Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 11 2020

ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 11 2020

Published by Nguyễn Thị Vân Trường THPT Hiệp Hòa 1, 2021-09-10 14:59:49

Description: ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 11 2020

Search

Read the Text Version

ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 11 ĐỀ 1: Bàn về thơ, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn quan niệm: Mỗi bài thơ là một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại. Tôi ngờ, bản thân người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì loé lên trong tia lửa ấy. Sáng tạo nghệ thuật là thế; phải thế mới là nghệ thuật. (Chu Văn Sơn - Thơ, điệu hồn và cấu trúc - NXB Giáo dục, 2007, tr.244). Anh/ chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình qua một bài thơ đã được học trong chương trình Ngữ văn 11. GỢI Ý: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài a. Giải thích - Mỗi bài thơ là một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại” nói tới cảm xúc thơ, cảm xúc của nhà thơ không sống lại hai lần trước mỗi sự vật khác nhau. - Bản thân người viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết được những gì loé lên trong tia lửa ấy: Cảm xúc thơ tuân theo quy luật của trái tim, của tâm hồn, nó không tuân theo quy luật của lý trí. -> Ý kiến của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã phản ánh được bản chất của quá trình sáng tác một bài thơ nói riêng và của quá trình sáng tạo nghệ thuật nói chung ở mỗi nghệ sĩ. b. Bàn luận: * Ý kiến trên nói đến đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình: - Mỗi bài thơ được viết ra xuất phát từ những rung động thẩm mỹ, từ tình cảm mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Nó là kết quả của phút thăng hoa trong tâm hồn, cảm xúc của mỗi thi nhân. Khi cảm xúc đã qua đi thì không bao giờ lấy lại được. Mỗi bài thơ là một điệu hồn cảm xúc riêng, trước một sự vật hiện tượng riêng, thể hiện những tình cảm và rung động riêng của mỗi nhà thơ nên nó không bao giờ lặp lại, ngay cả trong sáng tác của một thi nhân. - Thơ là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc cho nên chỉ khi nào anh có cảm xúc dạt dào, mãnh liệt với cuộc đời dòng thơ mới tuôn chảy. Thơ chỉ chào đời khi con người có nhu cầu được chia sẻ, đồng cảm, được gãi bày cảm xúc cá nhân. Nó không tuân theo quy luật của lý trí

mà theo quy luật của trái tim, của tâm hồn. Vì vậy bản thân người nghệ sĩ không bao giờ kiểm soát hết được những gì loé lên trong tia lửa cảm xúc ấy. * Ý kiến trên đã thể hiện rõ bản chất quá trình sáng tạo nghệ thuật: - Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự rung động mãnh liệt với cuộc đời, phải có cảm hứng mới tạo tác được tác phẩm hay. Anh phải sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn (Xuân Diệu), phải sống cuộc đời của nhiều số phận, nhiều tâm hồn để dâng cho cuộc sống những đoá hoa nghệ thuật cũng là những đoá hoa đời đẹp đẽ, tươi trong. - Dù tác phẩm của anh chỉ được bật lên trong khoảnh khắc và thể hiện một khoảnh khắc mãnh liệt của tâm hồn cá nhân thi sĩ nhưng nó phải mang giá trị vững bền, ý nghĩa khái quát, phải nói được tiếng lòng sâu thẳm của hàng triệu trái tim đồng điệu. Tuy nhiên, quan trọng hơn, tác phẩm đó không chỉ mang dấu ấn riêng của cảm xúc, mà nó phải có hình thức biểu hiện riêng, giọng điệu riêng (tức là mang phong cách nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ sáng tạo). Đó phải là một tia lửa không lặp lại, không lặp lại người khác và cũng không được lặp lại chính bản thân mình. c. Chứng minh: Thí sinh có thể lựa chọn phân tích một bài thơ bất kỳ trong chương trình Ngữ văn 11; song trong quá trình phân tích, bình giá cần chú ý những điểm sau để làm sáng rõ vấn đề đặt ra trong đề bài: - Thi phẩm ấy được ra đời từ một phút loé sáng, thăng hoa của cảm xúc, từ những tình cảm dạt dào, mãnh liệt và những rung động sâu xa của tâm hồn thi sĩ với cuộc đời, với con người. - Làm nổi bật những tình cảm, rung động mãnh liệt, sâu sắc và chân thành của nhà thơ với cuộc đời, với con người được thể hiện trong tác phẩm. - Thi phẩm ấy phải nói lên được tiếng lòng riêng, những xúc cảm riêng của cá nhân thi sĩ trước cuộc đời - một tia lửa không lặp lại (không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình), tức là tác phẩm phải thể hiện được cách nhìn riêng, cách cảm riêng của bản thân thi sĩ sáng tạo ra nó. Nhưng những tình cảm riêng tư ấy lại chứa đựng những hằng số, quy luật phổ biến trong tâm hồn con người; nói lên được tình cảm của bao người cùng hoàn cảnh, cùng nỗi niềm. - Tác phẩm ấy có những sáng tạo đích thực về hình thức để thể hiện những rung động mạnh mẽ và những cảm xúc mãnh liệt.

d. Đánh giá, mở rộng, nâng cao Ý kiến bàn về thơ của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn rất sâu sắc và tinh tế. Nó không chỉ nói lên được bản chất của quá trình sáng tác thơ, sáng tạo nghệ thuật mà nó còn thể hiện được đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca và yêu cầu quan trọng nhất đối với người nghệ sĩ. Nó cũng đòi hỏi người tiếp nhận phải có sự tri âm với nhà thơ. Bởi văn học nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca là “một hồn đồng điệu đi tìm các hồn đồng điệu”. Nó tuân theo những quy luật riêng, mang tính bí ẩn muôn đời của trái tim người nghệ sĩ sáng tạo. 3. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định. ĐỀ : “Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”. Bằng những hiểu biết của mình về văn xuôi Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Giải thích (2.0 điểm) - “Quá trình sáng tạo nghệ thuật”: Văn học là một môn nghệ thuật có chức năng nhận thức và khám phá đời sống, con người. Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo do đó yêu cầu văn chương phải luôn vận động thay đổi mình trở nên mới mẻ từ thời đại này sang thời đại khác. Quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn chính là quá trình nhà văn thai nghén, ấp ủ rồi sản sinh ra tác phẩm. Nói cách khác, nhà văn đã trút hết tâm huyết và tài năng để làm nên tác phẩm và gửi gắm vào đó tư tưởng, tình cảm, khát vọng... - “Kiến tạo ra thế giới” chính là những sáng tạo của tác giả dựa trên nền tảng hiện thực và thể hiện tư tưởng thẩm mĩ cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn - “Kiến tạo bản thân mình”: từ chính sự trải nghiệm, nhà văn sẽ dần hoàn thiện nhân cách bản thân, tự điều chỉnh bản thân để hướng tới lối sống giàu nhân văn và tốt đẹp hơn. Đồng thời, qua quá trình sáng tác, nhà văn cũng hình thành nên phong cách cho chính mình, tạo ra diện mạo riêng trong dòng chảy văn học.

=> Nhận định trên đã nêu lên khái quát chung cho quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính: nhà văn không chỉ tạo ra thế giới thu nhỏ của hiện thực cuộc đời mà qua đó chính nhà văn còn xây dựng phong cách và hoàn thiện nhân cách của chính mình 2. Bàn luận (2.5 điểm) * Đây là ý kiến hoàn toàn xác đáng: - Người nghệ sỹ “kiến tạo thế giới” để bộc lộ nhân sinh quan, quan niệm thẩm mỹ, gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc về cuộc sống và con người. + Vũ Trọng Phụng đã từng cho rằng văn chương phải“là sự thật ở đời”, phải phản ánh cuộc sống một cách chân thực và chính xác. Tuy vậy, văn chươngchân chính không bê nguyên hiện thực vào tác phẩm, mà đó là hình ảnh của thế giới thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nghĩa là nhà văn sáng tạo thế giới từ nền tảng hiện thực, nhưng đó phải là một thế giới được tái tạo bằng cách nhìn riêng, cảm nhận riêng, tạo thành một thế giới nghệ thuật sống động với những con người nhiều khi “thật hơn cả con người thật”. + Thế giới nghệ thuật mà nhà văn tái hiện luôn, phản ánh rõ nét nhân sinh quan, thấm đẫm cảm quan hiện thực và cho thấy rõ quan niệm thẩm mỹ riêng của nhà văn. Cùng viết về thế giới hiện đại, mỗi nhà văn lại cảm nhận và tái hiện hiện thực khác nhau, gửi gắm những quan niệm, triết lý riêng về cuộc sống và con người (... ) Nhà văn Nguyễn Tuân nhận định: “Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn và phản ánh nên cái thực tế của thời đại”.,. - Để sáng tạo nên tác phẩm hay đó là cả một quá trình lao động đầy gian khó và cực nhọc. Trải mình và chiêm nghiệm với đời, nhà văn chắt lọc được những điều quý giá và đẹp đẽ của cuộc đời và con người. Thoát thai từ hiện thực, văn học sẽ mãi luôn bén rễ vào cuộc đời, hút nguồn nhựa dạt dào chảy trong lòng cuộc sống và trở thành cây xanh tỏa bóng mát lại cho đời.

- Cốt lõi đích thực của nghề viết là qua mình để khám phá ra người, và rồi lại từ người để phát hiện ra mình. Cứ thế, cùng với trang viết, nhà văn và cõi đời đều được hoàn thiện để vươn tới giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Chỉ trừ khi trái tim ngừng đập, chứ còn một giây phút để sống để viết, thì không một nhà văn chân chính nào lại không thôi ấp ủ trong nỗi trăn trở không nguôi về cái điều cốt tử đó. Vậy nên, quá trình sáng tạo là một hành trình song song, cuộc đời đã được thể hiện qua cái nhìn của nhà văn chất chưa bao duy tư, trăn trở của một tấm lòng yêu thương con người và chính những ưu tư day dứt về cuộc đời con người ấy nhà văn mới dần trở nên hoàn thiện mình, lấp đầy những thiếu sót và bồi dưỡng cho tâm hồn thêm trong sáng và thuần khiết. 3. Chứng minh (6.0 điểm) - Cùng viết về một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có cách khám phá và thể hiện riêng.Viết về đời sống nông thôn trước CMT8, các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Côn Hoan nghiêng về tái hiện đời sống khốn cùng của người nông dân chủ yếu về vật chất gắn với nạn sưu cao thuế nặng, nạn cướp đất cướp ruộng khiến họ bị đẩy tới chỗ bần cùng hóa. Nam Cao đến sau, ông lại tập trung đề cập đến nỗi đau, nỗi nhục trong đời sống tinh thần của con người. Qua hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, Nam Cao phản ánh chân thựcbi kịch tha hóa của con người trước những tác động nghiệt ngã của hoàn cảnh.Nét đặc sắc riêng trong hình tượng Chí Phèo còn được khắc họa sâu hơn trong bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện của nhân vật. Với “Chí Phèo” nói riêng, với các tác phẩm vể đề tài người nông dân nói chung, Nam Cao đã dựng lại diện mạo của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời, gửi gắm bao trở trăn đau xót và cả những triết lí sâu xa về cuộc sống, về con người. + Thạch Lam là một nhà văn với phong cách độc đáo. Ông thiên về những khai thác cuộc sống bình thường, giản dị.Tác phẩm “Hai đứa trẻ” đưa người đọc đến với thế giới mờ xám của cư dân phố huyện nghèo, một thế giới đầy ám ảnh cho người đọc thấy tình trạng sống mòn, vô nghĩa, buồn tẻ của những số phận bất hạnh trong xã hội. Cái chất hiện thực đó lại được ông khám phá bằng phương cách trữ tình, tạo nên dư vị nên thơ cho tác phẩm. - Qua quá trình sáng tác, nhà văn tự hoàn thiện chính mình.

+ Nam Cao viết văn từ 1938 và sáng tác rất nhiều thể loại. Lúc đó Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời, nhưng ông đã nhận ra thứ văn chương đó dần xa lạ với cuộc sống lầm than của nhân dân lao động và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường hiện thực chủ nghĩa.Quan điểm sáng tác đúng đắn đã khiến cho Nam Cao phát huy được sở trường, dần dần tạo được cho mình một phong cáchriêng biệt mà còn giúp ông trở thành một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Việt Nam. Còn những trang viết của Nam Cao về người trí thức nghèo trước cách mạng tháng 8 cũng chính là những suy tư, trăn trở của chính con người Nam Cao. Trong đó bi kịch của nhân vật Hộ trong “ Đời thừa” thể hiện rõ nhất những trăn trở, suy tư của ông với tư cách con người và nghệ sĩ. Hộ gặp phải bi kịch đó là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Đối với anh, văn chương là trên hết, là khát vọng lớn nhất của anh. Anh muốn viết tác phẩm có giá trị nhưng lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền “ghì sát đất” nên anh buộc phải viết nhanh, viết ẩu. Có người cho rằng Hộ chính là hình ảnh của Nam Cao thời kỳ trước cách mạng. Nam Cao đã có có thể bị áo cơm ghì chặt nhưng ông vẫn hơn Hộ, ông đã viết nên những áng văn hay nhất về cuộc đời và những kiếp lầm than như “Chí Phèo”, “Lão Hạc”... Và dù ông có viết về đề tài người trí thức nghèo hay người nông dân bị tha hóa thì ông vẫn phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của họ. Điều đó cho thấy ngòi bút nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, cho thấy con đường nhà văn tự nhận thức được nghề văn “chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”( Đời thừa).Những quan điểm sáng tác đúng đắn của Nam Cao cho thấy ông không chỉ hoàn thiện phong cách sáng tác của mình mà còn luôn trăn trở hoàn thiện nhân cách khiến ông sát gần với hiện thực, gần gũi với người nông dân hơn, để sau CMT8 có nhiều chuyển biến trong cả “đôi mắt” nhìn đời lẫn hành trình sáng tác + Qua “Hạnh phúc của một tang gia”(Trích Số đỏ), Vũ Trọng Phụng ghi lại như một trang phóng sự chính xác và sinh động đến không ngờ bằng ngòi bút như chảy máu từ một trái tim thắm nồng tình yêu dân tộc, ta cùng đã bật cười và rồi xót xa muốn khóc cho những giá trị truyền thống cao đẹp nhất của dân tộc ta đã bị chà đạp... Qua việc phản ánh hiện thực, nhà văn nhìn thấy được những điều sai trái của cuộc đời để từ đó dần hoàn thiện nhân cách bản thân, sống một cách chuẩn mực, giàu lòng tự trọng, đồng thời cũng hình thành nên diện

mạo độc đáo của bản thân trong văn học với tư cách một cây bút trào phúng có một không hai. 3. Đánh giá chung (1.5 điểm) - Đối với nhà văn: để trở thành nhà văn chân chính là điều mà các văn nghệ sĩ luôn phải cố gắng. Và người nghệ sĩ phải sống thật với đời, “ cảm” sâu những tiếng nói tình cảm vẫn ngày đêm thổn thức giữa chốn bộn bề, không ngừng sáng tạo và bồi dưỡng tâm hồn mình để tư tưởng tình cảm tốt đẹp có thể lan tỏa muôn nơi. - Đối với người đọc: thấy được, hiểu được và cùng suy ngẫm với nhà văn về những câu chuyện cuộc đời; trân trọng những đóng góp lớn lao, tài và tâm của người nghệ sĩ… - Đối với người đọc: Nắm được đặc điểm của quá trình sáng tác từ đó trân trọng những đóng góp và sự sáng tạo của nhà văn để trở thành người “ Đồng sáng tạo”. Có như vậy những tác phẩm mới thực sự có giá trị và có ý nghĩa với cuộc sống. ĐỀ 14: Nhà văn Pautôpxki quan niệm: “Sáng tác của nhà văn là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”. (trích Bông hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, 2010) Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 THPT. 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 2. Giải thích ý kiến - Sáng tác của nhà văn: chỉ tác phẩm văn học, đứa con tinh thần của các nhà văn, cũng là cầu nối giữa tác giả và độc giả để người viết gửi gắm những thông điệp về nghệ thuật và cuộc sống. - Ý kiến bàn đến vai trò, chức năng của tác phẩm văn chương đối với con người và cuộc đời: + để cho cái đẹp của trái đất: văn học thể hiện cái đẹp, mang giá trị thẩm mĩ để làm đẹp cuộc sống.

+ cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do: sáng tác nhà văn là để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, đấu tranh cải tạo xã hội, vì những quyền con người chân chính: hạnh phúc, tự do. + cho cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối: văn chương hướng đến và hoàn thiện con người, bồi đắp tâm hồn và nâng cao nhận thức. - ... để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt: văn học nâng cao giá trị người, nâng cao cuộc sống con người khiến cho những giá trị nhân văn, nhân bản tỏa sáng, trường tồn. -> Ý kiến bàn đến những chức năng đẹp đẽ của văn học đối với con người và xã hội trong đó có chức năng thẩm mĩ và nhận thức, giáo dục. 3. Bình luận, lý giải * Khẳng định ý kiến đúng, sâu sắc. * Lý giải: - Sáng tác văn chương chân chính là kết tinh tài năng, tầm hiểu biết, chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn và những thông điệp nhân sinh, nhân văn mà nhà văn gửi gắm đến cuộc đời. Văn học cũng là một hình thái ý thức xã hội được sáng tạo để thực hiện những sứ mệnh cao đẹp, lớn lao. Trên cơ sở đó, sáng tác văn chương tác động đến nhận thức, thẩm mĩ và góp phần giáo dục, cải tạo xã hội. - Tác phẩm văn học kết tinh tri thức của nhân loại nên có thể nâng cao năng lực nhận thức của con người, bồi đắp trí tuệ tầm hiểu biết, đem lại nguồn sức mạnh tri thức không vơi cạn. - “Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người”(Gorki). Tác phẩm văn học còn tác động về mặt tình cảm, giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng... Đồng thời, văn học còn tôn vinh ngợi ca cái thiện, tố cáo đấu tranh với cái xấu, cái ác nhằm góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và xứng đáng hơn. - Niềm vui của nhà văn chân chính là làm người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. Sáng tác văn chương là sự kết tinh vẻ đẹp con người cuộc sống và vẻ đẹp nghệ thuật, thỏa mãn và nâng cao sự thưởng thức thẩm mĩ cho người đọc, làm đẹp cho cuộc đời. Lịch sử văn học cho thấy tác phẩm chân chính đều vươn tới những mục tiêu trên và chính điều đó đã giúp nó tồn tại vượt qua sức công phá mãnh liệt của thời gian. Phân tích - chứng minh HS lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề bài để chứng minh, làm sáng rõ các chức năng của văn học. Bàn luận, mở rộng nâng cao

- Ý kiến của Pautốpxki là một quan niệm tích cực tiến bộ, có ý nghĩa như một bài học lớn cho quá trình sáng tạo nghệ thuật của chính bản thân ông và cho bao thế hệ nhà văn chân chính trên hành trình sáng tạo nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi người cầm bút cần phải thấm nhuần nghĩa vụ lớn lao, luôn ý thức trau dồi năng lực sáng tạo và cái tâm để thực hiện thiên chức cao quí của mình. - Ý kiến cũng định hướng người đọc khi tiếp cận, thưởng thức tác phẩm, lấy chân - thiện - mỹ là tiêu chuẩn để đánh giá, là tấm gương soi giá trị tác phẩm văn chương. 3. Khái quát vấn đề: Đúng, lắng đọng, có chiều sâu ĐỀ : “Thi ca có một đặc tính kì lạ. Nó trả lại chữ cái tươi mát trinh bạch ban đầu.Những từ mờ nhạt nhất,bạc mầu nhất, mà chúng ta đã nói cạn, nói đến cùng, đã mất sạch tính hình tượng đối với chúng ta,còn lại chẳng khác gì một cái vỏ từ, những từ ấy trong thi ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương!” (K. Pauxtôpxki- trích bài viết: Nghệ thuật nhìn thế giới- Bông hồng vàng và bình minh mưa,tr.224,NXB Văn học). Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng tỏ nhận định trên. 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận 2. Giải thích ý kiến -Thi ca/thơ :Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu.( Trích Từ điển thuật văn học- trang 309).Trong các thể loại văn học, thơ ra đời từ rất sớm và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của con người. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú. -Đặc tính kì lạ: Đặc điểm nổi bật, khác lạ -Những từ mờ nhạt, bạc màu,nói cạn, nói hết, vỏ từ…: là cách nói hình ảnh để chỉ những ngôn ngữ đời sống được sử dụng quen thuộc gần gũi trong cuộc sống thường nhật. Ngôn ngữ đời sống. -Sự lấp lánh, kêu giòn, tỏa hương, cái tươi mát ban đầu:là cách nói ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của ngôn ngữ qua tài năng của nhà thơ đã tạo ra cái mới, cái phong phú, đẹp đẽ, giàu giá trị biểu hiện, giàu sức sống của ngôn ngữ trong các bài thơ

->Nhận định trên là đánh giá sâu sắc về giá trị của ngôn ngữ thơ ca, quá trình sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ đã biến ngôn ngữ đời thường trở thành ngôn ngữ thơ ca đẹp đẽ, sâu sắc làm đẹp cho tâm hồn con người, cho cuộc sống, khơi dậy những tình cảm mới mẻ trong sáng về cuộc đời. 3. Bàn luận về ý kiến * Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc , hình khối đối với kiến trúc . Nói cho cùng , văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Trong sự lao động nghệ thuật của nhà văn có một sự lao tâm khổ tứ về ngôn ngữ. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sáng tác tác phẩm văn học, để sáng tạo ra ngôn ngữ văn học. Giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học có sự khác biệt. Theo Gorki, ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói “ nguyên liệu” , còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được những người thợ tinh xảo nhào luyện. *Ngôn ngữ thơ, quá trình sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ. + Đó là thứ ngôn ngữ được trưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, là một giá trị không thể phủ nhận trong yếu tính thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm xúc phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa) vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên hòa quện với nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. +Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại”. Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ. “Thơ cốt ở ý, ý cốt sâu sa thì thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì phải nói ra bằng lời thì mới là thơ có giá trị. Ý hết mà lời dừng là cái lời hết mực song lời dừng mà ý chưa hết thì lại càng hay tuyệt” (Hải Thượng Lãn Ông). +Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy. Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nói như Maiacôpxki, quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium: “Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực./Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”

+ Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với sỗ từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn.Thơ hay bao giờ cũng là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa âm thanh và ý nghĩa, hình ảnh. Chữ và nghĩa trong ngôn ngữ thi ca hòa quyện với nhau như hình với bóng, như xác với hồn Và thơ ca ám ảnh người đọc phải chăng cũng vì vẻ đẹp toát ra từ “thực thể ngôn ngữ” ấy. Vũ trụ tâm hồn thi nhân có hòa điệu với tâm hồn người đọc không, có “tri âm” với người tiếp nhận hay không, tất cả phải thông qua chiếc cầu ngôn ngữ. Vì thế ngôn ngữ sẽ lấp lánh, kêu giòn, tỏa hương…trong lòng người đọc. * Ngôn ngữ thơ, sự sáng tạo ngôn ngữ trong làm thơ có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống một tác phẩm thơ ca vì vậy: + Với nhà thơ : chắt lọc ngôn ngữ từ đời sống, sáng tạo để làm cho ngôn ngữ ấy có một sức sống riêng, vẻ đẹp riêng vừa thể hiện được những cảm xúc nơi trái tim vừa khơi dậy nơi người đọc những cảm xúc đẹp đẽ, mới mẻ qua lớp ngôn từ thơ ca của mình. + Đối với người tiếp nhận thơ, khi cảm thụ thơ cần chú ý đến những tình cảm chân thật, sâu kín, những sáng tạo nhạy cảm tinh tế mà nhà thơ gửi vào tác phẩm. Đây là tiêu chí để đánh giá một bài thơ hay. Để từ đó có sự đồng cảm, tri âm với nhà thơ. - Nhận định trên không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại văn học khác; không chỉ đúng với nhà thơ mà đúng với những người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật khác. 4. Chọn và phân tích đặc sắc ngôn ngữ thơ trong một tác phẩm thơ thuộc phong trào Thơ mới nằm trong chương trình Ngữ văn 11. - Chọn được bài thơ tiêu biểu, chính xác, hợp lí - Phân tích ý nghĩa, giá trị đặc sắc trong việc sử dụng ngôn từ, sáng tạo ngôn ngữ thơ ca tài tình, giàu giá trị biểu cảm để làm nổi bật vai trò của việc sáng tạo ngôn ngữ thơ trong việc thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả và tạo nên tính nghệ thuật của tác phẩm. 5. Đánh giá, mở rộng - Ngôn ngữ đi qua bàn tay tôi luyện của nhà thơ làm nên sự phong phú cho tác phẩm. Điều đó không có nghĩa là rơi vào chủ nghĩa hình thức, bỏ qua nội dung tư tưởng của tác phẩm. Một tác phẩm có giá trị thật sự là sự hoàn hảo giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. - Yêu cầu đặt ra với nhà thơ: Ngôn ngữ thơ là phương tiện, chất liệu quyết định giá trị của tác phẩm. Nhà thơ phải không ngừng học hỏi, rèn rũa, trau dồi vốn sống, sống sâu sắc với

thế giới nội tâm của mình, lao động công phu, nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng tạo. - Yêu cầu với bạn đọc: Tiếp nhận tác phẩm phải phát hiện cách dùng từ, sắp xếp ngôn ngữ đầy dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Đồng thời cần tiếp nhận bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà văn. ĐỀ BÀI: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số bài thơ trong phong trào Thơ Mới. 1. Giải thích - “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng”: Thơ ca khởi phát từ trái tim, cảm xúc của mỗi con người. Do đó, nó mang những tâm tư của con người, thuộc về con người nên nó không thể quá giản đơn nhưng đồng thời nó cũng rất quen thuộc chứ không huyền bí, xa rời cuộc sống. - “Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại”: Thơ ca hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ, đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó không nên và không được trở thành thứ “thuốc phiện tinh thần” để ru con người vào cõi mộng mà quên đi thực tại, quên đi sự nỗ lực sống cho tốt hơn. Ý kiến trên đã đề cập đến một trong những đặc trưng nổi bật đồng thời là sứ mệnh của thơ ca: Thơ ca khởi phát từ trong lòng người, trái tim con người và nó phải là nguồn thức ăn tinh thần, giúp tâm hồn con người trở nên tốt đẹp, thánh thiện hơn. 2. Bình luận - “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần” + Thơ là tiếng lòng, là sự chín đỏ của cảm xúc (Xuân Diệu). Nhà thơ làm thơ để giãi bày tình cảm, để thổ lộ nỗi lòng của chính mình. Khi những xúc động mạnh mẽ, những suy nghĩ

thầm kín, những tư tưởng sâu sắc và những tình cảm dâng trào, thơ và tâm hồn nghệ sĩ sẽ gặp nhau. + Nhà thơ dùng thơ ca để thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trong tâm hồn. Thơ đến với chúng ta bằng sự đồng điệu của những tấm lòng, bằng mối giao cảm của tiếng nói tri âm, tri kỉ. Thơ là “chuyện đồng điệu” là “tiếng nói đồng ý, đồng tình”. + Thơ được hình thành nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Trong dòng chảy của thơ, con người được đắm chìm trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ thấm vào lòng người, bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng ý tứ sâu xa, sức quyến rũ của tiết tấu và thanh điệu. - Thơ ca không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng: + Cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra với những gì vốn có của nó nhưng phải đến với thơ ca, con người mới có thể khám phá ra những cái đẹp thuần túy mà trước đó chưa ai phát hiện được. Nói như Hoàng Đức Lương: “Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường, nếm bằng miệng thường, chỉ có thi nhân thì trông mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon”. Và thơ là như vậy, các nhà thơ tạo dựng nên thế giới này bởi những khám phá mới của họ. + Thơ trân trọng phần thuần túy cao siêu, nhưng không phải là cái cao siêu của một cõi đạo, cõi vô cùng mà chính là cái cao đẹp ở giữa cuộc đời mà con người cần đấu tranh bảo vệ để có được. Thơ ca vì thế mà có sức lay động lòng người. - “Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại”: + Thơ ca chân chính góp phần làm đẹp tâm hồn con người, nâng cao giá trị thẩm mỹ trong đời sống xã hội; người yêu thơ, nhạy cảm trước cái đẹp chẳng ai hung hăng, hành xử bạo lực với đồng loại của mình cũng như với môi trường mình đang sống. + Thơ không chỉ khiến tâm hồn, trí tuệ con người giàu có, phong phú mà còn vỗ về, động viên, khích lệ người ta đứng dậy, đi tới... Người đọc có thể cảm nhận muôn vàn cung bậc tình cảm, cảm xúc, muôn vàn tiếng lòng “rất thơ” mà người nghệ sĩ đã phổ trong mỗi con chữ. Tiếp nhận những tình điệu ấy, người đọc như được thanh lọc chính tâm hồn mình. Ta sẽ thấy mình cao thượng hơn, khao khát được sống đẹp, sống có ích hơn.

+ Không có thơ, cuộc sống sẽ nghèo nàn, tâm hồn, tình cảm con người sẽ trở nên cằn cỗi, cách hành xử cũng trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn hơn. + Thơ ca chân chính phải là nguồn suối ngọt nuôi dưỡng tâm hồn con người, đó không cần và không nên là một hình thức lung linh nhưng trống rỗng hay đen tối, ru ngủ con người trong những giấc mộng viển vông, không thể là thứ thuốc phiện êm ái nhưng nhỏ nhen, độc hại, đầu độc tâm hồn con người. => Thấm thía vai trò, ý nghĩa của thơ ca, nhà thơ cần có ý thức trách nhiệm hơn trong việc sáng tạo thơ ca. 3. Chứng minh Học sinh tự lựa chọn một số bài thơ Mới (trong hoặc ngoài chương trình) để chứng minh song yêu cầu tác phẩm phải tiêu biểu, phù hợp vấn đề lý luận và biết thông qua tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề lý luận. Gợi ý: • Vội vàng – Xuân Diệu - Vội vàng là tiếng hát của trái tim: + Bài thơ là những cung bậc cảm xúc mãnh liệt và tinh tế của nhà thơ trước cuộc sống, là cái trào ra từ trái tim rung động mãnh liệt của người nghệ sĩ + Đứng trước những hiện thực cuộc sống, cảm xúc của Xuân Diệu trào dâng mãnh liệt và bùng nổ ra thành những lời thơ, những hình ảnh, những nhịp điệu gấp gáp. + Những tiếng hát từ trái tim nhà thơ thể hiện trong bài thơ: / Sự sung sướng, háo hức tận hưởng vẻ đẹp của vườn xuân / Sự nuối tiếc thời gian một đi không trở lại, nuối tiếc tuổi xuân và tình yêu / Sự vội vàng, gấp gáp trong điệu sống - Vội vàng – không đơn giản mà cũng không thần bí + Thế giới tràn đầy hương sắc mà nhà thơ vẽ ra trong bài thơ vừa là một “thiên đường trên mặt đất”, là cảnh “bồng lai” song nhìn rõ hơn, đó chính là cảnh tượng một khu vườn xuân ở ngay trên mặt đất này với ong bướm, hoa lá, chim hót… + Có những sự thật, những vẻ đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng nhìn thấy, Xuân Diệu bằng tâm hồn khát khao giao cảm với đời đã nhận ra những quy luật trong cuộc sống và nâng nó lên thành những quan niệm thẩm mĩ mới mẻ:

/ Cái nhìn thời gian tuyến tính một đi không trở lại, cuộc đời và tuổi xuân con người ngắn ngủi, hữu hạn / Trong vũ trụ, tạo vật đẹp nhất là con người – con người khi sống giữa tuổi trẻ và tình yêu - Vội vàng nuôi dưỡng tâm hồn người đọc + Bài thơ giúp mỗi chúng ta biết trân trọng sự sống, tận hưởng hạnh phúc ngay trên mảnh đất trần gian, ngay trước mắt + Bài thơ rèn luyện cho mỗi chúng ta biết rung cảm, biết khơi dậy các giác quan để tận hưởng, thưởng thức đến tận độ bức tranh thiên nhiên + Bài thơ giúp mỗi người nhận ra giá trị quý giá của thời gian, từ đó biết trân trọng từng giây phút mình đang sống sao cho có ý nghĩa nhất + Bài thơ thúc đẩy mỗi người cần thức tỉnh chính mình, sống vội vàng, gấp gáp, chạy đua với thời gian, sống có ý nghĩa. 4. Đánh giá chung - Sứ mệnh, của nhà thơ không chỉ là nói lên tiếng nói của bản thân mà còn phải nói lên tiếng nói của muôn triệu trái tim, muôn triệu con người. Nhà thơ phải đau nỗi đau của nhân loại, buồn nỗi buồn của nhân loại. Có như thế, sáng tác của họ mới có sức sống và sức tác động mạnh mẽ. - Với người tiếp nhận: mỗi người nên làm giàu tâm hồn mình bằng thơ ca và tự nâng cao khả năng cảm nhận của mình hơn khi đánh giá mỗi bài thơ: thơ hay phải thể hiện được cái riêng của mỗi tâm hồn, phải là tiếng đồng vọng của muôn vạn tấm lòng. ĐỀ BÀI: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú.” (Sách Lí luận văn học Tập 3, Phương Lựu chủ biên ­ NXB ĐHSP, 2011) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?Hãy làm rõ những “chỗ độc đáo” ấy trong sáng tác của một nhà văn Việt Nam hiện đại mà anh/chị yêu thích. 1/ Giải thích và bàn luận vấn đề * Giải thích - Trong nhận định trên, khái niệm phong cách được đề cập là phong cách nghệ thuật của một nhà văn. Đó là tài nghệ của nhà văn trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người, thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện đặc thù mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. - Phong cách là chỗ độc đáo: cái riêng, mới mẻ, không lặp lại. Nhà văn có phong cách phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đồng thời cũng phải đem lại cho người đọc sự hưởng thụ

thẩm mĩ qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. Không phải sự độc đáo nào cũng có giá trị tạo nên phong cách nhà văn, đó phải là sự độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ, tức là phải gắn với cái đẹp, phải mang lại cho người đọc những khoái cảm, tình cảm thẩm mĩ. -> Nhận định đề cập đến tiêu chuẩn nhận biết và đánh giá phong cách của một nhà văn qua tác phẩm của họ. * Bàn luận - Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, phải mang đến cho người đọc cái gì rất riêng, rất mới lạ. Hơn nữa, nghệ thuật phản ánh cuộc sống theo quy luật của cái đẹp, trong cái đẹp đã hàm chứa cái mới mẻ, riêng biệt, không lặp lại. - Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng. Tư tưởng là toàn bộ những quan điểm, sự nhận thức, lí giải và tình cảm, thái độ của nhà văn trước những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm.Tư tưởng kết tinh suy nghĩ, cảm nhận của nhà văn về cuộc đời, nó “chan hòa trong tác phẩm như ánh sáng chan hòa trong pha lê” (Bielinxki).Người đọc tìm đến văn chương là mong được tìm thấy sự đồng cảm, mong học được một cách nhìn mới mẻ về cuộc sống, lắng nghe một cách lí giải mới về những vấn đề của cuộc sống hàng ngày.Chính sự độc đáo trong tư tưởng làm nên sức hút của tác phẩm nghệ thuật. - Phong cách còn là sự độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện. Văn chương đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp, mang lại cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ.Bởi vậy, sự độc đáo trong hình thức nghệ thuật cũng là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của tác phẩm. - Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàmlẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một tính chỉnh thể toànvẹn. 2/ Làm rõ “chỗ độc đáo” về tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn hiện đại HS chọn 1 hoặc 2 tác phẩm của một nhà văn hiện đại, chỉ ra chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ ở phương diện nghệ thuật của tác phẩm (thể loại, câu văn, từ ngữ, giọng điệu, cách lựa chọn chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật xây dựng nhân vật,…) và chỉ ra những tư tưởng mới mẻ, sâu sắc mà tác phẩm mang lại. VD Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận,… Lưu ý: - Phần dẫn chứng minh hoạ phải bám sát vấn đề lí luận đã lí giải, phải làm nổi bật nét độc đáo (cái mới) mà tác giả đem đến cho văn học, nghĩa là cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp phù hợp với cách cảm nhận ấy được tác giả thể hiện như thế nào trong tácphẩm. 3/ Đánh giá mở rộng, nâng cao - Định hình phong cách độc đáo trong sáng tác là yêu cầu sống còn với người nghệ sĩ. Nhưng mọi sự độc đáo trong sáng tác đều chỉ có giá trị khi gắn với tính thẩm mĩ. - Người tiếp nhận phải không ngừng trau dồi kinh nghiệm nghệ thuật, bồi dưỡng tâm tồn, tư tưởng, tình cảm để cảm nhận được cái hay, cái độc đáo, sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. ĐỀ BÀI: “Truyện không chỉ tái hiện lịch sử đời sống mà còn là “hành trình đi tìm con người trong con người” (M. Bakhtin). Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua một số tác phẩm truyện đã được học hoặc đọc.

* Giải thích ý nghĩa của nhận định - Truyện tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, biến cố nhằm thể hiện những vấn đề về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tình cảm của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng văn học. - “Tái hiện lịch sử đời sống”: tác phẩm tự sự là nơi lưu giữ những tri thức sâu rộng về cuộc sống; giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc bản thân. Từ đó, những bài học quý giá về lẽ sống sẽ hình thành cho con người tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn. - “Hành trình đi tìm con người trong con người”: Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, khát vọng sống, tài năng của con người là vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp bên trong nhân vật được nhà văn phát hiện, phản ánh và gửi gắm những bài học mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc. Như vậy, tác phẩm tự sự không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn là nơi nhà văn thể hiện những khám phá, gửi gắm những tâm tư, tình cảm, quan niệm cao đẹp về cuộc đời và về con người; từ đó đặt ra những yêu cẩu đối với người sáng tác. * Chứng minh: Lựa chọn những tác phẩm đã được học hoặc được đọc để làm sáng tỏ ý kiến. * Đánh giá - Nhận định trên đã khái quát đầy đủ giá trị nội dung của văn học (giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo); đồng thời còn nhấn mạnh chức năng của văn học là “hành trình đi tìm con người trong con người”. - Khẳng định vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ trong việc gắn bó với đời sống, yêu thương con người và đặt tính nhân bản lên hàng đầu của nhiệm vụ sáng tác. * Bài học - Với người nghệ sĩ: sáng tác văn chương là phản ánh hiện thực cuộc sống và góp phần tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người để hướng con người đến chân – thiện – mĩ. - Trách nhiệm của người đọc: trân trọng những tác phẩm viết về con người, bồi dưỡng tâm hồn để sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ. - Văn học đã khiến những tâm hồn lớn giàu yêu thương mãi bất tử, để họ sống mãi trong lòng bạn đọc. ĐỀ BÀI: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “ Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc” Anh(chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Vội Vàng – Xuân Diệu để làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Giải thích:(2,0 điểm) - Mỗi bài thơ ra đời là sự kết tinh của tư tưởng, cảm xúc, tạo nên cảm xúc có mạnh mẽ, mãnh liệt thì bài thơ đó mới có giá trị. Vì vậy thơ chính là hiện thân của cảm xúc. Cảm xúc trong thơ làm đắm chìm lòng người đó chính là tiêu chuẩn vĩnh cửu để đánh giá thơ, đó là thước đo chuẩn mực có giá trị bất biến đúng với mọi thời đại.

- Những cảm xúc của thi nhân trước cuộc sống đã thôi thúc nhà thơ sáng tạo nghệ thuật. Cảm xúc thơ của thi sĩ chính là tiêu chuẩn quan trọng không thay đổi qua thời gian để thẩm định giá trị của sáng tạo thơ ca. b. Bình luận: (1,5 điểm) - Ý kiến của Bằng Việt đã xuất phát từ đặc trưng của thơ. Thơ là tiếng nói của cảm xúc và tâm hồn. Cảm xúc trong thơ là yếu tố quan trọng để tạo nên sưc sống của tác phẩm thơ ca. c. Phân tích, chứng minh qua bài thơ Vội Vàng: (6,0 điểm) - Mở đầu bài thơ là cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt với cuộc sống đến thiết tha, cuồng nhiệt. Khổ thơ ngũ ngôn với ước mơ, táo bạo, cuồng nhiệt, phi thường của thi sĩ: “ muốn tắt nắng, muốn buộc gió” để “ màu đừng nhạt, hương đừng bay đi” để giữ mãi hương thơm, màu sắc đẹp đẽ nhất thế gian. - Bức tranh thế giới xung quanh như một thiên đường trên mặt đất với cảm xúc say mê bằng cặp mắt xanh non, biếc dờn: (Của ong bướm ... môi gần). Thế giới tươi đẹp, vườn xuân mơn mởn này chính là nguyên nhân dẫn đến ước muốn lạ lùng của thi sĩ. Mùa xuân không phải là vô hình, vô ảnh. Mùa xuân là sự hiện diện cả mùa xuân cụ thể, hữu hình tươi đẹp. Mùa xuân là cả thế giới với những hình ảnh sống động, đẹp đẽ (Hoa của đồng nội xanh rì...), mùa xuân là sự quyến rũ thanh âm (Của yến anh này đây khúc tình si...), mùa xuân hiện diện là những sắc màu hấp dẫn (Lá của cành tơ phơ phất...), mùa xuân của những năm tháng diệu kì (Của ong bướm... ; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần...) - Yêu tha thiết mùa xuân và sợ thời gian trôi đi không trở lại, Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của trường phái thơ phương Tây lại cho rằng thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu tiếc nuối, lo âu, cảm xúc buồn thương day dứt, tiếc nhớ ngẩn ngơ: tiếc xuân đời, xuân trời, xuân tuổi trẻ. (Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.... của nhân gian). - Chính vì thời gian tuyến tính, một đi không trở lại nên thi sĩ đã không chọn lối sống tầm thường mà chọn lối sống cháy bùng. Không tắt được nắng, không buộc được gió, thì mở hồn đón nhận tất cả và sống nhiệt thành với đời, với đất trời (Ta muốn ôm.... ta muốn cắn vào ngươi). Đoạn thơ thi nhân đã cùng một lúc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: sự trùng điệp về cấu trúc ngữ pháp, điệp từ, điệp ngữ, những tính từ chỉ mức độ, một loạt những động từ mạnh được sắp xếp theo lối tăng dần: ôm - riết – say - thâu – hôn – cắn để diễn tả khát

vọng sống sôi sục, cuồng nhiệt, một thái độ ham hố, vồ vập, một khát vọng tận hưởng mãnh liệt... d. Mở rộng vấn đề: (2,0 điểm) - Qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, ta thấy ý kiến của Bằng Việt hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc mà còn đúng với mọi hình thức. Nhà thơ đề cao cảm xúc, không tuyệt đối hóa vai trò của cảm xúc, coi nhẹ tài năng của người cầm bút. Nếu chỉ có cảm xúc, câu chữ tứ thơ non nớt vụng về thì không thể có những tác phẩm đặc sắc và cảm xúc của thi sĩ không thể chuyển tải trọn vẹn đến người đọc. - Ý kiến của Bằng Việt đúng nhưng chưa đủ, nhà thơ cũng không nên chỉ coi trọng vai trò của cảm xúc mà coi nhẹ nghệ thuật. Bởi tác phẩm thơ thành công là có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. - Ý kiến của Bằng Việt đã đem đến bài học cho sáng tạo và tiếp nhận văn học: + Với nhà thơ: Người nghệ sĩ cần làm thơ bằng sự rung động mãnh liệt của tâm hồn. + Với người đọc: Tiếp nhận thơ bằng tất cả sự rộng mở của tâm hồn. 3. Kết bài: (0,5 điểm): Đánh giá chung. ĐỀ BÀI: Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình. (Nguyễn Ngọc Tý) Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. Giải thích nhận định: Ngýời vẫn còn mang vết thýõng ðã toan ði chữa vết thýõng cho ngýời khác. Tôi nghĩ nghề viết và ngýời viết cũng ðõn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thýõng của ngýời ðời ðể làm dịu vết thýõng của chính mình - Ngýời vẫn còn mang vết thýõng: mang trong lòng những nỗi ðau, những bất hạnh của chính mình và ðau cả nỗi ðau của thời ðại, của nhân loại. - chữa vết thýõng cho ngýời khác: mong muốn chia sẻ những bất hạnh, khổ ðau; lên tiếng ðấu tranh bênh vực cho quyền sống và những khát vọng chân chính, cao ðẹp của con ngýời. - ngýời viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình: người nghệ sĩ cầm bút nhý một sự giải tỏa những trãn trở, những xúc cảm đang bùng cháy trong lòng và cũng là để chia sẻ đồng cảm với nỗi thống khổ của con ngýời. Ðó cũng là cách người nghệ sỹ tìm được cảm giác hạnh phúc và tìm được ý nghĩa cho trang viết của mình.

→ Ý kiến đề cập đến tý chất và xứ mệnh cao cả của ngýời nghệ sĩ: có trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân ái, và luôn khát khao hướng tới những giá trị chân, thiện mỹ. Bàn luận: * Vì sao người nghệ sĩ thường mang vết thương: - Một trong những tý chất cần có của người nghệ sĩ là phải có một trái tim nhạy cảm, dễ rung ngân trước mọi “vang ðộng của đời”. Vì vậy, người nghệ sĩ dễ “thương vay, khóc mướn”, đau những nỗi đau của mọi kiếp đời, kiếp người. - Nghệ thuật đòi hỏi sự trải nghiệm, vì vậy bản thân số phận của những người nghệ sĩ cũng thường đa đoan, bất hạnh. Chính những nếm trải ðó ðã tạo nên ở ngýời nghệ sĩ khả nãng ðồng cảm sâu sắc với những cảnh ðời, cảnh ngýời. * Vì sao người nghệ sĩ vẫn còn mang vết thýõng ðã toan ði chữa vết thýõng cho ngýời khác? - Một trong những xứ mệnh cao cả của ngýời nghệ sĩ là “nâng giấc cho những con ngýời cùng ðýờng tuyệt lộ”. Trái tim nhạy cảm, tấm lòng nhân ðạo sâu sắc không cho phép họ ngoảnh mặt làm ngõ trýớc nỗi ðau của nhân loại. Vì vậy nghệ sĩ cầm bút là ðể lên tiếng ðấu tranh với cái xấu, cái bạo tàn, bảo vệ quyền sống và khát vọng chính ðáng của con ngýời. - Ngýời ðọc ðến với mỗi tác phẩm vãn chýõng nhý ðâu ðó bắt gặp những cảnh ngộ, những nỗi lòng của chính mình. Vì thế mà họ tìm thấy cảm giác ðýợc an ủi, ðýợc sẻ chia, ðýợc “xoa dịu vết thýõng”, ðể có thêm ðộng lực, niềm tin hýớng tới những ðiều tốt ðẹp. Phân tích, chứng minh - Học sinh chọn lựa được những tác phẩm đắt, phân tích, làm sáng tỏ: + Nhà văn gửi vào tác phẩm những “vết thương” nào của chính mình? + Nhà văn hướng tới chữa lành những “vết thương” gì cho con người? (VD những tác phẩm tiêu biểu: Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du, Đời Thừa của Nam Cao, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử… ). Đánh giá, tổng kết - Bài học với người sáng tạo: Muốn “viết nhân đạo” phải “sống nhân đạo”. Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, với người, phải có trách nhiệm với việc cầm bút của mình. Thông qua tác phẩm, tác giả vừa gửi gắm tâm sự của mình, vừa đau nỗi đau của nhân thế; như vậy tác phẩm mới chứa đựng những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc, có khả năng “chữa lành vết thương của người khác” và “làm dịu vết thương của chính mình”. - Bài học với người tiếp nhận: phải đồng cảm, tri âm với tác giả thông qua tác phẩm. Có như vậy tâm hồn người đọc mới được “xoa dịu vết thương”, được bồi đắp, trở nên giàu có và tràn đầy niềm tin yêu với cuộc sống.

ĐỀ BÀI: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi mới vừa đầy tính chiêm nghiệm. Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. 1. Giải thích, bình luận (4,0 điểm) a. Thơ trữ tình luôn chứa đựng những cảm xúc tươi mới, mang tính hiện thời. Nhà thơ không phải là người đầu tiên xuất hiện trên cuộc đời, nhưng nhà thơ luôn phải nhìn cuộc đời bằng con mắt của người đầu tiên. Nhà thơ đã nhìn cuộc đời rất nhiều lần nhưng điều quan trọng là phải luôn giữ được đôi mắt non tươi, bỡ ngỡ của lần đầu tiên bắt gặp. Bởi thế, theo Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm “Mấy ý nghĩ về thơ” thì:“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”. Tính tươi mới trong cảm xúc đòi hỏi việc làm thơ phải là đang sống chứ không phải chỉ là nhìn lại sự sống. Theo Nguyễn Đình Thi, làm một câu thơ tình nghĩa là tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu đứng trước mặt. Vì thế, bài thơ có thể làm sống dậy một tình cảm hoặc một nỗi niềm trong lòng người đọc. Đồng thời, do tác phẩm trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại. Ngay cả khi tác phẩm trữ tình nói về quá khứ, về những chuyện đã qua, xúc động trữ tình vẫn được thể hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra. Sự tươi mới trong cảm xúc gắn liền sự tươi mới trong ngôn ngữ thơ trữ tình. Văn học nhận thức và phản ánh đời sống con người, thể hiện tư tưởng tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật nên tính hình tượng chính là đặc điểm quan trọng nhất của ngôn từ văn học. Bởi vậy, các nhà thơ thường cố gắng làm cho từ ngữ có sức sống ban đầu, trinh nguyên của chúng hoặc thổi hồn để từ ngữ có sức sống mới, nghĩa là không để cho ngôn ngữ nằm bẹp trên trang giấy mà dựng đứng chúng dậy, làm cho chúng có hình khối, có sức ngân vang (Pau-tốp-xki -Nga) b. Tuy luôn đòi hỏi sự tươi mới và tính hiện thời, nhưng cảm xúc trong thơ trữ tình không hề hời hợt, nông cạn mà luôn là kết quả của một quá trình tích lũy, chiêm nghiệm, nghiền ngẫm, nung nấu trong một thời gian dài, thậm chí trong suốt cuộc đời con người. Vì thế, nhiều câu thơ thực đã đúc kết được những chân lí, triết lí. 2. Phân tích, chứng minh qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (8,0 điểm) a. Sự tươi mới Trong thơ ca Việt Nam, đặc biệt ở phong trào Thơ mới, có thể coi Xuân Diệu là người tiên phong trong việc thực hiện yêu cầu này của thơ trữ tình. Ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vì đã “thoát xác” một cách trọn vẹn khỏi hệ thống ước lệ của thơ trung đại để lần đầu tiên nhìn cuộc đời bằng cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn”. Nhờ đó, ông phát hiện biết bao vẻ đẹp của cuộc sống trần thế, một \"thiên đường trên mặt đất\" trong đó đẹp nhất là mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng) b. Tính chiêm nghiệm, triết lí: Từ cái nhìn như thể là lần đầu tiên về thế giới, Xuân Diệu đã có quan niệm sống như thể là lần đầu tiên người ta coi đó là một triết lí nhân sinh: con người phải vội vàng, giục giã, sống mãnh liệt, sống hết mình, khao khát tận hưởng, tận hiến ngay trên thiên đường trần thế này. Có thể đây không phải là lần đầu tiên người ta bộc lộ ý muốn sống vội vàng, giục giã, nhưng chắc hẳn đây là lần đầu tiên ở “chốn nước non lặng lẽ này” khát vọng đó được nâng lên thành một triết lí sống tối thượng của một con người theo: “Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” (Thanh niên) Nhờ đó, ông đã mang đến cho Thơ mới giọng điệu nồng nàn, rạo rực, sôi nổi, bồng bột, cuống quýt cả khi vui lẫn khi buồn. Đúng như Hoài Thanh nhận định: \"Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy...\" (Thi nhân Việt Nam). ĐỀ BÀI: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định: “Văn thơ hay có tác dụng bồi dưỡng tình cảm đúng, tình cảm lớn. Ngược lại ít nhiều cũng phải có tình cảm đúng, tình cảm lớn mới có thể cảm thấy cái hay thật của văn thơ” (Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, NXB Văn học, 1982, trang 219) Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc chọn và phân tích một số tác phẩm văn học mà mình yêu thích. 1. Giải thích - “Tình cảm đúng, tình cảm lớn” là những tình cảm cao đẹp, phù hợp với truyền thống văn hóa, tinh thần nhân văn của con người. - “Văn thơ hay có tác dụng bồi dưỡng tình cảm đúng, tình cảm lớn”: nhấn mạnh chức năng của văn học mà đặc biệt là chức năng giáo dục. - “Ngược lại ít nhiều cũng phải có tình cảm đúng, tình cảm lớn mới có thể cảm thấy cái hay thật của văn thơ”: Nhấn mạnh quá trình tiếp nhận văn học, những yêu cầu đối với người đọc trong quá trình tiếp nhận. - Ý kiến nhấn mạnh yếu tố tình cảm trong sáng tác và tiếp nhận thơ văn. Đồng thời nhấn mạnh đến mối quan hệ tác động hai chiều giữa người đọc và tác phẩm văn học: văn học bồi đắp cho con người những tình cảm đẹp, đúng đắn và ngược lại, người đọc dùng những tình cảm ấy để khám phá cái hay, cái đẹp của thơ văn. 2. Phân tích, chứng minh - “Văn thơ hay có tác dụng bồi dưỡng tình cảm đúng, tình cảm lớn”: + Văn học có tác dụng giáo dục to lớn vì nó là một hiện tượng thẩm mĩ có khả năng tác động sâu sắc không chỉ đến trí tuệ mà còn cả tình cảm của con người, làm cho đời sống tâm hồn của họ thêm phong phú. Nó giúp con người nhận thức cuộc sống, phân định đúng – sai, tốt – xấu. Đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho người

đọc những tình cảm nhân bản như lòng nhân hậu, vị tha, lòng yêu quê hương đất nước, thái độ căm ghét cái ác, cái xấu… + Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng hướng đến con người, thấm nhuần tư tưởng nhân đạo cao cả; giúp con người thanh lọc tâm hồn, nuôi dưỡng những tình cảm lớn, tình cảm đúng, giúp họ sống có ý nghĩa hơn. (Thí sinh chọn dẫn chứng để chứng minh) - “Ngược lại ít nhiều cũng phải có tình cảm đúng, tình cảm lớn mới có thể cảm thấy cái hay thật của văn thơ”: + Một tác phẩm văn học ra đời thực hiện một cuộc “giao tiếp ngầm” giữa người đọc và nhà văn. Nếu người đọc không có những tình cảm lớn, tình cảm đúng thì không thể cảm nhận được những nội dung tư tưởng, những tình cảm nhân văn mà nhà văn gửi gắm. Vì thế không thể thấy cái hay của thơ văn. + Những tình cảm lớn, tình cảm đúng chính là định hướng, là chìa khóa để người đọc khám phá được cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của thơ văn. (Thí sinh chọn dẫn chứng để chứng minh) 3. Đánh giá - Ý kiến trân hoàn toàn đúng đắn khi nói đến đặc trưng của văn học. - Ý kiến đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và định hướng đối với người tiếp nhận: + Đối với người sáng tác cần phải tạo nên những tác phẩm hay chứa đựng tính nhân văn cao cả, đem đến cho người đọc những tình cảm tốt đẹp. + Đối với người tiếp nhận cần phải nuôi dưỡng cho mình những tình cảm đúng, tình cảm lớn để cảm thụ thơ văn và từ đó mới khám phá được những cái hay, cái đẹp của thơ văn. ĐỀ BÀI: Nhận xét về văn chương Thạch Lam, tác giả Thế Uyên viết: \"Đọc một vài đoạn văn của ông đôi khi tôi có cảm tưởng Thạch Lam là một hệ thống dây tơ nhạy bén đến độ có thể thu nhận được sự thay đổi về cường độ ánh trăng hay âm sắc của loại lá khi khô rụng va vào đất.\" Bằng những hiểu biết về tác phẩm của nhà văn Thạch Lam, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài: * Giải thích nhận định: - Sự thay đổi về cường độ ánh trăng hay âm sắc của loại lá khi khô rụng va vào đất tạo ra những màu sắc, âm thanh rất khó để có thể nhìn được, nghe được, nhận biết hay diễn tả được. => So sánh của Thế Uyên khẳng định văn chương Thạch Lam bộc lộ tâm hồn nhạy cảm, giác quan tinh tế và nghệ thuật miêu tả tinh vi, sinh động của nhà văn.

* Phân tích: - Tác phẩm của Thạch Lam không có những tình huống éo le, li kì, gay cấn. Văn chương của ông thu hút người đọc bởi thế giới nội tâm sâu kín với những cảm xúc, rung động mong manh, mơ hồ, khó diễn tả của nhân vật và cả khung cảnh thiên nhiên, sự vật được miêu tả một cách tinh tế, sinh động, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan. - Thạch Lam có bút pháp riêng biệt với một lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng và đượm buồn; văn Thạch Lam cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi tả, đầy ắp âm thanh, màu sắc và hương vị, tác động trực tiếp vào trực giác, cảm giác của người đọc. * Chứng minh: Thí sinh chứng minh bằng việc phân tích tác phẩm của nhà văn Thạch Lam. Phần này HS cần có năng lực bao quát kiến thức tác phẩm tốt để lựa chọn được tác phẩm, dẫn chứng tiêu biểu, làm nổi bật được vấn đề. *Bình luận, mở rộng: - Nhận định của Thế Uyên là rất xác đáng. - Nhận định đã nhấn mạnh tính riêng biệt, độc đáo của phong cách nghệ thuật Thạch Lam. - Văn Thạch Lam thể hiện đúng con người tác giả: giản dị, nhạy cảm, tinh tế, nhân hậu. ĐỀ BÀI: Bàn về lao động của nhà thơ, Chế Lan Viên cho rằng: “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây” Hãy bình luận ý kiến trên. a. Giải thích nội dung và ý nghĩa của nhận định (2,0 điểm) - Nghệ thuật so sánh: nghệ sỹ - con ong Hiện thực cuộc sống – trăm hoa Tác phẩm văn học – giọt mật -> Quá trình sáng tạo cũng như quá trình ong làm mật. Để làm được một giọt mật, con ong phải bay vạn chuyến bay còn người nghệ sỹ để sáng tác được một tác phẩm phải dựa vào sự nỗ lực, năng lực của mình để khai thác hiện thực cuộc sống. Tác phẩm ấy phải xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống, qua tình cảm, tài năng, sự lao động miệt mài của nhà văn mới có thể trở thành tác phẩm chân chính. -> Ý nghĩa lời nhận định: Ý kiến của Chế Lan Viên đề cập đến vấn đề nhà văn và quá trình sáng tác: Nghệ sỹ cần phải sống thực, sống sâu sắc với cuộc đời, tác phẩm của anh ta phải chứa đựng tình cảm chân thành, sâu đậm (bắt nguồn từ đời sống) thì mới đến được vạn tấm lòng của người đọc, đồng thời phải trau dồi tài năng để tạo nên “vân chữ” của riêng mình...

- Lời thơ cũng mang đến cho nhà văn bài học về sự sáng tạo: Nhưng sự lao động của người nghệ sỹ không chỉ là sự lặp lại đơn thuần (giống như loài ong cả đời chỉ làm một việc hút nhụy tạo mật), lao động của người nghệ sỹ là một quá trình lâu dài và gian khổ, ở đó có sự trau dồi, rèn luyện trong cả tư tưởng, tình cảm hay nghệ thuật, phong cách... 2. Bình luận (3,0 điểm) - Tác phẩm văn học phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống bởi “Cuộc đời là điểm khởi đầu và cũng là điểm đi tới của văn chương”. Tác phẩm văn học là hiện thực cuộc sống được phản ánh qua lăng kính của nhà văn bằng tư tưởng, tình cảm, tài năng của người nghệ sỹ. + “Nhà văn là người cho máu”. Đó phải là dòng máu của một trái tim tràn đầy tình yêu thương xuất phát từ cuộc đời và hướng tới cuộc đời để “cho cái đẹp của Trái Đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, vì niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối, cho chúng rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”. - Tác phẩm văn học phải là sự trải nghiệm, sáng tạo miệt mài của người nghệ sỹ để tạo nên những tác phẩm có giá trị + Nhà văn phải am hiểu cuộc sống, phải có một vốn sống đa dạng, phong phú, sâu sắc và đúng đắn. Vì thế, nhà văn nhất thiết phải tham gia trực tiếp vào những quá trình của cuộc sống mà mình muốn hiểu để có tầm nhìn rộng và sâu. + “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩa sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cánh của một bông xốp hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm, tất cả đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng” (Pau-tôp-xki). “Giọt mật” văn chương là kết quả của quá trình khổ công, miệt mài tìm kiếm những chất liệt thô, mộc từ trong cuộc sống qua bàn tay nhào nặn, chế biến, sáng tạo riêng của người nghệ sỹ “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao). 3. Chứng minh (3,0 điểm) - Cần lựa chọn được những tác phẩm văn học tiêu biểu. - Cần làm nổi bật được những cách tân cả về nội dung lẫn nghệ thuật của nhà văn với những rung động, cảm xúc riêng tư, tinh tế ... của mỗi nhà văn. 4. Liên hệ (1,0 điểm) - Vai trò của người nghệ sỹ. - Giá trị đích thực của tác phẩm văn học. - Mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc. ĐỀ BÀI: Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: “ Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới.

Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học của chương trìa. Giải thích vấn đề ( 1.0 điểm ) - Cuộc thám hiểm thực sự: quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn để sáng tạo nên tác phẩm đích thực. - Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá - Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ - Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và cuộc đời. b. Khẳng định vấn đề (2.0 điểm ) ( HS dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn, tư chất nghệ sĩ ... để triển khai luận điểm). - Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá trị của một tác phẩm. + Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối chụp ảnh thì không mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm. + HS lấy dẫn chứng: ( Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới là thế giới của cái tôi cá nhân cá thể song không phải tác phẩm nào cũng có giá trị...). - Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được quyết định bởi cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm bút .( 6.0 điểm ) + Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc. + HS chọn dẫn chứng và phân tích: (Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Nhà văn còn phát hiện được đốm sáng nhân tính ẩn chứa bên trong cái lốt quỷ dữ của Chí Phèo...)

(Vội vàng là kết quả của cái nhìn tươi mới, của cặp mắt “xanh non, biếc rờn” trước vẻ đẹp mùa xuân, đã bày ra trước mắt người đọc một thiên đường mặt đất, một bữa tiệc trần gian. Hơn nữa, với nhận thức mới mẻ về thời gian tuyến tính, nhà thơ đã đề xuất một quan niệm sống tích cực...) c. Mở rộng, nâng cao vấn đề ( 2.0 điểm ) - Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một đề tài mới mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác. - Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài năng (sự tinh tế, sắc sảo...), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời...) và xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ. * Khái quát lại vấn đề ( 0.5điểm ) ĐÊ BÀI: Alice Munro, bậc thầy truyện ngắn đương đại được trao giải Nobel năm 2013, từng chia sẻ: \"Khi viết truyện ngắn, bạn phải cẩn thận để không làm nó giống thơ ca\". Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm truyện ngắn trong giai đoạn 1930-1945. Giải thích “truyện ngắn”: thể loại tự sự cỡ nhỏ phản ánh cuộc sống qua những lát cắt với hạt nhân là tình huống truyện. “thơ ca”: thể loại trữ tình thể hiện cuộc sống qua những cung bậc cảm xúc và trí tưởng tượng mạnh mẽ, qua ngôn ngữ giàu âm điệu. => Từ kinh nghiệm viết văn, Alice Munro đã khẳng định truyện ngắn cần có đặc trưng mang tính khu biệt, dù trong sự giao thoa với thơ ca. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với người viết truyện ngắn phải sáng tạo những tác phẩm truyện ngắn mang đặc trưng thể loại Bình luận

- Truyện ngắn và thơ ca có những nét giao thoa khá rõ rệt, đến mức Lep Tonxtoi từng chia sẻ \"tôi không phân biệt được thơ và truyện ngắn\". Đó là kết cấu ngắn gọn, là sự cô đọng dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, là những chi tiết nghệ thuật giàu sức chứa, mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. - Tuy có sự giao thoa với thơ, truyện ngắn vẫn là một đại thể loại, và mang những đặc trưng riêng. Người viết cần ý thức điều đó trong quá trình sáng tạo truyện ngắn, để tạo nên những truyện ngắn đích thực với tình huống truyện độc đáo, phương thức trần thuật đặc trưng, nhân vật điển hình, ngôn ngữ đậm chất văn xuôi… Những yếu tố đó làm nên dung mạo của một truyện ngắn thực sự. Chứng minh Học sinh lựa chọn tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học VN giai đoạn 1930- 1945, phân tích để làm rõ nét đặc trưng của thể loại truyện ngắn trong tác phẩm đó. Mở rộng, nâng cao - Truyện ngắn tuy cần đảm bảo những đặc trưng riêng những điều đó không có nghĩa là nó phải biệt lập, tách rời các thể loại khác. Truyện ngắn vẫn phải có những nét gần gũi, có sự giao thoa với các thể loại khác. Đó chính là dòng chảy tất yếu của văn học. - Định hướng đối với người sáng tạo: để có thể sáng tạo được những truyện ngắn thực sự, nhà văn cần phải nắm vững đặc trưng thể loại. Nhà văn có thể sáng tạo, song luôn phải có ý thức giữ vững các nét riêng, không sa đà biến tác phẩm truyện ngắn thành một tác phẩm có kết cấu hoàn toàn lẫn lộn, khác xa với đặc trưng truyện ngắn. - Định hướng đối với người tiếp nhận: người đọc cần chú ý khi tiếp nhận tác phẩm, tự mình tìm ra những nét khu biệt của truyện ngắn, từ đó có thể khám phá được nét độc đáo, thú vị riêng của thể loại này. ĐỀ BÀI: “Văn cần có cốt cách cũng như thân thể người ta có bộ xương” (Văn Tâm điêu long - Lưu Hiệp). Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “cốt cách” của một số nhà văn (hoặc nhà thơ) tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11? 1. Giải thích ý kiến. (2,0 điểm) - “Cốt cách” là vóc dáng, tính cách riêng của mỗi con người. - “Văn cần có cốt cách” tức là văn chương phải thể hiện được cá tính riêng biệt, độc đáo

của mỗi nhà văn. - Cách nói so sánh: “Văn cần có cốt cách cũng như thân thể người ta có bộ xương” cho thấy: cốt cách – cá tính độc đáo của mỗi nhà văn sẽ giúp cho tác phẩm tồn tại và có sức sống lâu bền, cũng như vai trò của bộ xương đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của cơ thể con người. → Câu nói của nhà phê bình Lưu Hiệp đã khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của cá tính độc đáo hay phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn trong sáng tác văn học. 2. Bình luận và chứng minh. (8,0 điểm) * Bình luận: - Tại sao “Văn cần có cốt cách”? + Đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật: Sáng tạo NT không phải là sản xuất đồng loạt như sản xuất công nghiệp mà yêu cầu mỗi nhà văn phải đem lại cái riêng, cái mới, cái độc đáo để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của người đọc - tức phải có phong cách: “văn như kì nhân” (văn như con người của nó). + Phong cách giúp nghệ sĩ khẳng định cái tôi cá nhân tài hoa, độc đáo, vừa tài năng vừa bản lĩnh khác người, hơn người của nhà văn → từ đó làm nên diện mạo của nhà văn và đánh dấu sự trưởng thành của nhà văn đó. + PCNT giúp tác phẩm hấp dẫn bạn đọc, đem lại cho họ những cảm xúc thẩm mĩ dồi dào, giúp họ nhận thức sâu sắc hơn sự vận động và phát triển của văn học. + Khi phong cách được nở rộ ở nhiều nhà văn sẽ tạo nên sức mạnh của một trường phái hoặc trào lưu văn học, đánh dấu bước phát triển của quá trình văn học và lịch sử. - Biểu hiện của phong cách nghệ thuật trong tác phẩm văn học: cái nhìn con người, cuộc đời có tính khám phá, phát hiện; các phương diện hình thức nghệ thuật độc đáo, hiệu quả (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, nghệ thuật trần thuật... ngôn từ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật...); giọng điệu... * Chứng minh. - HS chọn một số tác giả (văn xuôi hoặc thơ) trong chương trình Ngữ văn 11 để phân tích, chứng minh. Trong quá trình phân tích chứng minh cần làm nổi rõ “cốt cách” – phong cách nghệ thuật của từng nhà văn thông qua các sáng tác của họ và sức sống của tác phẩm cũng như vị trí của mỗi nhà văn (nhà thơ) đó.

3. Đánh giá khái quát.(2,0 điểm) - Nhận định đã khẳng định và đề cao vai trò của phong cách nghệ thuật – một trong những yêu cầu quan trọng đối với nhà văn trong sáng tác văn chương. - Bài học đối với người sáng tạo và tiếp nhận: + Nhà văn cần phải không ngừng đi sâu vào cuộc sống, cần phải rèn thói quen quan sát với tinh thần khám phá, nghiên cứu đời sống, mài sắc nhọn các giác quan để phát hiện những điều mới lạ, độc đáo từ những cái bình thường trong đời sống; trau dồi tài năng và luôn có ý thức, bản lĩnh khẳng định cá tính. + Người tiếp nhận: cần có sự tinh tế, sắc sảo trong việc phát hiện cái riêng, cái độc đáo qua tác phẩm, trân trọng và tiếp nhận cái hay, cái đẹp từ những sáng tạo đó của nhà văn.


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook