Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore CÁC QUY CHẾ CÔNG ĐOÀN QUY CHE LAM VIEC CUA BCH

CÁC QUY CHẾ CÔNG ĐOÀN QUY CHE LAM VIEC CUA BCH

Published by Kiều Cô, 2021-12-17 17:21:53

Description: CÁC QUY CHẾ CÔNG ĐOÀN QUY CHE LAM VIEC CUA BCH

Search

Read the Text Version

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH CĐCS TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP CÁC QUY CHẾ CĐCS THPT TRUNG LẬP NHIỆM KỲ 2017 – 2022 Quy chế làm việc của BCH ………………… Trang 3 Quy chế làm việc của UBKT..………………. Trang 8 Quy chế Thi đua-Khen thưởng ……………… Trang 12 Quy chế chi tiêu tài chánh CĐ ……………… Trang 18 Quy chế phối hợp giữa CĐCS và CQ ………. Trang 28 Quy chế làm việc của Ban TTND……………… Trang 37 1

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS: THPT TRUNG LẬP Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2017 Số: 1 /QĐ-CĐCS QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trường THPT Trung Lập, nhiệm kỳ 2017-2022 BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP - Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam; - Căn cứ Nghị quyết Đại hội CĐCS trường THPT Trung Lập, nhiệm kỳ 2017-2022; - Căn cứ vào biên bản họp của Ban chấp hành CĐCS trường THPT Trung Lập, ngày 18/10/2017 về việc phân công nhiệm vụ trong Ban chấp hành. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban chấp hành CĐCS trường THPT Trung Lập nhiệm kỳ 2017-2022 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Các uỷ viên Ban Chấp hành, uỷ viên Uỷ ban kiểm tra Ban chấp hành CĐCS trường THPT Trung Lập, chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. Nơi nhận: TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH - Chi bộ, Hiệu trưởng. - Như Điều 3. Nguyễn Thị Chi Kiều - Lưu 2

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS: THPT TRUNG LẬP Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2017 QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP, NHIỆM KỲ 2017 - 2022 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1/QĐ-CĐCS ngày18 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Công đoàn trường THPT Trung Lập) CHƯƠNG I: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN Điều 1. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành 1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017 – 2022. - Đại diện cho toàn thể cán bộ công chức của trường, nói lên tiếng nói chung của tập thể. - Góp phần xây dựng tình đoàn kết nội bộ trong tập thể CB, GV, NV toàn trường. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức trong điều kiện và phạm vi cho phép. - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ công chức, viên chức và người lao động qua giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm túc các chế độ có liên quan. 2. Quyết định các chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp công tác trong cả nhiệm kỳ và từng năm học nhằm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước và Nghị quyết của công đoàn cấp trên. 3. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức; kịp thời phản ảnh những tâm tư nguyện vọng chính đáng, kiến nghị của cán bộ, công chức đến Chi ủy và lãnh đạo cơ quan. 4. Phối hợp với lãnh đạo tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan; bảo vệ quyền lợi và chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác trong cán bộ, công chức. 5. Vận động đoàn viên công đoàn thực hiện tốt Nghị quyết của Chi bộ, nhiệm vụ chính trị của cơ quan và nhiệm vụ của công đoàn cơ sở; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác, tham gia quản lý cơ quan, cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. 6. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đối với Ủy ban Kiểm tra, Ban Nữ công và các Tổ công đoàn. 7. Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên công đoàn, ra quyết định công nhận và phân công đoàn viên mới; Qua các phong trào, giới thiệu công đoàn viên ưu tú cho Đảng. 8. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức hoạt động công đoàn cơ sở với Chi bộ, công đoàn cấp trên và thông báo cho các Tổ công đoàn biết. 9. Quản lý và sử dụng tài chính công đoàn và các quỹ khác theo quy định của công đoàn cấp trên. Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Ban Chấp hành 1. Chủ tịch công đoàn: Bà Nguyễn Thị Chi Kiều Là người đứng đầu Ban Chấp hành, chủ trì các công việc của Ban Chấp hành, Chủ tịch có trách nhiệm và quyền hạn sau: - Chịu trách nhiệm trước Công đoàn cấp trên và Chi bộ về mọi hoạt động của công đoàn cơ sở trong suốt nhiệm kỳ; - Phụ trách chung các hoạt động của công đoàn; 3

- Quyết định và chịu trách nhiệm trước tập thể Ban chấp hành về hoạt động của Ban chấp hành; chủ trì các Hội nghị thường kỳ và đột xuất của Ban chấp hành và ký các văn bản của Ban chấp hành công đoàn; - Trực tiếp chỉ đạo công tác tuyên truyền, tổ chức và thi đua của công đoàn; - Kiện toàn mạng lưới hoạt động từ Tổ công đoàn đến Ban chấp hành. Đào tạo, bồi dưỡng các Tổ trưởng và cán bộ công đoàn. - Ủy quyền và phân công trách nhiệm cho Phó chủ tịch và các thành viên trong Ban chấp hành khi cần thiết. Quyết định các công việc đột xuất khi không thể triệu tập họp Ban chấp hành và báo cáo lại cho Ban chấp hành vào cuộc họp gần nhất. - Tham gia vào Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường. - Chịu trách nhiệm quản lý tài chính công đoàn và là người chịu trách nhiệm cao nhất việc thu, chi tài chính công đoàn và các quỹ khác. 2. Phó Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Phương Giúp Chủ tịch công đoàn điều hành hoạt động của Ban Chấp hành và được phân công một số công tác cụ thể. Phó Chủ tịch công đoàn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây: - Phối hợp với Chủ tịch tổ chức các buổi Họp, Hội nghị, thống kê báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của Ban Chấp hành và công đoàn viên, phụ trách công tác phát triển đoàn viên công đoàn. - Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra công đoàn, tư vấn giáo dục pháp luật, thực hiện dân chủ cơ sở - Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành; nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành các chủ trương, biện pháp tổ chức hoạt động công đoàn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban chấp hành về lĩnh vực được phân công. - Thay mặt Chủ tịch khi được ủy quyền - Phụ trách tổ Toán, Lý-Tin-CN 3. Ủy viên phụ trách công tác nữ công, xã hội : Bà Nguyễn Thị Linh - Phụ trách công tác nữ công: Tổ chức các phong trào thi đua trong nữ công chức; Tổ chức các ngày kỷ niệm: Quốc tế phụ nữ, Ngày thành lập Hội phụ nữ Việt Nam, Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu,... - Theo dõi và đề xuất các chế độ dành cho lao động nữ. - Tham mưu với Ban Chấp hành về thành lập Ban Nữ công; đề xuất tổ chức tuyên truyền, các buổi sinh hoạt về nội dung liên quan tới lao động nữ. - Đại diện cho lao động nữ hoặc tham mưu với Ban Chấp hành để có biện pháp giải quyết tốt các vấn đề liên quan trực tiếp đến lao động nữ và con em của lao động trong trường. - Triển khai phong trào\"Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hàng năm trong nữ lao động. - Đề xuất kịp thời chế độ khen thưởng cho nữ công đoàn viên ưu tú. - Ghi chép biên bản các cuộc họp BCH công đoàn; - Phụ trách tổ Văn, Sử-Địa-GDCD. 4. Ủy viên phụ trách phong trào, bảo hộ lao động: Ông Lê Văn Đặng - Phụ trách hoạt động phong trào văn hóa, thể dục thể thao, văn nghệ. - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành; nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành các chủ trương, biện pháp tổ chức hoạt động công đoàn; - Tham mưu cho Ban Chấp Hành tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong cơ quan; - Vận động đoàn viên công đoàn tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở và cơ quan tổ chức; - Phụ trách tổ Thể dục-Quốc phòng , Hành chánh. 5. Ủy viên phụ trách công tác văn thư, tuyên giáo : Ông Nguyễn Hoàng Linh - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành; nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành các chủ trương, biện pháp tổ chức hoạt động công đoàn; 4

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên công đoàn; phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở đến đoàn viên công đoàn; - Lưu trữ các loại công văn, chỉ thị,….; - Phụ trách tổ Hóa-Sinh-NN, Anh Văn 6- Kế toán công đoàn: Bà Nguyễn Thị Hậu - Phụ trách công tác kế toán công đoàn, quản lý tài chính công đoàn và các quỹ khác theo đúng quy định; - Lập dự toán thu chi và quyết toán thu chi hằng năm, hằng quý đúng mẫu, đúng qui định, đúng thời gian; phản ánh đầy đủ và kịp thời các nội dung thu chi vào sổ kế toán, lập phiếu thu chi, chứng từ tiền gửi ngân hàng, kho bạc đúng quy định - Bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, phiếu thu chi và các chứng từ khác theo quy định của Luật kế toán. - Hoàn thiện các thủ tục tài chính do công đoàn hoạt động để quyết toán tài chính công đoàn hoặc xin hỗ trợ kinh phí chuyên môn. - Định kỳ hàng quý lập báo cáo quyết toán tài chính công đoàn trình Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và nộp về Công đoàn cấp trên. 7- Thủ quỹ : Trần Phụng Nga - Phụ trách công tác thủ quỹ. - Thủ quỹ công đoàn chịu trách nhiệm quản lý thu chi, tồn quỹ tiền mặt. Kiểm quỹ tiền mặt định kỳ hàng tháng. - Số dư tồn quỹ tiền mặt tối đa không quá 20 triệu đồng. Tài khoản ngân hàng được đăng ký với 02 chữ ký: chủ tịch và kế toán CĐCS. CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC Điều 3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đảm bảo mỗi thành viên trong Ban chấp hành đều phụ trách một số công việc cụ thể được Hội nghị Ban chấp hành phân công; Những vấn đề được Ban chấp hành thảo luận và quyết định: 1. Các quyết định, chương trình, kế hoạch và cách thức tổ chức hoạt động của Ban chấp hành; nhiệm vụ cụ thể của công đoàn cơ sở trong từng thời điểm. 2. Các vấn đề đề xuất với lãnh giải quyết gấp, Chủ tịch phân công các thành viên trong Ban chấp hành giải quyết, sau đó báo cáo lại Ban chấp hành tại kỳ họp gần nhất. 3. Các báo cáo của Ban chấp hành gửi công đoàn cấp trên và Chi bộ. 4. Báo cáo dự toán, quyết toán tài chính hàng năm. 5. Phân công công tác trong Ban Chấp hành; 6. Thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại hoạt động Công đoàn cơ sở, Ủy ban kiểm tra công đoàn hàng năm. 7. Những công tác khác khi có yêu cầu của đa số thành viên trong Ban chấp hành. 8. Các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành phải được ít nhất 2/3 số thành viên Ban chấp hành dự họp và quá bán số thành viên dự họp biểu quyết nhất trí mới có giá trị (kể cả việc tán thành bằng văn bản). Trong trường hợp, khi biểu quyết, có tỉ lệ phiếu ngang nhau, thì Chủ tịch Công đoàn trường sẽ quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành. Ủy viên Ban Chấp hành được quyền bảo lưu ý kiến, kiến nghị xem xét hoặc khiếu nại nhưng phải nghiêm túc thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành trong thời gian kiến nghị hoặc khiếu nại chưa được xem xét trả lời; Những việc đột xuất cần giải quyết gấp, Chủ tịch phân công các thành viên trong Ban chấp hành giải quyết, sau đó báo cáo lại Ban chấp hành tại kỳ họp gần nhất. 5

9. Khi cần tổ chức các cuộc họp để đóng góp ý kiến, các ủy viên không tham dự được (có lý do chính đáng) phải đóng góp ý kiến bằng văn bản hoặc thư điện tử (e–mail) gửi về Chủ tịch công đoàn trước khi tổ chức cuộc họp ít nhất 1 ngày. Điều 4. Chế độ làm việc của Ban chấp hành công đoàn cơ sở: 1. Ban chấp hành có chương trình, kế hoạch làm việc hàng tháng, hàng quí. Căn cứ vào kế hoạch, các ủy viên chủ động thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng kế hoạch, đồng thời chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra mức độ thực hiện công việc của lĩnh vực đó. Hàng quý, các ủy viên báo cáo bằng văn bản cho Chủ tịch công đoàn về tình hình thực hiện công tác và phương hướng trong quý tới (có phần tự nhận xét về mức độ hoàn thành công việc được Ban Chấp hành phân công); 2. Chủ tịch công đoàn cơ sở đại diện Ban chấp hành họp với Chi ủy, lãnh đạo cơ quan khi được triệu tập và khi cần xin ý kiến chỉ đạo. 3. Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở (nếu Chủ tịch vắng) điều hành các kỳ họp của Ban chấp hành. Nội dung cuộc họp Ban chấp hành cần được thông báo trước để từng Ủy viên Ban chấp hành chuẩn bị ý kiến thảo luận, đóng góp xây dựng. 4. Ủy viên phụ trách tài chính công đoàn phải báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài chính công đoàn trước Hội Nghị Ban chấp hành ít nhất 6 tháng một lần. Điều 5. Chế độ hội họp 1. Ban Chấp hành họp định kỳ 1 tháng /1lần (có thể họp đột xuất nếu có công tác đột xuất cần giải quyết). Thời gian họp do Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định và thông báo trước ít nhất 01 ngày. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành có thể triệu tập các Tổ trưởng công đoàn và các thành viên khác tham gia cuộc họp mở rộng. 2. Việc triệu tập các cuộc họp được thực hiện qua lịch làm việc của trường hoặc qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại. Nhận được thông tin triệu tập, người được triệu tập có trách nhiệm trả lời ngay cho người triệu tập biết bằng điện thoại hoặc tin nhắn. Nếu vì lý do đặc biệt không thể tham dự cuộc họp, người được triệu tập phải báo trước cho người triệu tập ít nhất 1 ngày trước khi cuộc họp được tiến hành. 3. Nếu Ủy viên Ban chấp hành vắng mặt 2 kỳ họp liên tục không có lý do sẽ bị phê bình, nếu vắng mặt 3 kỳ họp liên tục không có lý do sẽ bị kiểm điểm trước Ban Chấp hành. CHƯƠNG III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 6. Ban Chấp hành Công đoàn trường THPT Trung Lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ làm việc của Ban chấp hành theo Quy chế. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do Ban Chấp hành quyết định. Điều 7. Quy chế này được Ban chấp hành Công đoàn trường THPT Trung Lập nhiệm kỳ 2017 –2022 thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành ngày 17 tháng 10 năm 2017, có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Chi Kiều 6

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS: THPT TRUNG LẬP Số: 2/QĐ-CĐCS Tp. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 11 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở trường THPT Trung Lập, nhiệm kỳ 2017-2022 BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP - Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; - Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở THPT Trung Lập, ngày … tháng năm 2017 về việc thông qua Quy chế hoạt động của Ủy ban Kiểm tra công đoàn cơ sở THPT Trung Lập nhiệm kỳ 2017-2022 QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Viên chức Việt Nam khóa IV, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Điều 2: Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở THPT Trung Lập chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Nơi nhận: TM. BAN CHẤP HÀNH - Chi bộ, Hiệu trưởng. CHỦ TỊCH - Như Điều 2. - Lưu Nguyễn Thị Chi Kiều 7

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐCS TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp Hồ Chí Minh, Ngày 03 Tháng 11 năm 2017. QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NHIỆM KỲ 2017 - 2022 - Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam; - Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Công Đoàn Giáo Dục TP.HCM; Ban Chấp Hành CĐCS Trường THPT Trung Lập, nhiệm kỳ 2017 – 2022 ban hành “Quy chế hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn cơ sở” gồm những điều khoản quy định sau: CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập do Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017 – 2022 bầu ra theo đúng thể thức quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và được Công đoàn Giáo Dục TP.HCM công nhận tại Quyết định số: ….. ngày…../…./20 .., gồm có các đồng chí sau: 1/ Đ/c Lê Vĩnh Xuyên: Chủ nhiệm. 2/ Đ/c Nguyễn Thị Phương: Ủy viên. 3/ Đ/c Nguyễn Thy Nhân: Ủy viên. Ủy ban Kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kiểm tra công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết của Ban Chấp hành Công đoàn. Điều 2: Theo chương 5, điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ủy Ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở có các nhiệm vụ sau: 2.1/ Giúp Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ công đoàn. 2.2/ Kiểm tra Công đoàn cùng cấp và đoàn viên khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Công đoàn. 2.3/ Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn. 2.4/ Giúp Ban Chấp Hành Công đoàn giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động. 8

2.5/ Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra. CHƯƠNG II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC ỦY VIÊN ỦY BAN KIỂM TRA Điều 3: Chủ Nhiệm Ủy ban Kiểm tra chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Ủy ban kiểm tra trước Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở và Ủy Ban Kiểm tra Công đoàn Giáo Dục TP.HCM, Chủ nhiệm có nhiệm vụ: 3.1/ Thay mặt Ủy ban Kiểm tra tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo mọi hoạt động của Ủy ban kiểm tra, giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra. 3.2/ Ký các văn bản của Ủy ban Kiểm tra gởi cấp trên và triệu tập các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất của Ủy ban Kiểm tra. Điều 4: Đối với các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn: 4.1/ Tham dự đầy đủ các cuộc họp và tham gia các hoạt động của Ủy ban Kiểm tra theo triệu tập và phân công của Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra. 4.2/ Được mời tham dự các kỳ họp của Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở, được tạo điều kiện để thực hiện các chương trình kiểm tra. CHƯƠNG III NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN KIỂM TRA Điều 5: Ủy ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ: 5.1/ Tổ chức kiểm tra hoạt động của các tổ công đoàn định kỳ hàng quý thông qua sổ họp tổ ( Quy định thời gian kiểm tra vào cuối quý như cuối tháng 3, 6, 9, 12). 5.2/ Ủy ban Kiểm tra Công đoàn họp định kỳ theo lịch của BCH để kiểm điểm các công việc đã và chưa làm được, đồng thời đề ra kế hoạch hoạt động cho thời gian tới dựa trên kế hoạch hoạt động cả năm của Ủy ban Kiểm tra đã được thông qua Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở và khi cần thiết có thể tổ chức họp bất thường. Điều 6: Mối quan hệ làm việc của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở: Ủy ban Kiểm tra Công đoàn chịu sự chỉ đạo của Ban Chấp Hành Công đoàn cơ sở và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Giáo Dục TP.HCM. Điều 7: Chế độ thông tin báo cáo: 7.1/ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn có trách nhiệm thông tin các tài liệu có liên quan về công tác kiểm tra cho các Ủy viên. 7.2/ Ủy ban Kiểm tra Công đoàn báo cáo kết quả hoạt động, đề xuất ý kiến, chương trình công tác và các kiến nghị với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và với Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Giáo Dục TP.HCM. 7.3/ Biên bản Kiểm tra đồng cấp được gởi cho Chủ tịch Công đoàn cơ sở và Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Giáo Dục TP.HCM. 9

CHƯƠNG IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 8: Các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Nhiệm kỳ 2017 – 2022 có trách nhiệm thực hiện Quy chế và Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện quy chế này. Điều 9: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, việc sửa đổi, bổ sung quy chế do BCH Công đoàn quyết định. TM. BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CHỦ TỊCH 10

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP --------------------------------------------- --------&----------- TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2017 Số: 03 /QĐ-CĐCS QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Công đoàn cơ sở trường THPT TRUNG LẬP BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP - Căn cứ Luật thi đua khen thưởng; - Căn cứ Quyết định số 990/QĐ-CĐGD ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Ban thường vụ Công đoàn giáo dục thành phố về việc ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Công đoàn giáo dục thành phố; - Căn cứ hướng dẫn số 258/HD-CĐGD ngày 14 tháng 12 năm 2017, về thực hiện Quy chế thi đua khen thưởng của CĐGD TP HCM. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2018 Điều 3: Các Tổ công đoàn, Uỷ ban Kiểm tra, phụ trách thi đua khen thưởng và đoàn viên Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ Nơi nhận: TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH - Ban Thi đua khen thưởng CĐGDTP - BCH, UBKT.CĐCS - Tổ CĐ, ĐV CĐCS - Lưu CĐCS. NGUYỄN THỊ CHI KIỀU 11

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------------------------- CĐCS TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP (Ban hành kèm theo Quyết định số 3 /QĐ-CĐCS ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ban Chấp hành Công đoàn trường THPT Trung Lập) CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Quy chế này qui định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của tổ chức Công đoàn. Điều 2: Quy chế này áp dụng đối với tất cả đoàn viên công đoàn, CB-GV-CNV Trường THPT Trung Lập có những đóng góp và thành tích trong hoạt động công đoàn. Điều 3: Nguyên tắc khen thưởng: - Dân chủ, công khai, công bằng, chính xác, kịp thời; - Đúng đối tượng, đúng thành tích; - Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. CHƯƠNG II: DANH HIỆU, HÌNH THỨC THI ĐUA CỦA CÔNG ĐOÀN Điều 4: Danh hiệu thi đua: a. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân : Đoàn viên công đoàn xuất sắc. b. Danh hiệu thi đua đối với tập thể: + Cờ thi đua của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. + Cờ thi đua của LĐLĐ Thành phố, Công đoàn Giáo dục Việt Nam. + Công đoàn cơ sở vững mạnh + Tổ công đoàn xuất sắc. + Tổ công đoàn tiên tiến. Điều 5 : Các hình thức khen thưởng: - Kỷ niệm chương \"Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn\"; - Bằng khen của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam; - Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam; - Bằng khen của Ban chấp hành LĐLĐ Thành phố. - Bằng khen của BCH Công đoàn Giáo dục Việt Nam; - Giấy khen của BCH Công đoàn GD TP . - Giấy công nhận của BCH CĐ cơ sở . 12

CHƯƠNG III: TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA Điều 6 : Tiêu chuẩn danh hiệu “Đoàn viên công đoàn xuất sắc”. Danh hiệu Công đoàn viên xuất sắc được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: - Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên. - Thực hiện Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động của Công đoàn, tham dự đầy đủ các buổi họp của Công đoàn. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá chuyên môn, tay nghề, sống học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. - Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đồng nghiệp vượt qua khó khăn. Điều 7 : Tiêu chuẩn danh hiệu “Tổ công đoàn xuất sắc”. Danh hiệu Tổ công đoàn xuất sắc được xét tặng cho các tổ công đoàn đạt tất cả các tiêu chuẩn sau: - Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; - Tổ chức triển khai 100% các hoạt động của công đoàn trường; - Tham gia 100% các hoạt động do công đoàn trường tổ chức; - Giữ vững sinh hoạt, nội bộ đoàn kết giúp nhau khi khó khăn - Có những biện pháp tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công đoàn viên và người lao động; - Có hoạt động thiết thực chăm lo đời sống của cán bộ - nhân viên trong tổ. - Có 100% công đoàn viên đạt danh hiệu CĐV xuất sắc . - Có đăng kí thi đua. Điều 8 : Tiêu chuẩn danh hiệu “Tổ công đoàn tiên tiến”. Danh hiệu Tổ công đoàn tiên tiến được xét tặng cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: - Đạt được các tiêu chuẩn sau: * Tổ chức triển khai 100% các hoạt động của công đoàn trường; * Tham gia các hoạt động do công đoàn trường tổ chức . *Có đăng kí thi đua. * Có hoạt động nhằm thiết thực chăm lo đời sống của cán bộ – nhân viên trong đơn vị; * 100% công đoàn viên trong đơn vị đạt danh hiệu công đoàn viên xuất sắc. Điều 9 : Tiêu chuẩn danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh” Danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh đạt tiêu chuẩn sau: - Công đoàn cơ sở đạt 96 điểm trở lên, không có tai nạn lao động và sự cố cháy nổ nghiêm trọng chết người, không có đoàn viên vi phạm pháp luật hoặc bị xử lí kỉ luật từ cảnh cáo trở lên . - Sáng tạo vượt khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đói với nhà nước và công đoàn. - Có ít nhất 80% cán bộ công đoàn và 30% đoàn viên công đoàn được cô ng nhận danh hiệu “Đoàn viên công đoàn xuất sắc” 13

- Nội bộ đoàn kết, chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước - Có đăng kí thi đua. - Bảo đảm thu, chi, quản lý tài chính công đoàn đúng quy định của Nhà nứơc và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều 10 : Tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn được xét tặng hàng năm cho Công đoàn cơ sở đạt một trong những tiêu chuẩn sau: a. Đã được tặng Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động TP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam; đạt công đoàn cơ sở xuất sắc 3 năm liên tục, là mô hình tiêu biểu trong trào thi đua của hệ thống công đoàn; b. Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu dẫn đầu các phong trào thi đua theo chuyên đề của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều 11 : Tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Thành phố, Công đoàn Giáo dục Việt Nam”: Cờ thi đua của LĐLĐTP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam xét tặng hàng năm cho Công đoàn cơ sở đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Đã được bằng khen của LĐLĐTP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam; đạt CĐCS vững mạnh xuất sắc tiêu biểu 3 năm liên tục, là mô hình tiêu biểu trong phong trào thi đua của LĐLĐTP. b. Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề của LĐLĐTP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam. CHƯƠNG IV: TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG Điều 12 : Kỷ niệm chương \"Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn\" 1. Đối với Cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách đạt một trong các tiêu chuẩn sau được tặng Kỷ niệm chương \"Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn\". a. Cán bộ công đoàn có thời gian công tác chuyên trách đủ 15 năm trở lên; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc công đoàn các cấp đủ 20 năm trở lên. Thời gian hoạt động công đoàn không chuyên trách được nhân hệ số là 1,5 để tính khen thưởng. b. Có 10 năm giữ các chức vụ từ Phó Trưởng ban và tương đương trở lên ở cơ quan Công đoàn cấp thành phố; có 10 năm giữ chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở. 2. Đối với người có nhiều công lao xây dựng tổ chức Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định. Điều 13 : Tiêu chuẩn Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn. 1. Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn được xét tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động công đoàn, là gương tốt trong hệ thống công đoàn. b. Đã được Bằng khen của của LĐLĐ TP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam; đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở liên tục từ 3 năm trở lên. 14

2. Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn được xét tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các phong trào thi đua do Công đoàn tổ chức, có tác dụng nêu gương và ảnh hưởng tốt trong hệ thống Công đoàn. b. Đã được tặng Bằng khen của LĐLĐ TP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam; đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc liên tục từ 3 năm trở lên. Điều 14 : Tiêu chuẩn Bằng khen của BCH LĐLĐ TP, Công đoàn giáo dục Việt Nam 1.Bằng khen của BCH Liên đoàn Lao động Thành phố, Công đoàn giáo dục Việt Nam xét tặng cho các cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động công đoàn, là gương tốt trong công nhân, viên chức, lao động của Trường, ngành. b. Đạt danh hiệu đoàn viên công đoàn xuất sắc liên tục từ 3 năm trở lên. 2. Bằng khen của BCH Liên đoàn Lao động TP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam xét tặng cho các tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a. Đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong hoạt động của LĐLĐ TP, Công đoàn Giáo dục Việt Nam; b. Đã được tặng giấy khen của Công đoàn cấp trên cơ sở, dạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc tiêu biểu liên tục 3 năm trở lên. Điều 15 : Bằng Lao động sáng tạo: Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn được tặng cho các cá nhân là đoàn viên công đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ của đoàn viên được quy định tại quy định Điều 4 (Điều lệ Công đoàn VN) và đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: 1. Có ít nhất một sáng chế hoặc một giải pháp hữu ích được ứng dụng vào thực tế và có giá trị làm lợi tính theo từng đối tượng cụ thể sau: a. Đối với đoàn viên là CNVC-LĐ có trình độ trung cấp trở xuống, không giữ được chức vụ lãnh đạo có các giải pháp, sáng kiến làm lợi từ 20 triệu đồng trở lên hoặc 3 năm liên tục có giải pháp, sáng kiến làm lợi tổng cộng trên 30 triệu đồng. b. Đối với đoàn viên là CB.CNVC-LĐ có trình độ cao đẳng trở lên, không giữ chức vụ lãnh đạo có các giải pháp làm lợi từ 50 triệu đồng trở lên. 2. Có đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Trung ương, Thành phố và cấp Nhà nước đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc và phải được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Đối với đề tài lớn phải nghiên cứu nhiều năm hoặc phải chia làm nhiều đề tài nhánh, nếu từng phần hoặc đề tài nhánh đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc cũng được xem xét đề nghị khen thưởng. 3. Những giải pháp công nghệ đạt giải trong các cuộc thi khu vực và quốc tế; giải nhất, nhì, ba hoặc giải A, B, C trong các hội thi Quốc gia và Thành phố. 15

CHƯƠNG V: THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC KHEN THƯỞNG, MỨC THƯỞNG Điều 16 : Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng sau: 1. Kỷ niệm chương \"Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn;\" 2. Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn; 3. Bằng khen của BCH Tổng Liên đoàn; 4. Bằng lao động sáng tạo; 5. Chiến sĩ thi đua Tổng Liên đoàn; Điều 17 : Ban Thường vụ Liên đoàn lao động Thành phố, Công đoàn Giáo dục Việt Nam quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng sau: 1. Cờ thi đua; 2. Bằng khen. Điều 18 : BCH Công đoàn Trường quyết định công nhận danh hiệu Công đoàn viên xuất sắc, Tổ công đoàn xuất sắc, Tổ công đoàn tiên tiến; xét chọn công đoàn viên xuất sắc tiêu biểu, tổ công đoàn xuất sắc tiêu biểu để đề nghị công đoàn cấp trên khen thưởng. Điều 19 : Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua và khen thưởng gồm: - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (có xác nhận của công đoàn cấp trên trực tiếp); - Biên bản bình xét thi đua (của Tổ công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở) - Tờ trình của Ban Thường vụ Công đoàn; (Đối với một số danh hiệu thi đua sẽ có hướng dẫn cụ thể khác). Điều 20: Mức khen thưởng Căn cứ và kinh phí hoạt động công đoàn, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định mức khen thưởng đối với cá nhân và tập thể đạt các danh hiệu thi đua được quy định trong Quy chế này. CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21: Cán bộ phụ trách Tổ chức – Thi đua – Tuyên huấn có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy chế này và chuẩn bị hồ sơ khen thưởng trình Ban Chấp hành Công đoàn trường xem xét và quyết định. TM. BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Chi Kiều 16

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS_THPT TRUNG LẬP --------------------------------------------- Số: 07 /QĐ-CĐCS TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Công đoàn cơ sở TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP Căn cứ Quyết định số 1540/QĐ-CĐCS ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Thành phố về Công nhận Ban Chấp hành CĐCS TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP Căn cứ Quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở (CĐCS) ban hành kèm theo quyết định số 1910/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Căn cứ Công văn số 102/CV-CĐGD ngày 15/5/2017 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Thành phố về việc hướng dẫn thực hiện các quy định mới về tài chính công đoàn; Căn cứ biên bản họp các Tổ công đoàn và biên bản Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở ngày 03 tháng 01 năm 2017 về việc thảo luận, nhất trí thông qua các nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ của Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập. Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Điều 3: BCH CĐCS, Tổ công đoàn, Uỷ ban Kiểm tra, phụ trách kế toán công đoàn và đoàn viên Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ TM. BAN CHẤP HÀNH Nơi nhận: CHỦ TỊCH - Ban Tài chính CĐGDTP - BTV, BCH, UBKT.CĐCS - Tổ CĐ, ĐV CĐCS - Lưu CĐCS. 17

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS THPT TRUNG LẬP --------------------------------------------- QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định số 07 /QĐ-CĐCS ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập) I- QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập Điều 2. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng là Tổ công đoàn và đoàn viên CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Điều 3. Nguyên tắc về thu chi, quản lý tài chính CĐCS - Tài chính công đoàn cơ sở là một bộ phận của tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công đoàn cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn). - Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động của đơn vị, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện. - Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn. II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Nguồn thu tài chính công đoàn. 1. Thu kinh phí công đoàn: 18

- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo Luật công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. - Thu kinh phí công đoàn của công đoàn cơ sở thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ- TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn. 2. Thu đoàn phí công đoàn: - Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng thực hiện quy định theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn. - Do CĐCS tổ chức thu và trích nộp theo tỉ lệ 40% số thu tiền đoàn phí lên công đoàn cấp trên (Công đoàn Giáo dục Thành phố). 3. Thu khác: Nguồn thu khác thực hiện theo Khoản 4, Điều 26 Luật Công đoàn và Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn, bao gồm: - Kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở; kinh phí tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi... của cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân, lao động (sau đây gọi chung là đoàn viên công đoàn và người lao động) và một số hoạt động nhằm động viên, khen thưởng con đoàn viên công đoàn và người lao động; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công đoàn cơ sở. - Thu từ hoạt động văn hóa, thể thao; nhượng bán, thanh lý tài sản; thu lãi tiền gửi, cổ tức; thu hồi khoản chi sai từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được duyệt,.. Điều 5. Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản mục chi. Các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu dưới đây chỉ là chỉ tiêu hướng dẫn, CĐCS căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị để xây dựng, tuy nhiên không được vượt quá mức chi tối đa tại quy chế này. 1. Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn. 2. Phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi: a) Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không quá 30%. Nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác. Trong 19

trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ. b) Chi quản lý hành chính 10%. c) Chi hoạt động phong trào 60% Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động phong trào do công đoàn cơ sở quyết định, ưu tiên chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động, chi phát triển đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chi đào tạo cán bộ. Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 20% của chi hoạt động phong trào. 3. Nguồn thu khác của công đoàn cơ sở do công đoàn cơ sở quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi. Điều 6. Chi tài chính CĐCS. 1. Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm: - Phụ cấp kiêm nhiệm: Đối tượng và phạm vi áp dụng là Chủ tịch và Phó chủ tịch CĐCS kiêm nhiệm; Phụ cấp kiêm nhiệm = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước). - Phụ cấp trách nhiệm: Đối tượng và phạm vi áp dụng là Ủy viên BCH, Ủy viên UBKT CĐCS; Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Tổ trưởng công đoàn, Kế toán, Thủ quỹ kiêm nhiệm cùa CĐCS. Phụ cấp trách nhiệm = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước). Hệ số phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm hàng tháng: căn cứ số lao động tại đơn vị để tính mức phụ cấp theo quyết định 1439/QĐ-TLĐ ngày 14/12/2011 của Tổng Liên đoàn. Kiêm nhiệm Phụ cấp Hệ số Số lao động Trách nhiệm (người/ tháng) (người/ tháng) Chủ tịch 0.20 Dưới 150 20

Phó chủ tịch 0.15 Dưới 150 0.14 Dưới 150 UV BCH/CĐCS, 0.12 Dưới 150 Kế toán CĐCS 0.12 Dưới 150 UV UBKT/CĐCS, Chủ tịch CĐBP Tổ trưởng CĐ, Thủ quỹ CĐCS * Lưu ý : Nếu tổng mức chi cho mục 1 và 2 trên đây dù đã chi đến mức tối đa nhưng không hết 30% số thu kinh phí và đoàn phí (phần cơ sở được sử dụng) thì bổ sung chi hoạt động phong trào. 2. Chi quản lý hành chính: (10%) - Chi hội nghị Ban Chấp hành CĐCS mở rộng 50.000 đ/người/ lần. - Chi Đại hội CĐCS: Trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống Từ 50.000 đ → 200.000 đ/người/ngày. - Chi mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc, sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của công đoàn, tiền bưu phí, thông tin liên lạc, công tác phí, nước uống, tiếp khách: theo nhu cầu của đơn vị trên tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí. 3. Chi hoạt động phong trào (60%): 3.1. Chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động: - Chi bồi dưỡng cho tư vấn, luật sư, người trực tiếp chuẩn bị giúp công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng; xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; ký thỏa ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; tham gia các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động. - Chi hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, của tổ chức công đoàn bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chuyển làm việc khác mà thu nhập giảm. 21

- Chi hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở trong việc tổ chức đình công theo quy định của pháp luật, hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động bị chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chuyên làm việc khác mà thu nhập giảm. - Chi án phí, chi phí tố tụng khác khi công đoàn tổ chức khởi kiện. Mức chi: Theo thực tế. 3.2. Chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh: - Chi tuyên truyền giới thiệu về tổ chức công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; gặp gỡ, trao đổi với người sử dụng lao động về hoạt động công đoàn, phát triển đoàn viên. - Chi bồi dưỡng làm ngoài giờ cho đoàn viên công đoàn, người lao động và cán bộ công đoàn trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền, vận động người lao động tham gia tổ chức công đoàn. - Chi tổ chức kết nạp đoàn viên. - Chi các hoạt động xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đánh giá phân loại đoàn viên; phân loại tổ công đoàn; tổ chức bồi dưỡng cho tổ công đoàn về hoạt động xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, khen thưởng xây dựng công đoàn vững mạnh. - Chi tham gia các phong trào sinh hoạt chung của Cụm công đoàn. Mức chi: theo kế hoạch phù hợp tình hình tài chánh 3.3. Chi tuyên truyền: - Chi mua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm của tổ chức công đoàn : Theo thực tế - Chi tiền giấy, bút cho các hoạt động tuyên truyền trên bảng tin, phát thanh, báo tường, mạng thông tin của công đoàn cơ sở : Theo thực tế 3.4. Chi tổ chức phong trào thi đua: - Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua; hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. - Chi tổ chức hội thi cán bộ công đoàn giỏi. Mức chi: theo kế hoạch phù hợp tình hình tài chánh 3.5. Chi đào tạo cán bộ: - Chi thù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên, nước uống, tài liệu và các khoản chi hành chính khác của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do công đoàn cơ sở tổ chức. + Thù lao giảng viên : Tối đa 200.000 đ/người/ buổi 22

+ Bồi dưỡng học viên : Tối đa 50.000 đ/người/ buổi + Nước uống : 10.000 đ/người/buổi - Chi tiền mua tài liệu, tiền công tác phí cho đoàn viên và người lao động do công đoàn cơ sở cử đi dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. + Trường hợp đi công tác nhiều ngày tại các tỉnh ngoài TP. Hồ Chí Minh, mức phụ cấp lưu trú là: Tối đa 150.000 đ/người/ngày + Trường hợp đi công tác trong ngày, mức chi tối đa 75.000 đ/ngày. - Chi phối hợp tổ chức học bổ túc văn hoá, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. - Chi thù lao báo cáo viên, nước uống thông thường cho người dự trong các buổi nói chuyện thời sự, chính sách, pháp luật,..do công đoàn cơ sở tổ chức theo các mức chi như trên. - Chi hỗ trợ cho nữ có con dưới 36 tháng tuổi được công đoàn cơ sở cử tham gia các lớp đào tạo, tập huấn theo các mức chi như trên. 3.6. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. a) Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao: - Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở. - Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. - Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức. Mức chi cho đoàn viên, người lao động tham gia hội thi + Cấp Cơ sở : 50.000đ/người/buổi + Cấp Quận, Thành phố : 100.000đ/người/buổi b) Chi hỗ trợ du lịch - Chi phối hợp với cơ quan tổ chức cho nhà giáo-người lao động tham quan du lịch tối đa 50.000đ/người.(Tùy tình hình tài chánh) 3.7. Chi tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới: - Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình. 23

- Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Dân số 26/12. - Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi đua giỏi việc nước đảm việc nhà. Mức chi: theo kế hoạch phù hợp tình hình tài chánh 3.8. Chi thăm hỏi, trợ cấp: a) Chi thăm hỏi: - Chi thăm hỏi đoàn viên và người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (bố, mẹ bên vợ, bên chồng; vợ, chồng, con) và việc hỉ của cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn: + Đoàn viên kết hôn đúng pháp luật, được tặng 01 món quà trị giá: 300.000 đồng/người + Nghỉ ốm, điều trị tại bệnh viện (kể cả trường hợp sinh con): 300.000 đồng/người + Chi viếng tang tứ thân, phụ mẫu, chồng (vợ), con: Từ 500.000đ đến 1.000.000 đồng/trường hợp - Chi thăm hỏi, tặng quà cho người lao động nhân dịp Tết cổ truyền, tặng quà sinh nhật cho cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn : + Chi quà tặng sinh nhật cho đoàn viên: 100.000 đồng/người + Chi quà Tết cuối năm: Từ 100.000 đồng → 200.000 đồng/người + Chi tặng quà lưu niệm cho cán bộ công đoàn, đoàn viên nghỉ hưu : từ 500.000 đồng/người trở lên tùy tình hình tài chánh. + Tặng quà phụ nữ 8/3: 100.000 đồng/ người. (nếu nguồn khác đã chi thì tài chính công đoàn không chi) b) Chi trợ cấp (không quá 10%): Chi trợ cấp cho đoàn viên và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật hiểm nghèo gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản; + Đoàn viên bệnh hiểm nghèo, tai nạn nghiêm trọng do lao động, thiên tai, hỏa hoạn: Từ 300.000 đồng → 500.000 đồng/người. + Chi trợ cấp Tết cho đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Từ 500.000 đồng trở lên. 3.9. Chi động viên, khen thưởng: 24

- Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ, đoàn viên, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn. - Chi khen thưởng người lao động đạt thành tích xuất sắc trong công tác. - Chi khen thưởng con của đoàn viên và người lao động đạt thành tích xuất sắc trong học tập. - Chi phối hợp tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu. + Học sinh giỏi, học bổng: Từ 50.000 đồng → 150.000 đồng/cháu + Chi 1 suất tham gia Trại hè Thanh Đa/ cháu/năm . + Quốc tế thiếu nhi, Trung thu: Từ 50.000 đồng → 100.000 đồng/cháu + Tổ CĐ xuất sắc: tối đa 0,3 lương cơ sở + Cán bộ, Đoàn viên CĐ xuất sắc: tối đa 0,15 lương cơ sở + Giấy khen CĐ Ngành: tối đa 0,3 lương cơ sở + Phụ nữ đạt danh hiệu 2 giỏi: tối đa 100.000 đồng - Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề, khen thưởng công tác thu tài chính theo Quy định của Tổng Liên đoàn. 3.10. Chi hoạt động khác: - Chi cho các cộng tác viên có nhiều đóng góp giúp đỡ cho hoạt động công đoàn. - Giúp đoàn viên công đoàn và người lao động các đơn vị khác bị thiên tai bão lụt, tai nạn, ảnh hưởng chất độc màu da cam. - Chi đóng quỹ Cụm Công đoàn. Mức chi: theo thực tế ( phù hợp tình hình tài chánh). Điều 7. Phân biệt một số khoản chi của CĐCS. 1. Tổ chức phong trào thi đua, học văn hóa, hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, phúc lợi của người lao động và chăm lo, tổ chức các hoạt động cho con của người lao động là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ của cơ quan, đơn vị để chi theo Điều 24 Luật Công đoàn năm 2012. 2. Phương tiện hoạt động của công đoàn cơ sở do chủ doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp (không thu tiền) theo Điều 24, Luật Công đoàn năm 2012. 3. Trách nhiệm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, NG-NLĐ do đơn vị thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 25

4. Phụ cấp kiêm nhiệm của Chủ tịch công đoàn cơ sở nếu nguồn khác đã chi thì tài chính công đoàn không chi. 5. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, hoạt động kế hoạch hóa gia đình, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa … do cơ quan, đơn vị chi theo quy định của Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan. Điều 8. Quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính công đoàn. 1. Quản lý tài chính công đoàn cơ sở thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn. 2. Ủy ban kiểm tra (ủy viên BCH phụ trách kiểm tra) công đoàn cơ sở có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng, thực hiện dự toán, quyết toán thu, chi tài chính CĐCS hàng năm. 3. Dự toán, quyết toán thu, chi tài chính CĐCS được công khai theo quy định của Tổng Liên đoàn. 4. Thu, chi tài chính CĐCS được phản ảnh đầy đủ vào sổ kế toán và chịu sự giám sát của đoàn viên và người lao động tại đơn vị. Trong quá trình thực hiện nếu có những yêu cầu chi ngoài quy chế hoặc ngoài định mức theo quy chế này thì phải họp Ban Chấp hành để quyết định và phải có biên bản cuộc họp. TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH 26

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2017 Số: 79/QĐ-THPTTL……. QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CĐCS TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP - Căn cứ vào Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam; - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, nhà giáo được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT – BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ; - Căn cứ vào Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ. - Căn cứ Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 3406/BGDĐT ngày 30/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, - Căn cứ Quy chế phối hợp công tác giữa Sở Giáo dục Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 1296 /QĐ-GDĐT-TC ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Lãnh đạo nhà trường với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Trường THPT Trung Lập nhiệm kỳ 2017 – 2022 gồm 4 chương và 14 điều. Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Điều 3: Các đồng chí Lãnh đạo nhà trường, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017 – 2022, các đồng chí tổ trưởng công đoàn và Công đoàn viên Trường THPT Trung Lập chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Như điều 3; - BTV/CĐGD TP; - Chi bộ; - Hiệu trưởng; - Thông báo; 27 - Lưu.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2017 QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN (Ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ-THPTTH ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Hiệu trưởng trường THPT Trung Lập) Nhằm đảm bảo mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao của dơn vị, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của Cán bộ – Công chức và người lao động trong đơn vị. Lãnh đạo trường THPT Trung Lập và Ban chấp hành công đoàn cơ sở trường THPT Trung Lập xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa lãnh đạo nhà trường và BCH công đoàn cơ sở bao gồm các nội dung sau đây: CHƯƠNG I: NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1. Mối quan hệ giữa Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn dựa trên cơ sở Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của Cán bộ – Công chức và của người lao động. Công đoàn cơ sở có chức năng: - Là đại diện và tập hợp người lao động tham gia quản lý đơn vị. - Cùng với Lãnh đạo nhà trường chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. - Cùng với Lãnh đạo nhà trường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ – công chức và người lao động, giúp họ gắn bó với đơn vị, toàn tâm toàn ý trong công tác để đem lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị. Điều 2. Lãnh đạo nhà trường khi thực hiện chức năng quản lý của mình mà có liên quan đến trách nhiệm, quyền, lợi ích của Cán bộ – Công chức và Người lao động trong đơn vị nhất thiết phải có sự phối hợp bàn bạc với Ban chấp hành Công đoàn. Điều 3. Quan hệ công tác giữa Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn được xác lập là quan hệ hợp tác, tôn trọng quyền độc lập của mỗi bên Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn phối hợp hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhau thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG Điều 4. Những việc Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn tham gia thực hiện: - Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ thị của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố và Nghị quyết Hội nghị CBCC đơn vị. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Lãnh đạo nhà trường, cụ thể là: 1. Công tác Tổ chức 1.1. Học sinh: 28

- Lên kế hoạch và tổ chức công tác tuyển sinh đầu năm học. - Biên chế lớp học, công bố danh sách học sinh theo lớp vào đầu năm học. - Giải quyết mọi thắc mắc, khiếu nại của Phụ huynh học sinh. - Quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật học sinh. 1.2. Công chức – Viên chức và người lao động: - Phân công, phân nhiệm Công chức – Viên chức – Người lao động trong đơn vị. - Tổ chức Hội nghị Công chức – Viên chức – Người lao động hàng năm vào tháng 9, 10 của năm học theo đúng trình tự và thủ tục quy định. - Tập hợp hồ sơ, thanh kiểm tra đánh giá chuyên đề từng mặt và toàn diện Công chức – Viên chức – Người lao động theo từng năm học. - Quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật Công chức – Viên chức – Người lao động. - Quyết định thuyên chuyển, thôi việc Công chức – Viên chức – Người lao động . - Tổ chức phong trào phát huy sáng kiến kinh nghiệm, vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi Công chức – Viên chức – Người lao động tham gia thường xuyên phong trào tự học tự rèn, nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ. 1.3. Các công tác khác : - Xây dựng các kế hoạch học kỳ, năm học cho các hoạt động của đơn vị. Quyết định các chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch. - Tổ chức và chủ trì các cuộc họp Liên tịch, Hội đồng Sư phạm, Hội đồng thi đua, Hội đồng kỷ luật và các hội đồng tư vấn khác trong đơn vị. - Chỉ đạo các phong trào thi đua của Công chức – Viên chức – Người lao động và Học sinh. Dự thảo nội dung, tiêu chuẩn, phương thức đánh giá thi đua, phát động và vận động Công chức – Viên chức – Người lao động đăng ký thi đua. - Tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua. Kết hợp tuyên dương khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể tiêu biểu và phát động phong trào học tập, nhân điển hình tiên tiến. - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị. - Thực hiện các chính sách tiền lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nâng bậc lương... - Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất và các hoạt động kinh tế khác của đơn vị. 2. Công tác Chuyên môn 2.1. Học sinh: - Tổ chức thi khảo sát chất lượng tập trung hoặc tại lớp, thi kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. - Đánh giá xếp loại học sinh cuối học kỳ, cuối năm học; Xét khen thưởng học sinh, quyết định cho lên lớp, thi lại hoặc lưu ban. 29

- Hoàn tất học bạ, hồ sơ thi tốt nghiệp của học sinh các lớp cuối cấp, hồ sơ thi tốt nghiệp nghề phổ thông của học sinh. - Tổ chức các hoạt động và có biện pháp duy trì nề nếp, kỷ cương trong đơn vị. 2.2. Công chức, viên chức và người lao động: - Chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Ngành. - Kiểm tra, đôn đốc Công chức – Viên chức – Người lao động thực hiện đúng quy chế chuyên môn, kiểm tra giáo án, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, thăm lớp dự giờ. Kiểm tra chuyên môn các Phòng chức năng ; Đánh giá phân loại viên chức và người lao động theo từng năm học. - Chỉ đạo tổ chức các kỳ thi học kỳ, thi lại. 3. Công tác Quản lý cơ sở vật chất - Chỉ đạo kế hoạch duy tu thường xuyên, bảo vệ, bảo quản cơ sở vật chất, chống xuống cấp. - Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. - Có kế hoạch đầu tư lâu dài cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng thư viện, thiết bị, phòng vi tính, nghe nhìn. - Chỉ đạo việc phục vụ nước uống giữa giờ cho Công chức – Viên chức – Người lao - động, cung cấp nước sạch cho học sinh. Xây dựng phòng nghỉ giáo viên, phòng y tế, nhà vệ sinh sạch sẽ. 4. Công tác Tài chính, tài sản - Chỉ đạo việc thực hiện công tác tài chính, tài sản đúng theo mọi quy định của Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên. - Tất cả mọi quỹ trong đơn vị đều do thủ trưởng quản lý và được kiểm tra theo quy định 02 lần/năm; thực hiện công khai tài chính 02 lần/năm. - Thủ trưởng cùng bộ phận kế hoạch tài vụ có trách nhiệm cung cấp mọi tài liệu và giải trình mọi thắc mắc của các đoàn kiểm tra, kiểm toán khi có yêu cầu. 5. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần - Đảm bảo đời sống đội ngũ Công chức – Viên chức – Người lao động ngày càng được cải thiện. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, tạo không khí phấn khởi, tự giác làm việc. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, tham quan nghỉ mát hè hàng năm cho Công chức – Viên chức – Người lao động và thân nhân. 6. Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật. Đánh giá xếp loại công chức 30

- Kịp thời xem xét và giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của Công chức – Viên chức – Người lao động như: nâng bậc lương, khen thưởng kỷ luật, bố trí nhân sự, thuyên chuyển công tác, cử người đi học đào tạo ngắn hạn, dài hạn. - Tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ Ban Thanh tra Nhân dân giải quyết các khiếu tố, khiếu nại của Công chức – Viên chức – Người lao động . - Tổ chức các buổi Lễ Khai giảng, Sơ kết học kỳ, Tổng kết năm học, 20/11, 30/4, 1/5, Tết dương lịch, âm lịch... - Thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm xã hội, chỉ đạo thực hiện vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong đơn vị. - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 1 lần/năm cho Công chức – Viên chức – Người lao động và khám phụ khoa 1 lần/năm cho toàn thể lao động nữ Điều 5. Những việc thuộc Ban chấp hành Công đoàn, lãnh đạo nhà trường tham gia ý kiến và tạo điều kiện thực hiện. 5.1. Tổ Chức của Ban chấp hành Công đoàn - Tổ chức các hoạt động đúng Luật Công Đoàn và Điều lệ Công đoàn VN. - Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Tiến hành Đại hội CĐCS theo đúng nhiệm kỳ, đúng các thủ tục và trình tự quy định. 5.2. Hoạt động của Công đoàn cơ sở - Lập và triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động của Công đoàn theo từng tháng, học kỳ, năm học căn cứ trên chương trình hoạt động đã được Đại hội Công đoàn thông qua và hướng dẫn, chỉ đạo của Công Đoàn Ngành Giáo dục Thành phố. - Tổ chức họp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở 1 lần/tháng. - Chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân. - Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ: 3/2, 8/3, 20/11. - Tổ chức và vận động đoàn viên tham gia các công tác xã hội từ thiện, các cuộc vận động do Thành phố và Công đoàn Ngành phát động. - Tổ chức và vận động đoàn viên tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua, hội thi, hội giảng, văn thể mỹ của đơn vị và của Ngành phát động. - Vận động Công đoàn viên tích cực tham gia phong trào sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học và phong trào tự học tự rèn để nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao hiệu quả công tác . - Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác công đoàn và các phong trào thi đua công đoàn. Kết hợp tuyên dương khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể tiêu biểu và phát động phong trào học tập, nhân điển hình tiên tiến. 5.3. Hoạt động Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho Đoàn viên và người lao động - Phổ biến và triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách có liên quan đến công chức, viên chức và người lao động. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng là lao động nữ. 31

- Tham gia các Hội đồng tư vấn trong nhà trường như: Hội đồng xét nâng bậc lương, Hội đồng thi đua, Hội đồng kỷ luật. - Vận động Công đoàn viên và người lao động thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua: “Phụ nữ Hai giỏi”, “Gia đình Nhà giáo văn hoá” và các phong trào Văn thể mỹ. - Tham gia Quỹ tương trợ ngành và tạo điều kiện thuận lợi khi Công đoàn viên có nhu cầu vay vốn để giải quyết khó khăn. - Xây dựng và tổ chức có hiệu quả Quỹ học bổng “Nguyễn Đức Cảnh”, tổ chức các hoạt động chăm sóc con em Công đoàn viên nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu và tổ chức cho con Công đoàn viên tham dự Trại hè Thanh Đa. 5.4. Tài chính Công đoàn - Thu Công đoàn phí đầy đủ. - Quản lý thu chi quỹ công đoàn rõ ràng, hợp lý. - Tổ chức dự toán, quyết toán Quỹ công đoàn đầy đủ, đúng hạn và thực hiện Công khai tài chính Quỹ công đoàn 1 lần/năm. CHƯƠNG III: PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG Điều 6. Thực hiện dân chủ trong đơn vị - Khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác học kỳ, năm học và dài hạn của đơn vị, Lãnh đạo nhà trường sẽ cung cấp trước dự thảo để Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến đóng góp. - Khi cần thiết, Công đoàn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại giữa tập thể viên chức và người lao động trong đơn vị với lãnh đạo nhà trường để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. - Lãnh đạo nhà trường và BCH công đoàn cơ sở cùng có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, tổ chức Hội nghị Viên chức và người lao động vào đầu năm học để viên chức và người lao động tham gia ý kiến xây dựng các nội dung của Hội nghị cũng như các vấn đề quy định của quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị; sau đó chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị đề ra theo chức năng của mỗi tổ chức. - Lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ phối hợp tổ chức thực hiện, tham gia giám sát, kiểm tra các chế độ theo quy định của pháp luật như:  Quy chế thực hiện dân chủ trong đơn vị  Quy chế công khai tài chính và những việc Công chức – Viên chức – Người lao động phải được biết.  Đánh gia, xếp loại Công chức – Viên chức – Người lao động hàng năm.  Các việc liên quan đến chế độ chính sách và phúc lợi xã hội đã ban hành. Điều 7. Tổ chức, quản lý phong trào thi đua 32

- Thủ trưởng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua của đơn vị. Sau khi bàn bạc với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Thủ trưởng quyết định mục tiêu, nội dung, chế độ khen thưởng và phối hợp với công đoàn cơ sở sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào, quyết định khen thưởng các cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc. - Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm động viên, giáo dục quần chúng hăng hái thi đua thực hiện các mục tiêu, định mức đề ra, tổ chức phát hiện và nhân điển hình tiên tiến, vận động tập thể nghiên cứu ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy và các mặt công tác, kịp thời cổ vũ các cá nhân và tập thể tiên tiến nhất của phong trào. Điều 8. Công tác kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống Công chức – Viên chức – Người lao động - Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn cùng có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước, của Ngành đến Công chức – Viên chức – Người lao động để Công chức – Viên chức – Người lao động theo dõi, giám sát và thực hiện. - Ban chấp hành Công đoàn cơ sở được tham gia các hội đồng của đơn vị như: Hội đồng tuyển sinh, tuyển dụng; Hội đồng xét nâng ngạch, bậc lương; Hội đồng Thi đua; Hội đồng Kỷ luật; Hội đồng phân phối phúc lợi. Việc tham gia các Hội đồng trên với tư cách là đại diện cho tổ chức của những người lao động. Nếu không có sự nhất trí của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Thủ trưởng có quyền quyết định và chịu trách nhiệm, Công đoàn cơ sở có quyền báo cáo lên cấp trên và bảo lưu ý kiến. - Khi bàn về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của viên chức và người lao động nữ thì mời đại diện Ban Nữ công cùng tham gia. - Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các tổ chức hữu quan kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách pháp luật về hợp đồng lao động, cho thôi việc, bảo hộ lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, sử dụng phúc lợi và các chế độ chính sách khác liên quan đến nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Thủ trưởng có trách nhiệm đáp ứng mọi yêu cầu của việc kiểm tra và xem xét giải quyết những kiến nghị của công đoàn. - Căn cứ các văn bản quy định và hướng dẫn nghiệp vụ của hệ thống thanh tra nhà nước các cấp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động Ban Thanh tra nhân dân. - Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm động viên Công chức – Viên chức – Người lao động trong đơn vị tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động dịch vụ khác phù hợp pháp luật để bổ sung thêm nguồn kinh phí hoạt động và tạo phúc lợi cho tập thể. - Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở bàn bạc với thủ trưởng tổ chức lập kế hoạch và sử dụng kinh phí ngoài ngân sách của đơn vị theo đúng pháp luật và Nghị quyết của Hội nghị Công chức – Viên chức – Người lao động. Điều 9. Xây dựng bộ máy tổ chức 33

- Khi cần sắp xếp, điều chỉnh hoặc quyết định thành lập (hay giải thể) một bộ phận trong đơn vị, Lãnh đạo nhà trường phải thông báo cho Ban chấp hành Công đoàn cơ sở bàn bạc tham gia ý kiến. - Khi xây dựng quy hoạch cán bộ công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tham khảo ý kiến của chính quyền và ngược lại khi xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý các cấp, chính quyền cũng tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở. - Lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ công đoàn cơ sở được tham dự các lớp bồi dưỡng về công tác công đoàn (khi được triệu tập) và cả các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nhằm trang bị thêm kiến thức về công tác quản lý sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Điều 10. Đảm bảo điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho hoạt động công đoàn - Lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm cung cấp các phương tiện làm việc và tùy khả năng kinh phí để cân đối hỗ trợ định kỳ hàng quý cho Ban chấp hành Công đoàn cơ sở một khoản kinh phí để đảm bảo các hoạt động công đoàn có hiệu quả. - Các Ủy viên Ban chấp hành CĐCS khi được cấp trên triệu tập đi họp, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, dự đại hội được Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện, phương tiện đi lại và thanh toán công tác phí theo chế độ đi công tác hiện hành. - Chủ tịch, phó chủ tịch, UV.BCH/CĐCS được dành một số thời gian để làm công tác công đoàn theo quy định. - Khi điều động thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, buộc thôi việc đối với các Ủy viên hoặc Tổ trưởng Công đoàn, chính quyền cần trao đổi thoả thuận bằng văn bản với Ban Chấp hành CĐCS, nếu là Chủ tịch thì phải được Thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố nhất trí. Điều 11. Lề lối làm việc - Các buổi họp giao ban định kỳ, các hội nghị sơ kết, tổng kết, phổ biến những công tác lớn của ngành, của đơn vị, đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở được mời tham dự để trao đổi ý kiến và cùng nhau quán triệt những công tác lớn của ngành và hoạt động công đoàn. Thủ trưởng được mời dự hội nghị định kỳ của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để thay mặt chính quyền thông báo những chủ trương công tác lớn của ngành và góp ý cho hoạt động công đoàn. - Hội nghị liên tịch giữa Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở được tổ chức theo định kỳ một tháng/lần do Ban chấp hành công đoàn cơ sở chủ động chuẩn bị. Thủ trưởng nghe Trưởng Ban Nữ công báo cáo tình hình hoạt động của lao động nữ định kỳ 6 tháng/lần. - Các văn bản liên quan đến quyền và lợi ích của viên và người lao động trước khi ban hành phải được thông báo trước để có ý kiến tham gia của Ban Chấp hành CĐCS. CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 12. Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hảnh Công đoàn cơ sở có trách nhiệm thực hiện đúng những điều đã được quy định. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền kiến nghị xử lý các cá nhân hoặc tập thể cố ý làm trái hoặc không thực hiện đúng quyền và và trách nhiệm của Công đoàn theo Luật Công Đoàn. 34

Điều 13. Mọi sửa đổi, bổ sung chính thức cho bản Quy chế này phải được thông qua tại Hội nghị viên chức và người lao động đầu năm học. Các sửa đổi bổ sung tạm thời trong năm học phải được thông qua tại Hội nghị Liên tịch của đơn vị và nhất thiết phải được thông báo rộng rãi bằng văn bản trong đơn vị. Điều 14. Quy chế này gồm bốn chương và mười bốn điều đã được Hội nghị liên tịch thông qua thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 10 năm 2017, Lãnh đạo nhà trường cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế này. HIỆU TRƯỞNG 35

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS TRUNG LẬP TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2018 --------&----------- Số: 6/QĐ -QCTTND QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân Trường THPT Trung Lập nhiệm kỳ 2018- 2020 BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRUNG LẬP Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010; Căn cứ Nghị định số 159-NĐ/CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban TTND; Căn cứ Hướng dẫn số 469/HD-CĐN ngày 22/10/2009 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc ngành giáo dục và đào tạo; Xét đề nghị của Ban Thanh tra nhân dân trường THPT Trung Lập QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trường THPT Trung Lập nhiệm kỳ 2018- 2020 Điều 2. Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân, cán bộ, viên chức và người lao động trường THPT Trung Lập chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận TM. BCH CÔNG ĐOÀN CHỦ TỊCH - CĐ cấp trên (để báo cáo); - Ban TTND; - BCHCĐ- Lưu Nguyễn Thi Chi Kiều 36

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CĐCS TRUNG LẬP --------&----------- QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BAN THANH TRA NHÂN DÂN (Ban hành theo Quyết định số 6 /QĐ-QCTTND ngày 10/11/2018 của Ban chấp hành công đoàn trường THPT Trung Lập) CHƯƠNG I QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1. Ban Thanh tra Nhân dân do hội nghị CB - VC năm học 2018 – 2019 bầu ra và được Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường công nhận có nhiệm kỳ hoạt động từ năm 2018 – 2020, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Điều 2. Ban Thanh tra Nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. CHƯƠNG II TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Điều 3. Ban Thanh tra Nhân dân có trách nhiệm: - Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật, Nghị quyết của Hội nghị Cán bộ công chức ở đơn vị; giám sát việc thực hiên qui chế dân chủ; giám sát việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị; giám sát việc sử dụng quỹ phúc lợi, ngân sách nhà nước; giám sát việc khiếu tố, khiếu nại trong nhà trường. - Tiến hành kiểm tra khi hội nghị Cán bộ công chức, Ban Chấp Hành Công Đoàn quyết định, Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu; hoặc khi phát hiện thấy những dấu hiệu vi phạm có liên quan đến thực hiện chính sách và tiền lương, tiền thưởng,… nếu có quá 1/2 số Ủy viên Ban thanh tra nhân dân đề nghị kiểm tra, thì Ban thanh tra nhân dân đề nghị với Ban Chấp Hành Công Đoàn nhà trường xem xét quyết định tổ chức kiểm tra. Khi kiểm tra xong phải báo cáo kết quả với Ban Chấp Hành Công Đoàn nhà trường. Điều 4. BTTND có quyền hạn: - Kiến nghị với Hiệu trưởng về các vi phạm chính sách, pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức ở nhà trường. Đối với những vi phạm có liên quan đến Ban Giám Hiệu, Ban thanh tra nhân dân được quyền báo cáo với thanh tra Nhà nước, Công đoàn và cơ quan quản lý cấp trên; - Được yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhiệm vụ cần giám sát, kiểm tra cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết. - Được lập biên bản trong các vụ giám sát, kiểm tra; - Được cử đại diện dự các cuộc họp của nhà trường mà nội dung có liên quan đến hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; - Được đề nghị Hiệu trưởng nhà trường biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động thanh tra nhân dân. CHƯƠNG III NHIỆM VỤ CỦA CÁC UỶ VIÊN TRONG BAN THANH TRA NHÂN DÂN Điều 5. Ban Thanh tra Nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số nhiệm vụ của từng thành viên là: 37

Trưởng ban: Phụ trách chung, tổng hợp tình hình, phản ảnh báo cáo, và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Uỷ viên 1: Giám sát việc thự hiện nội qui, qui chế, chế độ, chính sách. Uỷ viên 2: Giám sát việc thực hiện thu chi quĩ phúc lợi, ngân sách nhà nước, tài sản, mua sắm trang thiết bị… CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Điều 6. Ban Thanh tra Nhân dân xây dựng chương trình hoạt động theo từng quí, 6 tháng, cả năm, báo cáo xin ý kiến công đoàn nhà trường và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đó được phê duyệt. Điều 7. Ban Thanh tra Nhân dân họp định kỳ mỗi quí 1 lần để đánh giá hoạt động của quí trước và thống nhất kế hoạch hoạt động cho quí sau, kiến nghị những vấn đề còn tồn đọng. Ngoài ra khi cần thiết Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường. Điều 8. Các biên bản và kiến nghị của Ban Thanh tra Nhân dân phải được Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường phê duyệt mới có giá trị pháp lý và hiệu lực. Nơi nhận TM. BCH CÔNG ĐOÀN CHỦ TỊCH - CĐ cấp trên (để báo cáo); - Ban TTND; - BCHCĐ- Lưu Nguyễn Thi Chi Kiều . 38


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook