UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LƯƠNG VĂN VIỆT (Tổng Chủ biên) PHÍ THỊ THUỲ VÂN – NGUYỄN THỊ LIÊN (đồng Chủ biên) NGUYỄN THỊ TRANG THANH – NGUYỄN THỊ THU THUỶ – HOÀNG THỊ HƯNG – NGUYỄN THỊ BÍCH HUỆ – NGUYỄN HỮU THIÊN – NGUYỄN DUY HÙNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH 2HẢI DƯƠNG Lớp
Hướng dẫn sử dụng sách KHỞI ĐỘNG Đ em lại cho các em sự thích thú và KHÁM PHÁ háo hức để đón nhận những điều THỰC HÀNH mới mẻ. VẬN DỤNG Giúp các em tìm hiểu vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên và con người quê hương. H ướng dẫn các em khắc sâu kiến thức, kĩ năng đã học. G iúp các em sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Từ đó, em biết trân trọng, gìn giữ và đóng góp sức mình làm đẹp hơn cho quê hương. 2 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 sẽ tiếp tục đồng hành cùng các em trong học tập, khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm về quê hương Hải Dương thông qua 6 chủ đề: – Cảnh đẹp quê hương em; – Ngành nghề ở quê hương em; – Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc; – Lễ hội đền Kiếp Bạc; – Trò chơi dân gian quê hương em; – Hoạt động thiện nguyện ở quê hương em. Các chủ đề gắn với những nội dung gần gũi trong cuộc sống hằng ngày tại nơi em sinh sống. Từ đó, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương; yêu mến, tự hào, có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và làm đẹp thêm cho quê hương. Hi vọng cuốn tài liệu sẽ mang lại cho các em nhiều điều bổ ích, lí thú. Chúc các em thành công! Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 3
Mục lục Lời nói đầu 3 Chủ đề 1: Cảnh đẹp quê hương em 5 Chủ đề 2: Ngành nghề ở quê hương em 12 Chủ đề 3: Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc 18 Chủ đề 4: Lễ hội đền Kiếp Bạc 23 Chủ đề 5: Chủ đề 6: Trò chơi dân gian quê hương em 28 Hoạt động thiện nguyện ở quê hương em 33 4 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
11 c hTôủmđàuềvào CtêẢn NcácHcảĐnhẸđPẹp Qở LUạnÊg Sơn có trong bài đọc. HƯƠNG EM KHỞI ĐỘNG 1 Quan sát và mô tả cảnh đẹp trong ảnh. Hình 1. Hồ Bạch Đằng (thành phố Hải Dương) Hình 2. Đảo Cò (huyện Thanh Miện) Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 5
KHÁM PHÁ 2 Quan sát và kể tên một số cảnh đẹp ở quê hương Hải Dương: Hình 1. Đảo Cò Hình 2. Hồ Bạch Đằng (huyện Thanh Miện) (thành phố Hải Dương) Hình 3. Rừng thông Hình 4. Động Kính Chủ (thành phố Chí Linh) (thị xã Kinh Môn) Hình 5. Sông Hương Hình 6. Đường nội đồng (huyện Thanh Hà) (huyện Tứ Kỳ) 6 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
3 Đọc thông tin và nêu một số nét tiêu biểu của các cảnh đẹp dưới đây: ĐẢO CÒ Hình 1 Hình 2 Đảo Cò nằm giữa lòng hồ An Dương thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài cò, vạc, trong đó có những loài quý hiếm như: cò lửa, cò đen, cò ruồi, vạc xám, vạc xanh, vạc đen,... Đảo Cò hiện nay là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 7
HỒ BẠCH ĐẰNG Hình 1 Hình 2 Hồ Bạch Đằng là một hồ nước tuyệt đẹp, nằm trong khuôn viên của công viên Bạch Đằng, ở trung tâm thành phố Hải Dương. Hai bên hồ trồng nhiều cây xanh như liễu, bằng lăng, phượng vĩ,... 8 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
THỰC HÀNH 4 Giới thiệu về một cảnh đẹp ở tỉnh Hải Dương. Gợi ý: – Tên cảnh đẹp; – Địa điểm của cảnh đẹp; – Một số cảnh vật tiêu biểu ở đó; – Cảm nhận của em về cảnh đẹp. Hình 1. Quảng trường Thống Nhất (thành phố Hải Dương) Hình 2. Hồ Bến Tắm (thành phố Chí Linh) Hình 3. Đảo Cò (huyện Thanh Miện) Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 9
VẬN DỤNG 5 Sưu tầm và trưng bày tranh, ảnh về cảnh đẹp quê hương em. Hình 1. Công viên Quảng trường Thống Nhất (thành phố Hải Dương) Hình 2. Rừng dẻ (thành phố Chí Linh) Hình 3. Rừng thông, bãi rễ Côn Sơn (thành phố Chí Linh) Hình 4. Hồ sen (thành phố Hải Dương) 10 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
6 Chỉ ra những việc làm không bảo vệ môi trường trong các bức tranh sau: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Nói lời khuyên với các bạn có hành động chưa đúng. Hải Dương có nhiều cảnh đẹp. Mỗi người cần có ý thức, trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những cảnh đẹp đó! Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 11
chủ đề 2 NGÀNH NGHỀ Ở QUÊ HƯƠNG EM KHỞI ĐỘNG 1 Quan sát những hình ảnh dưới đây và kể tên các ngành nghề mà em biết. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 12 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
KHÁM PHÁ 2 Quan sát tranh và đọc thông tin, em hãy: – Kể tên một số ngành nghề tiêu biểu của một trong hai nhóm ngành. – Nêu địa điểm có những ngành nghề đó. Hình 1. Thu hoạch vải thiều (huyện Thanh Hà) Hình 2. Thu hoạch lúa (thành phố Chí Linh) Hình 3. Chăn nuôi đà điểu (thị xã Kinh Môn) Hình 4. Trồng rau củ (huyện Thanh Hà) SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất có từ lâu đời của Hải Dương, trong đó tiêu biểu nhất là trồng lúa và trồng vải thiều. Cây vải thiều được trồng ở nhiều huyện, nổi tiếng nhất là ở huyện Thanh Hà. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều loại cây khác như hành, tỏi,... và chăn nuôi lợn, gà, vịt, đà điểu,... Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 13
Hình 5. Lắp ráp ô tô Ford Hình 6. Sản xuất thức ăn chăn nuôi (thành phố Hải Dương) (huyện Nam Sách) Hình 7. Sản xuất xi măng Hoàng Thạch Hình 8. Sản xuất sản phẩm dệt may (thị xã Kinh Môn) SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Hiện nay, sản xuất công nghiệp ở Hải Dương phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành nghề: sản xuất xi măng; lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử; chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; dệt may;... tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. 14 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
3 Kể tên và nêu công dụng các sản phẩm của ngành nghề sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Hình 1. Lúa, gạo Hình 2. Quả vải thiều Hình 3. Thịt lợn Hình 4. Trứng đà điểu Hình 5. Hành, tỏi Hình 6. Xi măng Hoàng Thạch Hình 5. Bình gốm Chu Đậu Hình 6. Xi măng Hoàng Thạch Hình 7. Ô tô Hình 8. Quần áo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 15
THỰC HÀNH 4 Tham gia trò chơi \"Đoán nghề\". TRÒ CHƠI ĐOÁN NGHỀ TRÒ CHƠI ĐOÁN NGHỀ 5 Giới thiệu về một ngành nghề ở quê hương em mà em biết. Gợi ý: – Tên ngành nghề là gì? – Ngành nghề đó thường có ở đâu? – Sản phẩm của ngành nghề đó là gì? 16 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
VẬN DỤNG 6 Sưu tầm và giới thiệu một số ngành nghề ở nơi em sống. 7 Thảo luận về những việc nên làm để thể hiện sự tôn trọng, yêu quý các nghề nghiệp, công việc trong cuộc sống. Hải Dương có nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề đều mang lại lợi ích cho cộng đồng. Chúng ta hãy trân trọng và giữ gìn các ngành nghề đó! Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 17
3 CKÔHNUSDƠI NTÍ–CHKIẾP BẠC chủ đề KHỞI ĐỘNG 1 Hai câu thơ dưới đây nhắc đến địa danh nào ở tỉnh Hải Dương? “Kiếp Bạc non xanh phô dưới nắng Côn Sơn suối mát chiếu ngàn sao…” (Trích “Côn Sơn – Kiếp Bạc” - Phạm Đình Nhân) Hình 1. Toàn cảnh chùa Côn Sơn Hình 2. Toàn cảnh đền Kiếp Bạc 18 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
KHÁM PHÁ 2 Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu. – Kể tên những di tích trong khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. – Nêu một số nét tiêu biểu về khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. Côn Sơn – Kiếp Bạc là khu di tích quốc gia đặc biệt thuộc thành phố Chí Linh. CÔN SƠN Hình 1. Đền thờ Nguyễn Trãi Hình 2. Chùa Côn Sơn Hình 3. Bảo vật quốc gia Bia Thanh Hư Động Hình 4. Suối Côn Sơn Khu di tích Côn Sơn thuộc phường Cộng Hoà, thành phố Chí Linh. Côn Sơn là nơi gắn với những năm tháng cuối đời của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 19
KIẾP BẠC Hình 5. Cổng đền Kiếp Bạc Hình 6. Đền Kiếp Bạc Khu di tích Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh. Trong khu di tích có đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và nhiều danh nhân thời Trần. 20 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
3 Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết các bạn nhỏ đã làm gì khi đến thăm khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 21
THỰC HÀNH 4 G iới thiệu và bày tỏ cảm nghĩ của em về khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. 5 C hia sẻ với bạn những việc nên làm khi đến thăm khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. VẬN DỤNG 6 Sưu tầm và giới thiệu tranh, ảnh về khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. Côn Sơn – Kiếp Bạc là khu di tích quốc gia đặc biệt gắn với Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi và Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đây là niềm tự hào của quê hương Hải Dương. 22 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
chủ đề 4 LỄ HỘI ĐỀN KIẾP BẠC KHỞI ĐỘNG 1 Quan sát và cho biết: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em nhớ đến nhân vật và lễ hội nào ở tỉnh Hải Dương? Hình 1. Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Hình 2. Hội quân trên sông Lục Đầu Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 23
KHÁM PHÁ 2 Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết: – Lễ hội đền Kiếp Bạc được tổ chức ở đâu? Khi nào? – Lễ hội đền Kiếp Bạc còn có tên gọi khác là gì? “Dù ai buôn bán gần xa Hai mươi tháng tám giỗ Cha thì về” Câu ca trên nói về lễ hội để tưởng nhớ ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội được tổ chức từ ngày 15/8 đến ngày 20/8 âm lịch hằng năm tại đền Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh). Lễ hội diễn ra vào tháng 8 nên được gọi là lễ hội Tháng tám hay lễ hội Mùa thu đền Kiếp Bạc. 3 Quan sát hình ảnh và kể tên một số hoạt động trong lễ hội đền Kiếp Bạc. Hình 1. Lễ tưởng niệm Hình 2. Lễ rước bộ Hình 3. Lễ khai ấn Hình 4. Diễn xướng dân gian 24 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
Hình 5. Hội quân trên sông Lục Đầu Hình 6. Thả đèn hoa đăng, cầu an 4 Thảo luận về những việc nên làm khi tham dự lễ hội đền Kiếp Bạc. Hình 1 Hình 2 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 25
THỰC HÀNH A 5 Tham gia trò chơi “Giải ô chữ”. Ụ 1 Ầ 2 3 4 Ô chữ hàng ngang Tên một thành phố của tỉnh Hải Dương, HÀNG 1 nơi có đền Kiếp Bạc. HÀNG 2 Một hoạt động trong phần lễ của lễ hội đền Kiếp Bạc. HÀNG 3 Tên gọi khác của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. HÀNG 4 Mùa diễn ra lễ hội đền Kiếp Bạc. Ô chữ hàng dọc Tên một dòng sông diễn ra lễ hội quân. CỘT A 26 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
VẬN DỤNG 6 Sưu tầm tranh, ảnh và giới thiệu với bạn bè về một số hoạt động của lễ hội đền Kiếp Bạc. Mình xin giới thiệu … 7 Tìm hiểu về một lễ hội ở địa phương em theo gợi ý dưới đây: – Tên lễ hội; – Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội; – Các hoạt động chính của lễ hội. Lễ hội đền Kiếp Bạc là lễ hội truyền thống của Hải Dương để tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy nét đẹp của lễ hội đền Kiếp Bạc. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 27
chủ đề 5 TRÒ HCHƯƠƠINDGÂENMGIAN QUÊ KHỞI ĐỘNG 1 Kể tên một số trò chơi thường diễn ra trong các giờ ra chơi hoặc giờ thể dục ở trường em. Hình 1 Hình 2 KHÁM PHÁ 2 Đọc đoạn giới thiệu dưới đây và trả lời câu hỏi: – Nêu tên trò chơi được nhắc đến trong đoạn giới thiệu. – Mô tả trò chơi pháo đất. Ở Hải Dương có một trò chơi dân gian nổi tiếng đó là pháo đất. Trò chơi thường diễn ra vào mùa xuân ở huyện Tứ Kỳ và huyện Ninh Giang. Pháo được làm từ đất sét, có hình dạng như cái chảo hoặc hình bầu dục. Sân chơi pháo thường bằng phẳng để pháo có thể nổ to. Người chơi sẽ được chia những phần đất đều nhau để làm quả pháo đất, rồi lần lượt cho pháo nổ. Pháo của ai nổ to nhất thì người đó giành chiến thắng. 28 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
3 Mô tả cách làm và chơi của trò chơi pháo đất trong những hình dưới đây: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 29
4 Kể tên các trò chơi dân gian được nhắc đến trong đoạn giới thiệu dưới đây: Vào những giờ ra chơi hoặc trong những giờ học thể dục, các bạn học sinh Hải Dương thường chơi nhiều trò chơi dân gian, như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, kéo co, bịt mắt bắt dê,… Những trò chơi này giúp học sinh rèn luyện sức khoẻ và hiểu về văn hoá truyền thống của quê hương. Hình 1. Rồng rắn lên mây Hình 2. Mèo đuổi chuột Hình 3. Kéo co Hình 4. Bịt mắt bắt dê – Mô tả cách chơi của trò chơi dân gian trong những hình trên. – Kể tên các trò chơi dân gian khác mà em đã từng chơi. 5 Cùng bạn chơi một trò chơi dân gian mà em thích. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia trò chơi đó. 30 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
THỰC HÀNH 6 Đoán tên trò chơi dân gian qua những bài đồng dao. Pháo nổ pháo nang Rồng rắn lên mây Cả làng chịu chửa Có cây lúc lắc Bán cửa bán nhà Có nhà hiển vinh Mà đền cho tôi. Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không? Là trò chơi gì? Là trò chơi gì? 7 Giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em yêu thích. Gợi ý: – Tên gọi; – Số lượng người chơi; – Cách chơi. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 31
VẬN DỤNG 8 Thực hành chơi một trò chơi dân gian ở địa phương em. Gợi ý: – Giới thiệu cách chơi; – Nêu những điều cần chú ý để đảm bảo an toàn khi chơi; – Thực hành chơi trò chơi. Hải Dương chúng mình có nhiều trò chơi dân gian, trong đó nổi tiếng nhất là trò chơi pháo đất. Chúng mình cần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá đó. Hãy vui chơi an toàn bạn nhé! 32 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
6 HỞOQẠUTÊĐHỘƯNƠGNTGHEIMỆN NGUYỆN chủ đề KHỞI ĐỘNG 1 Đố em: Các bạn học sinh tỉnh Hải Dương trong những hình ảnh bên dưới đang làm gì? Hình 1. Chương trình San sẻ yêu thương vì miền Trung ruột thịt tại Trường tiểu học Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện) Hình 2. Ủng hộ phòng chống dịch bệnh Covid - 19 tại Trường tiểu học Thống Nhất (huyện Gia Lộc) Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 33
KHÁM PHÁ 2 Quan sát hình ảnh và thực hiện các yêu cầu sau: − Kể tên hoạt động của người dân và các bạn học sinh ở Hải Dương trong mỗi bức ảnh. − Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của người dân và các bạn học sinh. Hình 1. Nấu cháo cho bệnh nhân Bệnh Hình 2. Hiến máu tình nguyện \"Giọt hồng viện Đa khoa tỉnh Hải Dương do Câu lạc Thành Đông\" do Thành đoàn Thành phố bộ Thiện Tâm chùa Cương Xá (Thành phố Hải Dương phát động Hải Dương) thực hiện Hình 3. Quyên góp sách tại Trường tiểu học Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ) Hình 4. Quyên góp sách tại Trường tiểu học Lý Tự Trọng (Thành phố Hải Dương) 34 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
3 Thảo luận cùng bạn về những việc em có thể làm để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 35
THỰC HÀNH 4 Kể tên hoạt động thiện nguyện thường diễn ra ở quê hương em. Hình 1 Hình 2 Hình 3 36 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
5 dLậoptrbưảờnnggnehmữntổg việc cần làm khi tham gia hoạt động thiện nguyện chức (theo mẫu). Hoạt động thiện nguyện Việc cần làm –– Quyên góp sách, vở Ủng hộ sách cho các bạn học –– sinh vùng khó khăn –– VẬN DỤNG 6 Sưu tầm và giới thiệu tranh, ảnh về hoạt động thiện nguyện ở trường em. Thương người như thể thương thân Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2 37
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Từ ngữ Giải thích Trang 13 Nông nghiệp Ngành sản xuất dựa vào cây trồng, vật nuôi để 14 Công nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và 18 Di tích nguyên liệu cho công nghiệp. 19 Ngành sản xuất sử dụng máy móc, công nghệ 23 để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của 28 con người. 33 Dấu vết của con người hoặc sự vật thời xưa còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất. Danh nhân Những nhân vật nổi tiếng, có đóng góp lớn cho văn hoá nền văn hoá dân tộc, được nhân dân biết đến và lịch sử ghi nhận. Anh hùng dân tộc Người có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển của một dân tộc, được Trò chơi dân gian nhân dân ca ngợi và lịch sử ghi nhận. Những trò chơi có từ xa xưa và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Hoạt động Những hành động và việc làm để giúp đỡ người thiện nguyện có hoàn cảnh khó khăn hoặc không may mắn trong cuộc sống. 38 Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – Lớp 2
TƯ LIỆU ẢNH STT Nguồn ảnh Hình ảnh Ảnh bìa; H1, H2 (trang 6); H1, H2 (trang 7); H1 (trang 1 Hội Văn học nghệ thuật Hải Dương 8); H3 (trang 9); H2 (trang 12); H1 (trang 13); H7, H8 (trang 14); H2 (trang 16); H1 (trang 17) H3 (trang 6); H2 (trang 9); H2 (trang 10); H2 (trang 13); 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo H1, H2 (trang 18); H1, H2, H3, H4 (trang 19); H5, H6 thành phố Chí Linh (trang 20); H1, H2, H3, H4 (trang 21); trang 23; H1, H2 (trang 24); H1, H2, H3 (trang 25); H5, H6 (trang 26); H1, 3 Phòng Giáo dục và Đào tạo H2 (trang 28) huyện Thanh Miện H2 (trang 5) Phòng Giáo dục và Đào tạo 4 thị xã Kinh Môn H4 (trang 6) H5 (trang 6) 5 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Hà Phòng Giáo dục và Đào tạo 6 huyện Tứ Kỳ H6 (trang 6); H1 (trang 12) 7 Phòng Giáo dục và Đào tạo H4 (trang 12); trang 17 huyện Nam Sách Phòng Giáo dục và Đào tạo 8 thành phố Hải Dương H2 (trang 35) 9 Trường Tiểu học Tân An H5 (trang 15) (thị xã Kinh Môn) H1, H2 (trang 29); H1, H2, H4, H5, H6 (trang 30) Trường Tiểu học Tân Hồng H3 (trang 30) 10 (huyện Bình Giang) 11 Trường Tiểu học Hợp Tiến (huyện Nam Sách) 12 Trường Tiểu học Chi Lăng Nam H1 (trang 34) (huyện Thanh Miện) 13 Trường Tiểu học Thống Nhất H2 (trang 34) (huyện Gia Lộc) 14 Trường Tiểu học Tân Bình H1 (trang 35) (thành phố Hải Dương) 15 Trường Tiểu học Tử Lạc H3 (trang 13); H4 (trang 15) (thị xã Kinh Môn) 16 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng H4 (trang 35) (thành phố Hải Dương) 17 Trường Tiểu học Bình Minh H1 (trang 38) (thành phố Hải Dương) 18 Bùi Dương Nghĩa H1 (trang 5); H2 (trang 8)
Bản quyền © (2021) thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương * Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, Hội, các trường tiểu học và các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH 2HẢI DƯƠNG Lớp Mã số: ... In … bản, (QĐ 192) khổ 19 x 26,5 cm. Đơn vị in: ........................................................................ Địa chỉ: ............................................................................ Cơ sở in: ......................................................................... Số ĐKXB: ........................................................................ Số QĐXB: ........................................................................ Mã số ISBN: ................................ In xong và nộp lưu chiểu tháng … năm …
Search
Read the Text Version
- 1 - 40
Pages: