THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ VĂN HÓA DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 1
LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đều biết, trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn học, nghệ thuật Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Trên cơ sở hình thành cuộc sống mới, văn hóa của người Việt đã bắt đầu được định hình cùng tồn tại và phát triển phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của cư dân địa phương. Văn hóa của người Việt được đề cập ở khía cạnh văn hóa vật thể qua các phương tiện vật chất, như: nhà ở, trang phục, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại và ăn uống hàng ngày; tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc, văn hóa nghệ thuật, diễn xướng dân gian...Văn hóa dan gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Tính hiện thực của văn hóa dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động, gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các dân tộc người Việt Nam với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nhiệp, với xã hội thông qua phong tục tập quán, hội xuân, với nhân sinh quan thông qua các nghi lễ vòng đời người, với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được siêu nhiên hóa thông qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo, với lí tưởng thẩm mỹ thông qua các sáng tạo văn học nghệ thuật. Ở mỗi dân tộc Việt Nam, những lĩnh vực và hình thái văn hóa này được thể hiện một sắc thái riêng. Để giúp cho quý bạn đọc có thêm nguồn tư liệu về các sắc màu văn hóa dân gian của các dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ thiết thực vào việc tra cứu, mở rộng hiểu biết về truyền thống văn hóa giàu có và độc đáo, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thư viện xin giới thiệu đến bạn đọc Thư mục chuyên đề “Văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam” có trong thư viện trường chúng ta để quý Thầy Cô và các em có thể tham khảo. Chuyên đề thư mục gồm 4 phần: Phần I: Lời giới thiệu( lời nói đầu) Phần II: Nội dung thư mục Phần III : Bảng tra cứu Phần IV: Mục lục 2
Các tác phẩm được mô tả. Dưới mỗi phần mô tả tác phẩm đều có phần tóm tắt nội dung tác phẩm và được xếp theo nhan đề trong tủ sách Thư viện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình sưu tầm, biên soạn song số lượng sách viết về Văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam trong thư viện còn hạn chế mong quý Thầy Cô và các em thông cảm. Trong quá trình biên soạn rất mong được sự chia sẻ, góp ý của quý Thầy Cô giáo và các em Học sinh để lần sau biên soạn được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hòa phong,ngày 71 tháng 9 năm 2018 Người thực hiện Lê Thị Diệu Hiệu 3
NỘI DUNG THƯ MỤC 1. TÌM HIỂU VĂN HÓA DÂN GIAN DÂN TỘC TÀ ÔI Tìm hiểu văn hóa dân gian dân tộc Tà Ôi/ Trần Nguyễn Khánh Phong. – Hà Nội: Hội Nhà Văn, 2016. - 615tr.; 20cm . Nội dung quyển sách nghiên cứu về môi trường sinh thái nhân văn với các tổ chức và thiết chế xã hộ là các làng, dòng họ,gia đình, những hoạt động kinh tế tự cung tự cấp dang trong quá rtinhf chuyển đổi. Gía trị văn hóa vật thể là những kiến trúc cộng đồng, nhà làng, kiến trúc nhà ở và các loại nhà nhỏ khác, trang sức, trang phục, ẩm thực và tập tục tín ngưỡng liên quan đến văn hóa truyền thống. Gía trị văn hóa phi vật thể bao gồm các lễ hội trong chu kì sản xuất nông nghiệp, văn hóa văn nghệ dân gian, các hình thức diễn xướng dân gian gồm dân ca, dân nhạc, dân vũ, trò chơi dân gian, đồng dao... 2.VĂN HÓA DÂN GIAN DÂN TỘC MƯỜNG PHÚ THỌ Văn hóa dân gian dân tộc Mường Phú Thọ / Dương Huy Thiện. – Hà Nội: Khoa Học Xã Hội, 2012. - 167tr.; 20cm . * Sách được cấu trúc gồm 3 phần: - Phần thứ nhất: THEO CHÂN BÁC Kể về những hành trình gian khổ nhưng thật đáng tự hào từ ngày Bác đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước. Những câu chuyện theo bước chân của Người khi trở về thủ đô sau Cách mạng tháng Tám, rồi qua cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Mời các bạn đón đọc từ trang 5 đến trang 66 để cùng khám phá . 4
- Phần thứ hai: VÀO CÕI BÁC XƯA Các bạn đọc giả thân mến! Tôi và các bạn, chúng ta vừa đi theo chân Bác qua bao nhiêu suối sâu, rừng rậm, núi cao, qua bao nhiêu miền đất thân thương, bao nhiêu miền quê hiền hòa. Bây giờ đã ở giữa lòng thủ đô, nơi mảnh đất thiêng liêng Bác đã sống và làm việc trong mười lăm năm cuối đời . Sau 9 năm kháng Pháp, Bác về lại thủ đô. Mời các bạn tìm đọc từ trang 67 đến trang 126 để tìm hiểu về những câu chuyện theo bước chân Người ở nhà sàn, ao cá, những lần Bác đi thăm đồng bào, chiến sĩ trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. - Phần thứ ba: VÀO CUỘC TRƯỜNG SINH, NHẸ CÁNH BAY Phần này kể chuyện ăn, mặc, ở, đi lại của Bác vào những ngày cuối cùng trước lúc bác đi xa .Mời các bạn tham khảo từ trang 127 đến trang 3. ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐI CỨU NƯỚC. Đường Bác Hồ đi cứu nước/ Trình Quang Phú.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2011.- 155 tr.; 21 cm. Cuốn sách đã tái hiện lại cuộc hành trình Cách đây tròn 103 năm, ngày 5- 6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ giã quê hương, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Người đã bôn ba khắp năm châu, vừa lao động vừa học tập, vừa nghiên cứu lý luận và thực tiễn cách mạng thế giới, để rồi tìm thấy ánh sáng cách mạng của thời đại: Chủ nghĩa Mác-Lê-nin. 5
Với những câu chuyện giản dị về Người Tác giả Trình Quang Phú đã dẫn dắt người đọc theo từng bước chân của Bác. Từ cậu bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra ở làng Hoàng Trù, 5 tuổi theo cha vào Huế, tuổi thơ của Người đã chứng kiến biết bao cảnh đầy đọa, cơ cực, lầm than của nhân dân sống dưới chế độ thực dân phong kiến. Rồi đến thầy giáo Nguyễn Tất Thành ân cần, trìu mến,.. rồi với cái tên Văn Ba Người đã rời cảng Sài Gòn đến nước Pháp xa xôi. Và cũng từ đây, người bắt đầu một cuộc sống khó khăn, vất vả ở xứ người xa lạ. Và sau cuộc viễn du 30 năm qua 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người đã trở về nước và trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành được những thắng lợi vĩ đại, với mốc son chói ngời là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2- 9-1945. 4. THEO BÁC HỒ ĐI KHÁNG CHIẾN Theo Bác Hồ đi kháng chiến/ Trình Quang Phú tuyển chọn và biên soạn.- H.: Giáo dục, 2011.- 296Tr.; 21cm . 6
Nội dung quyển sách đó là những câu chuyện thể hiện tư tưởng và hành động của Bác để thực hiện xây dựng Nhà nước dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; để lãnh đạo đất nước trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn khử thách sau khi đất nước mới giành được độc lập; để lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc. Qua những trang sách chúng ta sẽ hểu thêm về cuộc sống kháng chiến của Bác luôn gần gũi với quân đội và nhân dân, những lời dạy bảo ân cần của Bác với các chiến sĩ Quân đội. Huy vọng sách sẽ là tài liệu quý để bạn đọc biết về những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc ta. 5.TỪ LÀNG SEN ĐẾN BẾN NHÀ RỒNG Từ làng sen đến bến nhà rồng/ Tình Quang Phú.- HCM.: Giáo dục,2014.-264tr.;14.cmx23cm. Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng là chặng đường mang ý nghĩa quyết định trong cuộc đời hết lòng vì dân tộc, vì nhân dân của anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh. Các câu chuyện trong cuốn sách được ghi chép giản dị, gần gũi, nhưng lại có nhiều yếu tố hấp dẫn và chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc. Cuốn sách là một nguồn tư liệu có ý nghĩa để độc giả tiếp tục tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người. Cuốn sách được chia làm hai phần. Phần thứ nhất có tiêu đề “Miền Nam trong trái tim Người” gồm hàng chục mẩu chuyện của cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng miền Nam ra thăm Bác và được gặp Bác. Ở phần này, tác giả đã kể lại khá đầy đủ các cuộc gặp gỡ của Bác với các anh hùng, chiến sĩ quân giải phóng miền Nam như: Tạ Thị Kiều, Ngô Thị Tuyết, Hồ Thị Thu, Huỳnh Thị Kiển, Hồ Sĩ Thản, Trần Dưỡng, Huỳnh Văn Đảnh, A-Vai,… Các cung bậc tình cảm của cán bộ, chiến sĩ miền Nam được tác giả diễn tả một cách chân thật, xúc động qua lời văn chân thành, giản dị. Mỗi câu chuyện là một cuộc gặp gỡ đầy hạnh phúc giữa những cán bộ, chiến sĩ miền Nam với Bác. Ai cũng tự hào và đầy xúc cảm khi kể về quãng thời gian đó bằng những tình cảm chân thật nhất. “Trong những câu chuyện đó cũng chất chứa rất nhiều tình cảm mà Bác đã dành cho 7
nhân dân, chiến sĩ miền Nam. Trái tim Bác luôn hướng về miền Nam, thương nhớ đồng bào ngày đêm rên xiết dưới gót giày quân xâm lược, mong mỏi đất nước thống nhất. Phần thứ hai có tiêu đề “Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng” nói về những ngày niên thiếu của Bác ở làng Sen, đến những năm tháng Bác ở Huế, Bình Định, Phan Thiết và Sài Gòn, rồi ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Những trang viết về xứ Nghệ hay cụ thể hơn là xứ sen vàng mang tên Kim Liên, nơi ghi dấu những ký ức tuổi thơ của Bác cũng được thể hiện trong phần này. Kim Liên là vùng đất địa linh nhân kiệt, xứ sở của sông sâu, núi cao, hùng vĩ mà cũng rất trữ tình. Kim Liên hiện lên với ngọn núi Hồng Lĩnh sừng sững tượng trưng cho sự can trường, mạnh mẽ và dòng sông Lam tượng trưng cho lòng bao dung, nhân từ, bác ái của con người nơi đây. Những tính cách ấy đã nuôi dưỡng lòng yêu nước cháy bỏng, xây dựng ý chí độc lập tự cường và sự hy sinh hết mình cho nền độc lập dân tộc kết tinh trong một con người: lãnh tụ Hồ Chí Minh. 6. CHUYỆN KỂ BÁC HỒ VỚI NHÂN DÂN Chuyện kể Bác Hồ với nông dân/ Lường Thị Lan.-Hà Phát.: Hồng Bàng,2012.-267tr.;13x20cm. Chuyện kể Bác Hồ với nông dân là một tập hợp các bài nói ,viết, buổi gặp mặt, chuyến công tác, hình ảnh sống động, câu nói chân thực các chuyện kể sinh động của những nhân vạt từng có dịp tiếp xúc với Bác Hồ, được người quan tâm ,thăm hỏi động viên. Đến với người nông dân là bác đến với những người chân lấm tay bùn, cho nên Bác cũng tát nước, đập guồng chống hạn với nhà nông, Bác thăm hệ thống đê điều, hỏi han nông dân ngay trên cánh đồng đang gặt, Bác vào thăm những chuồng trại gia súc, gia cầm, thăm bếp ăn giếng nước, Bác vào nhà tre mẫu giáo ở nông thôn để xem con em nông dân có được trông coi cẩn thận hay không, có đủ chế độ dinh dưỡng hằng ngày hay không. 7. HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC BỒI DƯỠNG THANH, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG. Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng/Lê Vă Tích, Nguyễn Thị Kim Dung,Trần Thị Nhuần.-Sao Việt.: LĐXH,2008.-525tr.;16x24cm. 8
Sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dành muôn vàn tình thương yêu sâu sắc, chăm sóc, dìu dắt, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng - lớp tuổi trẻ, tương lai của đất nước. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Bác \"để lại muôn vàn tình thân yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng\" và cả \"các cháu thanh niên , nhi đồng quốc tế\".Bác đặt niềm tin ở thế hệ trẻ; mong mỏi thanh thiếu nhi Việt Nam kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, sau khi nước nhà giành được độc lập, dự do, tháng 9-1945, Bác viết: \"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em\" (trích từ lời giới thiệu của cuốn sách Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng Thanh, Thiếu niên và nhi đồng )Cuốn sách gồm 2 phần lớn: Phần 1: Hồ Chí Minh với Thanh thiếu niên và nhi đồng. Phần 2: Nghiên cứu học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Thanh, thiếu niên và nhi đồng Hiện nay, hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang hăng hái tham gia Cuộc vận động học tạp và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn sách Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng Thanh, Thiếu niên và nhi đồng sẽ là cẩm nang cho thế hệ trẻ, cho các tổ chức Đoàn, Hội, Đội và là quyển sách giúp ích cho bạn đọc, cho những ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thế hệ trẻ.Cuối cùng xin chúc quý thầy cô và các em học sinh vui ,khỏe. 8. HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo /Lê Văn Tích, Nguyễn Thị Kim Dung,Trần Thị Nhuần.-Phú Thịnh.: LĐXH,2007.-799tr.;16x24cm. Nọi dung cuốn sách gồm 3 phần: Phần thứ nhất, là tập hợp những công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về tư tường hồ chí minh về giáo dục đào tạo. Phần thứ hai, cung cấp một cách hệ thống và đày đủ tư liệu quý về những bài nói, bài viết của Chủ Tịch Hồ chí Minh về công tác giáo dục và đào tạo. Phần thứ ba giới thiệu những bài nói, viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số nhà khoa học nước ta trong nghiên cứu, học tập và vận dụng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục và đào tạo 9
Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo đây là một cuốn sách quý vừa phục vụ vho chiến lược giáo dục đào tạo, vừa phục vụ cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Đảng ta vừa phát động hiện nay. 9. 117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.-Bộ quốc phòng.:H,2007.-367tr.;13x19cm. Cuốn sách do Nhà xuất bản chính trị quốc gia phối hợp với Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương sưu tập và xuất bản. Đây là những câu chuyện do nhiều người có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ với Bác kể lại, tuy ngắn nhưng rất cảm động, súc tích. Mỗi câu chuyện là một bài học bổ ích, thể hiện tình cảm và lòng tin vững chắc của Bác vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Nội dung của từng câu chuyện hết sức chân thật và thực sự bổ ích. Cuốn sách góp phần cung cấp thêm những tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 10. HỒ CHÍ MINH 9 NĂM KHÁNG CHIẾN Hồ Chí Minh 9 năm kháng chiến (giai đoạn 1946-1954)/ Đỗ Hoàng Linh. – Gia Lai: Hồng Bàng, 2013. - 283tr.: hình ảnh; 20cm . Sách điểm lại những chặng đường kháng chiến lịch sử của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh từ 1946 - 1954. Tuy chưa nói hết được nội dung chi tiết trong 9 năm kháng chiến nhưng những trang tư liệu, hồi hý, chuyện kể thu thập được đó góp phần làm sáng rõ tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách sống của một nhà lãnh đạo cách mạng thiên tài - người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. 10
Trải qua hơn 8 năm kháng chiến bền bỉ, anh dũng, Chủ Tịch HCM đã từng bước đưa quân và dân ta vượt qua mọi gian nan thử thách, bền bỉ chiến đấu và chiến thắng vẻ vang tại trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược. 11. CHUYỆN KỂ VỀ BÁC HỒ Chuyện kể về Bác Hồ/Vũ kỳ,Nguyễn Xuân Thông, Nguyễn Hoàng Tửu.- Long An: Giáo dục,2014.-263tr,;11x18cm. Nội dung quyển sách gồm có 117 câu chuyện được trình bày hệ thống, thể hiện một cách ngắn gọn, sinh động và hấp dẫn, trong đó có những chuyện lần đùa được đưa vào cuốn sách. Chủ biên của quyển sách là đồng chí Vũ Kỳ người thư ký đã từng nhiều năm sống, làm việc gần gũi với Bác Hồ và các tác giả là những cán bộ đã từng nhiều năm phụ trách công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu của bảo tàng Hồ Chí Minh. Bời vậy nôi dung các câu chuyện keertrong sách đảm bảo tính chính xá và có đọ tin cậy. 12. CHUYỆN KỂ BÁC HỒ VỚI NHÂN DÂN Chuyện kể Bác Hồ với công nhân/ Lường Thị Lan.-Hà Phát.: Hồng Bàng,2012.-235tr.;13x20cm. 11
Chuyện kể Bác Hồ với nông dân là một tập hợp các bài nói ,viết, buổi gặp mặt, chuyến công tác, hình ảnh sống động, câu nói chân thực các chuyện kể sinh động của những nhân vật từng có dịp tiếp xúc với Bác Hồ, được người quan tâm ,thăm hỏi động viên. Cuốn sách làm roxquan điểm của Bác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về vấn đè giáo dục, trang bị cho công nhân tri thức, hiểu biết nhiều mặt về đườn lối, chính sách,luật pháp, công nghệ quản lý…để nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, xây dựng nền kinh tế xã hội chũ nghĩa. Cuốn sách cũng cho thấy sự quan tâm của người nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đọi ngũ công nhân việt nam. 13. KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TẬP 1 Kể chuyện Bác Hồ tập 1/Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú.- TPHCM.: Giáo dục,2014.-276tr.;14x20cm. Kể chuyện Bác Hồ tập 1 là một cuốn sách trong bộ sách nhiều tập, kể chuyện Bác Hồ .Sách kể về những câu chuyện của Bác Hồ một cách ngắn gọn, sinh động và hấp dẫn. Qua những câu chuyện chúng ta sẽ càng yêu quê hương đất nước, yêu con người và muốn sống sao cho thât đẹp, thật có ích 12
14. KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TẬP 3 Kể chuyện Bác Hồ tập 3/Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú, Nguyễn Hữu Đảng.- Long An.: Giáo dục,2014.-455tr.;14x20cm. Kể chuyện Bác Hồ tập 3 là một cuốn sách trong bộ sách nhiều tập, kể chuyện Bác Hồ.Sách kể về những câu chuyện của Bác Hồ một cách ngắn gọn, sinh động và hấp dẫn. Qua những câu chuyện chúng ta sẽ càng yêu quê hương đất nước, yêu con người và muốn sống sao cho thât đẹp, thật có ích 13
15. KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TẬP 5 Kể chuyện Bác Hồ tập 5/Nguyễn Hữu Đảng.- HCM.: Giáo dục,2013.- 243tr.;14x20cm. Kể chuyện Bác Hồ tập 5 là một cuốn sách trong bộ sách nhiều tập, kể chuyện Bác Hồ, qua cuốn sách sẽ giúp bạn đọc khao khát tìm hiểu về Bác Hồ trong các lĩnh vực cần, kiệm, liêm, chính và nội dung tư tưởng thuộc các lĩnh vực khác, sách có nhiều câu chuyện xúc động nói lên công lao to lớn của Bác đối với dân tộc việt nam, từ những hình ảnh nhường cháo cho người già, tặng áo cho thương binh, bón cơm cho trẻ nhỏ, đến hành quân cùng chiến sĩ đi chiến dịch đánh thắng quân thù. Qua những câu 14
chuyện chúng ta sẽ càng yêu quê hương đất nước, yêu con người và muốn sống sao cho thât đẹp, thật có ích 16. KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TẬP 6 Kể chuyện Bác Hồ tập 6/Nguyễn Hữu Đảng.- HCM.: Giáo dục,2013.- 308tr.;14x20cm. Kể chuyện Bác Hồ tập 6 là một cuốn sách trong bộ sách nhiều tập, kể chuyện Bác Hồ, qua cuốn sách sẽ giúp bạn đọc khao khát tìm hiểu về Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu suốt đời vì nước vì dân, luôn tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng nhân dân trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. 15
17. KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TẬP 7 Kể chuyện Bác Hồ tập 7/Nguyễn Hữu Đảng.- HCM.: Giáo dục,2013.- 320tr.;14x20cm. Kể chuyện Bác Hồ tập 7 là một cuốn sách trong bộ sách nhiều tập, kể chuyện Bác Hồ. Sách gồm 61 câu chuyện kể về lòng yêu nước nnongf nàn của Bác kể về đức tính giản dị, tiết kiệm trong cuộc sống đời thường, về lòng nhân ái bao la mà bác đã đã giành cho mọi tầng lớp nhân dân, những lời dạy của người đối với chiến sĩ và nhân dân. 16
BẢNG TRA CỨU TÊN SÁCH STT TÊN SÁCH SỐ TRANG 1 Hồ Chí Minh 9 năm kháng chiến 2 Những câu chuyện theo bước chân bác 4 3 Đường Bác Hồ đi cứu nước 5 4 Theo Bác Hồ đi kháng chiến 6 5 Từ làng sen đến bến nhà rồng 7 6 Chuyện kể Bác Hồ với nông dân 8 7 Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng 9 9 17
8 Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo 10 9 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 10 10 Hồ Chí Minh 9 năm kháng chiến 11 11 Chuyện kể về Bác Hồ 12 12 Chuyện kể Bác Hồ với công nhân 12 13 Kể chuyện Bác Hồ tập 1 13 14 Kể chuyện Bác Hồ tập 3 14 15 Kể chuyện Bác Hồ tập 5 15 16 Kể chuyện Bác Hồ tập 6 16 17 Kể chuyện Bác Hồ tập 7 17 MỤC LỤC TRANG 2 STT NỘI DUNG 4 1 L Lời nói đầu 18 2 Nội dung Thư mục 19 3 T Tra cứu 4 Mục lục 18
19
Search
Read the Text Version
- 1 - 19
Pages: