Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore thuvienpdf.comtruyen-co-nuoc-nam-quyen-thuong-nguoi-ta

thuvienpdf.comtruyen-co-nuoc-nam-quyen-thuong-nguoi-ta

Published by Hoà Bình Thái, 2022-11-11 15:54:15

Description: thuvienpdf.comtruyen-co-nuoc-nam-quyen-thuong-nguoi-ta

Search

Read the Text Version

[←18] Vị đắc ý, cố thất đức : Chưa được như ý đã mất đức, nghĩa là chưa đỗ cho toại ý mình, thì đã phạm vào tội làm điều thất đức rồi.

[←19] Khúc này đã thành ra phong dao cổ.

[←20] Có lòng không có tướng, thì tướng tự lòng sinh ra. Có tướng không có lòng, thì tướng theo lòng mà mất đi.

[←21] Truyện này và truyện trên thường diễn ở các rạp Chèo cổ và chúng tôi cũng kê cứu tự đấy ra.

[←22] Hèn : cũng nghĩa như đau yếu, trở trời.

[←23] Ta nhức đầu thường hay lấy đậu đen bọc vào cái vải tơ nóng mà chườm hay có nơi gọi là đồ.

[←24] Bài dịch bật cười là ở chỗ dịch thẳng từng chữ. Dịch thẳng lại ra nôm thì như thế này : « Chương đài chưng rể Ăn hết mười một mười hai cà. Giếng ở phương nào cùng gã đều đi. Không, thì ta cùng cà đều chết vậy ».

[←25] Đẽo chiếc đũa, đẽo chìa vôi, đẽo đến cả cái tăm xỉa răng, anh thợ đáp thế, mà thiên hạ chưa nghe rõ, vẫn còn có người hỏi.

[←26] Câu trong Luận ngữ : « Biết đấy, làm biết đấy, không biết làm không biết, là biết vậy ».

[←27] Câu trong Ngũ ngôn thi : Bé nhỏ nên chăm học.

[←28] Hòn tức là viên tròn, cũng có thứ bánh gọi là bánh hòn tròn mình mà to hơn bánh rán, nhưng không tẩm mật.

[←29] Không phải ma trơi, không phải đom đóm, ở chỗ tối tự nó, nó sáng.

[←30] Bao nhiêu sao tỏ không bằng một mặt trăng sáng.

[←31] Ý nói : hơn gì, thiệt chi cũng là ở trong vòng, cũng cùng sáng thì cùng ngang vẻ nhau.

[←32] Ý nói : làm át cả đời, như mặt trăng làm át các ngôi sao vậy.

[←33] Cái trò vẫn thế : Việc người thì sáng, việc mình thì quáng.

[←34] Câu này đã thành câu tục ngữ.

[←35] Lừa là lừa đảo, lại là lừa ngựa.

[←36] Cái điển làm con quạ trên đầu ngọn phướn nhà chay là do truyện này và nhiều truyện khác nữa. Có truyện cho rằng : bộ ruột ấy là bộ ruột của nhà sư đi cầu kinh bị quỷ sứ nó ăn hết thịt, bỏ ruột lại mà con quạ tha đi.

[←37] Tục ngữ có câu : « Chó đá biết cười ».

[←38] Tục ngữ : « Chạy như ngựa được nước ».

[←39] Truyện này kể thật có thú vị : người ăn mía thật thà gặp được người chủ vườn thật thà cũng không kém. Về sự ăn mía giữa đường ta còn nhiều câu tin nghiệm như câu : « Làm lễ chửa hoang không bằng đi đàng ăn mía » ; « Đi thẳng đường, thấy mía chớ có bẻ, người không bắt, thì ma cũng bắt ».

[←40] Một người đuổi đàn dê, Lồng thưa, cổ ngỗng dài. Muối hết canh không vị, Ngày nay tạ đứng Vua.

[←41] Chữ Trạng thuộc về bộ khuyển thật mà bên cạnh có chữ tương 爿. Muốn cho chữ tương 爿 thành chữ phiến 片 là ý bà vợ xoay lại như thế để giải mộng cho ra chữ « miếng ».

[←42] Xưa nay ta vẫn cho cây sung là không có hoa.

[←43] Tích này phường Chèo thường vẫn diễn.

[←44] Thằng Bàn là thằng Bàn Cổ nó sinh ra từ lúc mới có người, thì ai còn nhiều tuổi hơn được nó nữa. Dễ chỉ có mụ bán nước xưng là chị nó.

[←45] Truyện này trong kinh « Bách dụ » cũng có ghi chép.

[←46] Như ta nói bây giờ là vợ bị bỏ.

[←47] Chuyện này Tàu cũng có, nhưng không giống hẳn.

[←48] Có truyện cho là buôn le le, mà le le cũng thế, cũng là một giống vịt nhưng nhỏ hơn. Nếu là le le thì có câu người ta thường ví rằng : « Mua le le giữa trời, Mất tiền toi rồi đó ».

[←49] Ta có thể kết luận câu chuyện này rằng : Những cái ơn nho nhỏ nhưng nó liền ngay trước mắt, mà thiết đến thân ta thì ta nhớ mà ta báo lại. Chớ cái ơn to, nhưng vì nó xa thành nó lu không rõ mà không mấy ai biết đến. Thí dụ : mình mắc bệnh ông lang chữa khỏi lễ tạ ngay, nhưng mình có bao giờ nhớ ơn những ông lang bảo mình cách phòng bị trước khi mắc cái bệnh ấy.

[←50] Yểm, nghìn dặm thu lại, muôn dặm thu lại.

[←51] Truyện này có người kể đến đây là hết, vì thằng kia bị cọp tha về rừng.

[←52] Khi ta đang bận rộn nhiều việc, hay bực mình cái gì, mà có người cứ đến kè kè bên cạnh, hỏi cái nọ, cái kia, làm cho ta bực thêm, thì ta thường phát gắt lên ta dồn rằng : « cái gì ? Cái con tù lì » ; tù li hay tù lì, hay đù đì (đù đì leng beng) cũng là một, mà mỗi nơi nói trạnh một khác. Riêng đối với người Bắc, tiếng đù đì thông dụng hơn, nhưng có vẻ như hơi tục, nên trong truyện, chúng tôi để hai chữ « tù lì » vậy.


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook