Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore File word thuyết trình môn Xe Chuyên Dùng

File word thuyết trình môn Xe Chuyên Dùng

Published by nhoxtoanvipbo, 2023-03-01 10:04:12

Description: File word thuyết trình môn Xe Chuyên Dùng

Search

Read the Text Version

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BÀI THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN: XE CHUYÊN DÙNG (OT1313) CHỦ ĐỀ BÁO CÁO: XE CẦN TRỤC Nhóm thực hiện: Nhóm 8 - Lâm Trí Giàu 20001419. - Trần Quốc Toản 20001503. Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh Vĩnh Long – 2022 0

Mục lục Trang 1.Lý do chọn đề tài................................................................................................... 5 Phần 1: Giới thiệu sơ lược về xe cần trục (cần cẩu). ........................................... 6 Phần 2: Công dụng, phân loại ,yêu cầu của xe cần trục. .................................... 7 2.1 Công dụng của xe cần trục (cần cẩu).................................................................. 7 2.2 Phân loại. ............................................................................................................ 7 2.2.1 Dựa vào hệ thống di chuyển. ........................................................................... 7 2.2.2 Cần trục bánh xích (hệ thống di chuyển)......................................................... 10 2.3 Ưu nhược điểm của từng loại. ............................................................................ 11 2.4 Yêu cầu. .............................................................................................................. 12 Phần 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.............................................................. 13 3.1 Cấu tạo................................................................................................................ 13 3.2 Nguyên lý hoạt động của xe cần trục (cần cẩu). ................................................ 13 Phần 4: Quy tắc khi sử dụng xe cần trục. ............................................................ 14 Phần 5 : Một số mẫu xe cần trục có trên thị trường. .......................................... 15 5.1 Cần trục bánh xích 275 tấn Hitachi-sumitomo SCX 2800-2.............................. 15 5.2 Một số lưu ý khi sử dụng:................................................................................... 16 1

Mục hình ảnh Trang Hình 1........................................................................................................ 6 Hình 2 ....................................................................................................... 7 Hình 3........................................................................................................ 8 Hình 4........................................................................................................ 9 Hình 5........................................................................................................ 10 Hình 6........................................................................................................ 11 Hình 7........................................................................................................ 11 Hình 8........................................................................................................ 11 Hình 9........................................................................................................ 13 Hình 10...................................................................................................... 15 Hình 11...................................................................................................... 15 Hình 12...................................................................................................... 16 Hình 13...................................................................................................... 16 Hình 14...................................................................................................... 17 2

Nhận xét ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· ····························································································· Vĩnh Long, ngày tháng năm Chữ ký giảng viên 3

LỜI CẢM ƠN  Sau khi học xong môn học XE CHUYÊN DÙNG tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của cô ThS. Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh tôi đã tiếp thu được một lượng kiến thức để nâng cao trình độ, cũng như những kinh nghiệm bổ ích, giúp tôi hoàn thiện bản thân để giảng dạy và làm việc tốt hơn. Xin gửi đến quý Thầy Cô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc. Đặc biệt là côThS. Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh và quý thầy Khoa Cơ khí Động lực đã tận tình chỉ dẫn, trực tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt cho tôi hoàn thành chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn ! Học viên thực hiện Học viên thực hiện Lâm Trí Giàu Trần Quốc Toản 4

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay các nước trên thế giới đang bước vào thới kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Khoa học công nghệ kĩ thuật ngày càng phát triển, theo sau đó thì các công trình lớn, các nghành công nghiệp nặng ngày càng được chú trọng. Lao động thủ công không đáp ứng đủ nhu cầu và khai thác. Hiểu được vấn đề đó và để hiểu rõ hơn về nhu cầu, khả năng hỗ trợ của các thiết bị máy móc với con người nên chúng em chọn tìm hiểu về Đề tài “ Xe cần trục (cần cẩu)”. 5

CHƯƠNG 3: XE CẦN TRỤC Tổng quan về Xe Cần Trục “Cần Cẩu” • Phần 1: Giới thiệu sơ lược về xe cần trục. • Phần 2: Công dụng, phân loại, yêu cầu và ưu nhược điểm của một số loại xe, phạm vi sử dụng. • Phần 3: Cấu tạo và nguyên lí hoạt động. • Phần 4: Quy tắc khi vận hành xe cần trục. • Phần 5: Một số hình ảnh về các loại xe cần trục(cần cẩu) có trên thị trường. Phần 1: Giới thiệu sơ lược về xe cần trục (cần cẩu). 1.1 Xe cần trục là gì? - Là loại thiết bị dùng để nâng, hạ, cẩu và di chuyển các vật có trọng lượng lớn từ nơi này sang nơi khác một cách nhanh chóng và tiện lợi. - Theo lịch sử Archimedes (Hy Lạp) là người sáng tạo ra cần trục. Hình 1. 6

Phần 2: Công dụng, phân loại ,yêu cầu của xe cần trục. 2.1 Công dụng của xe cần trục (cần cẩu). - Thay thế sức lao động của con người. - Có thể di chuyển, nâng đỡ các mặt hàng có tải trọng khổng lồ, nâng hạ container dễ dàng. - Đối với các loại xe cẩu di động, có thể cơ động di chuyển đến nhiều loại địa hình khác nhau, đáp ứng được chất lượng, tiến độ công việc. - Tiết kiệm được chi phí thuê nhân công. Hình 2 2.2 Phân loại. - Dựa vào hệ thống di chuyển: cần trục lưu động ô tô, cần trục bánh lốp, cần trục bánh xích… - Dựa vào hệ thống truyền động: truyền động cơ khí, truyền động bằng điện, thủy lực, hỗn hợp. - Dựa vào tải trọng: 4 tấn, 16 tấn, cho đến cần trục 250 tấn… 2.2.1 Dựa vào hệ thống di chuyển. - Loại xe cẩu chuyên dụng bánh lốp là loại xe thường được sử dụng trong các công việc như cẩu máy móc, thiết bị nặng, cẩu cứu nạn hay phục vụ bốc xếp hàng 7

hoá, cũng có thể sử dụng để vận chuyển hàng hoá từ nơi này qua nơi khác một cách nhanh chóng và tiện lợi. - Thiết kế của loại xe cẩu chuyên dùng bánh lốp có phần cần cẩu vô cùng chắc chắn nhờ đó việc bốc dỡ hàng hóa, các thiết bị, máy móc trọng lượng lớn được thực hiện dễ dàng hơn. Các loại xe cẩu chuyên dụng bánh lốp thường có kích thước nhỏ gọn và tải trọng thấp hơn so với xe cẩu chuyên dụng bánh xích. - Chia làm 3 loại nhỏ: Hình 3: Rough terrain crane (cẩu địa hình) - Rough terrain crane (cẩu địa hình) Đây là loại cẩu có thể cẩu được lượng hàng hóa từ 25 – 70 tấn. Nó có bộ phận di chuyển là bốn bánh xe làm bằng lốp cao su. Xe di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình ở các công trường làm việc khác nhau. Tính linh hoạt và động cơ cao cho phép xe hoạt động ổn định. 8

Hình 4: Truck crane - Truck crane Khả năng nâng đỡ của xe cẩu này từ 25 – 200 tấn và nó được cấu tạo bởi hai phần. Phần trên là hệ thống nâng hạ trong đó có cần nâng và phần ở dưới là hệ thống di chuyển như một chiếc xe tải. Hai bộ phận này được liên kết với nhau bằng một bàn xoay và chúng có thể xoay tự do. Trước đó kết cấu của xe Truck crane có hai động cơ cung cấp nguồn lực cho hai phần nâng hạ và di chuyển, điều này có tác dụng chống lại sự rò rỉ của dầu tại bàn xoay. Những chiếc xe Truck crane hiện nay đã được cải tiến nen chỉ dùng một động cơ cấp nguồn cho hai bộ phận quay bơm thủy lực và bộ phận di chuyển, đồng thời cung cấp nguồn lực cho phần phía trên. Trước đó kết cấu của xe Truck crane có hai động cơ cung cấp nguồn lực cho hai phần nâng hạ và di chuyển, điều này có tác dụng chống lại sự rò rỉ của dầu tại bàn xoay. Những chiếc xe Truck crane hiện nay đã được cải tiến nen chỉ dùng một động cơ cấp nguồn cho hai bộ phận quay bơm thủy lực và bộ phận di chuyển, đồng thời cung cấp nguồn lực cho phần phía trên. 9

Hình 5: All terrain crane (cẩu địa hình 2 cabin) - All terrain crane (cẩu địa hình 2 cabin) All terrain crane là xe cẩu bánh lốp địa hình 2 cabin có sức nâng từ 70 – 1600 tấn. Nó là sự kết hợp của Truck crane và Rough terrain crane, gồm hai cabin. Trong đó một cabin phục vụ cho việc di chuyển và một cabin dùng cho việc nâng hạ hàng hóa. Xe cẩu này tập hợp hết các ưu điểm của hai loại xe trên như có động cơ cao, di chuyển tốt trên các địa hình phức tạp, sức nâng tăng cao vì trọng lượng của xe là đối trọng giúp xe tải và nâng được những món hàng nặng hơn. 2.2.2 Cần trục bánh xích (hệ thống di chuyển). - Là loại xe mà hệ thống bánh xe có cấu tạo bằng xích , cấu tạo bánh của loại xe này có cấu tạo giống như bánh xe ủi , xe cẩu hạng nặng với hàng xích quấn quanh. - Loại xe cẩu này chuyên được dùng trong các công trường xây dựng , sử dụng chính trong các ngành công nghiệp thuỷ điện , dầu khí , vận tải. Với sức nâng gấp nhiều lần so với sức nâng của xe cẩu bánh lốp. - Tải trọng của loại xe cẩu này rất lớn từ 50 tấn đến vài nghìn tấn. Tính cơ động không cao tuy nhiên có thể di chuyển trên các địa hình phức tạp , gồ ghề. 10

Hình 6. Hình 7. Hình 8. 2.3 Ưu nhược điểm của từng loại. Xe cần trục bánh lốp. - Ưu điểm: + Tải trọng nâng lớn. + Khoảng không gian lam việc lớn (chiều cao nâng có thể lên tới 55m, tầm với khoảng 38m). + Cơ động trong việc di chuyển, có thể di chyển dễ dàng đến địa bàn thi công. 11

- Nhược điểm: + Phạm vi sử dụng: nhờ những ưu điểm như trên mà cần trục bánh lốp được sử dụng rộng rãi trên các công trường xây dựng công nghiệp. + Khi mang tải trọng lớn, cần cẩu bánh lốp sẽ khó khăn di chuyển trên những địa hình gồ ghề mấp mô (đồi dốc, công trình trên núi), hay những đại hình có quá nhiều bùn lầy. Xe cần trục bánh xích. - Ưu điểm: + Thiết kế linh hoạt nên tải trọng có thể nâng lên tới 500 tấn đối với xe cần trục bánh xích chuyên dùng + Làm việc không cần chân tựa như cần trục bánh lốp + Có tính cơ động cao và di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình : nơi có nền đất mềm, đầm lầy, ghồ ghề + Chiều dài của cần trục có thể lên tới 40m và nâng cao tới khoảng 55m. - Nhược điểm: + Tốc độ di chuyển chậm. + Phạm vi sử dụng: Do có tải trọng nâng lớn, khả năng di chuyển linh hoạt nên cần trục bánh xích được sử.dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, các khu công nghiệp lớn. + Khi cần vận chuyển cần phải tháo dỡ các inh kiện và dùng phương tiên chuyên dụng để chuyên chở. + Trọng lượng xe và mức tiêu hao nhiên liệu lớn. 2.4 Yêu cầu. ➢ Bảo đảm tính ổn định của xe khi di vận chuyển và khi bốc xếp hàng hóa. ➢ Vừa phải có chức năng nâng hạ, vừa phải có chức năng vận. chuyển và khả năng làm việc trong các môi trường khác nhau. ➢ Có khả năng nâng hạ các loại hàng hóa, vật liệu có khối lượng và tiết diện lớn. ➢ Đảm bảo an toàn khi vận hành xe. 12

Phần 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động. 3.1 Cấu tạo.  Xe cần trục = xe nền + thiết bị chuyên dung (cần trục). Xe cần trục chia làm 2 phần: phần không quay và phần quay: + Phần không quay: Khung xe tải hoặc chassis chuyên dùng, dược chế tạo đảm bảo theo các yêu cầu ngành giao thông quy định. Tùy thoe sức nâng trục mà phần khung bố trí từ 2 đến 6 trục bánh xe hoặc dãi xích to hay nhỏ,tốc độ di chyển từ 3.5 đến 90 km/h. + Phần quay: Bố trí các tay cần, các cơ cấu nâng hạ cần, quay cần, đối trọng và các thiết bị điều khiển. Hình 9: Sơ đồ cấu tạo của cần trục bánh xích 3.2 Nguyên lý hoạt động của xe cần trục (cần cẩu).  Nguyên lí hoạt động của xe cần trục bánh lốp: + Khi nâng vật có tải trọng lớn, chân tựa của máy được đặt tựa chắc chắn trên nền đất. Máy móc cẩu vào vật, cần trục hoạt động có nguyên lý giống cẩu bánh xích. 13

+ Thiết bị động lực nằm trên phần quay của bánh lốp có nhiệm vụ dẫn động các chuyển động khác như: Nâng, hạ vật, nâng hạ cần, cần trục quay để đưa vật cần du chuyển đến vị trí cần thiết. + Khi đã đưa vật lên cao thì cần thay đổi chiều dài cần để cấu tạo các đoạn trung gian. Phần 4: Quy tắc khi sử dụng xe cần trục. 1. .Vị trí đặt ô tô cần phải đảm bảo khoảng cách khi làm việc từ phần quay của chúng ở bất kỳ vị trí nào đối với kết cấu công trình, thiết bị, vật tư xung quanh không được nhỏ hơn 700mm. 2. Không được đặt trên mặt bằng có độ dốc lớn hơn độ dốc cho phép của cần trục, trên mặt đất vừa lấp lên chưa dầm chặt. 3. Tất cả các thiết bị nâng cấp phải được đăng ký và xin giấy phép sử dụng. 4. Người điều khiển thiết bị nâng cấp phải được đào tạo và cấp giấy chứng nhận. 5. Không cho phép nâng cấp có khối lượng vượt trội khi tải quy định của thiết bị nâng. 6. Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép: + Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang hoạt động. + Người ở trong bán kính phần quay của cần trục. + Nâng, hạ, chuyển tải khi có người trên tải. + Nâng tải trong tình trạng chưa ổn định. + Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng lông hay bê tông với các vật khác. + Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi chúng chưa ngừng hẳn. 7. Trước khi nâng chuyển tải xấp xỉ trọng, phải nhấc thử lên độ cao không quá 300mm, giữ tải để kiểm tra phanh, độ ổn định của bộ phận cần trục. 8. Phải ngừng hoạt động thiết bị nâng khi: + Phát hiện các vết nứt ở chỗ quan trọng của kết cấu kim loại. + Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại. 14

+ Phát hiện phanh của bất kì cơ cấu nào bị hỏng. + Phát hiện móc, cáp, ròng rọc tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác. 9. Thiết bị nâng phải được bảo dưỡng định kỳ. Phần 5 : Một số mẫu xe cần trục có trên thị trường. - Trên thế giới có rất nhiều hãng chế tạo xe như: xe trục CAT, xe trục KOBELCO của Nhật Bản, xe trục MANTOVIC của Mỹ... Tuy nhiên nổi bật nhất trong dòng sản phẩm xe cẩu bánh lốp vẫn thuộc về hãng Tadano (Nhật Bản). - Cần cẩu bánh lốp 25 tấn là dòng cẩu địa hình giúp xe di chuyển trên và làm việc trên nhiều địa hình khác nhau– Thuộc dòng cần ống lồng giúp xe vươn cần và rút cần nhanh chóng– Xe sử dụng động cơ Misubishi 6M60-TLE3A giúp xe làm việc ổn định, ít phát sinh lỗi trong quá trình làm việc. Hình 10 Hình 11. 5.1 Cần trục bánh xích 275 tấn Hitachi-sumitomo SCX 2800-2 • Cần cẩu được thiết kế với bộ khung gầm vững chắc giúp xe làm việc khỏe và chịu tải tốt– Chiều dài cần của xe rất dài có thể vươn ra xa để nâng hạ hàng hóa. 15

• Xe có tải trọng nâng 275 tấn và có khả năng di chuyển trên địa hình bùn lầy và độ làm việc chính xác cao. Hình 12 Hình 13 5.2 Một số lưu ý khi sử dụng: ❖ Khi có nhu cầu sử dụng, các nhà xưởng, nhà máy trước hết phải xét đến vấn đề tìm kiếm đơn vị sản xuất cầu trục và thi công lắp đặt có uy tín. Bởi lẽ, cần trục có tốt thì hiệu quả làm việc mới cao và những lợi ích như kể trên mới được phát huy tối đa. ❖ Sau khi có được thông tin về đơn vị sản xuất cần trục và thi công lắp đặt ưng ý, nhà xưởng, nhà máy cần tính đến nhu cầu sử dụng của mình cũng như đặc thù ngành nghề để lựa chọn được loại cần trục phù hợp nhất. ❖ Sau khi lựa chọn và yêu cầu đơn vị sản xuất cần trục, khi lắp đặt thiết bị tại vị trí sử dụng, cần tiến hành kiểm tra vận hành cùng đơn vị đó để đảm bảo chất lượng hệ thống nâng hạ. ❖ Trong quá trình sử dụng, nên lưu ý đến vấn đề vận hành cần trục, vấn đề bảo trì, bảo dưỡng, duy tu cầu trục hoặc thậm chí cả vấn đề sửa chữa cầu trục nếu có nhu cầu. 16

❖ Cần thực hiện đào tạo người vận hành để đảm bảo hiệu quả vận hành, cần thực hiện bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo và nâng cao chất lượng ❖ Hoạt động của thiết bị cần trục và cần liên hệ đến đơn vị sản xuất cần trục và thi công lắp đặt đã thực hiện để sửa chữa cần trục ngay khi phát hiện những vấn đề xảy ra với thiết bị để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Hình 14: Một số thủ ngữ trong việc an toàn lao động. 17

Tài liệu tham khảo https://jct.com.vn/ket-cau/banh-lop/ https://text.123docz.net/document/1688210-xe-can-truc-potx.htm https://xecauxuanmuoi.com/xe-cau-banh-xich/ http://vantaidongsaigon.com/chi-tiet-ban-tin/uu-nhuoc-diem-cua- dong-xe-cau-banh-lop.html https://mayxaydungvn.com.vn/vn/xe-cau-banh-lop-la-gi.html\\ Link video: https://www.youtube.com/watch?v=6R2daR0SPu8&t=15s. 18

19

20

21

22


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook