Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore KỶ YẾU TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẮNG (1972-2022)

KỶ YẾU TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẮNG (1972-2022)

Published by Trịnh Hiền, 2022-11-10 14:06:48

Description: KỶ YẾU TRƯỜNG

Search

Read the Text Version

NĂM MƯƠI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG Năm 2022 là mốc son hết sức quan trọng đối với các thế hệ giáo viên và học sinh trường THCS Phước Thắng - năm học ghi dấu sự hình thành và phát triển của một ngôi trường tròn 50 năm tuổi (1972 - 2022) đó là một hành trình dài gắn liền với biết bao kí ức sâu đậm khó quên về tình thầy cô, nghĩa bạn bè của biết bao thế hệ đã từng gắn bó, trưởng thành và lớn lên từ mái trường này. Năm mươi năm với nhiều giai đoạn phát triển, có giai đoạn dạy học trong điều kiện đất nước chìm trong khói lửa đau thương của chiến tranh, có giai đoạn dạy học trong điều kiện hòa bình nhưng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bằng sự cống hiến hết mình của các thế hệ nhà giáo, sự hỗ trợ tận tình của các cấp chính quyền địa phương và nỗ lực quyết tâm vượt khó của các em học sinh trường THCS Phước Thắng đã từng bước hoàn thành sứ mện h thiêng liêng trong hành trình “mở đất lập nghiệp” vì sự nghiệp trồng người. Phước Thắng hôm nay đã thật sự chuyển mình qua từng năm tháng, từ một ngôi trường đơn sơ xung quanh chỉ là cát trắng và phi lao cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đời sống của các thầy, cô giáo và các em học sinh còn nhiều khó khăn, cơ cực trăm bề. Nhưng bằng sự nỗ lực và phấn đấu không mệt mỏi 50 năm qua trường THCS Phước Thắng đã thật sự chuyển mình qua từng năm tháng, khang trang hơn, hiện đại hơn. Đội ngũ các thầy, cô giáo được quan tâm, trau dồi kĩ càng hơn về kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy - học, tạo nên một môi trường sư phạm đoàn kết, kỉ cương, trách nhiệm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước mạnh mẽ vươn lên, giờ đây trường THCS Phước Thắng đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy đồng thời cũng là mảnh đất thiêng liêng lưu giữ những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò, là chốn đi về, là sợi dây kết nối bao tâm hồn, bao ước mơ, lí tưởng và khát vọng tươi đẹp vì một ngày mai tươi sáng. Ngày hôm nay, bạn bè gần xa biết đến trường THCS Phước Thắng vì đó là một ngôi trường xanh - sạch - đẹp, thân thiện với bề dày thành tích dạy và học rất đáng tự hào.

Nhìn lại chặng đường 50 năm - hành trình khẳng định và phát triển “kỷ yếu” này như một lời tri ân các bậc tiền nhân, tri ân những con người đương đại và tri ân cả thế hệ tiếp nối tương lai với những năm tháng âm thầm trao gửi trọn lòng yêu nghề, yêu trẻ, yêu mái trường đang lặng lẽ âm thầm cống hiến để tạo nên một thương hiệu Phước Thắng luôn phát triển vững bền. Xin trân trọng cảm ơn công sức đóng góp của các thế hệ thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh đã giúp nhà trường hoàn thành ấn phẩm này. Kính chúc tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. BAN BIÊN TẬP

Trường THCS Phước Thắng -KỈ NIỆM 50 THÀNH LẬP- Trường THCS Phước Thắng tọa lạc trên tham gia các hoạt động ngoài giờ-công con đường 30/4 và được thành lập từ tác xã hội như: Phong trào đền ơn đáp năm 1972. Đến nay, sau 50 năm xây dựng nghĩa, Giúp bạn vượt khó, Ủng hộ đồng và phát triển, trường THCS Phước Thắng bào bị bão lụt, thiên tai…; các cuộc thi từng bước khẳng định vị thế, tầm vóc của Tìm hiểu về môi trường, tìm hiểu về an mình, trở thành một địa chỉ đáng tin cậy toàn giao thông… trong sự nghiệp trồng người của nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trường THCS Phước Thắng đã xây Trên nền tảng vững chắc và những dựng được một nền móng vững chắc với trang truyền thống, nhìn về tương lai, đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân thầy trò trường THCS Phước Thắng viên chuyên nghiệp, trình độ cao và tâm hoàn toàn có thể tin tưởng về sự phát huyết với nghề. Đây chính là hạt nhân triển toàn diện của mình. Định hướng nòng cốt quyết định chất lượng đào tạo, chiến lược, trường THCS Phước Thắng là khối tài sản vô giá đối với nhà trường. phấn đấu trở thành trường THCS hàng đầu với cơ sở vật chất, trang thiết bị Trong quá trình phát triển, trường luôn hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo coi trọng việc giáo dục toàn diện cho học viên đầy năng lực, học sinh chất lượng sinh là mục tiêu phấn đấu. Thầy trò nhà cao. Niềm tin cũng là tâm nguyện của trường đã không ngừng khắc phục khó chúng tôi trong một tương lai gần, khăn, cố gắng vươn lên để đạt những trường THCS Phước Thắng tỉnh Bà Rịa thành tích cao nhất. Song song với các Vũng Tàu sẽ đạt vị thế ngang tầm quốc hoạt động dạy và học, trường THCS Phước gia và khu vực. Thắng còn tích cực



LỊCH SỬ TÊN TRƯỜNG PHƯỚC THẮNG TỪ 1972 ĐẾN NAY ——————— Trường Trung Học Thị Xã Phước Thắng được thành lập từ tháng 8/1972, là tiền thân của trường THCS Phước Thắng hiện nay. Ngôi trường đã hình thành và phát triển trong suốt 50 năm qua. Trường đã trải qua một lần nhập, hai lần tách và 5 lần điều chỉnh tên trường nhưng hai tiếng Phước Thắng thiêng liêng vẫn luôn luôn vẹn nguyên bền vững. 1/ Trường Trung Học Thị Xã Phước Thắng (1972 - 1975). 2/ Trường Phổ Thông Cơ Sở Phước Thắng (1975 - 1982, sát nhập trường Tiểu học Phước Thành vào trường PTCS Phước Thắng). 3/ Trường Trung Học Cơ Sở Phước Thắng (1982 - 1990, tách cấp Tiểu học ra thành trường Tiểu Học Phước Thắng). 4/ Trường Phổ Thông Cấp II Phước Thắng (1990 - 2000). 5/ Trường Trung Học Cơ Sở Phước Thắng (2000 đến nay. Năm 2013 tách học sinh phường 12 ra thành lập trường THCS Nguyễn Gia Thiều). CÁC THẾ HỆ CÁN BỘ QUẢN LÍ ————— 1/ Từ năm 1972 đến 1975: Trường Trung học Thị xã Phước Thắng (trước giải phóng 1975) Hiệu trưởng: Thầy Vũ Tế Lương. 2/ Từ năm 1975 đến 1977 (sau giải phóng 1975): Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Khắc Lưu Hiệu phó: Thầy Nguyễn Văn Thưa. 3/ Từ 1977 đến 1983: Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Văn Thưa Hiệu phó: Thầy Phạm Văn Ngọc và Cô Nguyễn Thị Lan. 4/ Từ 1983 đến 1984: Hiệu trưởng: Thầy Trần Ngọc Thuyết Phó Hiệu trưởng: thầy Phạm Văn Ngọc và cô Nguyễn Thị Liên. 5/ Từ 1984 đến 1986: Hiệu trưởng: Thầy Trần Văn Hồng Phó Hiệu trưởng: Thầy Trần Quang Vinh, Thầy Phạm Văn Ngọc.

6/ Từ 1987 đến 2002: Hiệu trưởng: Thầy Phạm Văn Ngọc Phó Hiệu trưởng: Thầy Phạm Đăng Tỷ, Thầy Đỗ Thành Danh và Thầy Nguyễn Văn Thắng. 7/ Từ 2002 đến 2004: Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Việt Cường Phó Hiệu trưởng: Thầy Trần Quang Vinh, Thầy Nguyễn Văn Thắng. 8/ Từ 2004 đến 2013: Hiệu trưởng: thầy Nguyễn Văn Thắng Phó Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Minh Tâm, Thầy Trần Công Vịnh, Thầy Lê Văn Mỹ và Cô Nguyễn Thị Mỹ Châu. 9/ Từ 2013 đến 2018: Hiệu trưởng: Thầy Trần Quang Vinh Phó Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Mỹ Châu, Thầy Lương Hữu Phương. 10/ Từ 2018 đến nay: Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Mỹ Châu Phó Hiệu trưởng: Thầy Lương Hữu Phương, Thầy Trần Mạnh Hùng.

TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG CÔ NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU THẦY TRẦN MẠNH HÙNG THẦY LƯƠNG HỮU PHƯƠNG Bí Thư Chi Bộ - Hiệu trưởng Phó Hiệu Trưởng Phó Hiệu Trưởng CÔ NGÔ VŨ TÚ ANH CÔ NGUYỄN THỊ OANH CÔ LÊ THỊ HÀ Chủ Tịch Công Đoàn Tổng Phụ Trách Trưởng Ban TTND CÔ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG CÔ TRẦN THỊ HUYỀN CÔ NGUYỄN THỊ NHÀN Tổ Trưởng Tổ Văn Phòng Thư Kí Hội Đồng Bí Thư Chi Đoàn Kế Toán

TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG CÔ TRƯƠNG THỊ LY NA CÔ NGUYỄN THỊ CÚC CÔ ĐẶNG THANH MAI Tổ Trưởng Tổ Toán - Tin Tổ Trưởng Tổ Ngữ Văn Tổ Trưởng Tổ Tiếng Anh CÔ DOÃN THỊ NHÀI CÔ LÊ THỊ BÍCH CÔ PHẠM THỊ HỒNG TỊNH Tổ Trưởng Tổ Lý Hóa Sinh CN Tổ Trưởng Tổ TD Nhạc Họa Tổ Trưởng Tổ Sử Địa GDCD TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG

TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG TỔ TOÁN - TIN TỔ NGỮ VĂN

TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG TỔ TIẾNG ANH TỔ LÝ HÓA SINH CN

TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG TỔ TD NHẠC HỌA TỔ SỬ ĐỊA GDCD TỔ VĂN PHÒNG

THÀNH TÍCH





DẤU ẤN TRƯỜNG TA Ngọc in dấu ấn mái trường ta Phước Thắng tự tin nở rộ hoa Vinh quang tên tuổi ngôi trường sáng Châu báu vững vàng nức tiếng ca. Dấu ấn lòng tin tỏa sáng ngời Trăm hoa đua nở khắp đất trời Thi đua giảng, học cùng nhau tiến Phước Thắng – Trường ca tỏa nơi nơi. Lịch sử mãi ghi mái trường đây Một lòng chung sức đã dựng xây Trò ngoan đoạt giải cao toán học Quốc tế ngợi ca công đức này. Quá khứ hào hùng ôi đẹp quá! Tương lai tươi sáng mái trường ta Thầy giỏi, trò ngoan…phong cảnh đẹp Lòng tin dấu ấn khải hoàn ca. Ngô Vũ Tú Anh (Chủ tịch công đoàn)







UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỚC THẮNG Năm mươi năm một chặng đường Năm mươi năm - một chặng đường Phước Thắng vươn mình vượt đại dương Khó khăn chồng chất không quản ngại Ươm mầm tri thức rạng bốn phương. Thầy cô nhiệt huyết say lao động Trò ngoan tự giác gắng quyết tâm Kỉ cương, đoàn kết luôn phấn đấu Đem đến cho đời trái ngọt thơm. Dựng xây, trưởng thành và phát triển Khang trang, hiện đại xứng ngang tầm Phước Thắng tự hào bao thế hệ Chung tay xây dựng nước non nhà. Dương Ngọc Hà (Tổ Ngữ Văn)

Bánh xe thời gian cứ quay âm thầm và lặng lẽ, thấm thoát đã 14 năm trôi qua. Thời gian tuу không ngắn và cũng chưa phải là quá dài nhưng cũng đủ làm cho tôi cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Phước Thắng thân yêu! Với ước mơ trở thành cô giáo, ngày ngày được thướt tha cùng tà áo dài đến trường, tôi đã quyết tâm thi đậu trường Sư phạm. Tôi đến với nghề dạy học bởi nhiều lẽ. Sư phạm với tôi như là một bằng chứng để giữ lời hứa với gia đình. Nhưng quan trọng hơn, mà có lẽ là quan trọng nhất là vì tôi yêu những ánh mắt biết nói của học trò; tôi quý vẻ bỡ ngỡ mà đầy tò mò ham hiểu biết, ưa khám phá thế giới của các em. Và giờ đây, tôi biết rằng lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn. Bởi nơi tôi công tác không chỉ là một môi trường thân thiện và đoàn kết mà hơn thế nữa, nơi đó là ngôi nhà lớn của tôi với một vị thuyền trưởng – cô hiệu trưởng tuyệt vời!

Nụ cười thân thiện, nhẹ nhàng, tính cách giản dị và dịu hiền là ấn tượng đầu tiên trong cảm nhận của tôi khi tiếp xúc với cô – Cô Nguyễn Thị Mỹ Châu - Hiệu trưởng trường THCS Phước Thắng. Nhắc đến cô, học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường trong phường 11 ai cũng biết và ai cũng tin yêu cô. Họ biết đến cô bởi lòng yêu nghề, sự hăng say trong nghề nghiệp, sự tận tụy, nhiệt tình trong công tác, bởi bảng thành tích rất đáng tự hào. Làm sao tôi quên được ngày tôi mới bỡ ngỡ bước chân về trường – năm 2008, khi ấy cô đang là một hiệu phó chuyên môn, cảm nhận đầu tiên của tôi về cô khi ấy thật khó tả, với dáng người nhỏ nhắn, cách ăn mặc giản dị và điều đặc biệt là khuôn mặt cô trông rất nghiêm khắc. Điều đó khiến cho tôi có cảm giác cô rất khó gần. Nhưng rồi, thời gian đã giúp tôi nhận ra, ẩn sâu trong khuôn mặt nghiêm nghị ấy là cả một biển trời yêu thương. Càng tiếp xúc và được làm việc cùng cô, tôi càng cảm thấy ngưỡng mộ và yêu quý cô biết nhường nào. Năm tháng trôi đi không đợi chờ ai, bằng trái tim yêu nghề, hết lòng cống hiến vì sự nghiệp giáo dục, năm 2018 cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Đó là thành quả xứng đáng cho những lặng thầm cống hiến, hi sinh của cô với trường, với nghề. Mặc dù với cương vị mới gánh trên vai trọng trách nặng nề hơn nhưng trong cô vẫn mãi là một trái tim biết cảm thông ᴠà lắng nghe. Trước những đổi mới của Ngành cùng với vô vàn những khó khăn, thử thách, cô luôn khuyến khích giáo viên đổi mới, luôn động viên, khích lệ và điều đặc biệt là cô luôn tạo động lực, cảm hứng và biết cách ươm mầm những tiềm năng, thôi thúc giáo viên đến những thành công. Cô luôn nói với chúng tôi rằng: việc dạy học không chỉ là truyền tải kiến thức mà còn là truyền tải tình yêu thương đến cho những học sinh của mình. Tôi rất tâm đắc với chia sẻ đó và có lẽ vì vậy, trong từng tiết dạy, trong từng khoảnh khắc đứng trước học trò tôi luôn cố gắng đồng cảm, thấu hiểu để chia sẻ nhiều hơn tình yêu thương với các em. Với tôi và nhiều đồng nghiệp, cô còn là người bồi dưỡng nhân tài, ươm mầm tri thức. Hằng năm, đội tuyển học sinh giỏi Vật lí do cô phụ trách đều đạt kết quả cao trong những kì thi, thậm chí là dẫn đầu, là thủ khoa ở trường Chuyên Lê Quý Đôn. Biết bao lớp học trò được cô vun đắp, dạy bảo đã trưởng thành và thành công trên đường đời - Cô chính là người đã chắp cánh cho ước mơ của các em bay cao và bay xa... Hoàn thành xuất sắc công việc ở trường, cô lại trở về là người phụ nữ đảm đang trong gia đình. Cô luôn sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian chăm lo cho mái ấm của mình. Nhiều năm liền gia đình cô đạt gia đình văn hóa. Với thiên chức là người mẹ, người vợ, cô hiện lên vừa là một người phụ nữ hiện đại, sống năng động, tự chủ

vừa giữ được những vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống, thương yêu chồng con hết mực. Tôi hiểu, để có được quả ngọt đó, người phụ nữ nhỏ nhắn ấy đã phải cố gắng, hi sinh rất nhiều trong công việc, trong đời sống. Trong lòng tôi, cô luôn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức; một con người mẫu mực về lối sống nhân hậu, giản dị, chân thành. Thật cảm ơn cô – Vị thuyền trưởng mà tôi cảm mến! Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta luôn có một ai đó ảnh hưởng đến lối sống, nghề nghiệp của chính mình, Với tôi, cô hiệu trưởng là người truyền lửa, là người có ảnh hưởng lớn đối với sự nghiệp lái đò của tôi. Sự tận tâm, tận hiến với nghề của cô luôn là nguồn động viên tinh thần để bản thân tôi và đồng nghiệp cố gắng rèn luyện, học tập hoàn thiện bản thân. Bao năm rồi, kể từ cái ngày đầu tiên gặp gỡ cô, nét nghiêm nghị trên khuôn mặt của cô giờ ngẫm lại chỉ còn đọng lại một nụ cười thân thiện, gũi gần. Vẫn biết, thời gian có thể thay đổi nhiều thứ, nhưng tôi vẫn tin rằng, lòng nhiệt huyết với nghề, sự thấu hiểu đồng nghiệp của cô sẽ không bao giờ đổi khác. Cô Nguyễn Thị Mỹ Châu chính là một bông hoa đẹp trong vườn hoa Phước Thắng. Qua phong cách sống và làm việc của cô, tôi học từ cô rất nhiều điều, tôi cảm thấy mình may mắn có người đồng nghiệp – người lãnh đạo như cô. Tôi mong cô luôn có nhiều sức khỏe và tin rằng, cô luôn giữ mãi ngọn lửa nhiệt huyết, luôn vững tay chèo để tiếp tục cùng chúng tôi chèo lái con thuyền Phước Thắng cập bến bờ vinh quang. Và, tôi vẫn “Vững mãi một niềm tin nơi cô – Vị thuyền trưởng kính yêu của Phước Thắng”! Nguyễn Thị Dung (Tổ Ngữ văn)

UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỚC THẮNG THƠ CA BAO LA TÌNH THẦY Giữa lòng phố biển về đêm Thầy vẫn miệt mài âm thầm gieo chữ Cho những trẻ em nghèo Được đến trường thắp sáng những ước mơ. Đứa mất mẹ, đứa mất cha, không người thân thích Cơm chẳng đủ no, mặt lấm lem bùn Thầy vẫn đến bằng tình thương ấm áp Đâu cần gì phải tính toán so đo. Ánh điện về đêm bên ngôi trường Phước Thắng Mang tình thương ấm áp nặng nghĩa thầy Để chiếu sáng bao tâm hồn con trẻ Đang mỏi mòn vì vất vả mưu sinh. Thầy dạy các em biết học Toán, làm Văn Biết ứng xử văn minh chan chứa tình người Biết tự đứng lên sau những lần vấp ngã Để đương đầu với thử thách gian lao. Từ mái ấm phổ cập ban đêm Bao thế hệ học trò đã lớn lên từ đó Lời thầy giảng mang yêu thương cháy bỏng Đã xa rồi còn vọng mãi trong tim. Cảm ơn thầy - người gieo chữ ban đêm Chẳng quản nhọc nhằn khó khăn vất vả Chúng em khắc ghi những ân tình khó tả Đi muôn phương vẫn nhớ mãi tình thầy! Bùi Thị Thanh (Tổ Ngữ Văn)

UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU THCS PHƯỚC THẮNG CÂY XOÀI CHI LÊ Lâu nay thi thoảng tôi vẫn chở bà xã đến một ngân hàng để giao dịch. Thật bất ngờ người bảo vệ ngân hàng là học trò cũ mà tôi từng trực tiếp dạy. Mỗi lần tôi ngồi chờ bà xã làm việc với nhân viên ngân hàng là cơ hội để cậu trò cũ kể lại chuyện xưa. Thật không ngờ cậu ta kể vanh vách, kể chi tiết cứ như mọi thứ vừa mới diễn ra. Có lần đang kể chuyện cũ, cậu ta cười tủm tỉm hỏi: “Cây xoài Chi Lê còn không thầy?” Nghe trò hỏi về “cây xoài Chi Lê” tôi bỗng nhớ lại những khoảnh khắc của hơn 15 năm trước. Thời đó tôi mới được chuyển về trường THCS Phước Thắng. Giáo viên trẻ thật là vui, nhiều lúc tôi như người bạn của tụi học trò. Một lần tôi kể cho tụi học trò nghe về cây xoài trong vườn: “Mấy năm trước thầy được biếu một quả xoài do người bạn mang từ Chi Lê về. Quả xoài to dài, nhìn giống như quả dưa hấu. Khi bổ ra lại càng giống dưa hấu hơn. Ai ăn rồi thì ko thể quên được. Sau đó thầy lấy hạt trồng thử và rất may là mọc được đúng một cây...” Học trò tranh nhau hỏi: - Cây xoài đó có quả chưa thầy? Tôi trả lời: - Có quả hai mùa rồi, vì quả to như quả dưa hấu nên thầy chỉ để dăm quả trên cây thôi. Tụi trò càng háo hức: - Còn quả nào không thầ Thầy cho chúng em ăn thử cho biết “xoài Chi Lê” đi thầy. Tôi tỏ ra thân thiện: - Được mà, còn hai trái cuối mùa thầy đã bứt xuống và đang để trong tủ lạnh. Chiều nay học xong đứa nào thích ăn cho biết giống “xoài Chi Lê” thì kéo lên nhà thầy luôn nhé.Tụi học trò nhảy lên reo hò. Hết giờ học cả lớp đạp xe đến nhà tôi. Vừa vứt xe trước cổng là cả mấy chục trò vội lao vào để chiêm ngưỡng “cây xoài Chi Lê” độc nhất vô nhị. Tôi chỉ cho đám học trò cây xoài cát Hoà Lộc trồng sau vườn, thân cây mới bằng bắp chân. Tất cả học trò ngưỡng mộ nhìn cây xoài như nhìn Kim tự tháp Ai cập. Thơ ca

Tiết mục tiếp theo là tôi vào nhà bê hai quả “xoài Chi Lê” đã ướp lạnh ra để dưới gốc cây xoài cát chuẩn bị cho cả lớp thưởng thức. Nhìn thấy “xoài Chi Lê” cả đám học trò càng rôm rả hơn: - Ôi bự quá! Sao giống hệt quả dưa hấu vậy ta? - Xoài Chi Lê thì phải giống như quả dưa hấu chứ. - Có vậy người ta mới phải mang từ Chi Lê về biếu thầy ngốc ạ. Cứ như mấy quả xoài ngoài chợ thì ai mà thèm... Biết tụi trò đang vừa khát vừa đói vừa háo hức nên tôi không để chúng phải đợi lâu hơn nữa mà bổ luôn. Tất cả lại ồ lên vì trông giống hệt dưa hấu. Mỗi đứa một miếng “xoài Chi Lê” ngọt lừ mát lạnh, ngon thấu ruột thấu gan. Chúng nó lại xuýt xoa: “trông giống như dưa hấu nhưng ngon gấp vạn lần...” Tiếc là hai quả “xoài Chi Lê” đó chỉ như gãi miệng làm cho mấy chục học trò thêm thòm thèm mà thôi. Hai hôm sau, bố một cậu học sinh qua trường gặp tôi năn nỉ: - Thầy xem có cách gì chiết cành, nhân giống cây “xoài Chi Lê”, giúp tôi một cây nhé, nghe thằng con về kể mà vợ chồng tôi cứ mê mẩn thầy ạ! Bao năm sau tôi mới hiểu ra vì sao câu chuyện đùa về quả “xoài Chi Lê” đã làm cho nhiều người tưởng thật. Đó là vì các cô ,cậu học trò chỉ là những bạn nhỏ ngây thơ trong sáng . Phan Thanh Huy (Tổ Toán - Tin)

UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỚC THẮNG TRƯỜNG XƯA NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG Ta về thực ngỡ chiêm bao? Một chiều lạc gót dẫn vào trường xưa Thời gian như chiếc thoi đưa Năm mươi năm lẻ như vừa hôm qua Trường xưa hay tuổi ta già? Trong tâm ký ức vẫn là trẻ thơ Sân trường ánh mắt ngẩn ngơ Bước chân ríu lại thẫn thờ loanh quanh Nhớ sao những mái đầu xanh Chung trường chung lớp học hành cùng nhau Tuổi học trò thật đẹp sao Bao nhiêu kỷ niệm dạt dào trong tim Tựa vào bóng phượng im lìm Hỏi cây có biết nỗi niềm ta mang? Từng làn gió nhẹ thổi sang Ngỡ sân trường vắng, còn vang tiếng cười Bạn bè kẻ ngược, người xuôi Có bao nhiêu bạn lần hồi về thăm Cô thầy tóc đã hoa râm Còn truân chuyên nổi \"trăm năm trồng người\" Ta về nhớ lắm trường ơi! Dư âm kỷ niệm bao đời khó quên Ta về giữa chốn bình yên Trường xưa ta đó - nỗi niềm thiết tha! Trương Viết Phú (Phụ huynh học sinh)

HỒI ỨC PHƯỚC THẮNG Năm 2022 là một dấu son trong sự nghiệp giáo dục của Việt Nam ta – kỉ niệm 40 năm ngày hiến chương nhà giáo 20/11. Thật ngẫu nhiên, với con số đặc biệt 2022 này cũng là dấu ấn chói lọi trong lịch sử hình thành và phát triển của trường THCS Phước Thắng – nơi tôi đang công tác và cũng chính là cái nôi đã vun trồng nền tảng tri thức cho tôi suốt 4 năm của một thời học sinh đẹp nhất. Với dấu ấn đặc biệt này, trong tôi lại sống dậy những cảm xúc vô cùng khó tả. Bồi hồi, xúc động thôi vẫn chưa đủ mà phải là háo hức, mong chờ, là những phút giây lắng đọng khi kỉ niệm ùa về, đôi khi bất giác nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chính mình trong những hồi ức chợt đến. Ngày hôm nay, bản thân tôi xin tản mạn một chút về những kí ức đã qua, ghi dấu lại một chút kỉ niệm của nghề cầm phấn, một chút gì đó được gọi mĩ miều là hồi kí của bản thân tôi trong những ngày đã và đang gắn bó với ngôi trường thương yêu này. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Vũng Tàu, nơi tôi cất lên tiếng khóc chào đời chính là trung tâm y tế phường 11 hiện nay, chỉ cách trường THCS Phước Thắng chỉ vài bước chân. Phải chăng đây chính là nhân duyên? Khi tôi bắt đầu có những nhận thức đầu tiên, có kí ức về cuộc sống xung quanh thì trường học trong tôi chỉ là những dãy nhà tường gạch bao phủ bởi lớp rêu phong, cũ kĩ với mái tôn xi măng nóng như đổ lửa. Thời điểm đó, tôi mới chỉ là một cô bé ở độ tuổi học sinh tiểu học, nhưng cũng đã kịp ghi lại trong kí ức về hình ảnh của ngôi trường cấp 2 mà mình sẽ theo học trong mỗi lần có dịp đi qua. Tôi vẫn nhớ trường THCS Phước Thắng ngày ấy chỉ có hai dãy phòng học với một tầng duy nhất. Hai dãy phòng học bao gồm cả khu hiệu bộ với vài lớp học. Giữa hai dãy phòng học là hàng cây xà cừ cổ thụ, vươn rộng cánh tay tỏa mát cả sân trường. Đặc biệt, xung quanh trường vẫn còn dấu tích của đặc trưng miền biển, đó là những rặng phi lao rì rào miên man trong làn gió mát lành, được nuôi dưỡng bởi bãi cát trắng – dấu tích của một ngọn đồi.

Nhà của tôi xa lắm, cách trường cấp 2 Phước Thắng hơn 7km. Con đường đến trường của tôi khúc khuỷu, gập ghềnh đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Khúc khuỷu, gập ghềnh bởi hoàn cảnh nghèo khó, để được đến trường là cả quá trình nỗ lực của mẹ tôi cũng như bản thân tôi. Khúc khuỷu, gập ghềnh là bởi con đường trong trí nhớ của tôi chỉ toàn cát trắng, nắng, gió, ổ gà, ổ voi... Ngày nắng thì như đổ lửa, cát dưới chân bỏng da bỏng thịt. Ngày mưa thì bì bõm vượt qua những “ổ voi” xình lầy hôi thối để được đến trường. Ngày tôi còn nhỏ, đi đâu cũng chỉ toàn là phi lao – loại cây đặc trưng cho vùng đất biển Vũng Tàu. Ngày tôi còn nhỏ, đi đâu cũng chỉ toàn là phi lao – loại cây đặc trưng cho vùng đất biển Vũng Tàu. Những ngọn phi lao cao vun vút, tới mùa gió chướng thì phi lao khác hẳn các loại cây khác là tạo ra tiếng lao xao, xào xạc thì phi lao lại mang lại cho cuộc sống âm thanh vô cùng đặc biệt mà chỉ vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu mới có được. Đó là tiếng “vút” nghe như tiếng roi mây quất vào không trung. Âm thanh chỉ nghe thôi đã thấy được vị mặn nồng của biển. Tôi còn nhớ như in, cái ngày đầu tiên tôi đặt chân vào cổng trường THCS Phước Thắng. Cũng là sự lóng ngóng của một học sinh đầu cấp. Nhưng hơn hết chính là sự choáng ngợp vì là lần đầu tiên được học ở dãy nhà bốn tầng mà hiện nay là khu B của trường THCS Phước Thắng. Lúc ấy, trong mắt tôi ngôi trường không khác gì một dinh thự của tổng thống. Trong khi nhà của tôi vẫn là nhà tôn vách lá thì lớp học lại sáng rực sừng sững với bốn tầng lầu được lợp bằng mái tôn được quét sơn đỏ thắm. Đó vẫn là niềm tự hào của bản thân tôi vì là khóa đầu tiên được học trên dãy nhà mới đó. Sân trường lúc đó nhiều cây lắm, nào là xà cừ, phượng, điệp, dừa... cây nào cây nấy đề đã rất to rồi. Chỉ có điều là hàng phi lao trong sân trường trước đó đã bị phá bỏ. Sân cát trắng cũng đã được đổ đất cho bằng phẳng hơn. Đến giờ tôi mới hiểu đó chính là lần thay da đổi thịt cả về chất lẫn lượng của ngôi trường thương yêu này.

UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỚC THẮNG Một dãy phòng học gồm 16 lớp đã giải quyết khó khăn của thầy cô trường THCS Phước Thắng trong thời điểm đó. Trước đó, vì thiếu hụt về cơ sở vật chất mà trường đã phải chia ra rất nhiều cơ sở, tận dụng cả những kho lương thực cũ kĩ, miễn là có thể học là sẽ thành lớp học. Năm học 1995 – 1996 dãy phòng học mới đi vào hoạt động, tất cả học sinh của trường được về đoàn tụ cùng nhau, nét mặt phấn khởi của cả thầy và trò hiển hiện rất rõ trong ngày khai giảng của niên khóa mang nhiều kỉ niệm này. Với tâm thế của một học sinh đầu cấp, một con bé lớp 6 vừa đen, vừa bé, vừa gầy như tôi ngày ngày háo hức đu trên chiếc xe đạp cũ kĩ để đến trường. Có lẽ sự nhỏ bé, gầy gò của tôi là điều rất đặc biệt nên đến tận bây giờ khi nhắc lại thời học sinh đó thì thầy cô vẫn miêu tả về tôi như sau: “bé như hạt tiêu, đen nhẻm đen nhèm nhưng nhanh lắm, nổi bật là đôi mắt to tròn sáng rực trên khuôn mặt”. Nghe những lời nhận xét của thầy cô giáo cũ về bản thân, tôi mừng lắm. Vì trong hàng nghìn học sinh được thầy cô đưa qua những chuyến đò tri thức, tôi– một đứa trẻ bình thường, gia cảnh nghèo khó vẫn được thầy cô lưu giữ trong kí ức thì quả thật không còn gì có thể hạnh phúc hơn nữa. Cô chủ nhiệm lớp 6 của tôi là cô Lan Anh. Cô dạy môn Văn và Giáo dục công dân. Hiện nay cô đã về hưu và vẫn sinh sống tại thành phố Vũng Tàu. Ấn tượng của tôi về cô là cô rất xinh. Cô không quá nghiêm khắc, rất thương và gần gũi với lũ học trò chúng tôi. Nhà cô gần trường nên vô tình trở thành nơi tập kết của bọn tôi mỗi khi có dịp lễ tết. Trí nhớ của cô cũng thuộc dạng siêu phàm nhé. Tất cả kỉ niệm của chúng tôi trong những năm đầu cấp ấy được cô lưu giữ trong tâm trí gần như không sót một chi tiết nào. Tính cách từng đứa cô nhớ như in, chuyện vui chuyện buồn cô đều nhớ. Điều này chắc chắn chỉ có những người giáo viên chân chính, thương học sinh như con, hết lòng vì học sinh thương yêu của mình mới có thể làm được.

Ngày ấy, mỗi năm học chúng tôi lại được sắp Sau này thầy là một trong những hiệu lớp lại, lại thêm bạn bè mới, rồi chia tay bạn bè trưởng của trường THCS Phước Thắng. Khi cũ. Nên cái ngày đi coi danh sách lớp của chúng tôi học lớp 6, thầy vẫn là phó hiệu trưởng. tôi lúc nào cũng tràn trề cảm xúc. Có đứa thì vui Thầy là người hay trêu tôi nhất. Sau này khi mừng vì được học chung với đứa bạn cùng chí về nhận công tác tại trường, lúc này thầy hướng, ngược lại có đứa lại thẩn thờ vì lạc lõng đang trên cương vị hiệu trưởng nhưng cách sang một lớp khác vơi toàn những bạn bè xa lạ. đối xử thầy dành cho tôi vẫn như đối với một Nhưng cũng chính vì thế mà cả khối chúng tôi cô bé học trò nhỏ ngày nào. Năm lớp 6 của gần như biết hết về nhau. Đúng kiểu một gia tôi còn rất may mắn khi được học cô Dung. đình, vui lắm, thân thiết lắm. Ngày đó, đến Hiện nay cô vẫn là giáo viên giảng dạy bộ trường vui lắm, không trà sữa, không gà rán như môn tiếng anh trong trường. Ngày đó, khi tôi bây giờ, quà vặt của bọn học sinh chúng tôi chỉ đang học lớp 6 cũng chính là năm cô Dung là những thứ cây nhà lá vườn như bịch xoài, bịch về trường. Thực ra, cái cảm giác chuyển cóc, bịch chùm ruột chua lè, vài quả ổi xanh chát giao từ học sinh sang làm đồng nghiệp cũng xít nhưng combo kèm theo là 1 bịch muối ớt đỏ là một trải nghiệm rất khó quên. lòm. Thế mà cả đám túm tụm vào giải quyết trong nháy mắt đến nỗi muối cũng không còn, vui Tôi rất tự hào trong vai trò cựu học sinh của không thể tả nổi. Tôi vẫn nhớ, có những hôm tôi trường đồng thời là một trong những giáo viên cố đi học rõ sớm chỉ để leo lên cây trứng cá ven đang công tác tại trường. Duyên nợ với trường đường hái cho đầy túi để mang lên chia cùng các chính là sợi dây gắn kết, là động lực để tôi có bạn, cảm giác lúc đó như đang làm một việc gì thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. đó vô cùng vĩ đại khiến cho tim đập rộn ràng suốt cả một buổi chiều. Đó là những cảm giác Một ngày nào đó, sau 30 năm nữa, tôi trộm chỉ có tuổi thơ mới có thể đem lại. “Vé đi tuổi nghĩ, dưới hàng điệp già sẽ có một bà giáo ngồi thơ” là thứ vé chỉ có thể bán trong miền kí ức, hoài niệm về quá khứ ngay tại sân trường này. không thể có ở hiện tại và tương lai. Chắc chắn, người giáo già ấy sẽ mãn nguyện về một thời đã qua, với những mảng kí ức đẹp Thời gian thấm thoắt thoi đưa, năm cuối cấp nhất, huy nhất của một đời người. 2 đã đến. Giờ thì đã là lứa đàn anh đàn chị. Tự nhiên thấy mình oai phong đến lạ lùng. Năm lớp 9 của tôi là do thầy Trần Quang Vinh chủ nhiệm. Phạm Thị Minh Trang Cuộc đời học sinh của tôi thật may mắn, vì đã có 2 người thầy trực tiếp giảng dạy trở thành hiệu (Tổ Nhạc Họa) trưởng.Và may mắn hơn cả tôi đều đuoecj làm việc với các thầy với vai trò đồng nghiệp và được thầy dạy bảo rất nhiều. Khi còn là một đứa học sinh lớp 9, miền kí ức của tôi về thầy Vinh là những bài giảng rất thu hút.

THÁNG TƯ TRÊN SÂN TRƯỜNG Tháng Tư về, dậy khúc hoan ca, Vui đất nước vang bài ca thống nhất. Cả dân tộc vươn mình là sự thật, Rợp cờ hoa rực rỡ mọi con đường. Siết tay nhau, ta kết nối yêu thương, Thầy trò hân hoan, cả trường vui náo nức. Màu cờ đỏ như máu hồng trong ngực, Đất nước thanh bình mà thao thức còn đây. Nhớ những ngày bục giảng dưới hầm sâu, Giáo án nhuốm bùn nâu vẫn không dừng buổi học. Các bạn hỡi, cuộc đời còn khó nhọc, Thế giới ngày mai từ bài học hôm nay. Nhớ huyện đảo Hoàng Sa hai mắt còn cay, Nửa thế kỷ vẫn trong tay quân xâm lược. Hãy dạy cho trò hình hài đất nước, Mỗi bước tới trường nâng ước mơ xa. Giai điệu hào hùng, tiếng hát thiết tha, Tia nắng ấm chan hoà trên đất Mẹ. Làn gió mới ùa vào trường mạnh mẽ, Giữa sân trường, phượng nhóm lửa tháng Tư. Phan Thanh Huy (Tổ Toán – Tin)

THỦ LĨNH NHÓM G7 Đối với những người đã từng sống và làm việc trong ngôi nhà chung của trường THCS Phước Thắng cách đây 5 năm về trước và hiện tại thì cái tên này đã trở thành quen thuộc. Ở đây ta được biết đến những người thầy, người bác, người chú, người anh là Cán bộ - Giáo viên- Công nhân viên trong nhà trường đều là nam nhân với bảy thành viên ưu tú mà người đứng đầu là thầy Trần Quang Vinh với biệt danh hết sức độc và lạ “Thủ lĩnh nhóm G7” Nhóm G7 được lập nên từ khi thầy Trần Quang Vinh bắt đầu chuyển về công tác ở trường đến nay đã được 7 năm. Lúc đó tôi là một Hiệu phó phụ trách mảng hoạt động ngoài giờ nên có điều kiện gần gũi thầy hơn nhiều anh em khác. Trong mắt tôi thầy là một người lãnh đạo có sự hội tụ đầy đủ cả hai yếu tố “tâm-tầm” luôn truyền cảm hứng tích cực đến tất cả mọi người không chỉ giáo viên mà còn đối với nhân viên trong nhà trường. Tôi học được ở thầy một phong thái hết sức điềm đạm và cách xử lí công việc vô cùng khéo léo, tâm lí, sâu sắc và hiệu quả. Có lần một lãnh đạo ở Phòng GD- ĐT Thành phố Vũng Tàu hỏi tôi: \"Theo thầy, thầy Trần Quang Vinh là người như thế nào?\" Tôi đã trả lời: \"Tính tôi hơi cực đoan, chia ra hai loại người. Loại thứ nhất, trước khi về hưu lo vơ vét cho đầy túi tham... Loại thứ hai, ngược lại, trước khi về nghỉ hưu, lo vun đắp, xây dựng mối đoàn kết, xây dựng danh tiếng cho tập thể cho nhà trường... Thầy Trần Quang Vinh thuộc tốp thứ hai.\" Thầy đã lao tâm khổ tứ, vạch ra kế hoạch, đường đi nước bước sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt, là thuật dùng người tài tình của thầy. Tôi hay gọi thầy là \"Gia Cát tiên sinh\"... Ở cương vị là một lãnh đạo thầy luôn biết phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội, biết phát huy tài năng của từng người trong Ban đại diện Cha mẹ học sinh... Thầy từng nói: \"Dụng nhân như dụng mộc.\" Sau 9 năm thầy được điều động đến làm Hiệu Trưởng ở trường THCS Ngô Sĩ Liên rồi sau đó là Trường THCS Thắng Nhất. Đến trường nào thầy cũng xây dựng được mối đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm, vượt qua những thách thức, khó khăn để hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ. Tôi còn nhớ khi trở về với THCS Phước Thắng của chúng ta, thầy cũng đứng trước muôn vàn những khó khăn, thử thách. Nói về điều này, Ông Trương Dực Đức, Thành uỷ viên, Bí thư Đảng bộ khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, năm 2013 là Bí thư Đảng bộ phường 11, trong buổi gặp mặt giữa Đảng ủy Phường 11 với Chi bộ nhà trường đã nói vui một câu mà tôi nhớ mãi: “Tình hình của THCS Phước Thắng hiện nay giống như mới vừa đi qua tâm bão số 9..,” Nhưng như chúng ta đã thấy. Với bản lĩnh nghề nghiệp, sự điềm đạm trong tính cách, sự nhân hậu của một thầy giáo dạy Văn, sự hài hước dí dỏm mà sâu sắc của một người từng trải... Thầy Trần Quang Vinh đã lèo lái \"con thuyền THCS Phước Thắng\" đến bến bờ vinh quang...

Điều khiến tôi ấn tượng nhất ở thầy, khi trở lại tiếp quản THCS Phước Thắng thầy đã tổ chức ngay \"Hội nghị Diên Hồng - Phước Thắng\", \"trưng cầu dân ý\", \"Hội nghị hiến kế\"... Thầy lắng nghe ý kiến từ người lao công, tạp vụ đến những thầy cô có giữ chức vụ lớn nhỏ. Thầy nghe từ nhiều phía... Thầy đã vực dậy những con người mà đối với người khác là bỏ đi, nhưng thầy động viên, tin tưởng giao phó nhiệm vụ, và thầy đã có được một đội ngũ nhà giáo, nhân viên nhà trường yêu nghề, mến trẻ, có năng lực vững vàng, luôn hết lòng vì công việc. Qua một thời gian dài cống hiến cho ngành Giáo dục, cho nhà trường cũng đã đến lúc thầy về nghỉ hưu, chúng ta phải chia tay thầy Trần Quang Vinh - một người thầy giỏi, biết truyền cảm hứng, động lực, một Hiệu trưởng bản lĩnh, tâm huyết máu thịt với mái trường, một thủ lĩnh xuất sắc của nhóm G7 nam nhân THCS Phước Thắng. Thay mặt Nhóm G7, xin gửi đến thầy một lời tri ân vô cùng sâu sắc, chúc thầy thật nhiều sức khoẻ, thật nhiều niềm vui và hạnh phúc! Thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2018 Phương Lương Hữu

UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU THCS PHƯỚC THẮNG NĂM MƯƠI NĂM Năm mươi năm, chặng đường dài Vững bền truyền thống, anh tài sản sinh Phước Thắng, mãi chốn ân tình Gieo hạt giống tốt, vươn mình rạng danh Gắng cho những mái đầu xanh Công danh vinh toại, học hành tiến xa Năm mươi năm, trường chúng ta Biết bao thế hệ ươm hoa cho đời. Ngày vui ai cũng rạng ngời Trường gieo hạt phước bao người lớn khôn Mong rằng trò khắp bốn phương Nhớ ngày hội lớn về trường hát ca Phước Thắng nhà chung chúng ta Năm mươi năm tuổi nở hoa dâng đời. Dương Thị Phương (Tổ Ngữ Văn)

TẢN MẠN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Trong hoạt động giáo dục của nhà trường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một vinh dự đối với nghề dạy học nhưng cũng không kém phần gian nan, vất vả. Vì vậy, tôi thường nói với các trò của mình “Để thành công các trò cần ba yếu tố: thứ nhất là tố chất thông minh, thứ hai là phải say mê môn học, phải có ý thức tự học tốt, phải kiên trì nhẫn nại và quyết tâm cao, thứ ba các trò gặp được người thầy giỏi”. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì rất khó thành công. Tôi cũng thường nói với trò “Tự học là Vua, tự học mà hiểu là mẹ của Vua” và khuyến khích các trò hãy làm “Vua” và mẹ “Vua” mỗi ngày. Tuy nhiên muốn có trò giỏi trước tiên thầy phải giỏi, phải yêu nghề, phải tâm huyết với việc bồi dưỡng, bởi trong lòng mình không có lửa làm sao có thể truyền lửa được cho mọi người. Chúng ta phải không ngừng học hỏi, phải tự tìm tòi sáng tạo, phải đọc, học, và nghiên cứu nhiều. Sau mỗi buổi bồi dưỡng thầy phải ngẫm lại phương pháp dạy, hệ thống bài tập đưa ra có phù hợp không, phải trăn trở khi học sinh chưa hiểu bài, phải tìm giải pháp mới hay hơn, khả thi hơn rồi bổ sung, sửa đổi để buổi học sau, năm sau dạy hiệu quả hơn. Vì thế vai trò của thầy giống như ngọn đuốc dẫn đường cho các trò đi đến thành công. Muốn vậy trong quá trình dạy học thầy phải dạy theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề phải có phần lý thuyết để cung cấp các kiến thức cơ bản, sau đó là bài toán thường gặp. Mỗi chuyên đề thầy phải chỉ cho trò “chìa khóa” để mở ra hướng giải các bài tập. Người thầy phải làm cho trò thấy được nhiều điều thú vị trong mỗi bài học, thấy được cái hay, cái đẹp, tầm quan trọng của môn học, khơi dậy cho trò niềm đam mê khám phá. Sau khi dạy xong các chuyên đề thì thầy phải biết móc nối các chuyên đề với nhau để giúp trò giải được các dạng bài tập tổng hợp. Bài tập giao cho trò phải chọn những bài từ dễ đến khó. Với những bài khó thầy không được giải ngay cho trò mà động viên khích lệ, đặt ra những câu hỏi giúp các trò phát huy tố chất để tìm ra được cách giải. Thầy thường tự dặn mình, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là dạy cho các trò cách học, cách tư duy, cách lập kế hoạch để giải được các dạng bài tập. Các trò phải thấy được để giải dạng bài tập này cần có mấy bước, đó là những bước nào. Với những bài không làm được phải ngẫm nghĩ và đặt ra câu hỏi tại sao không làm được, mình vướng ở đâu, tại sao? Trước khi sang một chuyên đề mới thầy phải hướng dẫn học sinh về nhà tự đọc tài liệu để nghiên cứu chuyên đề đó trước, vấn đề nào chưa hiểu thì ghi lại hôm sau thầy trò cùng giải quyết. Có như vậy thì khi học bài mới các trò sẽ tiếp cận nhanh hơn, những kiến thức khó tự học mà chưa hiểu thì đến lớp sẽ vỡ vạc ra và nhớ lâu hơn, từ đó giúp cho việc học đạt hiệu quả tốt. Trong quá trình học phải thường xuyên cho trò làm đề kiểm tra, chú ý đừng cho đề quá khó ngay mà học sinh nản chí. Sau khi làm xong mỗi ngày đề thầy phải chấm, sửa bài cẩn thận, chỉ ra được lỗi sai, vì sao sai, vướng ở bước nào mà không giải được bài

này. Khi chấm bài thầy phải lưu lại điểm, ghi chép lại những phần trò chưa làm được để dễ theo dõi sự tiến bộ của trò, cũng phải chú ý những lời phê phải vừa động viên khen ngợi để tạo hứng thú, vừa chỉ ra được những tồn tại để các trò không ngừng phấn đấu. Phê thế nào khi trò đọc mà thêm ham học, thêm thương thầy để quyết tâm nỗ lực hết mình. Ngày trò đi thi, thầy cứ hồi hộp cầu nguyện cho các trò làm bài thật tốt, trò nào cũng toại nguyện ước mơ. Rồi tiếp theo đó là những ngày tháng căng thẳng, hồi hộp chờ đợi đến ngày hái quả. Nhìn các trò vui sướng khi biết mình thi đậu mà mà mắt thầy lấp lánh niềm vui, bao mệt mỏi, căng thẳng khi cùng trò rong ruổi suốt chặng đường dài đã tan biến, thay vào đó là niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng không vì thế mà thầy lãng quên những trò có kết quả chưa như ý muốn, nhìn thấy mắt trò buồn đẫm lệ mà lòng thầy cũng rưng rưng nghẹn ngào thương trò biết bao! Thương vì sự nỗ lực của trò để theo đuổi đam mê nhưng đã là cuộc thi thầy chỉ biết khuyên trò học cách chấp nhận chờ đón một cơ hội khác, cánh cửa này đóng lại chắc chắn sẽ có một cánh cửa khác mở ra quan trọng là trò đã dũng cảm vượt qua được chính mình. Cuộc sống là một hành trình đấu tranh dài bất tận để vượt qua chính bản thân, trên hành trình khám phá tri thức các trò sẽ có nhiều cơ hội để tỏa sáng. Rồi thầy kể cho trò nghe câu chuyện về Ngọc trai “Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào bên trong cơ thể của một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc sáng lấp lánh tuyệt đẹp...” Thầy muốn nói với trò rằng những khó khăn trở ngại là một phần của cuộc sống. Dù muốn hay không con người cũng cần phải đối mặt, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh bằng nghị lực, niềm tin không đầu hàng, không gục ngã để tạo ra những thành quả tốt đẹp cống hiến cho cuộc đời. Trò hiểu lòng thầy thương trò nên gắng quyết tâm học hành để tìm kiếm cơ hội tiếp tục tỏa sáng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nỗi buồn. Vậy nên các trò hãy cố gắng và nỗ lực thật nhiều để thầy và trò cùng vui, cùng hạnh phúc trước sự ngưỡng mộ của bạn bè, thầy cô và ba mẹ. Dù kết quả có như thế nào thì với thầy giải thưởng cao nhất, vinh quang nhất là khi các trò vượt qua được qua được những giới hạn của bản thân để thành công hơn trên con đường mà mình đã chọn. Cô Nguyễn Thị Mỹ Châu (Hiệu trưởng)

NGUYỆN ƯỚC Nửa thế kỷ ta vẫn nhớ như in Vấn vương hoài giữa cuộc đời và đạo Vất vả áo cơm xoay vần con tạo Lo lắng trẻ thơ có học thuộc bài. Xưa cô thầy cũng cơm độn ngô khoai Vất vả sớm trưa tháng năm từng trải Với đức hy sinh, siêng năng nhẫn nại Uốn nắn trò, cho măng thẳng thành tre. Ai trưởng thành nhờ đã biết lắng nghe Những lời dạy của thầy cô thuở trước Ý đẹp lời hay thầy cô nguyện ước Mãi truyền trao ta tích tập hàng ngày. Ai đã lớn lên công thành danh toại Ơn thầy cô ta nhớ mãi không phai Ước nguyện sáng trong, tự tin phía trước Dẫn ta đi từng nhịp bước đường dài. Ngô Vũ Tú Anh (Chủ tịch công đoàn)

NGƯỜI ĐỒNG HÀNH Thân mến gửi thầy Phương cùng các thầy cô giáo trường THCS Phước Thắng. Tôi nghỉ hưu đã 4 năm nhưng vẫn còn nhiều duyên nợ với Giáo dục nói chung và trường THCS Phước Thắng nói riêng. Từ những chuyện nhỏ như giáo viên băn khoăn, phụ huynh trăn trở cho đến những việc lớn hơn như góp ý về một số hoạt động GD, tôi đều sẵn sàng chia sẻ. Trong giai đoạn vừa qua tôi vẫn âm thầm quan tâm nên biết rõ một số việc mà trường THCS Phước Thắng đã làm rất tốt trong khi các trường khác lại không làm hoặc không muốn làm. Đó là tổ chức những lớp học phổ cập ban đêm và công tác học nghề, hướng nghiệp. Mở lớp phổ cập ban đêm, hiện tại cả thành phố Vũng Tàu chỉ còn trường THCS Phước Thắng thực hiện có nền nếp và hiệu quả. Nhiệm vụ này rất gian nan nhưng cũng có phần giống như hoạt động thiện nguyện. Biết bao học sinh cơ nhỡ, bỏ học giữa chừng, ban ngày phải đi làm kiếm sống đã được đón nhận vào lớp phổ cập ban đêm. Các em sẽ sớm có mảnh bằng tốt nghiệp THCS, đáp ứng yêu cầu bắt buộc để được học nghề. Rất nhiều học sinh phổ cập ban đêm đã thành đạt. Trong số đó có học sinh Lâm Thành Sơn hiện là Phó Chủ tịch UBND phường 11, ngay trên địa bàn của trường Phước Thắng. Cùng với việc mở lớp phổ cập ban đêm, nhà trường đã làm rất tốt công tác học nghề hướng nghiệp cho học sinh. Nhà trường phân loại học sinh, chọn đúng đối tượng có nhu cầu học nghề để tư vấn thật chi tiết cụ thể. Tuyệt đối không làm theo phong trào để báo cáo thành tích. Tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ tình thương và trách nhiệm cao nhất với học sinh. Nhiều học sinh đã trở thành những công nhân lành nghề, là trụ cột kinh tế của gia đình. Đánh giá chung là trường THCS Phước Thắng đang thực hiện tốt các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước bằng những hoạt động vừa thiết thực vừa nhân văn. Trường THCS Phước Thắng không có hiện tượng học sinh bơ vơ vì thi trượt lớp 10. Tất cả học sinh đều được tư vấn hướng nghiệp đầy đủ nên các em chủ động vào học trường nghề. Đến thời điểm hiện nay trường THCS Phước Thắng vẫn âm thầm lặng lẽ độc hành trên con đường đã chọn. Kết quả đạt được là nguồn động viên khích lệ cho BGH và đội ngũ thầy cô giáo. Nhân đây tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy học sinh phổ cập. Tổ chức các lớp phổ cập ban đêm là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp nhưng trường THCS Phước Thắng đã thầm lặng, bền bỉ thực hiện có nền nếp và hiệu quả trong suốt gần 30 năm qua. Để tiếp tục duy trì và thực hiện nhiệm vụ tổ chức các lớp phổ cập hiệu quả hơn, mỗi cán bộ quản lý và giáo viên đều phải thấm nhuần được những vấn đề sau: - Thứ nhất, thống nhất quan điểm về mục đích của việc tổ chức các lớp phổ cập ban đêm. Lớp học phổ cập càng đông học sinh theo học nghĩa là càng mở ra nhiều cơ hội để các em được học nghề, tìm kiếm việc làm. Từ đó cũng góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội.

- Thứ 2, dạy học sinh phổ cập là phải thật sự xuất phát từ tình thương và trách nhiệm. Không được coi các em là những học sinh cá biệt, yếu kém mà phải thấu hiểu đối tượng phổ cập là những học sinh thiệt thòi rất cần được nhà trường quan tâm hỗ trợ. Công việc dạy học sinh phổ cập phải ít nhiều mang tính chất của hoạt động thiện nguyện. Truyền tri thức và nhân cách cho học sinh là một cách làm từ thiện tốt đẹp nhất. - Thứ 3, các em học sinh phổ cập phần lớn là những người ngày đi làm, tối đi học nên rất cần sự thấu hiểu và thông cảm. Phương pháp dạy phổ cập cũng phải hết sức kiên trì và linh hoạt. Phải biết dạy những gì học sinh cần, cuộc sống cần chứ không thể áp đặt máy móc dễ làm cho học sinh chán nản. - Thứ 4, dạy học sinh phổ cập phải biết kết hợp khéo léo giữ dạy và dỗ. Giáo viên cần biết chia sẻ, khích lệ học sinh. Tạo cho các em có niềm tin vào thầy cô và nhà trường. Từ đó chính các em tự giác đưa mình vào nền nếp, khuôn khổ. - Thứ 5, quản lí học sinh phổ cập phải rất linh hoạt. Không nên dùng các hình thức kỷ luật thông thường để quản lý. Hay nói đúng hơn là có thể sử dụng và phát huy các biện pháp “kỷ luật tích cực”. Khi học sinh nhận ra mình luôn được tôn trọng thì mới hình thành được tính tự trọng để các em biết tự điều chỉnh hành vi của mình. - Thứ 6, giáo viên dạy phổ cập phải biết chấp nhận sự vất vả. Ban ngày đến trường làm việc vất vả. Tối đến lại ôm giáo án đến lớp phổ cập. Giáo viên dạy phổ cập ban đêm cũng buộc phải tự phải sắp xếp việc nhà sao cho phù hợp. Có được sự thông cảm và chia sẻ của người thân trong gia đình thì việc dạy trên lớp mới thành công được. Tóm lại, tổ chức dạy các lớp phổ cập ban đêm là rất khó khăn vất vả. Vì vậy mà các trường THCS trong thành phố Vũng Tàu đều bỏ qua. Hiện nay chỉ còn trường THCS Phước Thắng là vẫn cố gắng duy trì có hiệu quả. Thầy cô giáo dạy phổ cập rất mong Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức báo chí truyền thông tiếp tục quan tâm hơn nữa để hoạt động của các lớp phổ cập thiết thực và hiệu quả hơn. Chúc trường THCS Phước Thắng vì mục đích cao cả nhân văn mà tiếp tục dấn bước. Các thầy cô đang làm rất tốt sứ mạng trồng người. Chắc chắn bao cuộc đời nở hoa từ ngôi trường Phước Thắng sẽ mãi mãi nhớ ơn những người thầy thầm lặng nơi đây. Trần Quang Vinh (Nguyên Hiệu trưởng)

TRỒNG NGƯỜI Trăm năm sự nghiệp trồng người Mười năm sự nghiệp gây rừng chăm cây Con ơi nhớ lấy câu này Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy nhớ ghi Đường đời con, mỗi bước đi Thầy cô dạy dỗ ân cần tháng năm Nhìn con khôn lớn ngoan, chăm Mẹ cha hạnh phúc, thầy cô ấm lòng Nhớ câu dưỡng dục, sinh thành Trồng người sự nghiệp muôn vàn khó khăn Năm mươi năm đã làm nên Trường ta Phước Thắng, nổi tên một vùng Hôm nay ngày hội trùng phùng Biết bao thế hệ vui mừng hân hoan Đây trường mới, đây hàng xoan Thầy trò sum họp vẻ vang, tưng bừng Rưng rưng kỉ niệm năm nào Bảng kia, phấn ấy, nét thầy,chữ cô Đây là thực, đây là mơ Ôn tồn, ấm áp, lời cô giảng bài Năm mươi năm vẫn hòa hài Trường xưa, lớp cũ, bồi hồi thiết tha Một lời chúc tới trường ta “Phước” là hạnh phúc, “Thắng” là hân hoan Mong tất cả các trò ngoan Để cô thầy thắp sáng câu: “Trồng người” Phạm Thu Hoài Phụ huynh lớp 9.9 (Niên khóa 2019 - 2023)

MY TEACHER NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, th ời của tuổi mộng mơ, của sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người uốn nắn, dẫn dắt chúng ta từng chút một trên con đường đến đỉnh cao của kiến thức, một tương lai tươi đẹp. Hiển nhiên suốt quãng thời gian ấy sẽ có những kỉ niệm khó phai và cả những người bạn, người thầy luôn đọng lại trong tâm trí của chúng ta. Và em cũng không ngoại lệ, đối với em cô Hương – GVCN lớp 6 là người mà em yêu quý và cũng là người mà truyền cảm hứng cho em nhiều nhất. Những năm tháng được cô dạy, được nhìn thấy cô trên bục giảng nên bóng hình cô đã in sâu vào tâm trí em. Cô Hương năm nay đã hơn bốn mươi tuổi nhưng vẫn toát ra nét trẻ trung và rạng ngời. Ấn tượng đầu tiên của em về cô là cô có dáng người cân đối, làn da trắng hồng gợi lên nét đẹp hiếm có, dễ dàng chinh phục ánh mắt người đối diện. Nét đẹp của cô không chỉ thể hiện qua dáng người và làn da mà còn thể hiện qua các đường nét trên khuôn mặt hết sức tinh tế và hài hòa. Khuôn mặt cô tròn tròn, phúc hậu, điểm nhấn là đôi mắt to tròn và có màu nâu đen. Đôi mắt ấy như biết cười biết khóc nên những ngày dạy học phải mang khẩu trang, chỉ cần nhìn vào đôi mắt ấy là chúng em biết ngay cô đang vui hay buồn. Ôm lấy khuôn mặt tròn là mái tóc được cắt ngắn theo phong cách Tomboy, kiểu tóc này cùng những lọn tóc được tạo kiểu xoăn hay uốn phồng mang đến cho mái tóc của cô thêm bồng bềnh mà không kém phần dịu dàng nữ tính. Làn da trắng giúp cô có thể dễ dàng trở nên xinh đẹp trong mọi trang phục. Nhưng có lẽ cô vẫn đẹp nhất là khi trong bộ áo dài thướt tha màu tím. Trong trường, có lẽ cô Hương được nhiều học sinh biết đến không chỉ bởi sự phong độ và rất ấn tượng mà còn nhờ sự tâm lí, chu đáo và tận tình của mình. Ngày đầu tiên khi nhận lớp em, cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Vì là học sinh lớp 6 lần đầu tiếp cận với trường nên chúng em chưa quen với môi trường mới này, cô Hương đã dẫn dắt, chỉ dẫn chúng em từng khu một. Không những thế cô còn phát cho chúng em bản tên ghi tên mỗi bạn, rồi những quyển sổ động từ tiếng anh bất quy tắc, những cuốn sách chép từ vựng,… Cô không hắt hủi hay chê bai những bạn học kém mà cô luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình. Giờ ra chơi cô không nghỉ

ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà em sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng em được tâm sự thỏa thích, chia sẻ những bí mật với cô. Cô Hương thật sự rất tinh tế khi mỗi giờ sinh hoạt cô thường phân chia các bạn nữ ở trên lớp, các bạn nam xuống sân chơi và ngược lại để giúp chúng em có không gian riêng tư hơn với cô hơn. Nhiều lúc em đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của em được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng em. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hương cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng em không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi.Cách dạy học của cô rất ấn tượng, mỗi tiết học của cô đều mang đến cho học trò những điều mới mẻ về cách tiếp cận kiến thức, vấn đề bài học bằng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.Chính điều đó đã lan tỏa tình yêu với môn Anh của cô tới học sinh. Cô Hương luôn quan điểm “cảm hứng là điều quan trọng cốt lõi giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng, say mê với môn học, đồng thời có thể rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh”. Bên cạnh đó, đối với những kiến thức quan trọng, trọng tâm cô luôn cố gắng soạn bài ngắn gọn, dễ hiểu và không kém phần hấp dẫn để giúp chúng em hứng thú hơn với bài học. Mỗi bài giảng của cô đều được xuất phát từ những ví dụ cụ thể, sinh động trong đời sống,…vì vậy tiết học không còn căng thẳng với nhiều kiến thức trìu tượng, khó nữa mà thay vào đó học trò có những giây phút thoải mái, vui vẻ nhất để sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới. Cô luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp dạy và học môn Anh phù hợp với đối tượng học sinh hiện đang học tại nhà trường, vận dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Với cách dạy này của cô không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, giúp chúng em tự tìm kiếm thông tin theo chủ đề, đặc biệt là truyền cảm hứng, tạo hứng thú, động lực, thúc đẩy thái độ học tập tích cực của các em với môn học, chủ động thu nhận kiến thức, vận dụng vào thực tiễn, khai thác tối đa tính tự học, phát huy năng lực của mỗi chúng em. Cô luôn đồng hành cùng bọn em trên mọi chặng đường và luôn giúp đỡ bọn em vượt qua mọi khó khăn. Có thể nói đối với em thì cô là nguồn động viên lớn. Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng em dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. “Nghề giáo viên giống như một người truyền lửa. Muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương thì trái tim người thầy phải có lửa” - Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương thực sự là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa như thế đấy! Nguyễn Đoàn Quỳnh Dao - Lớp 9.9

HÀNH TRÌNH RỰC RỠ CHẶNG ĐƯ HỜKCHNHCÓGÂÔNKNDHGÀĐÔIỀCNTUHAGGẲĐTNHÃHGI ỂBĐĐANIIOÀỂQMOUKAỶMĐ ONẶITỆĐMTẾỪMN G NGƯỜI. MỖI BƯỚC BAO GIAN BAO THÀN MCNNỦỘHGAỮTUNYHBỆGAÀNONKĐHHTỒÁHTNTRẾGÌVHNỌỆHL ÒNNTNGHỪGỮLKÀNGHMGẮI NTTNGUAGỔSƯTIỨHỜĐCÊIÔMĐQI IVMUTỮYƯRẾNƯƠTGỚI TCBÂƯMỚ C VƯỢT QU HẾATNẮRBNẺCÃ,GOHTOIHNDÔHÔĐMỜNTGIHNÁẦAVNNYƯHLVƠISỮỀNÁNNMNGMGÌ NỘBTHƯTRỚTỌKRCHNỖỐDNIIIDIỆỀẬUMYKTÌI N . PHƯỚC T VỚI SỨC CỐNG HI LNTCÒHĂHNÀMOGNMTHQƯƯUCƠƠYÔNIẾNGTNGĂTLMÂANMIHVCƯẪGÁNVHNIISÊĐDNÁÍẤNCGUGHẠĐCBNÃỪHHNĐỮNGẬNƠMGTI SÂU RUYỀN THỐNG BỆ PHÓNG HÀNH TRÌNH NGỌN LỬA HỒNG MMRCẠÃẦĂNMINGSGXÁRATNỠNRGÀHMRNAĐỰNIẤCSHTATINỆRUTƯO. ỚHNCUGYTẾITM BAO THẾ HỆ LUÔN CHỈ MỘT LÒNG VÌ ĐỂ NỤ CƯỜI LUÔN MỘT HÀNH TRÌNH IBĐVNẰÂỮHNUNTGGHCTẦHBHNỈƯẤTỚĐPÍCNO–HÀĐCNNI ALÔKOÊẾNNTTG. H-ỬSTÂHUÁ C H CŨNG CHẲNG ĐO MÀ TRÊN HẾT LÀ T LUÔN ĐỒNG LÒNG MNNMƠÃĂỘIIMTƯB ỆMƠHMPÀƯHNƠMÓHI ẦNNTMGĂRMÌTTNRRHDIĂỰTRMHNỰỨHGCOCXRAÂRỠYẠLTU,NƯÔPGHƠNMÁNĐTAGUITALSRAAINIỂUỞN ! GIÁO VI ÊN NGUYỄN THỊ THU HIỀN ( TỔ L Ý, HÓA, SINH, CÔNG N GHỆ)

NHỚ MÃI LỜI THẦY HtmôsievệCiismếnừnuCnióvĐlnhnaữNớóẫgmtVhóhnTaypđnhbrTdhcọ\"mi.Nhẽhư.cê,ilỉnhỏủỗàv.scmể.àtóiịở.uThđộhấaừcic.ềrtmNnhnnMCn.hHờưủnủyảếTtr,auCggcnưọhgcưgăhHếiờnaachhsầiCỹóchkíchhớhháhcmờtúùựmntữnầồâvcSioủttVtữọouềcCônkênngynnruủàrhirhađincớcnhmahhưgnPưgsgếvăgaccầấọảCôntngigựiờọâhờhềtmavủyylốTctvtnnóTa.ótớumpnoctoừnưaôertnHtớiPogHPirRlsiìphghạnaớghmđià2m,ăgỗinniànhCchnất.ảCự,hcnọđmốđm0hkPilnyhhhgổạtSổiàTccàSđhhcẳcãiilThhth2ắàấmêệidhrmmớtnộọchPđhchhổàct1liosPhbônptúỗtpậệạgncóầhọếiâ\"ắoinọhVrtià–nệntpicpế.ngcnổgcuưnỉnnscKrg.ycưmsănhậgnncư.2iườighhggốTPỹlớsnápnc.snựưhqgđtờMu0ớờtniỉiiHáhoậcỏacchácềnauhótnôNinbđgBcc2ấtpóổyáhCouháTọgdnk,bógsủaciv2ygàc,cuvnS,hcựìg1cụđónưaẫdọhóPttđhẫậvt1mhRgiắậckchnộớrụơcsPárhc9ntmếàểgđiấnp2hưịưựi,nccáưnđhohaổcitipnêpc0góờenhaộờ,csgoơủáógổhcômhhld–dnmựcgođtncnò-aiinhkhcọevnảváạậụgcàhàgặđhnnnảVgâtimicimiđgđoypnậycđệnêcíưêưnăgngăTũmdnãpịảcsnnănnàợntưmtdahgđHbnlthạvộnivvhnhởàrgchi,ờngụêiCgktyấcCìpt,áấềkìgậệhqiôàvhnicm:ịũnhht4othđámhStTptmcệnấumi,ưatk\"nọủoTóưàkhàhđlDtlhydyluývtPâatgtcànàHáơhớvuohầúthềd,ẫỉkụốvmùyhiđấnhrónp.ysnCậvnsnnhờemụảcnưưnntưihọgrcmựảấSg..ă,micntkPr-ớơgacỗợhcxnthưn.ĐchhcnBhhhtcnòđ3liỉic,cmầáờ,ủvrĐhtưănóúàiúổgnắ8cnuPhThcêmcảnaésnệớciânớnòtyũăRíhhâmn.ựcongennryLhgicbTnmmềnnắcậổịVlhichm(ghưôamầêặgPlrấhnnpgđủltâậớeàmuyàyơPcnàniyúh.nỉhg–ưanHệữn,ckậê6nnghgcưgmTgộcọhHợpngảphpiđutg,Vvg.óđđióớhhệtcả7lchvh.himữiôãhã,ăẽ.ũườộicệeuogc,àHảh\"ầHimtệảnnđx8tnợđn,uoấtiricyọThđiphữteágtciộr,ưgcpgvưộốcệvr9âchởứacotủm,uibiTờưàợmủtêuừnrmhThnắhnađásnrvưởnt2ncdaPaghọncàọgọgầoliuăhTớgởgnt0gnụàhhlọucgncnĐcnốdỉàhrũiulnmgcchưn2úá,cưcàltgnnạitảô8gQáciơhếc2cổnhtởNạrvêyhđnáon2kròádnnguúncnànếưg-ngcấýc.tạghanhđgchghnuờhmhâl2yvnoủg)hàtồọyếnmàn0hàgaọncễtgtàần2côgnmyyó4i .hiìcnàônh h

Con tìm về kí ức trường xưa KÍ ỨC TRƯỜNG XƯA Nơi tuổi thơ của một thời cắp sách Lớp cũ rêu phong nay nhiều đổi khác Dấu yêu nào còn khắc khoải trong tim Cây điệp già vẫn đứng lặng im Góc sân trường rực vàng hoa tháng sáu Nhặt cánh hoa rơi lòng bâng khuâng nuối tiếc Gót chân xưa vương vấn tuổi học trò Con lại trở về với những giấc mơ Nơi bục giảng lời thầy cô vọng mãi Thương cô Kiều đời nợ duyên lận đận Chan chứa tình mang nặng những ưu tư Dấu tích thời gian sẽ chẳng thể phai mờ Bao yêu thương của một thời cháy bỏng Ơn thầy cô nghĩa bạn bè sâu đậm Lưu luyến học trò bỗng chốc hóa thành thơ Bạn tôi ơi ta sẽ chẳng bao giờ Níu giữ thời gian của một thời tuổi trẻ Cuộc sống xoay vần biết bao điều mới mẻ Kí ức nghẹn ngào khóe mắt rưng rưng. Xin dừng lại, xin hãy trở về mau Nơi trường xưa tuổi thơ yêu dấu Kỉ niệm năm xưa vẫn còn trong trí nhớ Áo trắng học trò vương vấn mãi trong tim. Bùi Thị Thanh (Tổ Ngữ Văn)

PHƯỚC THẮNG TRONG TÔI Tôi là một giáo viên còn khá trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề . Năm học đánh dấ u kỉ niệm 50 năm ngày thành lập trường cũng là dấ u ấ n tròn 5 năm công tác của tôi dưới mái trường này. Nhớ ngày đầ u bước chân vào trường, mái trường đang trong giai đoạn thi công để có một diện mạo mới và đẹp hơn. Tôi_một người giáo viên trẻ mang trong mình ước mong cháy bỏng được đứng trên bục giảng cảm thấ y tự hào và hạnh phúc biế t bao khi biế t rằ ng từ đây mình là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh muôn màu của mái trường Phước Thắ ng thân yêu. Trải qua 5 năm giảng dạy tại ngôi trường này, thời gian không phải quá nhiề u để nhìn thấ y những thay đổi của trường nhưng cũng đã mang lại cho tôi nhiề u kỉ niệm thật đẹp. Đó là những lầ n được nhìn thấ y diện mạo mới của trường khang trang hơn, sạch đẹp hơn sau những lầ n sửa

chữa, hay hình ảnh tuyệt đẹp của sân trường vào mỗ i dịp khai giảng năm học mới, ngày lễ 20.11…Nhưng có lẽ kỉ niệm đẹp nhấ t trong tôi là hình ảnh cờ đỏ sao vàng tràn ngập sân trường năm 2018 trong trận chung kế t của U23 Việt Nam tại Thường Châu – Trung Quố c. Ngày hôm ấ y, giáo viên và học sinh được phép mặc áo cờ đỏ sao vàng đế n trường để cùng nhau xem trận chung kế t lịch sử. Cả trường cùng nhau reo hò, cùng nhau cười, khóc cho niề m tự hào dân tộc. Hình ảnh đó thật đẹp trong lòng tôi về một ngôi trường vô cùng đoàn kế t, văn minh. Ngày hôm nay, khi trường đã đánh dấ u mố c 50 năm lịch sử hình thành và phát triển với biế t bao thế hệ thầ y cô giáo, học sinh đã từng giảng dạy và học tập tại đây, có những nhà giáo đã về hưu, đã nằ m xuố ng, có những lứa học trò đã trưởng thành trên mọi miề n tổ quố c…Tôi tin rằ ng, trong trái tim của mỗ i một người đã từng gắ n bó với ngôi trường Phước Thắ ng thân yêu đề u có những kỉ niệm thật đẹp, thật khó quên về mái trường như bản thân tôi. Tôi mong rằ ng hôm nay và mai sau, trường THCS Phước Thắ ng sẽ mãi mãi vững mạnh, đoàn kế t và gặt hái được thật nhiề u thành công hơn nữa! Phạm Thị Hồ ng Tịnh ( Tổ Sử - Địa - GDCD)



OUR TEACHERS NHỮNG NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG Chịu trách nhiệm sản xuất: Cô Nguyễn Thị Mỹ Châu (Hiệu trưởng) Biên tập: Cô Bùi Thị Thanh Cô Nguyễn Thị Dung Cô Dương Ngọc Hà Cô Dương Thị Phương Cô Nhữ Thị Liễu Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền Trình bày: Cô Trịnh Thị Hiền, Đăng Hiếu 9.8, Anh Quân 9.9, Thảo Anh 9.10


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook