Bài 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trƣờng 51 UEF Vai trò tích cực của chủ nghĩa tƣ bản: Thúc đẩy mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội; Thúc đẩy hiện đại hóa sản xuất; Mở rộng xã hội hóa sản xuất, trong nƣớc và quốc tế. Những hạn chế của chủ nghĩa tư bản: Lợi ích chủ yếu là cho giai cấp tƣ sản, không phải cho nhân dân lao động Là nguyên nhân chủ yếu của chiến tranh thế giới, xung đột quốc tế… Làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa các dân tộc trên thế giới.
UEF 52 Bài 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trƣờng TÓM TẮT Cạnh tranh là tất yếu và có vai trò quan trọng đến sự phát triển nền kinh tế thị trường (bao gồm cạnh tranh nội bộ ngành và giữa các các ngành). Sự ra đời và vai trò ngày càng quan trọng của các tổ chức tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước là tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường. Hoạt động của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Nguyên nhân ra đời, bản chất và đặc điểm của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền? Câu 2: Nguyên nhân ra đời và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc? Vai trò của nó trong thời đại kinh tế hiện nay?
Bài 5: KTTT định hƣớng XHCN và các quan hệ lợi ích KT ở VN 53 UEF BÀI 5: KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Người học hiểu được khái niệm, đặc trưng và tính tất yếu khách quan của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Hiểu được Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Sự cần thiết và nội dung nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Hiểu được vai trò của lợi ích kinh tế và giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích trong sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. NỘI DUNG 5.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCM Ở VIỆT NAM 5.1.1 Khái niệm: Kinh tế thị trƣờng (KTTT) là kiểu tổ chức sản xuất vật chất ƣu việt, tiến bộ, hiệu quả cao, là thành tựu của tiến bộ, văn minh nhân loại; đƣợc vận hành bởi các quy luật KTTT KTTT thực hiện trong quan hệ sản xuất, với sự quản lý điều tiết của nhà nƣớc tƣ sản, chủ yếu vì lợi ích giai cấp tƣ sản, thì đó là KTTT tƣ bản chủ nghĩa. Nay KTTT đƣợc thực hiện trong quan hệ sản xuất, với sự quản lý điều tiết của Nhà nƣớc XHCN Việt nam vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, thì là nền KTTT định hƣớng XHCN Việt Nam Những đặc thù của nền KTTT định hƣớng XHCN Việt Nam: Mục tiêu phát triển: dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tham gia; hoạt động theo yêu cầu quy luật kinh tế thị trƣờng và luật pháp của Việt Nam.
UEF 54 Bài 5: KTTT định hƣớng XHCN và các quan hệ lợi ích KT ở VN Mang tính chất thời kỳ quá độ lên CNXH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khai thác, phát huy nội lực gắn với tranh thủ sức mạnh thời đại, hội nhập quốc tế Phát triển theo mục tiêu, thể chế, đƣờng lối chiến lƣợc của Đảng và sự quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc XHCN Việt Nam. 5.1.2 Tính tất yếu khách quan của sự phát triển KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam Phù hợp với tiến bộ lịch sử và xu thế thời đại Tính ƣu việt, hiệu quả của kinh tế thị trƣờng Phù hợp yêu cầu và đặc điểm phát trển kinh tế - xã hội Việt Nam. 5.1.3 Đặc trƣng của KTTT định hƣớng XHCN Việt Nam Mục đích: phát triển lực lƣợng sản xuất, huy động rộng rãi, hiệu quả tiềm năng nguồn lực vì Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: Nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; Trong đó, kinh tế NN giữ vai trò chủ đạo và công hữu là nền tảng. Quan hệ quản lý nền kinh tế: Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế bằng đƣớng lối chiến lƣợc (của Đảng); luật pháp, kế hoạch, chính sách, thể chế, nguồn lực vật chất (của nhà nƣớc), nhằm hoàn thiện mục tiêu đã định. Quan hệ phân phối: Đảm bảo công bằng về cơ hội, đ.kiện đầu tƣ (đầu vào) và hƣởng thụ kết quả (đầu ra) với mọi chủ thể kinh tế; với nhiều hình thức phân phối: theo lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội... Gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội: Thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội trong từng bƣớc tăng trƣởng, từng chính sách, kế hoạch.
Bài 5: KTTT định hƣớng XHCN và các quan hệ lợi ích KT ở VN 55 UEF 5.2 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 5.2.1 Thể chế KTTT định hƣớng XHCN ở VN Thể chế kinh tế là hệ thống các mối quan hệ đƣợc chủ thể quản lý xác lập và duy trì mang tính nguyên tắc, chuẩn mực (luật pháp, chính sách...) để vận hành nền kinh tế theo mục tiêu đã định. Thể chế KTTT định hƣớng XHCN:Là hệ thống quan điểm, chiến lƣợc, luật pháp, chính sách... đƣợc xác lập, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động đúng hƣớng, ổn định, cân đối, hiệu quả, vì dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Cấu thành thể chế KTTT định hướng XHCN: Hệ thống luật pháp, chính sách Các Chủ thể tham gia thị trƣờng: Nhà nƣớc; doanh nghiệp; ngƣời tiêu dùng Các quy luật kinh tế. Các loại thị trƣờng và cac quan hệ thị trƣờng, cung - cầu, giá cả... 5.2.2 Hoàn thiện thể chế KTTT định hƣớng XHCN ở VN Đáp ứng yêu cầu vận hành nền KTTT bởi các quy luật kinh tế thị trƣờng và sự quản lý, điều tiết của NN bằng luật pháp, kế họach, chính sách. Đảm bảo vai trò chủ thể quản lý nền kinh tế theo định hƣớng XHCN của nhà nƣớc, huy động các tiềm năng, nguồn lực cho phát triển nền kinh tế. 5.2.3 Những nhiệm vụ chủ yếu hoàn thiện thể chế KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam Hoàn thiện thể chế về sở hữu: toàn dân; tập thể, tƣ nhân Hoàn thiện thể chế về thành phần kinh tế: bình đẳng, điều kiện, Hoàn thiện thể chế về các yếu tố thị trƣờng; các loại thị trƣờng đảm bảo cho các nguồn lực đƣợc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả Hoàn thiện thể chế gắn thị trƣởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội đƣợc thực hiện ngay trong từng chính sách, từng bƣớc phát triển.
UEF 56 Bài 5: KTTT định hƣớng XHCN và các quan hệ lợi ích KT ở VN Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện thể chế về Đảng lãnh đạo, nhà nƣớc lý, nhân dân làm chủ 5.3 CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế là sự thỏa mãn nhu cầu vật chất do trình độ, đặc điểm lịch sử xã hội của hoạt động kinh tế quy định. Nó là mục tiêu và là động lực của mọi huy động và phát triển KTTT. Quan hệ lợi ích kinh tế là sự phân chia kết quả hoạt động kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Nó vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền KTTT. Ngƣời lao động (cá nhân) – Ngƣời sử dụng lao động (tập thể) – Nhà nƣớc (toàn XH). 5.3.2 Vai trò nhà nƣớc trong bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trƣờng và điều kiện cho các chủ thể kinh tế hoạt động hiệu quả. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- xã hội. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích phi pháp. Giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế. Ph. Ănghen: Trong tất cả các mối quan hệ xã hội, nổi lên hàng đầu là quan hệ lợi ích. Ở đâu không có sự thống nhất về lợi ích, thì ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích chứ đừng nói đến sự thống nhất trong hành động...
Bài 5: KTTT định hƣớng XHCN và các quan hệ lợi ích KT ở VN 57 UEF TÓM TẮT Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức sản xuất vật chất ưu việt, tiến bộ, hiệu quả cao, là thành tựu của tiến bộ, văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường được thực hiện trong quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế theo định hướng XHCN thì đó là kinh tế thị trường định hướng XHCN, với những đặc trưng xác định. Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là tất yếu, hợp quy luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước hiện nay. Trong đó, điều kiện cơ bản là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Lợi ích kinh tế là mục tiêu và là động lực của mọi hoạt động kinh tế. Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường là điều kiện tồn tại và phát triển ổn định, đúng hướng, hiệu quả của nền kinh tế.
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở VN 59 UEF BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Người học nắm được khái niệm, nội dung, vai trò của cách mạng công nghiệp và tính tất yếu khách quan, nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Nắm được quan điểm và nội dung đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng trong bối cảnh thời đại cách mạng 4.0 hiện nay. Nắm được sự cần thiết khách quan và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nắm được phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và thời đại hiện nay. NỘI DUNG 6.1 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 6.1.1 Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa Cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp là bƣớc phát triển về chất của lực lƣợng sản xuất, tăng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, do tiến bộ KH- CN mang lại. Cách mạng công nghiệp lần 1, (1.0):Từ cuối thế kỷ 18 (Anh). Đặc trƣng: cơ giới hóa sản xuất (công nghiệp hóa) Cách mạng công nghiệp lần 2, (2.0): Từ cuối thế kỷ 19: Khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp (Cách mạng khoa học – kỹ thuật). CMCN lần 3, (3.0): Từ giữa thế kỷ 20; Điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học CMCN lần 4,(4.0): Từ năm 2011: Vật lý, Công nghệ số, công nghệ sinh học, tự động hóa, thông tin toàn cầu Vai trò của cách mạng công nghiệp Thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển, tang năng suất lao động xã hội.
UEF 60 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở VN Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất Thúc đẩy đổi mới phƣơng thức quản trị kinh tế Công nghiệp hóa: Là quá trình chuyển biến nền kinh tế sản xuất nhỏ, kinh tế thủ công sang nền kinh tế sản xuất lớn, sử dụng máy móc, gắn với cơ cấu kinh tế và tổ chức, quản lý nền kinh tế theo lối công nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là quá trình thực hiện cơ giới hóa sản xuất gắn với ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, cơ cấu kinh tế và tổ chức, quản lý tiên tiến, hiện đại (tức công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa) 6.1.2 Tính tất yếu khách quan và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Tính tất yếu khách quan: Phù hợp QL chung của lịch sử tiến hóa nhân loại Yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật tƣơng ứng với CNXH Nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nƣớc mạnh,... Tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, đảm bảo an ninh xã hội. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Phát triển lực lƣợng sản xuất dựa trên thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại. Xây dựng cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng hợp lý, hiện đại. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất. 6.1.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Quan điểm chỉ đạo. Hoàn thiện Thể chế KTTT định hƣớng XHCN Huy động các nguồn lực cho Phát triển KH-CN
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở VN 61 UEF Nắm bắt, ứng dụng các thành tựu của CM 4.0 Ứng phó với những tác động tiêu cực của CM 4.0 Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật về CN Thông tin truyền thông Phát triển các ngành công nghiệp Đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, để thu hút đầu tƣ Phát triển du lịch, dịch vụ Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ Phtr.các nguồn lực, đặc biệt là nhân lực chất lƣợng cao Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế 6.2 HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 6.2.1 Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm: Hội nhập Kinh tế quốc tế là quá trình tham gia vào các mối quan hệ phân công, hợp tác, gắn kết trong hoạt động kinh tế giữa các nƣớc, theo các định chế quốc tế, vì lợi ích của các nền kinh tế. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế Sự phát triển lực lƣợng, phân công lao động quốc tế Đặc điểm thời đại tiến bộ khoa học – công nghệ Đáp ứng yêu cầu phát triển của các nền kinh tế Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Ngoại thƣơng Hợp tác về sản xuất kinh doanh; về Khoa học – Công nghệ Đầu tư quốc tế (FDI; ODA;...) Xuất khẩu lao động; du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ...
UEF 62 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở VN 6.2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam Tác động tích cực Mở rộng thị trƣờng (đầu vào, đầu ra) cho lực lƣợng sản xuất phát triển. Tranh thủ các nguồn lực: vốn; Khoa học – Công nghệ; Tri thức quản lý.. Tận dụng các lợi thế bên trong: tài nguyên, lao động... Tạo điều kiện xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả. Tạo điều kiện phát triển giáo dục; ytế, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Bảo vệ môi trƣờng.. Tác động tiêu cực Cơ chế cạnh tranh thị trƣờng vì lợi nhuận tối đa, đẩy các DN trong nƣớc rơi vào tình trạng yếu thế, thua thiệt, lệ thuộc nƣớc ngoài, thất thoát nguồn thu cho NSNN Nền Kinh tế phát triển mất cân đối, kém bền vững, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng, bất công XH.. Dễ gây tác động xấu về mặt XH: văn hóa dân tộc, an ninh xã hội, quốc phòng, bang giao đối ngoại... 6.2.3 Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại Xây dựng chiến lƣợc và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp Tích cực, chủ động tham gia các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ VN (với 3 đột phá: cải cách thể chế; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân nhân lực)
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở VN 63 UEF TÓM TẮT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là tất yếu khách qua, phù hợp với quy luật vận động của lịch sử nhân loại và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là: phát triển lực lượng sản xuất dựa trên thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại; Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý; và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp trình độ lực lượng sản xuất; Thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam phải thích ứng với cách mạng công nghiệp lần 4 và đặc điểm thời đại, hội nhập quốc tế. Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết, hợp quy luật. Cần không ngừng nâng cao hiệu quả, thiết thực để phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì dân giàu, nước mạnh. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày tính tất yếu và nội dung đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam? Câu 2: Quan điểm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, trong bối cảnh thời đại cách mạng 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay? Câu 3: Vì sao nói: hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan của thời đại? Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay?
UEF 64 Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Giáo trình Triết học Mác – Lênin. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (2010). Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Search