Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố. Ngoài ra, còn có 71 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và 04 PKĐKKV thuộc Trung tâm Y tế huyện, thị xã. - Sở Y tế tỉnh Hậu Giang là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y 42

dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 2. Các thành tích về KTXH-ANQP và các sự kiện nổi bật từ năm 2004 đến nay: Hiện nay, Hậu Giang đã có 04 cơ sở khám chữa bệnh hạng II, gồm BVĐK tỉnh (có qui mô 600 giường), Bệnh viện Sản nhi tỉnh (có qui mô 240 giường) Bệnh viện đa khoa thành phố Ngã Bảy (qui mô 450 giường), Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ (qui mô 290 giường), có 02 Bệnh viện chuyên khoa (Tâm thần - Da liễu, Lao & Bệnh phổi) và 07 Trung tâm Y tế tuyến huyện; tất cả các Trung tâm Y tế tuyến huyện đều được củng cố, sắp sếp lại đảm bảo thực hiện 02 chức năng theo Thông tư số 37/2021/TT-BYT là y tế dự phòng và khám chữa bệnh. Việc đầu tư cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị của Ngành tăng đáng kể, với nhiều trang thiết bị cơ bản, hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai kỹ thuật phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị cho nhân dân (trung bình kinh phí đầu tư vào năm 2004 chỉ khoảng 5 tỉ đồng/năm đến nay đã lên vài chục tỷ đồng/năm). Song song với việc đầu tư cho công tác khám chữa bệnh, Hậu Giang còn đặc biệt chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh. Từ khi chia tách đến nay, mặc dù Khối Y tế Dự phòng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tình hình dịch bệnh cũng như các mô hình bệnh tật luôn diễn biến phức tạp đặc biệt là đại dịch COVID-19, nhưng với những nỗ lực tích cực, chủ động phòng chống dịch bệnh, tình hình dịch bệnh tại Hậu Giang luôn nằm trong tầm kiểm soát của ngành Y tế, không để lây lan, bùng phát dịch lớn so với các tỉnh khác trong khu vực. Năm 2005 đại dịch cúm A /H5N1 bùng phát trên khắp thế giới và nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng ngành Y tế Hậu Giang đã chủ động phòng chống dịch từ sớm kip thời khống chế thành công dịch cúm A/H5N1. Không dừng lại ở đó, năm 2011 bệnh Tay chân miệng (TCM) xuất hiện khắp các tỉnh, thành trong cả nước, tuy Hậu Giang có số cas mắc muộn hơn các tỉnh khác nhưng số trường hợp mắc rất cao đỉnh điểm có số cas mắc lên đến 1.829 cas vào cuối năm 2011 và có 06 trường hợp tử vong. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí từ UBND tỉnh, Ngành Y tế cùng cấp ủy, chính quyền các cấp đã vào cuộc quyết liệt, nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh TCM được triển khai đồng bộ, triệt để. Kết quả là dịch Tay chân miêng đã bị khống chế và số cas mắc cũng giảm dần, năm 2012 là 1.771 cas, năm 2013 là 735 cas, giảm hơn 60% so với năm 2011 và không có trường hợp tử vong. Trong nhiều năm qua và đến năm 2022, tỉnh Hậu Giang cơ bản kiểm soát hiệu quả dịch bệnh SXH và TCM, so với các tỉnh, thành phía Nam, Hậu Giang là một trong các địa phương có số cas mắc và chết thấp nhất. 43

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát và xâm nhập vào nước ta. Tỉnh Hậu Giang, đã thực hiện mọi biện pháp để giám sát, ngăn chặn dịch xâm nhập vào tỉnh. Đến ngày 08/7/2021, tỉnh Hậu Giang ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên (là tỉnh đứng thứ 62/63 tỉnh, thành và là tỉnh cuối cùng của khu vực ĐBSCL ghi nhận ca nhiễm COVID-19 xâm nhập vào tỉnh). Từ đó, toàn tỉnh đã chuyển trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, chủ động triển khai các cơ sở cách ly, các chốt kiểm soát, giám sát dịch, các cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19, giảm thiểu số ca mắc, khống chế kịp thời các ổ dịch, thực hiện xét nghiệm cộng đồng để kiểm soát dịch hiệu quả. Đến đầu tháng 01/2022, khi tình hình dịch bệnh dần kiểm soát, tỉnh triển khai Kế hoạch điều trị F0 tại nhà, từ đó giảm tải cho cơ sở y tế các tuyến, giảm lây nhiễm chéo và giảm thiểu số ca mắc tử vong. Tính từ đầu đợt dịch đến thời điểm hiện tại là 53.055 ca được ghi nhận, tổng số ca được điều trị khỏi là 52.728 ca và tử vong là 311 ca. Toàn tỉnh đã tiêm vắc xin COVID-19 đạt 2.193.530 liều/2.157.594 liều được Bộ Y tế phân bổ, đạt tỷ lệ 101,7%. Từ tháng 4/2022 toàn tỉnh đã kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, số ca mắc giảm sâu, chủ yếu là bệnh nhẹ, được điều trị tại nhà, không ghi nhận thêm ca tử vong vì COVID-19. Một trong những chương trình góp phần thành công rất lớn cho lĩnh vực y tế dự phòng là Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ hàng năm đạt trên 95%. Tỷ lệ thai phụ được tiêm đủ 2 muỗi vắc xin ngừa uốn ván sơ sinh trên 93%. Các loại vắc xin không nằm trong chương trình như: quai bị, rubella, thủy đậu… cũng được đưa vào tiêm phòng dịch vụ. Năm 2012, tỉnh Hậu Giang được công nhận loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam quy mô cấp tỉnh; năm 2015 tỉnh Hậu Giang được công nhận loại trừ bệnh sởi. Năm 2022, tỉnh Hậu Giang đã hoàn thành công nhận loại trừ bệnh phong tuyến huyện đạt 08/08 đơn vị huyện, thị xã, thành phố (năm 2019 được công nhận 04 đơn vị; năm 2022 được công nhận 04 đơn vị). Công tác DS-KHHGĐ trong những năm qua đạt các chỉ tiêu cơ bản, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh; số người áp dụng các BPTT lâm sàng và phi lâm sàng đạt kế hoạch. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ cũng đạt được những thành tựu to lớn, biểu hiện: Số phụ nữ đẻ được khám thai, phụ nữ đẻ được tiêm VAT2 đạt kế hoạch đề ra; 100% sản phụ sanh tại cơ sở y tế; tỷ lệ trẻ sơ sinh sống được cân đạt 100%. Bên cạnh đó, trong suốt 18 năm qua, ngành Y tế Hậu Giang luôn tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao y đức và trách nhiệm của người làm công tác y tế. Hàng năm số lượng người làm công tác y tế được đào tạo ngày càng tăng. Trong đó, mở rộng các loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý. Đến nay, toàn ngành đã có 02 PGS - Tiến sĩ, 45 Thạc sĩ, 52 44

Chuyên khoa cấp II, 282 chuyên khoa cấp I; Tổng số Bác sĩ toàn tỉnh hiện có 385 người; Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân hiện đạt 6,5; Số bác sĩ có trình độ sau đại học chuyên khoa sâu chiếm trên 80%; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ công tác thường xuyên hiện đạt 100%; Tổng biên chế, lao động của toàn Ngành hiện có 3.949 người. Trong 18 năm qua, toàn ngành có 57 cá nhân vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu TTND, TTƯT (trong đó có 02 TTND), nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng cấp Nhà nước, cấp Bộ và tỉnh. 3. Sở Y tế được thành lập theo Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2008 của UBND tỉnh Hậu Giang. Một số hình ảnh hoạt động Ảnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang Ảnh: Khánh thành Trạm Y tế xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ 45

Ảnh: Diễn tập phòng chống Cúm A/H5N1 Ảnh: Diễu hành sau Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày dân số Việt Nam 26/12/2017 46

Sở Giao thông vận tải Ảnh: Sở Giao thông Vận tải I. Quá trình hình thành và phát triển Sở Giao thông vận tải Hậu Giang được thành lập tại Quyết định số 05/2004/QĐ-UBND ngày 01/01/2004 của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Hậu Giang. Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BGTVT-BNV ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ; Sở Giao thông vận tải được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức, sắp xếp theo Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2008; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy tại Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 03 năm 2009. Đến ngày 25/12/2015, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang tiếp tục được kiện toàn, sắp xếp lại theo Quyết định số 37/2015/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Thực hiện Đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giao thông vận tải theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Sở Giao thông vận tải được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Hậu Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày ngày 25 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Hậu Giang quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang. Sở đã tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy theo Đề án được phê duyệt với 05 đơn vị tham mưu tổng hợp chuyên môn, nghiệp vụ và 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Số lượng biên chế công chức, biên chế viên chức được giao là 47

45 biên chế công chức, 22 biên chế sự nghiệp và 07 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, cụ thể như sau: + Các đơn vị tham mưu tổng hợp chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng Sở, Thanh tra Giao thông vận tải, Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Phòng Quản lý Hạ tầng giao thông và Phòng Kế hoạch Kỹ thuật. + Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Đoạn Quản lý giao thông thủy bộ. + Các tổ chức Đảng và Đoàn thể: Đảng bộ Sở Giao thông vận tải Hậu Giang có 04 chi bộ trực thuộc với 71 đảng viên; có 01 tổ chức Công đoàn cơ sở với 81 công đoàn viên. II. Các thành tích về KTXH - QPAN từ năm 2004 đến nay Sau khi chia tách tỉnh, Hậu Giang là vùng trũng về hạ tầng giao thông. Toàn tỉnh có 02 tuyến Quốc lộ đi qua (đó là Quốc lộ 1 và Quốc lộ 61), đặc biệt Quốc lộ 61 là tuyến đường độc đạo nối trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang với Quốc lộ 1 đi Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với mặt đường hẹp, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Mạng lưới đường tỉnh gồm 9 tuyến dài 153,6 Km và trải đều khắp địa bàn tỉnh, khả năng đáp ứng nhu cầu rất hạn chế, chỉ đảm bảo lưu thông đi lại bằng xe 2 bánh và xe con, chưa tham gia vận chuyển được các loại hàng hóa có khối lượng lớn. Mạng lưới đường xã, đường giao thông nông thôn hầu như chưa hình thành mà chủ yếu là đường đất. Tại trung tâm các huyện, thị xã đều có bến xe nhưng chưa được quy hoạch, đầu tư và phân cấp quản lý rõ ràng. Các tuyến vận tải thủy do địa phương quản lý vẫn còn nhiều chướng ngại vật như: chà, nò, đăng, đáy..làm cản trở tàu thuyền qua lại. Chính điều này đã kiềm hãm khả năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông vận tải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém để trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà với phương châm “Giao thông đi trước một bước, là mũi nhọn đột phát để phát triển”. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành giao thông vận tải đã bắt tay ngay vào việc triển khai xây dựng đồ án Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang tầm nhìn đến năm 2030 với những định hướng mang tính đột phá như: Phá thế độc đạo bằng cách mở tuyến đường mới nối thành phố Vị Thanh với Quốc lộ 1 đi thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch thêm bốn tuyến Quốc lộ là: Quốc lộ 61B, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp và Tuyến nối Vị Thanh - Cần Thơ (nay là Quốc lộ 61C). Về giao thông đối nội, quy hoạch hệ thống đường tỉnh đạt cấp IV đồng bằng. Hệ thống đường huyện đáp ứng tiêu chí đường cấp V đồng bằng, chiều rộng mặt đường 5,5m trải đều trên khắp địa bàn, tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ. Theo đó, về quốc lộ trước quy hoạch có 2 tuyến với chiều dài là 79,4 km, sau quy hoạch có 6 tuyến với tổng chiểu dài 168,5 Km. Về đường tỉnh, trước quy hoạch có 11 tuyến với chiều dài 244 Km, sau quy hoạch có 16 tuyến 48

với tổng chiều dài 352 Km. Hệ thống huyện có 46 tuyến với tổng chiều dài 534 Km được phân bố hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển của từng địa phương. Trong gần 20 năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được cải tạo, nâng cấp xây dựng mới tổng cộng trên 800 km (kể cả đường Quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện). Riêng khối lượng giải ngân các công trình trên 6.000 tỷ đồng. Đến nay, nhiều công trình đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng như: QL61, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, đường Trần Hưng Đạo nối dài, Võ Văn Kiệt, đại lộ Hậu Giang, đường 3/2, cầu 2/9, bến xe Vị Thanh,...Hệ thống đường tỉnh được quan tâm xây dựng ngày càng hoàn thiện theo quy hoạch và đã hoàn thành đưa vào khai thác các công trình: Đường tỉnh 925, 926, 927, 928, 928B (đoạn thị xã Ngã Bảy đến xã Tân Phước Hưng), 929, 931B và đường ô tô về trung tâm các xã: Tân Thuận, Tân Hòa, Vị Bình, Nhơn Nghĩa A, Trường Long Tây, Trường Long A, Phú An , Đông Phú, Phú Hữu, Phú Hữu A, Đông Phước, Phương Phú. Đồng thời, đã khởi công ĐT 927C đây là tuyến đường ngang quan trọng kết nối QL1 và QL Nam Sông Hậu, cặp theo sông Cái Côn có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang và làm tiền đề để thị xã Ngã Bảy trở thành đô thị loại III; ĐT 930, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chuẩn bị khởi công ĐT 931 để kết nối trung tâm huyện Long Mỹ với TP.Vị Thanh, tạo thành hệ thống giao thông liên vùng rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, tạo động lực liên kết phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế. Đặc biệt hoàn thành các hạng mục còn lại giai đoạn 1 của đường nối Vị Thanh với Cần Thơ (QL61C), phá thế độc đạo cho TP.Vị Thanh. Bên cạnh đó QL1, QL 61B đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng được Bộ GTVT đầu tư nâng cấp mở rộng. Cùng với hệ thống giao thông đối ngoại, tỉnh hiện có hơn 328Km đường giao thông đô thị, từng bước được nâng cấp chỉnh trang ngày càng hoàn thiện như: Trục đường Cách mạng tháng tám và cầu Trà Ban khánh thành đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện cho TX.Long Mỹ phấn đấu trở thành đô thị loại III; Đường 19 tháng 8, TP.Vị Thanh tạo điều kiện mở rộng thành phố về phía Tây Bắc; Cải tạo trục đường 37m, TT. Một Ngàn, nâng cấp ĐT 925 đoạn qua trung tâm thị trấn Ngã Sáu với quy mô theo quy hoạch, hoàn thành và đưa vào sử dụng trục đường trung tâm TT. Cây Dương đã khơi dậy tiềm năng thương mại của TT. Một Ngàn, TT. Ngã Sáu và TT. Cây Dương từ đó tạo điều kiện phát triển các khu dân cư thương mại - dịch vụ, các công trình công cộng phúc lợi xã hội phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của địa phương. Đối với công tác xây dựng giao thông nông thôn hiện nay, toàn tỉnh có hơn 2.700 km đường giao thông nông thôn, các tuyến đường nối ấp liền ấp, xã liền xã đã tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 49

Ghi nhận những đóng góp, ngành Giao thông vận tải Hậu Giang đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, cụ thể: + Năm 2019 Quyết định số 2008/QĐ-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng cờ thi đua cho tập thể hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2019 của tỉnh Hậu Giang. + Năm 2009 Quyết định số 1227-QĐ/CTN, ngày 24/8/2009 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam về việc tặng Huân Chương lao động Hạng Ba (Giai đoạn 2004 – 2008). + Năm 2012 Quyết định số 489-QĐ/CTN, ngày 20/4/2012 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam về việc tặng Huân Chương lao động Hạng Nhì cho Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Hậu Giang trong phong trào thi đua phát triển giao thông nông thôn - miền núi từ năm 2001 – 2010. + Năm 2022 Quyết định số 210-QĐ/CTN, ngày 11/2/2022 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam về việc tặng Huân Chương lao động Hạng Nhì (Giai đoạn 2016 – 2020). III. Các sự kiện nổi bật của đơn vị từ năm 2004 đến nay - Khánh thành cầu Cái Tư nối liền Hậu Giang và Kiên Giang năm 2006. - Khánh thành QL61 đoạn Cái Tắc - cầu Thủy Lợi năm 2006 - Khánh thành đường Vị Thanh - Cần Thơ (QL61C) - Khánh thành cầu Trà Ban (QL61B) nối liền Hậu Giang và Sóc Trăng - Khánh thành cầu Xà No năm 2011 - Công bố tên đường Đại lộ Võ Nguyên Giáp (ngày 01/01/2014) - Tổ chức khởi công Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 vào ngày 17/6/2023. IV. Văn bản về việc thành lập đơn vị Quyết định số 05/2004/QĐ-UBND ngày 01/01/2004 của Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Sở Giao thông Vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang; Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 18/4/2008 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc về việc thành lập Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang. 50


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook