CUỘC ĐỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Cuộc Đời và Sự Nghiệp Của Hồ Chí Minh 1- Giới thiệu -Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1980. Ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. -Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học Bác tên là Nguyễn Tất thành. Người sinh ra trong một gia đình Nhà Nho, lớn lên ở một địa phương có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Khi còn nhỏ, người đã có tư chất thông minh, lanh lợi hơn người. Lại ham học hỏi, khao khác tìm hiểu những điều mới mẻ. Vì quá thông minh nên thầy ở làng không còn chữ để dạy cho Người. -Năm 1901 đến năm 1905, Người theo cha dạy học nhiều nơi trong tỉnh cũng nhờ thế mà Người đến được nhiều nơi, tìm hiểu được nhiều phong tục của quê hương. -Năm 1905, cha Người vào Kinh Đô, Người cùng anh trai theo vào Huế và học Trường Pháp Việt. -Năm 1907, Người được tuyển vào trường Quốc học Huế, ở đó Bác đã tham gia nhiều Phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và nhiều phong trào khác. Nhưng bị thực dân Pháp đàm áp dã man. Ngay từ thiếu niên Người đã ý thức được tinh thần đoàn kết thương yêu nhau trong thiếu niên học sinh. Cuối kì thi Phổ thông Người tự động rời khỏi trường trước khi bọn mật thám Pháp bắt ông đốc trường đuổi học Người. -Ở tuổi 20 Bác rời Kinh Đô đi vào Miền Nam. Dọc đường đi Bác làm nhiều nghề để kiếm sống, tìm hiểu phong tục và con người những nơi Bác đã đi qua. Ở đâu Bác cũng trò chuyện với người dân địa phương. Bác nhận thấy một điểm ở họ là yêu nước thương nòi. -Khi vào đến Phan Thiết, vì hết tiền nên Bác đã dừng chân và xin dạy học ở trường Dục Thân. Ở đây, Bác được tiếp xúc với các sĩ phu yêu nước đến từ lục tỉnh. Khi giảng dạy, Bác đã tận dụng mọi hoàn cảnh để nói đến nỗi đau thương của đất nước và dân tộc. Khơi dậy lên lòng yêu nước trong mỗi học sinh. -Vào đầu năm 1911, Bác rời Phan Thiết vào Sài Gòn ở đây Bác đã làm nhiều nghề vất vả để kiếm sống, chứng kiến người Pháp đối sử thô bạo với người Việt. Bác nhận thấy rõ tổ chức cai trị bốc lột tinh vi, tàn nhẫn của bọn Tư Bản Pháp. Bác đã gặp lại thân sinh của mình. Bác được cha động viên và khuyên bảo hãy đi tìm hồn của nước. Trở về với niềm thôi thúc “ Nước mất thì đi tìm đường cứu nước” 2- Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh -Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Cảng Nhà Rồng, Bác rời quê hương thân yêu để tìm đường cứu nước. -Từ năm 1912 đến năm 1917 Bác đã đến Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động. Người thông cảm sâu sắc cho cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa. -Năm 1917, Người trở lại Pháp ở đây người tiếp tục hoạt dộng phong trào Việt Kiều và Phong trào công nhân Pháp. -Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội Nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là
quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa, bản yêu sách được kí tên là Nguyễn Ái Quốc. -Dưới ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận Cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. -Tháng 12 năm 1920 Người tham gia Đại Hội lần thứ VII, Đảng Xã Hội Pháp, Người tán thành Đảng gia nhập Quốc Tế III, Quốc tế Cộng Sản và trở thành một trong những người thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Đồng thời cũng là người Cộng Sản Việt Nam đầu tiên. Người khẳng định con đường giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác Lênin và cách Tháng Mười vĩ đại. -Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên Hiệp Các Nước Thuộc Địa. -Tháng 4 năm 1922 Hội Ra Báo “Người cùng khổ”. Nhằm đoàn kết, tổ chức hướng dẫn Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. -Tháng 6 Người từ Pháp sang Liên Xô Nguyễn Ái Quốc làm việc trong Quốc Tế Cộng Sản Người là cộng tác tích cực của tòa soạn “Tạp chí thư tín Quốc Tế”. -Tháng 10 năm 1923 tại hội nghị Quốc Tế nông dân Người được bầu vào hội đồng Quốc tế nông dân. Người tham dự đại hội Quốc tế V, Đại hội Quốc Tế Thanh Niên lần IV, Đại Hội Quốc Tế Cộng Đỏ. Sau Đại Hội Đảng Cộng Sản V . Bác nhận nhiệm vụ làm Ủy Viên Ban Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam của Quốc Tế Cộng Sản. Với nhiệm vụ theo giỏi, giúp đỡ phong trào cách mạng của các nước Đông Nam Á. -Tháng 11 năm 1924 Bác được nhận nhiệm vụ của Quốc Tế Cộng Sản đi Quảng Châu, Trung Quốc. Tại đây Bác chọn một số thanh niên yêu nước đang sống ở Quảng Châu trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. -Năm 1925, người thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, ra báo “ Thanh Niên” tờ báo đầu tiên của cách mạng Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. -Tháng 5 năm 1927 Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi qua Matxcova và một số nước Châu Âu rồi về Châu Á. -Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, người hoạt động trong Phong trào vận Đảng Việt Kiều yêu nước ở Thái Lan. -Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng năm 1930 - năm 1931 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tỉnh.
- Ngày 6 tháng 6 năm 1931, Người bị Chính quyền Anh bắt ở HongKong nhờ sự giúp đỡ của gia đình luật sư Lô-dơ-bi và dư luận. Mùa xuân năm 1933 Bác được trả tự do. Từ năm 1934 - năm 1938 Người trở về Liên Xô làm việc tại viện Nghiên Cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Matxcova. Người tiếp tục theo dõi chị đạo cách mạng trong nước. -Tháng 10 năm 1938 Người rời Liên Xô về Trung Quốc bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước. Người tham gia vào tờ báo “Nhật báo cứu Quốc” do Đảng Công Sản Trung Quốc lãnh đạo. -Ngày 28 tháng 1 năm 1941 người về sau hơn 30 năm xa cách. -Tháng 5 năm 1941 thành lập Việt Nam độc lập Đồng Minh (Việt Minh). -Tháng 8 năm 1942, Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giám trong nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Ở đây Bác viết tập thơ với 133 bài thơ ( nhật kí trong tù). 3- Công cuộc khởi nghĩa giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh -Ngày 10 tháng 9 năm 1943 Bác được trả tự do. -Tháng 4 năm 1944 người trở về căn cứ ở Cao Bằng. -Tháng 12 năm 1944 Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Tiền Thân Của Quân Đội Nhân Dân Vệt Nam. -Tháng 5 năm 1945 Hồ Chí Minh rời Cao Bằng đến Tân Trào ( Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người Hội Nghị toàn Quốc của Đảng và Đại Hội Quốc Dân đã họp và quyết định tổng khởi nghĩa Đại Hội Quốc Dân đã bầu ra Ủy Ban giải phóng dân tộc ( Tức chính phủ Lâm Thời). Do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch. - Tháng 8 năm 1945 Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa dành chính quyền trong cả nước. -Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi: Khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Người trở thành vị Chủ Tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngay sau đó thực dân Pháp gây chiến tranh âm mưu sâm lước nước ta trở lại. Người đã kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc: “ chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” -Năm 1951 tại Đại hội lần II của đảng Người được bầu làm Chủ Tịch Đảng Lao Động Việt Nam. Với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đánh đuổi thực dân Pháp. Kết thúc vẽ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. -Từ đó Bác cùng Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Việt Nam, thống nhất đất nước.
-Năm 1964 đế Quốc Mỹ mở rộng chiến ranh phá hoại bằng không quân đánh phá Miền Bắc Việt Nam. Bác động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. -Từ năm 1965 đến năm 1969 Bác tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Miền Bắc. Đấu tranh giải phóng Miền Nam thực hiện giải phóng đất nước -Ngày 2 tháng 9 năm 1969 Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. 4- Noi theo tấm gương Hồ Chí Minh -Trước khi qua đời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân Việt Nam bản di chúc lịch sử Người viết: “ Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ giàu mạnh. Góp phần xứng đán với sự nghiệp cách mạng thế giới ” -Mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng Miền Nam. Thống nhất đất nước, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. -Năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa Kiệt Xuất. -Chủ Tịch Hồ Chí Minh là vĩ lãnh tụ vĩ đại của nhân tộc Việt Nam. Bác là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng và tinh thần đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mưu cầu cuộc sống âm no hạnh phúc cho nhân dân. Người là tấm gương cao cả, cần kịm, liêm chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn và giản dị. Để cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi theo. Người viết: Phương Nguyễn Thùy Phương
Search
Read the Text Version
- 1 - 5
Pages: