ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Họ và tên: ……………………………………………………. Lớp: ……............ PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 100 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Hoa giấy và hoa Cúc đại đóa Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây Hoa giấy và cây Cúc đại đóa. Cô Hoa giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu, còn cô Cúc đại đóa thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Còn cô Hoa giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình. Hoa giấy thấy thương Cúc đại đóa vì nó bám vào đất hời hợt quá. Cô lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ gió bão... Cúc bỏ gương xuống, bực dọc ngắt lời: - Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và rướn những cánh hoa phớt tím lên hãnh diện. Mùa khô đến lúc nào không biết. Cô Cúc mới giật mình hốt hoảng vứt bỏ gương lược, cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi, mặt đất rắn chắc lại, khiến cô khát khô cổ. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày. Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó Hoa giấy lại làm nên một sự diệu kì. Khắp các cành nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp. Theo Nguyễn Thu Hương Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: 1. Cây Hoa giấy và cây Cúc đại đóa được trồng ở đâu? a. Trước cửa ngôi nhà. b. Đằng sau ngôi nhà. c. Bên cạnh ngôi nhà. 2. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau? a. Bông hoa và Cúc đại đóa. b. Hoa giấy và Cúc đại đóa. c. Bông hoa, Hoa giấy và Cúc đại đóa. 3. Vì sao Hoa giấy thấy thương Cúc đại đóa?
a. Vì Cúc đại đóa mải chơi. b. Vì Cúc đại đóa bám vào đất hời hợt. c. Vì Cúc đại đóa lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt. 4. Nhờ đâu mà Hoa giấy làm nên một sự diệu kì? a. Suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu. b. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. c. Đâm rễ xuống sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình. 5. Qua câu chuyên trên, em rút ra được điều gì? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 6. Dấu gạch ngang trong đoạn sau dùng để làm gì? \"Cô lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ gió bão…\" a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 7. Câu: \"Cúc lại soi gương và rướn những cánh hoa phớt tím lên hãnh diện.\" thuộc kiểu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c. Ai thế nào? 8. Chủ ngữ trong câu \"Khắp các cành nở đầy những bông hoa phớt hồng nhưng tuyệt đẹp.\" là: a. Khắp các cành nở đầy những bông hoa b. Khắp các cành nở c. Khắp các cành 9. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học? a. Chỉ có câu hỏi, câu kể. b. Chỉ có câu kể, câu khiến. c. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến. 10. Viết một câu có sử dụng trạng ngữ để nói về Hoa giấy: ............................................................................................................................................. ..................................................................................................................................... PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả: (Nghe- viết) (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 – Tập II – Trang 127. Đoạn: “Rồi đột nhiên ……. xanh trong và cao vút.” 2. Tập làm văn: (6 điểm) Tả một con vật mà em đã có dịp quan sát kĩ.
Search
Read the Text Version
- 1 - 2
Pages: