TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) ĐỀ BÀI: Dựa vào hoàn cảnh sáng tác và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập, anh (chị) hãy giải thích vì sao tác giả lại mở đầu tác phẩm bằng việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp ? Mục đích của Hồ Chí Minh khi trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp vào phần đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập : Xuất phát từ hoàn cảnh chính trị phức tạp ở Việt Nam và trên thế giới vào thời điểm công bố bản Tuyên ngôn Độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945). Trên thế giới, Đồng minh đã chiến thắng phát xít nhưng nội bộ có mâu thuẫn lớn giữa Anh, Mĩ và Liên Xô. Theo nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam, mâu thuẫn ấy có thể khiến Anh, Mĩ tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương. Ở Việt Nam, phía Bắc, hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch tràn vào với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mĩ vào Đông Dương ; phía Nam, Pháp núp sau quân Anh hòng chiếm lại Nam Bộ. Hoàn cảnh lịch sử đó đã có tác động trực tiếp đến đối tượng và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập. Xuất phát từ những đối tượng mà tác phẩm hướng tới -Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố độc lập đọc trước đồng bào và nhân dân thế giới chung chung. Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập là sự khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc. Do đó, đối tượng mà tác phẩm hướng tới còn là bọn thực dân, đế quốc Anh, Mĩ - những kẻ đang rắp tâm cướp nước ta một lần nữa. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam bằng chính những câu nói trích từ các bản Tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mĩ và nước Pháp. ĐỀ BÀI: Phân tích ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp trong phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Khi trích dẫn và ca ngợi những lập luận trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mĩ và nước Pháp, tác giả đã tạo dựng cơ sở lí luận vững chắc cho bản tuyên ngôn của nước ta. Bởi vì, đó là những thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại trên hành trình đấu tranh giành hạnh phúc cho con người, là nguyên lí chung đã được cả thế giới thừa nhận. Không ai có thể phủ định được những chân lí đó, đặc biệt là Pháp và Mĩ. - Không chỉ trích dẫn, tác giả còn khéo léo vận dụng những nguyên lí chung này vào mục đích khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ chỉ khẳng định quyền con người với tư cách cá nhân nhưng Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền tự quyết của các dân tộc. Đây là một cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh vào việc hình thành một trật tự pháp lí quốc tế mới - ở đó tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình (G.s. Sin-gô Si-ba-ta). - Khi trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp, Người đã rất khéo léo. Người viết ngầm cảnh cáo nếu Pháp và Mĩ cố tình xâm lược Việt Nam thì họ sẽ phản bội lại truyền thống tốt đẹp của họ, làm hoen ố lá cờ “tự do, bình đảng, bác ái” mà cha ông họ từng giương cao. Như thế, Bác đã dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để “tấn công” kẻ thù. Ở đây, không hề có sự nhầm lẫn giữa dân tộc Pháp, dân tộc Mĩ với bọn thực dân xâm lược. Chính điều này đã tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận tiến bộ của nước Pháp và Mĩ. Hơn nữa, khi trích dẫn hai bản Tuyên ngôn ấy, Bác đã đặt ngang hàng cuộc Cách mạng tháng Tám Việt Nam với cuộc Cách mạng Mĩ (1776) và cuộc Cách mạng Tư sản pháp (1789) về tầm vóc, ý nghĩa thời đại. Lời khẳng định về quyền tự do, quyền sống hạnh phúc cho mỗi con người còn tạo đà cho tiếng nói tố cáo, lên án tội ác của thực dân Pháp ở phần hai khi tác giả đối chiếu những lẽ phải không ai chối cãi được với tình hình thực tế ở Việt Nam. ĐỀ BÀI:Phân tích đoạn mởđầu bản‘‘Tuyên Ngôn độclập’’ của Hồ Chí Minh để thấy đây là cách lập luận vừakhôn khéo vừa cương quyết, vừa hàm chứa ý nghĩa sâu xa của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh vừa là nhà chính trị vừa là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam cũng như của cả nhân loại. Văn chính luận là thể loại xuất sắc của Hồ Chí Minh, trong đó Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu. Đoạn mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập là đoạn văn thể hiện rõ tài năng viết văn chính luận của Hồ Chí Minh với cách lập luận vừa khôn khéo vừa cương quyết, vừa hàm chứa ý nghĩa sâu xa của Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, kỉ nguyên độc lập, tự do mở ra cho toàn thể 1
dân tộc. Vì vậy, nó có một ý nghĩa quan trọng vừa tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc, vừa tuyên bố thoát li một cách dứt khoát quan hệ với thực dân Pháp, vừa kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ nền độc lập, tự do còn non trẻ của nhân dân Việt Nam. Tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Mở đầu bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã nêu nguyên lí tư tưởng làm cơ sở cho lập luận của Người bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ - những văn kiện nổi tiếng trong lịch sử loài người để khẳng định quyền lợi thiêng liêng cơ bản của con người - quyền được tự do, bình đẳng trong việc mưu cầu hạnh phúc. Cách lập luận của Người rất khôn khéo, giàu sức thuyết phục vì đó là những chân lí của lịch sử đã được cả thế giới thừa nhận. Và như vậy, chính kẻ thù cũng phải thừa nhận. Chính Hồ Chí Minh cũng cho ta thấy điều đó qua việc sử dụng các cụm từ “những lời bất hủ”, “những lẽ phải”. Cách nói “gậy ông đập lưng ông” đã tạo nên giọng điệu kiên quyết cho những lời mở đầu của bản tuyên ngôn. Đặt vào hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn Độc lập, những lời trích dẫn nói trên còn có tác dụng đập lại luận điệu xảo trá của kẻ thù đang nhăm nhe xâm lược nước ta: Cách mạng tháng Tám vừa mới giành lại thắng lợi chưa được bao lâu thì dân tộc ta lại đúng trước hoạ ngoại xâm. Theo như hiệp ước của các nước thắng trận dưới danh nghĩa là quân đồng minh vào tước khí giới của phát xít Nhật, ở phía Bắc nước ta là hai mươi vạn quân Tưởng, theo sau là quân Mĩ kéo vào Hải Phòng, còn ở phía Nam núp sau lưng quân Anh là quân đội viễn chinh Pháp. Để phục vụ cho âm mưu xâm lược của mình, Pháp tuyên bố Đông Dương trong đó có Việt Nam là thuộc địa của Pháp bị phát xít Nhật chiếm, nay Nhật đầu hàng Đồng minh nên Pháp có quyền lấy lại Việt Nam. Với cảm quan chính trị đặc biệt, Bác đã nhìn thấy rõ kẻ thù trước mặt của dân tộc để đập tan luận điệu xảo trá của chúng. Mà bác bỏ luận điệu của kẻ thù còn gì đích đáng hơn là dùng lí lẽ của tổ tiên họ. Nếu kẻ thù xâm lược nước ta có nghĩa là chúng đã chà đạp thô bạo lên tuyên ngôn của chính cha ông chúng. Cách nói ấy đã chặn đứng âm mưu xâm lược của kẻ thù. Hồ Chí Minh đã sử dụng cách lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì nó thể hiện sự tôn trọng chân lí, tôn trọng lẽ phải của dân tộc ta cho dù chân lí và lẽ phải ấy do chính người Mĩ hay người Pháp phát biểu. Kiên quyết vì đã nhắc nhở họ đừng phản bội lại những lí tưởng cao cả của cách mạng dân tộc dân chủ, đừng làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo, chính nghĩa nếu họ quyết tâm xâm lược nước ta. Đọc Tuyên ngôn Độc lập, là “đọc giữa hai dòng chữ’’. Trong những lời lẽ ngắn gọn súc tích còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Với việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của người Mĩ và người Pháp, một cách tự nhiên Bác đã đặt cuộc Cách mạng tháng Tám của ta ngang hàng với các cuộc cách mạng khác trên thế giới; đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn của người Mĩ, người Pháp; và dĩ nhiên nền độc lập của đất nước và dân tộc Việt Nam cũng ngang hàng với nền độc lập của hai cường quốc này. Vì cuộc Cách mạng tháng Tám của ta cũng giải quyết những nhiệm vụ dân tộc và nhân dân như chính hai cuộc cách mạng Pháp và Mĩ, phù hợp với lí tưởng cao cả và chính nghĩa. Đây cũng là cách kín đáo gửi niềm tự hào dân tộc theo cách của Nguyễn Trãi : Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. Nhưng không chỉ có thế, tầm trí tuệ, tầm tư tưởng của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở những điều suy rộng ra vô cùng sâu sắc. Hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp mới chỉ nói đến quyền con người, từ đấy Bác nâng lên thành quyền dân tộc: Tất cả các dân tộc sinh ra đều... Điều suy rộng ra ấy trở thành phát súng lệnh khởi đầu cho phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Đoạn mở đầu bản tuyên ngôn với cách lập luận chặt chẽ, sâu sắc, thuyết phục, đanh thép là cơ sở lí luận chắc chắn để triển khai lập luận ở những phần tiếp theo. Đoạn văn cũng chứa đựng tư tưởng lớn lao của một trí tuệ uyên bác. ĐỀ BÀI: Phân tích đoạn văn tố cáo, lên án tội ác của thực dân Pháp trong bản Tuyên ngôn Độc lập để thấy những nét đặc sắc trong nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh Nói đến sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh, không thể không nhắc tới Tuyên ngôn Độc lập. Bởi lẽ, tác phẩm này kết tinh tầm vóc tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của một nhà chính trị, nhà ái quốc vĩ đại và tài năng của một cây bút chính luận kiệt xuất. Về tư tưởng, tác phẩm có nhiều đóng góp đáng kể cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức. Về nghệ thuật, Tuyên ngôn Độc lập tiêu biểu cho phong cách chính luận của Hồ Chí Minh: lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép; giọng điệu truyền cảm, linh hoạt; ngôn từ phong phú, gợi cảm. Những nét đặc sắc đó được thể hiện khá tập trung trong đoạn văn tố cáo, lên án tội ác của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ xâm lược và đô hộ nước ta. Trong phần mở đầu bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng, từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp. Người đã sử dụng những thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại trên hành trình đấu tranh giành hạnh phúc cho con người những nguyên lí chung đã được cả thế giới thừa nhận ấy để tạo dựng cơ sở lí luận vững chắc cho lời tuyên bố độc lập. Đó còn là căn cứ để tác giả đối chiếu với tình hình thực tế ở Việt Nam. Qua đó, phơi bày trước dư luận thế giới bộ mặt tàn ác, xảo trá của thực dân Pháp. Đây là một mục đích quan trọng của 2
bản tuyên ngôn vì thực dân Pháp đã chuẩn bị cho việc trở lại xâm lược nước ta bằng những luận điệu bịp bợm, xảo trá : Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Pháp có công khai hoá và bảo hộ đất nước này đã gần một thế kỉ, nay trở lại nắm quyền thay phát xít Nhật là lẽ đương nhiên. Vì vậy, trước hết, Hồ Chí Minh sử dụng chính những nguyên lí phổ quát đã được trích dẫn để nhấn mạnh sự tương phản giữa lời lẽ hoa mĩ và việc làm xấu xa của những kẻ đang mưu toan trở lại cướp nước ta một lần nữa. Bản Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của nước Pháp khẳng định rằng : Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Vậy mà, thực dân Pháp đã nhân danh những lẽ phải không ai chối cãi được ấỵ để cướp nước ta, tàn hại nhân dân ta. Hành động của họ trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Cùng với lời buộc tội, tác giả Tuyên ngôn Độc lập đã đập tan các luận điệu xảo trá, vạch trần bộ mặt giả dối, lừa bịp của thực dân Pháp. Người đã sử dụng những bằng chứng cụ thể, chính xác, tiêu biểu ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá để khẳng định tội ác tày trời của thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam. Chúng đã khai hoá đất nước này bằng cách lập nhà tù nhiều hơn trường học, bằng rượu cồn, thuốc phiện và chính sách ngu dân. Kết quả của công cuộc khai hoá văn minh ấy là chín mươi phần trăm dân số Việt Nam mù chữ ! Tự xưng là nước mẹ bảo hộ nhưng thực chất thực dân Pháp chỉ là những kẻ bóc lột và đô hộ. Chúng cướp không tài nguyên của nước ta, bóc lột sức lao động của nhân dân ta, đặt ra hàng trăm thứ thuế để bòn rút người dân đến tận xuơng tuỷ. Chúng còn chèn ép các nhà tư bản thuộc địa, giữ độc quyền những lĩnh vực kinh tế then chốt... Kết quả, sau gần một thế kỉ bảo hộ của chúng là một nước Việt Nam nghèo đói, lạc hậu, tiêu điều xơ xác. Những kẻ xảo quyệt, tàn ác đó đã đẩy một phần mười dân số Việt Nam vào thảm cảnh chết đói năm 1945. Bộ mặt thật của thực dân Pháp càng hiện rõ hơn qua những chính sách chính trị phản động. Chính quyền thực dân đã tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ của nhàn dân Việt Nam. Chúng chia cắt Việt Nam thành ba kì để dễ bề cai trị và thi hành những luật pháp dã man : đàn áp các cuộc biểu tình, giết hại tù chính trị và tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Ngay cả khi toàn nhân loại tiến bộ đồng tâm hiệp lực chiến đấu chống phát xít, thực dân Pháp vẫn duy trì một đường lối chính trị thù địch. Chúng chẳng những không hưởng ứng lời kêu tố cáo, lên án tội ác của thực dân Pháp, tác giả Tuyên ngôn Độc lập đã chứng gọi liên minh chống Nhật của Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Mỉa mai hơn, cái nước mẹ đại Pháp ấy chỉ trong vòng 5 năm đã hai lần bán đứa con bảo hộ của mình cho phát xít Nhật! Vì thế, nhân dân Việt Nam đã làm một cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền, giành lại đất nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Sự thật này được tác giả Tuyên ngôn Độc lập nhắc lại hai lần vừa để khẳng định chiến công của Việt Minh vừa nhấn mạnh rằng, từ mùa thu năm 1940, Pháp đã đánh mất hoàn toàn quyền bảo hộ đối với nước Việt Nam. Không chỉ tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân, tác giả còn vạch trần những tội lỗi của chúng với quân Đồng minh và nhân dân thế giới. Chúng đã lừa bịp dư luận thế giới bằng những chiêu bài chính trị xảo quyệt, đã hèn nhát đầu hàng phát xít Nhật, hai lần quỳ gối mở cửa Đông Dương dâng nước ta cho Nhật. Chúng thẳng tay tàn sát Việt Minh - những người luôn sát cánh cùng Đồng minh chiến đấu chống phát xít. Làm sao Pháp có thể chối bỏ được những tội lỗi chồng chất đó ? Làm sao nhân dân thế giới có thể ủng hộ “những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của chúng ? Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản chính luận nên thuyết phục người đọc trước hết bằng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận. Người đã đập tan từng chiêu bài chính trị bịp bợm của Pháp như khai hoá văn minh, bảo hộ thuộc địa và làm hiện nguyên hình bộ mặt thực dân cướp nước. Nếu thực dân Pháp rêu rao về công lao khai hoá văn minh, thì Hồ Chí Minh chứng minh chúng chỉ là kẻ xâm lược tàn ác. Nếu thực dân Pháp ngụy trang bằng mặt nạ bảo hộ thuộc địa thì Người chỉ rõ rằng, chúng là kẻ đô hộ dã man. Từ đó, hướng người đọc tự tìm lời đáp cho câu hỏi: Pháp có quyền trở lại mảnh đất này hay không và ai xứng đáng là người làm chủ nước Việt Nam mới. Cũng phải khẳng định rằng, sức mạnh của hệ thống lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ ấy không chỉ bắt nguồn từ trí tuệ mà còn tù trái tim Hồ Chí Minh. Đó là tiếng nói chân thành, mạnh mẽ của một con người thiết tha yêu lẽ phải, tôn trọng sự thật, tự hào về sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc mình. Sức thuyết phục to lớn của đoạn văn này còn bắt nguồn từ hệ thống từ ngữ, hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi (tuyệt đối không cho, thẳng tay chém giết bóc lột đến xương tuỷ, cướp không ruộng đất, hầm mỏ, giữ độc quyền, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu,...); lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép giọng điệu truyền cảm, hùng hồn. Tố cáo, lên án tội ác của thực dân Pháp, tác giả Tuyên ngôn Độc lập đã chứng minh một cách hùng hồn rằng, chẳng những xét về mặt lí luận mà cả trên thực tế, nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng độc lập. Họ đã phải gánh chịu quá triệt nhiều đau khổ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đã anh dũng, bền bỉ chiến đấu từ để giải phóng đất nước. Đoạn văn vừa là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của thực dân, phát xít vừa là khúc hùng ca về một trang sử hào hùng của dân tộc, cũng là một cuôc tranh luận nhằm 3
bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới (Nguyễn Đãng Mạnh). ĐỀ BÀI: “NướcViệtNamcóquyềnhưởngtựdovàđộclập,vàsựthậtđãthànhmộtnướctựdo,độclập”.Đólàtưtưởngchủ đạo. Xuyên suốt bản tuyên ngôn. Qua “ Tuyên Ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ tư tưởng trên. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Lời tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Bác tại quảng trường Ba Đình lịch sử đến nay vẫn vang vọng mãi non sông. Sáu mươi lăm năm trôi qua, Tuyên ngôn Độc lập của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị. Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong một thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc. Sau 80 năm quằn quại dưới gót giày thực dân và hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên. Chỉ trong vòng một tuần lễ (19 - 8 - 1945 đến 25 -8 -1945) đã giành được chính quyền trong cả nước. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã viết Tuyên ngôn Độc lập, sau đó người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào. Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong bối cảnh lịch sử phức tạp. Trong lúc đó, các lực lượng thù địch vẫn lăm le xâm chiếm, đe doạ nền độc lập còn non trẻ. Phía Bắc là quân đội Mĩ và Tưởng Giới Thạch, phía Nam là Anh và Pháp, thực dân Pháp còn láo xược tuyên bố Đông Dương là đất “bảo hộ” của chúng, nay Nhật đã đầu hàng nên Đông Dương thuộc về chúng. Ra đời trong bổi cảnh lịch sử đó, bản tuyên ngôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó tuyên bố với nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới về sự khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, về chủ quyền dân tộc bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam đồng thời đấu tranh loại bỏ những lí lẽ láo xược cùng âm mưu tái chiếm Việt Nam của các lực lượng thù địch, đặc biệt là Pháp và Mĩ, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới tiến bộ. Cuối bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh tuyên bố Nước- Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Có thể nói đây là tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt của bản tuyên ngôn. Tình yêu nước, khát vọng tự do của một dân tộc đã chìm đắm trong gần một thế kỉ bị nô lệ đã cháy lên thành những dòng tuyên ngôn bất hủ. Và không chỉ có thế, mỗi câu, mỗi chữ của bản tuyên ngôn đều thấm đẫm tư tưởng độc lập, tự do. Với trí tuệ uyên bác và nhãn quan chính trị sắc bén, Người đã nhìn rõ kẻ thù đầu tiên đe doạ nền độc lập còn non trẻ của ta là Pháp và Mĩ. Vì thế, trích hai bản tuyên ngôn : Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyên của Pháp là dụng ý sâu xa của Người. Trích hai bản tuyên ngôn này, Bác chỉ rõ : Quyền hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam có cơ sở pháp lí vững chắc bởi nó phù hợp với những lẽ phải đã được loài người thừa nhận : Tết cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo ho á cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Những lời bất hủ trên đã được thế giới thừa nhận. Hồ Chí Minh đã chứng tỏ quyền độc lập của Việt Nam có căn cứ sâu xa, có hậu thuẫn chắc chắn, đã được cả loài người tôn trọng và bắt buộc kẻ thù cũng phải tôn trọng. Nếu không, kẻ thù sẽ phản bội lại những lí tưởng cao cả của cách mạng dân tộc dân chủ, làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo, chính nghĩa. Nếu hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp chỉ đề cập đến quyền cá nhân con người thì Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền độc tập tự quyết của các dân tộc : Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bác đã vượt lên trên quan niệm nhân quyền tư sản để đạt đến tư tướng độc lập dựa trên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Tư tưởng lớn lao này sau này đã trở thành phát súng lệnh khởi đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Thực tế lịch sử đã chứng minh : Quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là lẽ phải, là chân lí mà ai cũng phải thừa nhận. Ở đây, Hồ Chí Minh đã phân tích một cách sâu sắc, xác đáng để thấy rằng việc Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng đến cướp nước ta là việc làm trái hẳn với chính nghĩa, nhân đạo. Bằng những câu văn liệt kê, dẫn chứng chân thực, chính xác, Bác đã vạch tội thực dân Pháp trên nhiều phương diện, về chính trị, chúng không cho dân ta chút quyền tự do nào, chúng chia cắt đất nước, thi hành những chính sách dã man, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Về kinh tế chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, chúng làm cho hơn hai triệu đồng bào ta từ Quảng Trị cho tới Bắc Kì chết đói. Về xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân. Mỗi câu văn đều bắt đầu bằng từ “chúng” vang lên đầy đanh thép, và căm hận. Đoạn văn là bản cáo trạng tội ác kẻ thù mà Hồ Chí Minh như một vị quan toà thay mặt cho nhân dân Việt Nam trước ánh sáng của chân lí thiêng liêng cất cao lời buộc tội. Những việc làm của thực dân Pháp trái hẳn với nhân đạo, chính nghĩa, vi phạm chân lí thiêng liêng của loài người. Không chỉ dừng lại ở đó, bản tuyên ngôn còn chỉ rõ quyền độc lập, tự do của Việt Nam không chỉ dựa vào chân lí mà còn xuất phát từ thực tế lịch sử: Nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống phát xít, đánh đuổi thực dân Pháp. Nên nhớ rằng, bản tuyên ngôn ra đời trong thời điểm lịch sử nhiều thử 4
thách đối với nền độc lập non trẻ của Việt Nam. Lúc này, thực dân Pháp đã lộ rõ âm mưu xâm lược Việt Nam lần hai khi chúng rêu rao trước công luận quốc tế : Đông Dương là thuộc địa cửa Pháp nên Pháp có quyền quay trở lại. Và chúng ta phải cương quyết chống lại âm mưu thâm độc này của chúng nhưng không được động đến Đồng minh. Tài năng viết văn chính luận của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Bác đã từng bước chặn đứng âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Nếu Pháp mượn danh nghĩa Đồng minh để quay lại Việt Nam, người chỉ rõ bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật để Nhật mở thêm căn cứ đánh Đồng minh. Thậm chí, ngày 9 tháng 3 năm 1945, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh. Còn nếu Pháp rêu rao chiêu bài “bảo hộ” nước ta, Người cũng chỉ rõ : Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng. Như vậy, chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Từ sự thật đó, Người khẳng định : Nước Việt Nam từ lâu đã không còn là đất bảo hộ của Pháp, chúng ta hoàn toàn có thể chấm dứt mọi quan hệ với Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam. Khi nói đến thực tiễn về phía nhân dân Việt Nam, bản tuyên ngôn khẳng định nhân dân ta không những có quyền mà, thực sự là một nước đã giành được độc lập tự do. Thực tế, nhân dân Việt Nam đã tự sức mình giành lại nền độc lập, tự do. Nhân dân ta có quyền độc lập, tự do bởi lẽ chính nhân dân Việt Nam chứ không phải thực dân Pháp đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Để khẳng định quyền của nhân dân ta, những câu văn trong tuyên ngôn thật hào hùng : Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập. Có lẽ đây là một trong những đoạn văn hào hùng, sảng khoái, tràn ngập niềm tự hào, tự tôn nhất trong Tuyên ngôn Độc lập. Tác giả dùng tới bốn lần từ “dân tộc” đi kèm với hai lần từ “gan góc” đã tạo nên nhịp điệu mạnh mẽ, cương quyết. Thực tế, nhân dân Việt Nam đã tự sức mình giành lại nền độc lập, tự do. Để khẳng định sự thật này, tác giả đã dùng phương pháp loại suy : Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp vì sau sự kiện ngày 9 tháng 3, Pháp đầu hàng Nhật, Việt Nam đã rơi vào tay Nhật. Việt Nam không còn là thuộc địa của Nhật vì khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành lại đất nước từ tay Nhật. Hơn thế, ở Việt Nam đã có Chính phủ lâm thời đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam. Để khẳng định sự thật này, bản tuyên ngôn đã nhắc lại một cách dõng dạc, hùng hồn : Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật... Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Và như vậy, thực dân Pháp và các thế lực thù địch khác đều không có quyền động tới Việt Nam trên bất cứ danh nghĩa nào. Bằng tình yêu nước, niềm thiết tha với độc lập dân tộc cùng với một trí tuệ uyên bác, Hồ Chủ tịch từng bước khẳng định quyền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam như một chân lí tất yếu. Chân lí dựa trên cơ sở công luận quốc tế đó là quyền dân tộc tự quyết đã được thừa nhận tại hai Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn. Nếu công luận quốc tế đã thừa nhận quyền độc lộp của các dân tộc ở hai hội nghị này thì có lẽ gì lại không thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Nếu các thế lực thù địch cố tình làm ngơ trước lẽ phải, trước chân lí này thì họ cần phải nhìn thấy thực tế : Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước bất khuất, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do. Bản tuyên ngôn kết lại bằng những câu văn mang âm hưởng hào hùng : Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do rà độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Khát vọng hoà bình, độc lập của toàn thể nhân dân Việt Nam đã chói sáng trong đoạn văn cuối cùng của bản tuyên ngôn. Cùng với lời khẳng định ấy là chân lí : Không có gì quý hơn độc lập tự do. Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có một ý nghĩa vô cùng to lớn : tuyên bố chấm dứt những tháng năm chìm đắm trong nô lệ, mở ra một kỉ nguyên mới cho toàn thể dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên độc lập, tự do. Để thể hiện được tư tưởng độc lập, tự do sâu sắc, lớn lao ấy, Tuyên ngôn Độc lập đã đạt được những thành tựu nghệ thuật đặc sắc như : kết cấu chặt chẽ, lô-gíc, lập luận đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng. Với tài năng, với lòng yêu nước nồng nàn, niềm khao khát tự do cháy bỏng, Hồ Chủ tịch đã viết nên một tác phẩm văn chương chính luận cho mọi thời đại. ĐỀ BÀI: Bình luận về sức thuyết phục của “ Tuyên ngôn độc lập” Giới thiệu giá trị nhiều mặt của Tuyên ngân Độc lập, trong đó nhấn mạnh đến sức thuyết phục của bản tuyên ngôn. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn: Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phoag kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên tự đo độc lập của dân tộc. Bình luận về đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng tới: Không chỉ đồng bào, mà còn có nhân dân thế giới, phe Đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp. Bác đã viết tuyên ngôn không phải chỉ cho dân ta mà còn cho nhân dân thế giới, cho phe Đồng 5
minh và cả với kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp. Vì vậy lời văn rất uyển chuyển, khi trang trọng khi đanh thép, khi hùng hồn. Bình luận vì sao Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mĩ và Pháp Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận. Mặt khác, Bác trích tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh. Bác trích tuyên ngôn của Pháp, để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Và từ tuyên ngôn về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác \"suy rộng ra\" quyền của các dân tộc. Bác đã 20 lần nhắc đến chữ quyền (Theo Chế Lan Viên). Không chỉ điệp từ, Bác còn dùng điệp kiểu câu \"mười bốn câu, câu nào cũng có chữ chúng mở đầu nặng như búa tạ” (Chế Lan Viên). Bác nhắc nhiều đến sự thật chính là để khẳng định quyền của Việt Nam, sự thật về cuộc cách mạng giành chính quyền của Việt Nam. Bác đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng để làm căn cứ cho bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. c) Bình luận về những dẫn chứng Bác vạch trần tội ác của Pháp với nhân dân ta, sự phản bội phe Đồng minh của Pháp. - Bác đã lấy các dẫn chứng về chính trị, kinh tế, về các sự kiện lịch sử để tố cáo và buộc tội thực dân Pháp đối với nhân dân ta và đối với phe Đồng minh, Tuyên ngôn về quyền của dân tộc Việt Nam. Khi Pháp xâm lược nước ta, chúng tuyên bố là bảo hộ, khai hoá, nhưng thực chất chúng hành động trái với nhân đạo và chính nghĩa. Bác đã vạch trần tội ác của Pháp với nhân dân ta và với phe Đồng minh. Người đã tố cáo thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái gây bao nhiêu tội ác đối với nhân dân ta. Cụ thể là về chính trị, chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào; chúng thi hành luật pháp dã man; lập ra nhà tù nhiều hơn trường học; thực hiện chính sách ngu dân; về kinh tế, chứng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ; chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, chúng kìm hãm các nhà tư sản, bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn. Chứng còn hèn nhát bán nước ta cho Nhật, khủng bố Việt Minh chống Nhật. Trong bản tuyên ngôn, Bác đã chỉ rõ sự chống lại Đồng minh của Pháp, cụ thể là Pháp đã đầu hàng Nhật, Pháp đã từ chối liên kết với Việt Minh chống Nhật. Không những thế, Pháp còn khủng bố Việt Minh. Trong khi đó Việt Minh lãnh đạo nhân dân chống Nhật. Chúng ta đã giành lại độc lập từ tay Nhật, chúng ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ để lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Với lập luận chắc chắn và dẫn chứng cụ thể, Bác thuyết phục phe Đồng mình công nhận quyền tự do, độc lập của Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập ! d) Bình luận về những lí lẽ Bác đưa ra để bác bỏ âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận, Văn chính luận trước hết thuyết phục người đọc, người nghe bằng sự chặt chẽ trong lập luận, sự đanh thép của lí lẽ, sự đúng đắn của luận cứ. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, lí lẽ vững chắc, Bác đã thuyết phục toàn thế giới về quyền chính đáng được hưởng tự do, độc lập của Việt Nam. Để đánh bại những lí lẽ kẻ cướp của thực dân Pháp hòng nấp sau quân Đồng minh quay trở lại xâm lược nước ta, Bác đã vạch trần tội ác của chúng trong 80 năm thống trị, sự hèn nhát của chúng khi hai lần bán nước ta cho Nhật. Bác cũng chỉ rõ Đông Dương không còn là thuộc địa của Pháp, nhân dân ta đã giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Không có lí lẽ nào thuyết phục hơn lí lẽ của sự thật. Bởi vậy, Bác đã luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật\" : Sự thật là..., sự thật là..., và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Chính vì vậy mà Tuyên ngôn Độc lập được coi như một áng “thiên cổ hùng văn” của thời đại mới. 6
Search
Read the Text Version
- 1 - 6
Pages: