Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÂT NƯỚC

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÂT NƯỚC

Published by Nguyễn Thị Vân Trường THPT Hiệp Hòa 1, 2021-10-11 08:27:51

Description: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÂT NƯỚC

Search

Read the Text Version

ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm) ĐỀ BÀI: Tư tưởng “ Đất nước của nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “ Đất Nước” ( trường ca “ Mặt đường khát vọng” ) của Nguyễn Khoa Điềm? Đất nước tôi thơn thả giọt đàn bầu. Đất nước! Hai tiếng thân thương ấy đã đi sâu vào trái tim của mỗi con người. Đất nước đã trở thành đề tài lớn vô tận của thơ ca Việt Nam. Đã có biết bao nhà thơ viết về đất nước với những khám phá riêng. Nhưng có lẽ phải đến Nguyễn Khoa Điềm, đất nước mới được cảm nhận một cách hoàn thiện và sâu sắc qua đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường khát vọng. Bằng giọng thơ chính luận được diễn đạt dưới hình thức trò chuyện tâm tình, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho người đọc một cách nhìn độc đáo về đất nước - Đất Nước của Nhân dân. Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Đó là một cuộc lật đổ về ý thức, thanh niên các đô thị vùng tạm chiếm nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, về đất nước ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn trích Đất Nước trích phần đầu chương V của bản trường ca ấy. Gần cuối đoạn trích tác giả có viết : Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. Có thể nói hai câu thơ đã thể hiện được tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ. Đoạn thơ lập luận chặt chẽ, lô-gíc, thể hiện cảm hứng chủ đạo trên ba bình diện. Đó là cảm hứng về chiều dài thời gian - lịch sử, chiều rộng không gian - địa lí và trong chiều sâu của văn hoá phong tục, của lối sống thể hiện tâm hồn và tính cách dân tộc. Trên mỗi bình diện tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cốt lõi Đất Nước Nhân dân. Để thể hiện được cách nhìn và khám phá của mình về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một hình thức thơ phù hợp: thể thơ tự do khiến cho giọng điệu của bài thơ trôi chảy một cách tự nhiên, vừa chạt chẽ vừa đầy nhiệt hứng để lại những vang động sâu xa trong lòng người. Trong phần đầu của bài thơ, bằng hình thức trữ tình - chính luận, nhà thơ đã tìm cách định nghĩa, tìm cách cảm nhận bằng những chất liệu dân gian: cổ tích, ca dao, truyền thuyết... Lời thơ định nghĩa vì thế thoát khỏi những khái niệm khổ khan để trở thành một cuộc trò chuyện gần gũi, thân mật mà bay bổng tạo cho đoạn thơ một âm hưởng đầy quyến rũ. Để diễn đạt sự hình thành đất nước trong chiều sâu lịch sử, không ít các nhà thơ đá nhắc tới các vương triều lịch sử, các anh hùng nổi tiếng : Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. (Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô) Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước bắt đầu từ những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong đời sống của nhân dân : Đất nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cáí cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sưong xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó... Đất nước có trong những câu chuyện của bà; lời ru của mẹ nuôi dưỡng tuổi thơ ta; trong miếng trầu của bà, cái búi tóc của mẹ; trong cái kèo, cái cột; trong hạt gạo tần tảo ruột nắng hai sương. Đất nước hiện hình trong cuộc sống xung quanh mỗi con người giản dị mà thiêng liêng biết bao. Bởi, chỉ với một đoạn thơ ngắn, tác giả làm sống dậy trong lòng người đọc một thế giới truyền thuyết, ca dao, huyền thoại, phong tục tập quán... Sự tích Trầu cau với miếng trầu bây giờ bà ăn nhắc ta về tình vợ chồng thuỷ chung, đằm thắm; tình anh em thắm thiết, keo sơn. Truyền thuyết Thánh Gióng đánh thức ta niềm tự hào về truyền thống đánh giặc anh hùng, bất khuất của cha ông. Hạt gạo một nắng hai sương gợi trong ta truyền thống cần cù, chịu khó của nhân dân từ bao đời nay. Có lẽ lắng đọng nhất trong đoạn thơ là hai câu : Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Hai câu thơ lấy tứ từ bài ca dao : Tay nâng chén muối đĩa gừng, 1

Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau. Đất nước nghĩa tình đằm thắm như tình cha mẹ dành cho nhau. Và biết bao nhiêu nghĩa tình cao đẹp ấy trong suốt bốn nghìn năm đã làm nên đất nươc. Bằng sự trải nghiệm sâu sắc và những hiểu biết về văn hoá dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã có cách cảm nhận thật riêng, thật sâu lắng về đất nước bốn nghìn năm. Làm nên đất nước bốn nghìn năm chính là những con người bình dị, là nhân dân vô tận. Vì vậy khi nhớ đến “thời gian đằng đẵng” của lịch sử đất nước, tác giả không chỉ nhớ đến anh hùng tên tuổi lưu danh sử sách mà còn nhấn mạnh đến những con người bình dị : Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhưng em biết không Có biết bao nguời con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Lời thơ tựa như một lời giãi bày, thủ thỉ mà lắng đọng, tâm tình. Không ai khác, chính nhân dân - những con người vô danh đã làm nên lịch sử. Trong suốt chiều dài thời gian ấy, không biết bao người đã anh dũng chiến đấu và ngã xuống thầm lặng mà cao đẹp để giữ gìn đất nước. Chính nhân dân đã tạo dựng nên giá trị vật chất, tinh thần và truyền sang các thế hệ : Họ giữ và truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói. Họ cũng là những người đem xương máu giữ gìn non sông đất nước :. Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại. Cùng với thời gian đằng đẵng, đất nước còn là không gian mênh mông, đó là non sông gấm vóc, là rừng biển quê hương. Tất cả được dựng lên từ mồ hôi, máu thịt của bao lớp người. Từ quan niệm Đất nước của Nhân dân, tác giả đã có cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về những phong cảnh thiên nhiên : Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Với những phát hiện trên, tác giả đã đi đến một cảm nhận thấm thía : Ôi Đất Nước bấn nghìn năm đi đâu ta cũng thây Những cuộc đời đã hoá núi sông ta... Qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, không gian địa lí đã trở thành những tặng vật vô giá của thiên nhiên. Tặng vật nào cũng thấm đượm bao mồ hôi, sức lực, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân qua bao thế hệ. Điều đáng quý là tác giả đã phát hiện trong những địa danh bình dị ở mọi miền đất nước để ẩn giấu, chứa đựng cuộc đời của người dân. Đó là nỗi nhớ mong, thuỷ chung chờ chồng trong đau đáu, khát khao của bao người phụ nữ góp cho đất nước những núi Vọng Phu. Tình yêu đằm thắm,, hạnh phúc của cặp vợ chồng dành tặng cho đất nước những hòn Trống Mái nghiêng đầu tô điểm cho những vùng biển cả quê hương, Nỗi đau, niềm hạnh phúc của bao cuộc đời đã làm nên hình vóc núi sông. Không chỉ dừng lại ở đấy, sự sáng tạo phong phú và tâm hồn lãng mạn của Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ta đến những cảm nhận thật sâu sắc. Truyền thống đánh giặc đã in dấu vào những ao đầm câu chuyện của chàng trai làng Phù Đổng, truvền thống uống nước nhớ nguồn đã tạo hình thế cho chín mươi chín con voi hướng đầu về đất tổ Hùng Vương. Câu chuyện về người học trò nghèo hiếu học đã làm nên núi Bút, non Nghiên - biểu tượng cho truyền thống hiếu học của đất nước. Thậm chí tên tuổi của những con người bình thường: Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm cũng hoá thành máu thịt của núi sông. Ước mơ, khát vọng của họ đã biến những dòng sông xanh thẳm hoá thân thành những con rồng mang nguồn sự sống bồi đắp cho những dải đồng bằng màu mở, phì nhiêu... Bằng biện pháp liệt kê các hình ảnh cùng điệp từ những gọi lên sự nối tiếp của hàng ngàn thế hệ cha anh đã góp phần làm nên dáng hình xứ sở. Đó không phải chỉ là mồ hôi, công sức mà còn là cả cuộc đời, thân phận của bao người. Không gian núi sông trở nên thiêng liêng vì nó gắn chặt với hồn người. Từ những phát hiện đó, nhà thơ đã quy nạp, nâng lên thành một khái quát hết sức sâu sắc : 2

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta... Đoạn thơ một lần nữa khẳng định và ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trong việc sáng tạo nên hình dáng núi sông bờ cõi của đất nước. Bằng đôi bàn tay cần cù, nhẫn nại, bằng tình yêu, bằng sức sống mãnh liệt của mình họ đã đem đến sự trù phú, màu mỡ, linh hồn cho núi sông. Theo mạch triết luận đậm chất trữ tình, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục đem đến cho người đọc một phương diện nữa về đất nước: Đất nước còn được khám phá ở chiều sâu văn hoá, phong tục của tâm hồn tính cách dân tộc Việt Nam. Thật ra cách nói thế này không phải là mới, trong Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi cũng đã đề cao truyền thống, phong tục tính cách niềm tự hào, tư tưởng lấy nhân dân là gốc. Nhưng chỗ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm là đã thể hiện sâu đậm tâm hồn nhân dân không ở đâu khác ngoài văn hoá dân gian. Nên Đất Nước của Nhân dân cũng chính là đất nước của ca dao, huyền thoại. Tác giả đã sử dụng sâu rộng chất liệu của văn hoá dân gian, từ ca dao, dân ca, tục ngữ, đến truyền thuyết, cổ tích, các phong tục tập quán sinh hoạt... Đây là nền văn hoá do nhân dân sáng tạo, lưu truyền. Trong suốt một thời gian dài chưa có chữ viết thì những sáng tác dân gian ấy đâu chỉ là thơ, là truyện mà còn là lịch sử, là tấm gương phản chiếu tâm hồn Việt. Cho nên, những ca dao thần thoại đã trở thành điểm tựa, thành hạt nhân để tác giả khám phá, khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong việc tạo nên bản sắc văn hoá cho đất nước. Trong kho tàng ca dao mấy nghìn năm, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn những bài ca dao tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tính cách Việt Nam : Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca đao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu. Đoạn thơ đã đưa người đọc phiêu diêu về thế giới nghệ thuật dân gian. Mỗi câu thơ đềụ được gợi tứ từ một câu ca dao nổi tiếng. Mỗi chất liệu dân gian đều được sử dụng một cách tài tình, uyển chuyển gợi mở thế giới tâm hồn tinh tế, sâu sắc của con người Việt Nam. Đó là tâm hồn giàu yêu thương, lãng mạn trong tình yêu. Bài ca dao hồn nhiên, trong trẻo qua lời ru của mẹ từ thuở ấu thơ : Yêu em từ thuở trong nôi Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru. Bước vào trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm vẫn tình tứ, đắm say như thế. Một dân tộc nhọc nhằn, gian khổ nhưng vẫn đốt cháy trong tim khát vọng tình yêu. Không chỉ có thế, những bài ca dao còn dạy cho ta biết nâng niu, trân trọng những giá trị tinh thần : Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng. Bài ca dao giản dị mà chứa đựng bài học làm người sâu sắc: Hãy quý trọng nghĩa tình hơn tất cả mọi của cải trên đời. Ta chợt nhận ra, nhân dân đã truyền dạy cho ta tình yêu, sự trân trọng đối với tình người, dạy cho ta biết nhìn thấy cội nguồn tạo nên ý nghĩa của cuộc sống. Và không chỉ cao đẹp trong cuộc sống thường nhật, trong chiến đấu nhân dân cũng truyền lại cho con cháu mai sau lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất, kiên cường : Thù này ắt hẳn còn lâu Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què. Mượn tứ của những bài ca dao tiêu biểu, Nguyễn Khoa Điềm một lần nữa khẳng định vai trò của nhân dân đối với chiều sâu văn hoá dân tộc. Việc sử dụng chất liệu văn hoá dân gian ở đây không chỉ là một thủ pháp trong nghệ thuật mà đã là sự thấm nhuần quan niệm Đất Nước của Nhân dân trong cảm hứng sáng tạo, trong tâm hồn nhà thơ, chi phối việc lựa chọn chất liệu, thi tứ, xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật của bài thơ. Đoạn thơ Đất Nước là một thành công của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm vào thành tựu thơ ca chống Mĩ trên hướng khai thác đề tài. Đó là tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Quan niệm về Đất Nước của Nhân dân là tư tưởng chủ đạo, quán xuyến, mở ra những khám phá sâu sắc và mới mẻ. Quan niệm đó có cội nguồn từ văn chương truyền thống của dân tộc. Nhưng đến thời hiện đại, qua cách nhìn và cách nghĩ của Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng ấy ngày càng sâu sắc và phong phú hơn. ĐỀ BÀI: Bình giảng đoạn thơ sau trong đoạn trích “ Đất nước” ( trường ca “ Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm. 3

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái \"ngày xửa ngày xưa... ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn bây giờ Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bớt sau đầu Cha thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kéo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó... Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hẹn hò Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt của dân tộc. Thực tế gian khổ ấy đã tạo điều kiện cho nhiều nhà thơ thế hệ này hiểu hơn bao giờ hết về vẻ đẹp của nhân dân, của đất nước. Trường ca Mặt đường khát vọng ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đó vừa có ý nghĩa thức tỉnh thế hệ thanh niên miền Nam sống trách nhiệm với quê hương, đất nước vừa thể hiện những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Đoạn thơ : Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngậy xưa... ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì búi sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Thuộc phần đầu đoạn trích được học trong sắch giáo khoa văn mười hai Bằng cách sử dụng sáng tạo nhiều chất liệu của văn hoá dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho người đọc một định nghĩa về đất nước mang tính thời đại. Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ đã ngược dòng thời gian trở về với cội nguồn của quá trình sinh thành đất nước : Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngàv xưa... ” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Từ cội nguồn sinh thành ấy, nhà thơ đã nhận thấy đất nước có ngay trong cuộc sống của mỗi con người. Đất nước có trong những câu chuvện của mẹ đất nước có trong miếng trầu bà ăn, đất nước gắn liền với những gì thân thuộc, gắn bó với chứng ta hằng ngày. Những câu thơ như lời định nghĩa cùng những hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, Nguyễn Khoa Điềm đã phát biểu quan niệm về đất nước một cách tự nhiên, mới mẻ, Qua cái nhìn của nhà thơ, đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng, vô hình mà cụ thể, sống động, đất nước ở ngay trong những sự vật bình thường, quen thân nhất. Và ngay cả quá trình lịch sử hình thành, dựng xây đất nước cũng được miêu tả qua những hình ảnh bình dị, thân thương : Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên. Mỗi hình ảnh vừa dung dị vừa có sức khơi ngợi, ngẫm suy. Hiện lên trước mắt ta cả hành trình dựng nước, giữ nước đầy gian khó. Quá trình ấy bắt đầu khi dân tộc biết cầm vũ khí đúng lên bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh trồng tre mà đánh giặc gợi lại truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất của cha ông. Cùng với quá trình bảo vệ ấy, đất nước lớn lên, trưởng thành giàu mạnh. Quá trình sinh thành đất nước 4

còn được tạo nên từ những nề nếp, phong tục, tập quán, lối sống thể hiện rõ tâm hồn, tính cách dân tộc. Đó là nếp quen búi tóc sau đầu của người phụ nữ Việt Nam trong sinh hoạt hằng ngày, vừa gọn gàng vừa gợi dáng hình đảm đang, tháo,vát. Đó là truyền thống thuỷ chung, tình nghĩa son sắt trong tình cảm vợ chồng. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm được gợi ý từ câu ca dao : Tay nâng chén muối đĩa gừng - Gừng cay, muôi mặn, xin đừng quên nhau, rưng rưng tình mẹ, tình cha đằm thắm, nặng sâu. Đất nước còn được hình thành từ những hiểu biết của cha ông thu nhận được từ cuộc sống để có được tiếng nói của riêng mình cái kèo, cái cột thành tên. Đất nước còn lớn lên từ sự bền bỉ, nhẫn nại và đầy sáng tạo trong lao động của nhân dân : Hạt gạo phải một nắng hai sưong xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... Câu thơ không chỉ gợi lại những vất vả, nhọc nhằn mà còn khẳng định và ngợi ca khả năng sáng tạo kì diệu của nhân dân trong lao động. Bởi để có được hạt gạo trắng thơm nuôi sống chúng ta, bao thế hệ con người đã dồn tâm huyết vào quá trình lao động ấy. Ai là người đã tìm ra cây lúa giữa ngàn cây hoang dại? Ai đã tìm ra cách gieo trồng, chăm bón vụ lúa đầu tiên ? Ai đã nghĩ ra quá trình xay, giã, giần, sàng... để hạt thóc biến thành hạt gạo. Không một ai có đủ thời gian để một mình làm ra tất cả, chỉ có nhân dân thế hệ này tiếp thế hệ khác truyền cho nhau để kế thừa và sáng tạo mói làm nên điều kì diệu ấy. Trong cái nhìn độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước không chỉ gần gũi, giản dị một nắng hai sương, tảo tần thuỷ chung mà còn là những gì riêng tư nhất trong sâu thẳm hồn người : Đất là nơi anh đến trường Nước là noi em tấm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là noi em đánh roi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng thật sáng tạo hai từ Đất Nước, lúc chúng tách rời, lúc chúng gắn bó hoà quyện trong nhau để cùng thể hiện một không gian riêng tư gắn liền với những kỉ niệm sâu đậm trong trái tim mỗi con người. Đất nước là con đường nâng bước anh đến trường, đất nước là nơi em tắm mát, nơi em đỏ da thắm thịt, đất nước là nơi trái tim thanh xuân bồi hồi, xao xuyến với những rung động của tình yêu đầu đời, đất nước là cây đa, bến nước... nơi ta hò hẹn, đất nước là mảnh đất - nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thương, khắc khoải. Những hình ảnh thơ giản dị, thân thương ấy đều đượm phong vị của ca dao tạo nên giọng tha tình tứ, ngọt ngào tựa như lời thủ thỉ tâm tình. Đất nước ở ngay trong những chàng trai, cô gái, ngay trong những khoảng riêng tư của mỗi con người. Qua cách nhận thức này, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra cội nguồn của tình yệu quê hương, đất nước. Tình cảm lớn lao, thiêng liêng này chỉ có thể được hình thành từ sự gắn bó, yêu thương nhưng gì gần gũi nhất, thân quen nhất trong cuộc sống mỗi con người. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ là khả năng sử dụng sáng tạo những chất liệu dân gian khiến cho những lời định nghĩa về đất nước trở nên gần gũi, cụ thể, sinh động. Đặc biệt là cách sử dụng hình thức câu văn chính luận khẳng định, được lặp đi lặp lại như một điệp ngữ vừa biến đổi vừa nhấn mạnh về một đất nước thân thương, hồn hậu, sâu nặng nghĩa tình. Đất nước gần gũi, hiện hữu trong cuộc sống thường ngày. Đất nước gắn liền với những gì riêng tư, sâu thẳm của tâm hồn con người. Với nhận thức sâu sắc của mình về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đánh thức trong lòng người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ thời bấy giờ tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của đất nước, thôi thúc họ lên đường, tham gia cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. ĐỀ BÀI: Phân tích phần 2 của đoạn trích Đất Nước (từ câu 44 đến hết câu 90) để làm rõ tư tưởng Đất Nước của Nhân dân Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm cuốn hút người đọc bằng cảm xúc trữ tình nồng thắm và chất suy tư sâu lắng. Tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy phải nói đến trường ca Mặt đường khát vọng. Trong tác phẩm này, Nguyễn Khoa Điềm đã tập trung khám phá, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước. Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã được nhà thơ chứng minh từ nhiều phương diện cảm nhận về đất nước. Đất nước được cảm nhận từ chều rộng của không gian địa lí: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Xưa nay, nói đến điều kiện tự nhiên và những danh lam thắng cảnh của đất nước, người ta thường ca ngợi sự hào phóng của tạo hoá. Còn ở đây, qua cách nói của nhà thơ, tất cả núi sông, rừng bể ấy đều là 5

tặng vật của nhân dân. Điệp từ góp cho trở đi trở lại như những lời khẳng định về công lao vĩ đại của nhân dân, của những con người bình thường trên khắp mọi miền đất nước và trong suốt chiều dài của mấy nghìn năm lịch sử. Đó là bao nhiêu thế hệ những người vợ, người mẹ từng đợi chờ thuỷ chung, mòn mỏi. Nếu không có tình yêu và nỗi đau của họ thì núi mãi chỉ là đá, không thể hoá thành những Vọng Phu vòi vọi giữa trời, cũng không thể có những hòn Trống Mái chụm đầu trên sóng nước biển khơi. Bằng trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, nhân dân đã biến những sự vật vô tri vô giác thành sống động, phi thường Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên / Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh. Họ góp cả tên tuổi của mình cho quê hương, xứ sở Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Mỗi cái tên. gợi nhớ những cuộc đời, những đôi bàn tay khai phá đất đai, lập nên những xóm làng, ruộng đồng, bờ bãi. Nhân dân đã truyền cả tâm hồn vào cảnh vật để Đất và Nước trở nên có linh hồn, có sự sống. Vóc hình của đất nước, ở nơi đâu cũng là hình vóc của nhân dân: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta... Cách miêu tả của nhà thơ khiến cho không gian địa lí của Đất Nước không còn đơn thuần là những giá trị vật chất, những điều kiện tự nhiên mà trở thành máu thịt và tâm hồn của ông cha. Tư tưởng Đất Nước cùa Nhân dân còn được thể hiện qua cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước từ phương diện thời gian lịch sử. Khi trở về với quá khứ, nhà thơ không nhắc lại những triều đại hoàng kim, những anh hùng được sử sách lưu danh mà cả anh và em đều nhớ. Trên nền quá khứ mấy ngàn năm, nhà thơ đã tô đậm hình ảnh của bốn nghìn lớp người giống ta lửa tuổi. Đó là những con người đã sống cuộc đời tưởng như rất bình thường, lặng lẽ: Cần cù làm lụng nhưng trong tâm hồn họ ẩn chứa tinh thần bất khuất, kiên cường của một dân tộc giàu khát vọng tự do : Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Cũng chính họ đã sáng tạo nên mọi giá trị vật chất và tinh thần cho đất nước : Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh cụ thể và giàu sức gợi như hạt lúa, ngọn lửa giọng nói, tên xã, tên làng... để khẳng định công lao vĩ đại của nhân dân. Trong hạt lúa tưởng chừng bé nhỏ kia, có công sức, tâm huyết, trí tuệ của bao nhiêu thế hệ con người. Người tìm ra cây lúa giữa ngàn cây hoang dại khác, người tìm ra cách cấy trồng, chăm bón để có những vụ mùa no ấm, người sáng tạo nên những xay, giã, giần, sàng để hạt lúa thành hạt hạo trắng ngần. Trong tiếng nói ta thừa hưởng của ông cha có tình yêu và sức sống mãnh liệt của tâm hồn Việt vẫn tồn tại bền vững bất chấp cả ngàn năm bị đô hộ trong mưu toan đồng hoá của giặc ngoại xâm. Nhân dân đóng vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ đắp đập be bờ tạo nên ruộng đồng, bờ bãi phì nhiêu cho đời sau cấy trồng, thu hái. Họ dũng cảm đánh đuổi ngoại xâm lẫn nội thù để gìn giữ tự do, độc lập cho quê hương, xứ sở. Bởi thế, chính những lóp người vô danh, không để lại tên tuổi trong lịch sử ấy đã sáng tạo nên những trang sử hào hùng cho đất nước : Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân kết đọng lại trong những câu thơ ngắn gọn, giản dị, hàm súc này. Nhân dân không chỉ tạo dựng nên không gian địa lí, thời gian lịch sử mà còn sáng tạo và gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc : Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi 6

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Nguyễn Khoa Điềm đã tìm về với sáng tác dân gian - cội nguồn của nền văn hoá dân tộc, để một lần nữa khẳng định vai trò vĩ đại của nhân dân. Những câu chuyện cổ, những bài ca dao, dân ca đã là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp phong phú của tâm hồn, sự sâu sắc của trí tuệ nhân dân. Nhân dân dạy ta biết đắm say, lãng mạn mà thuỷ chung trong tình yêu : Yêu em từ thuở trong nôi / Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru (Ca dao); biết trọng nghĩa tình hơn của cải : Cầm vàng mà lội qua sông / Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng (Ca dao). Nhân dân truyền cho ta ý chí bất khuất và tinh thần nhẫn nại, bền bỉ phi thường trong chiến đấu: Biết trồng tre đợi ngày thành gậy / Đi trả thù mà không sợ dài lâu. Bốn ngàn lớp người bình thường, lặng lẽ kia đã sáng tạo, gìn giữ và truyền lại cho ta những tài sản tinh thần vô giá, đã làm nên linh hồn chọ đất nước. Từ các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá, Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước. Tư tưởng chung của thời đại đã được thể hiện một cách phong phú, sâu sắc qua ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm. Sức hấp dẫn của đoạn thơ còn bắt nguồn từ giọng điệu trữ tình chính luận đặc sắc; từ sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các chất liệu của văn hoá dân gian, cách nói dân dã, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhờ vậy, những câu thơ gieo vào tâm hồn người đọc niềm biết ơn, tình yêu và ý thức trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước. ĐỀ BÀI: Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết \"yêu em từ thuở trong nôi\" Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi... (Đất Nước — Nguyễn Khoa Điềm) Đất nước là một khái niệm thiêng liêng trong mỗi tâm hồn người dân Việt Nam và là một chủ đề xuyên suốt lịch sử văn học nước nhà. Tuy nhiên, mỗi nhà thơ lại có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau về đất nước. Nếu đất nước trong thơ Hoàng Cầm là quê hương Kinh Bắc cổ kính, đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi là một đất nước trưởng thành toả sáng, đất nước trong thơ Tố Hữu là Việt Bắc - quê hương cách mạng, chiếc nôi của cuộc kháng chiến thì đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại. Tư tưởng đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm phản ánh một cách rõ nét trong trưởng ca Mặt đường khát vọng mà đoạn thơ dưới đây đã trở thành linh hồn của thi phẩm: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết \"yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi... Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên nên còn âm vang khí thế hào hùng của dân tộc. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường đấu tranh, hòa mình vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược của nhân dân, của đất nước. Đoạn thơ trên thuộc phần cuối của đoạn trích Đất Nước. Sự độc đáo trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là cách nhìn toàn diện, mới mẻ về đất nước trên nhiều phương diện khác nhau như địa lí, lịch sử, phong tục tập quán, ở chiều sâu văn hoá của đất 7

nước. Nếu như trước đó Nguyễn Khoa Điềm đã nêu ra một định nghĩa riêng của mình về đất nước, cảm nhận về đất nước trên các phương diện địa lí, lịch sử thì ở đoạn thơ này, nhà thơ đã thể hiện tập trung tư tưởng, cảm xúc của toàn bài thơ: tư tưởng \"Đất nước của Nhân dân\". Tư tưởng \"Đất Nước của Nhân dân\" không phải là mới mẻ trong thơ ca mà trước Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng ấy cũng đã xuất hiện trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, nhưng phải đến Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, cách nhận thức về \"Đất Nước của Nhân dân\" mới thực sự toàn vẹn. Văn học chống Mĩ cũng đã có những cảm nhận sâu sắc về nhân dân, về đất nước. Văn học không viết về những cái phi thường, không viết nhiều ẩn ý mà văn học viết những cái bình dị, lối viết mộc mạc. Suy nghĩ về nhân dân qua Tre Việt Nam, Hơi ấm rơm của Nguyễn Duy, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Việt Bắc của Tố Hữu ít nhiều là những con người bằng xương, bằng thịt. Với Nguyễn Khoa Điềm, ông không ngợi ca một con người cụ thể, một triều đại nào mà ngợi ca những người anh hùng vô danh: Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Nhân dân là những con người như thế: sống giản dị, chết bình tâm, chiến đấu không phải vì một dòng tên trong lịch sử mà vì đất nước. Vì thế đất nước không phải ở đâu xa mà kết tinh ở trong mỗi con người. Đất nước trở thành tình cảm thiêng liêng, máu thịt của mỗi người. Nói như Chế Lan Viên: Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợ như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông. Những con người vô danh ấy sẵn sàng chiến đấu, xả thân mình bảo vệ đất nước: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân . Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. Tư tưởng, \"Đất Nước của Nhân dân\" là một nhận thức đã thấm sâu, chi phối mạnh mẽ mọi khía cạnh làm nên một nét đặc trưng của cảm hứng về đất nước trong văn học Việt Nam hiện đại mà trước Nguyễn Khoa Điềm đã có Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của nhân dân với đất nước. Khi nói về tư tưởng đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại Nguyễn Khoa Điềm đã trở về với ngọn nguồn đẹp đẽ, của văn học dân gian Việt Nam - ca dao, để khái quát những truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là sự thuỷ chung trong tình yêu: Dạy anh biết \"yêu em từ thuở trong nôi\" Nói đến con người Việt Nam là nói đến sự thủy chung gắn bó \"biết yêu em từ thuở trong nôi\". Câu thơ được lấy ý từ hai câu ca dao: Yêu em từ thuở trong nôi, Em nằm em khóc anh ngồi anh ru. Sự thủy chung son sắt ấy đã trở thành một phẩm chất đáng quý của người Việt qua các thời đại, qua những trang thơ. Nhân dân ta không chỉ thủy chung mà còn nghĩa tình, hai chữ nghĩa - tình bao giờ cũng gắn bó với nhau thành nghĩa tình - tình nghĩa: Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Vàng là một thứ vật chất vô cùng quý giá rất cần thiết cho cuộc sống con người, quý thật đấy, quan trọng thật đấy, thế nhưng người Việt Nam còn quý \"công cầm vàng\" hơn, tức là quý trọng cái công sức, giá trị hơn rất nhiều. Câu thơ gợi ta nhớ đến câu ca dao xưa: Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng. Thuỷ chung trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa trong cuộc sống, con người Việt Nam còn kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống kẻ thù. Đất nước ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử, bốn nghìn năm lịch sử là bốn nghìn năm dân ta sống trong mưa bom bão đạn, sống trong đau thương và mất mát thế nhưng họ vẫn kiên cường: \"Biết trồng tre đợi ngày thành gậy\" vẫn bất khuất, anh hùng: \"Đi trả thù mà không sợ dài lâu\". Bởi thế mà nhân dân ta, người người, lớp lớp xông pha ra trận dù biết phía trước muôn vàn khó khăn họ vẫn kiên cường, bất khuất và họ biết rằng \"Ngày mai sẽ là ngày sum họp\" là ngày chiến thắng, ngày nhân dân được sống hòa bình ấm no. 8

Sống triền miên trong khó khăn, gian khổ nhưng người dân Việt Nam vẫn lạc quan, yêu đời. Phẩm chất ấy được nhà thơ khái quát trong những vần thơ giàu cảm xúc: Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu . Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gọi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi. Cảm hứng lãng mạn của dòng văn học 1945 - 1975 đã chi phối cách cảm nhận về thiên nhiên về con người của nhà thơ. Thiên nhiên đẹp \"trăm màu\", \"trăm dáng\" nhưng cũng đầy thử thách đối với con người. Song người lao động vẫn lạc quan, vẫn yêu đời \"cất lên câu hát\" ngay cả khi vất vả nhất \"chèo đò\", \"kéo thuyền vượt thác”. Niềm lạc quan ấy chính là đôi cánh lớn để nâng đỡ tâm hồn con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Viết về đất nước, về nhân dân, thơ Nguyễn Khoa Điềm dạt dào cảm xúc. Bởi lẽ nhà thơ đã sáng tạo ra một hình tượng nghệ thuật mang phong cách mới, hình thức mới: nhân vật trữ tình em là một phương thức nghệ thuật để tác giả tự phân thân, bộc bạch suy nghĩ, tình cảm của mình về đất nước. Hình thức trao gửi tâm tình này khiến cho mạch cảm xúc, suy tư của bài thơ trở nên gần gũi hơn, sâu lắng hơn. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm là thế, giàu suy tư mà vẫn chất chứa cảm xúc, dồn nén tình cảm với thể thơ tự do cùng những câu thơ dài ngắn đan xen đã góp phần làm phong phú thêm cho hình thức thơ ca tiếng Việt đồng thời đó cũng là cách bộc lộ tư tưởng tình cảm của tác giả, khi thì dạt dào sâu lắng, khi thì tha thiết, tự hào. Câu thơ: \"Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi\" kết lại đoạn trích đã khái quát lên vẻ đẹp phong phú của cảnh sắc, của con người và bao hàm tất cả là Đất nước. Như vậy, chỉ với một đoạn thơ ngắn Nguyễn Khoa Điềm đã giúp người đọc hiểu rõ tư tưởng \"Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại\" cùng những truyền thống quý báu của dân tộc bằng một hình thức thơ ca không mới song lại có sự sáng tạo trong cách sử dụng linh hoạt những hình ảnh thơ. Đó là lí đo ''Đất Nước\" dễ đi sâu vào lòng người đọc. . Đoạn trích đã khái quát được tư tưởng tình cảm của nhà thơ, mang lại một tiếng nói mới mẻ về đề tài quê hương đất nước. Đoạn thơ còn là một minh chứng cho phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu suy tư, cảm xúc dồn nén, đậm chất văn hóa dân gian. Gấp trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm ta vẫn thấy âm vang đâu đây giọng một ai đó ngâm nga: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của nhân dân Đất Nước của ca dao thần thoại... 9


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook