PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRẦN VĂN THỜI TRƯỜNG THCS 1 KHÁNH HẢI CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM HỌC 2021 – 2022 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÀ MAU Lĩnh Vực: Khoa học Trái đất và Môi trường Tác giả: Trần Ngọc Yến (Lớp 8a1) Người bảo trợ: Thầy Trịnh Vũ Luân Đơn vị: Trường THCS 1 Khánh Hải Năm học: 2021 - 2022 1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRẦN VĂN THỜI TRƯỜNG THCS 1 KHÁNH HẢI CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM HỌC 2021 – 2022 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÀ MAU Lĩnh Vực: Khoa học Trái đất và Môi trường Tác giả: Trần Ngọc Yến (Lớp 8a1) Người bảo trợ: Thầy Trịnh Vũ Luân Đơn vị: Trường THCS 1 Khánh Hải Năm học: 2021 - 2022 2
LỜI CẢM ƠN Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm đề án khoa học kĩ thuật, em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của Trường THCS 1 Khánh Hải đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Trịnh Vũ Luân đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận nghiên cứu về đề tài khoa học kĩ thuật. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, đề tài khoa học kĩ thuật này của em đã hoàn thành một cách suất sắc nhất. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy. Khánh Hải, ngày 19 tháng 10 năm 2021 Học sinh Trần Ngọc Yến 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Trang Hình 1. Đo độ mặn trên sông 12 14 Hình 2. Khu vực cột mốc Toạ độ Quốc gia cũng bị ngập khi nước biển dâng 15 cao. 16 Hình 3. Nước biển dâng làm sạt lở hàng chục mét đe doạ sự an toàn tính mạng nhân dân. Hình 4. Bảng cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm Hình 5. Sạt lở bờ sông gây nguy hiểm cho phương tiện tham gia giao thông 16 Hình 6. Sụp lún lộ giao thông đường về Hòn Đá Bạc 17 Hình 7. Sạt lở đê biển Tây – Cà Mau 17 Hình 8. Nhà người dân ven đê biển Tây – Cà Mau 18 Hình 9. Rừng phòng hộ bị sóng đánh gây sạt lở 18 Hình 10. Lốc xoáy ở vùng biển Cà Mau 10 Hình 11. Ngập nước ở nội ô TP. Cà Mau 20 Hình 12. Dông, lốc làm ngã cây cối 20 Hình 13. Hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp 21 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long XNM DBTT Xâm nhập mặn Diễn biến thời tiết 5
MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 5 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 8 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 8 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 9 4. Giả thiết khoa học ............................................................................................ 9 5. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................ 9 6. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 9 7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................ 10 1.1. CÁC KHÁI NIỆM ........................................................................................... 10 1.1.1. Thời Tiết ................................................................................................... 10 1.1.2. Khí Hậu .................................................................................................... 10 1.1.3. Biến Đổi Khí Hậu ...................................................................................... 10 1.2. NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................................. 10 1.3. BIỂU HIỆN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................ 11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÀ MAU .................... 12 2.1. XÂM NHẬP MẶN VÀ NƯỚC BIỂN DÂN ..................................................... 12 6
2.1.1. Xâm Nhập Mặn ......................................................................................... 12 2.1.2. Nước Biển Dâng ........................................................................................ 13 2.2. SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN ......................................................................... 15 2.2.1. Sạt Lở Bờ Sông ......................................................................................... 16 2.2.2. Sạt Lở Bờ Biển .......................................................................................... 17 2.3. HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN ......................................................... 19 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CÀ MAU ...................................................................................................... 22 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................... 22 3.2. GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM .......................................................................... 23 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............... 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 27 7
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) - mà trước hết là nóng lên toàn cầu và nước biển dâng - là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng cả về số lượng, cường độ và phạm vi tác động - là mối lo ngại hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các vùng đồng bằng và dải ven biển như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nguy cơ ngập khoảng 39% diện tích nếu nước biển dâng 1 m. BĐKH với những biểu hiện như nóng lên toàn cầu, biến đổi lượng mưa, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất. Nằm trong vùng ĐBSCL, tỉnh Cà Mau được cảnh báo là khu vực ngập nặng nhất trong bối cảnh nước biển ngày càng dâng cao. Bên cạnh đó, xâm nhập mặn (XNM) cũng là vấn đề đáng quan tâm tại địa phương khi diễn biến độ mặn cực đại theo không gian trên các con sông chính tỉnh Cà Mau tăng dần qua các năm (2010 – 2020) và ngày càng lấn sâu vào nội địa (ranh mặn 1‰). Ngoài ra, các thiên tai như sạt lở, giông lốc, hạn hán… cũng xảy ra khá thường xuyên, tác động nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất tại địa phương, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH. Vì vậy, nghiên cứu nhằm mục tiêu xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH tỉnh Cà Mau . 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích tính DBTT do BĐKH tại tỉnh Cà Mau, chỉ ra các khu vực và lĩnh vực đáng quan tâm, nghiên cứu tiến hành đánh giá cơ hội và thách thức của địa phương trong bối cảnh BĐKH, là cơ sở quan trọng để xây dựng các giải pháp ứng phó tương thích, đồng thời đề xuất các dự án triển khai các giải pháp trọng tâm trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu bản chất, nguyên nhân, cơ chế vật lý của sự BĐKH; Đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương do BĐKH Giải pháp chiến lược và kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu BĐKH. 3. Câu hỏi nghiên cứu 8
- Vì sao cần phải ứng phó với biến đổi khí hậu? - Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến người dân Cà Mau? - Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu? 4. Giả thiết khoa học 5. Kế hoạch nghiên cứu Tuần 1 & 2: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuần 3 & 4: Hoàn thành đề cương nghiên cứu, thảo luận các bước tiến hành. Tuần 5 & 6: Tiến hành nghiên cứu thực trạng biến đổi khí hậu Tuần 7 & 8: Xây dựng cơ sở và hệ thống giải pháp. Tuần 9: Hoàn thiện dự án. 6. Địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn tình Cà Mau 7. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp chính được áp dụng như sau: Phương pháp kế thừa và thu thập tài liệu Các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng, kế hoạch phát triển của các ngành/lĩnh vực, tình hình BĐKH tỉnh Cà Mau… được thu thập và phân tích. Bên cạnh đó khoanh vùng các khu vực đáng quan tâm, phục vụ phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ứng phó tương thích 9
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Thời Tiết Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo. Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu Thuật ngữ này thường nói về hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ), khác với thuật ngữ \"khí hậu\" - nói về các điều kiện không khí bình quân trong một thời gian dài. Khi không nói cụ thể, \"thời tiết\" được hiểu là thời tiết trên Trái Đất. 1.1.2. Khí Hậu Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. 1.1.3. Biến Đổi Khí Hậu Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu. 1.2. NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ 10
thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ lụy như băng tan, nước biển dâng cao, mưa bão, lũ lụt, cho đến các thiên tai có khả năng gây tàn phá quy mô lớn như động đất, sóng thần, hạn hán… Tất cả góp phần gây nên hậu quả là tình trạng thiếu lương thực và hàng loạt dịch bệnh ở con người và vật nuôi. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai. 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÀ MAU 2.1. XÂM NHẬP MẶN VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 2.1.1. Xâm Nhập Mặn Diện tích đất bị xâm mặn đã lên tới trên 30.000ha. Xâm mặn từ biển vào sâu trong đất liền sâu tới 2 đến 3km chạy suốt chiều dài bờ biển với 254km, thậm chí có nơi nước biển tràn sâu vào trong đất liền trên 5km. Theo các cơ quan chức năng, diện tích đất ngọt hóa cũng đã bị xâm mặn lên tới hàng chục hécta, tập trung chủ yếu là ở các huyện nước ngọt U Minh, Thới Bình và huyện Trần Văn Thời. Tình trạng xâm mặn ở Cà Mau làm cho vùng quy hoạch ngọt hóa đứng trước nguy cơ bị phá vỡ, tác động tới sản xuất cây trồng vật nuôi hệ sinh thái ngọt, ô nhiễm môi trường, thiếu nước ngọt, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn hộ dân... Hình 1. Đo độ mặn trên sông Trước tác động xấu của biến đổi khí hậu trong khi hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện, các vùng sản xuất ngọt hóa của tỉnh bị mặn bủa vây tứ phía và ngày càng thu hẹp diện tích. Hệ thống nước ngầm nhiễm mặn, tài nguyên nước ngọt ngày càng khan hiếm, sản xuất khó khăn, tăng nguy cơ cháy rừng vào mùa khô… Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là mối đe dọa và thách thức lớn lao, trong khu vực, Cà Mau là tỉnh chịu ảnh hưởng lớn vì là nơi có địa hình thấp so với mặt nước biển và là tỉnh duy nhất chịu tác động của cả hai chế độ thủy triều; đường bờ biển dài và phần đất liền bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, với tổng chiều dài trên 10.000 km; có nhiều cửa sông thông ra biển. 12
Bên cạnh đó, toàn tỉnh có hơn 300.000 ha đất nuôi trồng thủy sản và 118.600 ha đất sản xuất nông nghiệp, được quy hoạch thành 23 tiểu vùng, chia làm 2 vùng: Vùng Bắc Cà Mau sản xuất theo hệ sinh thái ngọt; vùng Nam Cà Mau sản xuất theo hệ sinh thái mặn, lợ. Vào mùa khô tình trạng nắng hạn kéo dài, không có nguồn nước ngọt bổ sung, mực nước nội đồng hạ thấp gây ra hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt, làm tăng nguy cơ cháy rừng. Sự khan hiếm nước ngọt rõ nét nhất thời gian qua khi bước vào mùa khô là ở một số khu vực xa hoặc không có nguồn tiếp nước ngọt như cuối kênh Quản lộ Phụng Hiệp, ven biển Bạc Liêu - Cà Mau, khu vực Nam Cà Mau... làm cho nhiều diện tích rau màu, cây công nghiệp và lúa Đông Xuân ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước sinh hoạt cho người dân cũng như cho nuôi thuỷ sản luôn bị thiếu hụt. Do hệ thống công trình thuỷ lợi vùng bán đảo Cà Mau và vùng Quản lộ Phụng Hiệp chưa hoàn thiện nên diễn biến xâm nhập mặn đối với tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng từ nhiều hướng. Cụ thể, từ Biển Đông, mặn xâm nhập từ các tiểu vùng Nam Cà Mau (phía Nam Quốc lộ 1) lên các tiểu vùng Bắc Cà Mau; hướng từ Bạc Liêu dọc theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp vào các tiểu vùng Bắc Cà Mau; hướng từ Kiên Giang theo tuyến kênh xáng Chắc Băng và hướng biển Tây vào các tiểu vùng Bắc Cà Mau, Nam Cà Mau. Vùng Bắc Cà Mau có diện tích tự nhiên hơn 154.000 ha, bao gồm một phần diện tích huyện Thới Bình, toàn bộ huyện U Minh và phần lớn diện tích huyện Trần Văn Thời. Phần lớn diện tích vùng canh tác theo hệ sinh thái ngọt. Tuy nhiên, hiện trạng một số kênh trục chính đã bị nhiễm mặn, đất bị nhiễm phèn thường xuyên. Hệ thống đê bao và công trình điều tiết nước trong vùng vẫn đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa được khép kín nên hiện trạng xâm mặn vẫn đang tiếp diễn. Bên cạnh đó, do tính phức tạp của hệ canh tác nên việc điều tiết nguồn nước trong vùng rất khó khăn. Hệ thống hạ tầng thủy lợi vùng này mặc dù được Trung ương và tỉnh đầu tư khá nhiều nhưng nhiều nơi hiện nay bỏ ngỏ, không vận hành, nước mặn vào ra thường xuyên, kể cả trong mùa mưa nên không đảm bảo ngăn mặn giữ ngọt cho vùng. Hệ thống thủy lợi chưa được khép kín, đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu nên các vùng vẫn bị xâm nhập mặn. Từ đó, một số khu vực sản xuất lúa hiệu quả thấp, người dân tự ý đưa nước mặn vào để nuôi tôm, làm cho tình hình xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. 2.1.2. Nước Biển Dâng Mấy năm gần đây do ảnh hưởng thời tiết biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng năm sau luôn cao hơn năm trước, gây nên ngập lụt nhiều tuyến đường trên địa bàn các xã ven biển ở Cà Mau, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của nhân dân. Nước biển dâng ngập vào nhà dân, làm ướt đồ đạc gia dụng, các thiết bị máy móc điện tử, điện lạnh ướt dẫn đến chập cháy hoặc nhanh hỏng. Triều cường ngập nhiều đường giao thông liên ấp, liên xã. 13
Nước dâng nhanh và rút nhanh nhưng vẫn làm cho nền đường mềm, gây lún, sạt đường, thiệt hại các công trình phúc lợi công cộng, tuổi thọ công trình không cao. Hình 2. Khu vực cột mốc Toạ độ Quốc gia cũng bị ngập khi nước biển dâng cao. Nước biển dâng nhấn chìm nhiều công trình khu du lịch công đoàn Khai Long; nhiều công trình cơ sở hạ tầng du lịch khu Mũi Tàu (đất Mũi) sạt lở, xóa sổ không còn vết tích; khu sân mốc toạ độ quốc gia bị ngập nước. Thủy triều dâng cuốn theo đất phù sa, khi nước rút nêu không kịp thời thau rửa, lớp đất bùn làm hỏng các công trình nhà cửa, đồ dùng trong nhà, ảnh hưởng đời sống dân sinh. 14
Hình 3. Nước biển dâng làm sạt lở hàng chục mét đe doạ sự an toàn tính mạng nhân dân. Theo người dân địa phương, triều cường lên rất nhanh, sóng to dữ dội. Hiện nay, có rất nhiều gia đình đang sinh sống trên vùng sạt lở, rất nguy hiểm cho an toàn tính mạng. Tình trạng đất sạt lở do nước biển dâng xâm lấn, phá hủy các công trình đường sá, tiềm ẩn nguy hiểm, đe doạ sự an toàn cho nhà dân. 2.2. SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu , tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, trong đó sạt lở bờ sông, bờ biển có xu hướng diễn ra ngày càng nhanh và nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp đến tài sản, tính mạng của người dân. 15
Hình 4. Bảng cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm Tác động bất lợi của thiên nhiên đã và đang gây nên tình trạng sụp lún, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua thống kê từ năm 2007 đến nay, vùng ven biển của tỉnh đã bị mất khoảng 8.870 ha đất và rừng phòng hộ vì sạt lở, nguy cơ cao gây vỡ đê biển Tây. Sạt lở còn phá hủy nhiều công trình hạ tầng ven sông, ven biển, gây hại đến đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là cư dân ven biển. 2.2.1. Sạt Lở Bờ Sông Trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 46 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 100km và 6 điểm sạt lở bờ biển ở mức nguy hiểm với chiều dài hơn 5km, đe dọa trực tiếp đến tài sản, an toàn giao thông và tính mạng của người dân. Hình 5. Sạt lở bờ sông gây nguy hiểm cho phương tiện tham gia giao thông Với 46 điểm sạt lở bờ sông nguy hiểm tập trung ở các huyện: Năm Căn (10 điểm, dài hơn 18,3km); U Minh (6 điểm, dài hơn 10,6km); Phú Tân (10 điểm, dài hơn 26,2km); Cái 16
Nước (1 điểm, dài 25m); Ngọc Hiển (1 điểm rất nguy hiểm, dài 11,5km); Đầm Dơi (11 điểm, dài hơn 28,7km) và thành phố Cà Mau (7 điểm, dài hơn 5km). Hình 6. Sụp lún lộ giao thông đường về Hòn Đá Bạc 2.2.2. Sạt Lở Bờ Biển Cà Mau có bờ biển dài 254 km; thời gian qua trên toàn tuyến bờ biển có khoảng 150km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50m, bình quân mỗi năm bờ biển của Cà Mau bị sạt lở mất khoảng 450ha. Bên cạnh đó, sạt lở bờ sông cũng là vấn đề lớn đặt ra với Cà Mau giống như nhiều tỉnh ĐBSCL. Giữ đất của Cà Mau đồng nghĩa với giữ rừng. Với nước biển dâng và BĐKH, do lượng phù sa giảm mạnh, rừng ven biển của Cà Mau bị giảm nhanh chóng. Trên nhiều tuyến đê biển Tây đã không còn rừng ven biển. Hình ảnh “đất biết sinh, rừng biết đi” được biết đến trước đây giờ không còn phù hợp nữa. Hình 7. Sạt lở đê biển Tây – Cà Mau 17
Lụp xụp, tạm bợ, chông chênh giữa đê, đó là quang cảnh chung về những căn nhà của đa số người dân tại cửa biển các cửa biển ở tỉnh Cà Mau. Thực trạng đó không còn lạ lẫm gì đối với người dân nơi đây cũng như hầu hết người dân sống trên triền đê biển Tây trong suốt nhiều năm qua. Hình 8. Nhà người dân ven đê biển Tây – Cà Mau Theo thống kê của UBND tỉnh Cà Mau, hiện toàn tỉnh có tổng chiều dài sạt lở bờ biển ở mức độ nguy hiểm trở lên là 105 km. Trong đó sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 65 km. Tình trạng sạt lở của tỉnh này diễn ra ở cả biển Đông và biển Tây. Ở bờ biển Đông, bình quân sạt lở mất từ 45 – 50 m/năm, có nơi sạt lở lên đến 100 m/năm. Còn tại bờ biển Tây, tình hình sạt lở mất khoảng 20 – 25 m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 50 m/năm. Thực trạng này không chỉ làm mất đất rừng phòng hộ ven biển mà còn làm nhiều hộ dân mất sinh kế, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hình 9. Rừng phòng hộ bị sóng đánh gây sạt lở Ngoài ra, còn có 6 điểm sạt lở bờ biển nguy hiểm nằm trên tuyến đê biển Tây với chiều dài hơn 5km, gồm: đoạn bờ Nam Kênh Mới (dài 300m); đoạn Đá Bạc-Kênh Mới (dài 18
1,7km); đoạn từ đê trụ rỗng Bắc Đá Bạc về Sào Lưới (Nam Sào Lưới, dài 820m); đoạn Bắc Sào Lưới (dài 300m) thuộc huyện Trần Văn Thời; đoạn bờ Bắc-bờ Nam Kênh Dòng Cát (dài hơn 1,8km) và đoạn bờ Bắc, bờ Nam Tiểu Dừa (dài 400m) thuộc huyện U Minh. 2.3. HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN Tình trạng ấm lên của khí quyển dẫn đến hiện tượng nước biển dâng và ấm lên, kéo theo sự thay đổi của 1 loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, dông sét, lốc tố, hạn hán, mưa lớn… Có thể nói tất cả các hiện tượng thời tiết cực đoan trên đều có xu hướng gia tăng về cường độ hoặc tần số và ảnh hưởng đến Cà Mau. Trong đó đáng chú ý là các đợt nóng dị thường, các đợt mưa cường độ lớn gây ra lũ lụt, ngập ún các đợt khô hạn kết hợp nắng nóng kéo dài, các cơn lốc tố... . Hình 10. Lốc xoáy ở vùng biển Cà Mau Bão được coi là thiên tai đặc biệt nguy hiểm đối với vùng ven biển Cà Mau. Toàn bộ vùng ven biển Việt Nam đối diện với trung tâm bão Tây bắc Thái Bình Dương – là ổ bão lớn nhất trên trái đất. Phân tích diễn biến của chuỗi số liệu xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng tới lãnh thổ Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ gần đây cho thấy số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng tới nửa phần phía Nam trong đó có Cà Mau đang có xu hướng tăng lên nhất là những cơn bão mạnh mặc dù tần số xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới hàng năm không tăng. Lũ lụt, ngập ún và hạn hán gia tăng là biểu hiện khá rõ ảnh hưởng của BĐKH ở Cà Mau. 19
Hình 11. Ngập nước ở nội ô TP. Cà Mau Dông, lốc thường gắn với hoạt động của các nhiễu động khí quyển như xoáy thuận nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc, các vùng hội tụ gió nhất là hội tụ nhiệt đới, sự đốt nóng mạnh của lớp bề mặt gây ra dông nhiệt… Trong điều kiện gia tăng nhiệt lớp bề mặt do hiện tượng ‘nóng lên toàn cầu’ đã và sẽ góp phần gia tăng các nhiễu động dẫn đến khả năng tăng lên các hoạt động dông, lốc xoáy trên nhiều khu vực trong đó có Cà Mau. Trên thực tế, những thiệt hại do lốc xoáy gây ra trong vài thập kỷ gần đây ở Cà Mau cũng cho thấy xu thế gia tăng này. Hình 12. Dông, lốc làm ngã cây cối Hạn hán xuất hiện với mức độ khốc liệt ngày càng nhiều và kéo dài. Điển hình là đợt hạn hán năm 2019-2020 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp của Cà Mau. 20
Hình 13. Hạn hán ảnh hưởng đến nông nghiệp Số ngày nắng nóng theo kịch bàn biến đổi khí hậu cũng tăng lên đáng kể, song không rải rác mà thường hình thành những đợt nóng kéo dài nhiều ngày. Theo dự báo đến cuối thế kỷ này số ngày nắng nóng có thể tăng từ 10 đến 20 ngày. Ngược với nắng nóng, số ngày lạnh có xu hướng giảm dần. 21
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÀ MAU 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Trên cơ sở phân tích thực trạng BĐKH tại tỉnh Cà Mau, chỉ ra các khu vực và lĩnh vực đáng quan tâm, nghiên cứu tiến hành đánh giá cơ hội và thách thức của địa phương trong bối cảnh BĐKH, là cơ sở quan trọng để xây dựng các giải pháp ứng phó tương thích, đồng thời đề xuất các dự án triển khai các giải pháp trọng tâm trên địa bàn tỉnh. Các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng, kế hoạch phát triển của các ngành/lĩnh vực, tình hình BĐKH tỉnh Cà Mau… được thu thập và phân tích. Bên cạnh đó khoanh vùng các khu vực đáng quan tâm, phục vụ phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ứng phó tương thích. Xác định nguyên nhân và định hướng các giải pháp ứng phó với BĐKH tỉnh Cà Mau. Trình tự thực hiện như sau: Xác định các điểm mạnh và điểm yếu Tính gắn kết: các giải pháp đề xuất gắn kết với các giải pháp khác, các kế hoạch/quy hoạch/chính sách phát triển và không gây ra trở ngại hay mâu thuẫn với các chương trình/kế hoạch hiện có. Tính đa mục tiêu: cùng một giải pháp nhưng đồng thời đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc. Tính linh hoạt: giải pháp dễ dàng điều chỉnh khi cần thay đổi (trong điều kiện BĐKH). Tính học hỏi: giải pháp đề xuất có thể học hỏi kinh nghiệm từ khu vực khác và có tính nhân rộng Tính chính trị - xã hội: đang có cơ hội (ngay lập tức) để thực hiện được giải pháp. Tính không hối tiếc: hiệu quả của giải pháp là tích cực đối với mọi kịch bản BĐKH hay thậm chí nếu không có thay đổi khí hậu. 3.2. GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 22
Tuyên truyền các giải pháp tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường và các giải pháp thích ứng thiên tai cho cộng đồng. Lồng ghép yếu tố BĐKH vào Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp Xây dựng, nâng cấp mạng lưới quan trắc độ mặn Tuyên truyền các giải pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng Cải tạo, đầu tư xây mới các công trình thủy lợi, ngăn mặn, chống ngập ún, áp dụng mô hình tích trữ nước mưa hộ gia đình Xây dựng phương án ứng phó với thiên tai cho ngành nông nghiệp, chuyển đổi thời vụ và áp dụng các mô hình đa dạng hóa sinh kế, áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có khả năng thích ứng với BĐKH Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm độ mặn, gia tăng nền các công trình xây dựng và giao thông Xây dựng các chính sách hỗ trợ nông hộ khắc phục hậu quả sau thiên tai, cải tiến công nghệ xử lý nước cấp thích ứng XNM Nghiên cứu thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, ít phát thải. Nghiên cứu áp dụng các vật liệu mới thích ứng BĐKH trong xây dựng, giao thông, cấp thoát nước Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải theo hướng tái chế, tái sử dụng; Kiểm kê phát thải khí nhà kính Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng tại các khu đô thị 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu BĐKH tỉnh Cà Mau Nghiên cứu đánh giá, lập bản đồ các vùng thường xuyên bị lốc xoáy, sét, hạn, mặn, ngập ún. 23
Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về BĐKH và bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh đang bị xuống cấp Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Cà Mau Tuyên truyền nâng cao năng lực thích ứng thiên tai và BĐKH cho nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau Dự án chống xói lở - Bờ kè đê biển ven bờ biển Cà Mau Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH Xúc tiến đầu tư cơ sở vật chất hệ thống cảnh báo khí tượng, thủy văn, thiên tai và sự cố môi trường tỉnh Cà Mau Xây dựng mô hình ngành thủy sản. Nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp và giống mới với sự hợp tác với nông dân. Xây dựng hồ chứa nước ngọt tự nhiên Đầm Thị Tường Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi thích ứng với BĐKH Nghiên cứu các mô hình nhà, công trình phòng, tránh lốc, bão tỉnh Cà Mau 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở đánh giá tính DBTT do BĐKH, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức liên quan đến phát triển KT - XH trong bối cảnh BĐKH, hệ thống giải pháp ứng phó với BĐKH tại Cà Mau được đề xuất các với giải pháp trọng tâm. Thông qua phương pháp chuyên gia, tham vấn các bên có liên quan tại địa phương và các dự án nhằm triển khai các giải pháp trọng tâm ứng phó với BĐKH tỉnh Cà Mau được đề xuất. 2. Kiến nghị Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều nên em nghiên cứu đã.gặp khó khăn về việc đề xuất giải pháp. Để có thể phát triển hơn nữa, em hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hơn để nghiên cứu. Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp cùng các cấp ban ngành cũng như nhân dân về ứng phó với biến đổi khí hậu. Xử lý tốt các nguồn nước thải, rác thải và hạn chế phát thải khí nhà kính. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi họp giao ban với trưởng các ban ngành đoàn thể và tìm ra những giải pháp tốt nhất hạn chế những tác động của BĐKH. Mở các lớp tập huấn, chuyên đề cho giáo viên và học sinh rèn luyện thêm các kỹ năng về giáo dục biến đổi khí hậu. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO https://www.tapchimoitruong.vn https://Vietnamplus https://dantri.com.vn https://baodautu.vn https://vi.wikipedia.org https://tailieu.vn 26
Search
Read the Text Version
- 1 - 26
Pages: