Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Vaschools - Kỷ niệm 40 Năm nhà giáo VN

Vaschools - Kỷ niệm 40 Năm nhà giáo VN

Published by huy.dominh, 2022-11-14 10:44:27

Description: Vaschools - Kỷ niệm 40 Năm nhà giáo VN

Search

Read the Text Version

T R Ư Ờ N G T IỂ U H Ọ C VIỆ T AN H - VAS C H O O L S TẬP SAN CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2022)

“Ước muốn ngày nào ôm ấp trong tim, mai đây là cô giáo. Kìa đôi mắt tròn xinh, kìa đàn em thơ ngây, hôm nay em đứng đây trong niềm mơ ước lớn…”. Tôi đã bắt đầu nghề giáo của mình bằng một ước mơ xanh thuở ấu thơ. Đúng như lời bài hát mà tôi rất thích nghêu ngao ngày học sư phạm. Ngày đầu tiên tôi cắp sách đến trường, tôi không khóc vì có một cô giáo trẻ, dáng người tầm thước đậm đà, mái tóc lúc nào cũng được búi gọn phía sau đầu, khuôn mặt cô hiền hậu đón tôi với nụ cười tươi rói, thân thiện. Hàng ngày cô mặc giản dị với chiếc áo hoa và quần đen mà sao tôi vẫn thấy cô đẹp thế, như có ánh hào quang xung quanh cô tỏa ra hút lấy tôi vậy. Và tôi bắt đầu hành trình “a, b, c” nhẹ nhàng, đáng yêu như thế. Hàng ngày tôi thích đi học, tôi thích ê a đánh vần cùng các bạn, tôi thích những con số và chơi với chúng qua tính cộng trừ. Với tôi, thời ấu thơ đúng là “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Và tôi cũng bắt đầu ước mơ làm cô giáo từ lúc còn bé tí thế. Ước mơ ấy theo tôi lên lớp 2, 3, 4, 5, rồi cấp 2, cấp 3 khi mà mỗi năm tôi lại gặp những thầy cô giáo vô cùng đáng yêu. Tôi phải dùng từ “đáng yêu”. Bởi trong mắt tôi: thầy cô đúng như cha mẹ, tôi học với một sự ngưỡng mộ sâu sắc, tôi tập trung cao độ, chăm chú vào từng lời cô giảng, nhìn và nhớ từng cử chỉ điệu bộ. Tôi ngưỡng mộ và cứ thắc mắc trong đầu: “Sao thầy cô hay thế! Dạy hết tiết này qua tiết khác, lớp này sang lớp khác mà không cần sách vở, giáo án gì cả”. Tôi muốn biết bí mật đó. Và tôi nhớ: cô giáo tôi đứng đó - trên bục giảng - trong lớp học còn thủng mái chưa kịp sửa sau trận bão, bàn ghế thì ọp ẹp, bảng đen được kê trên một cái bàn đôi dài bị hỏng, ngày nào cũng được lau bằng lá khoai lang chúng tôi bứt ngoài đám ruộng ngày trước cổng trường…vậy mà thầy cô viết nét phần lên đó rõ đến lạ kì. Và tôi yêu nghề giáo, yêu đến nỗi lên lớp 6, vào những buổi chiều không phải đi học, tôi lại gọi lũ bạn đến nhà chơi trò “Cô giáo”. Tất nhiên: tôi là cô giáo. Bảng là cánh cửa

phòng ngủ của tôi được che bằng những tấm bìa carton của Nga thời ấy, cái phòng ngang quay ra khoảng sân rộng trước nhà, khi dạy tôi đóng cửa lại, học sinh của tôi ngồi bệt dưới nền sân nhìn lên bảng. Và tôi bắt đầu những bài dạy đầu tiên của mình cho lũ bạn. Tôi dạy tất cả các môn, từ toán, văn, lý, sinh và thậm chí cả tiếng Nga – thứ tiếng mà tôi mới bắt đầu được tiếp cận và bập bẹ vài tiếng chào hỏi, xưng ngôi, quy tắc về giống cái, giống đực… đến khi lên lớp 8 tôi được học tiếng Anh, và tôi lại lôi những gì học được và nhớ ra để ôn lại bài cho “học sinh” của mình và cứ thế mỗi giờ dạy trong đầu tôi là hình ảnh các cô chạy ngang qua đầu. Tôi bắt chước những lời giảng nhẹ nhàng, những cử chỉ âu yếm động viên khi có bạn không hiểu bài, tôi kiên nhẫn giảng lại cho đến khi bạn hiểu, là những nụ cười tươi khi “học sinh” làm tốt, nghe lời. Tôi bắt chước các cô cả “thần thái”, điệu bộ tay, chân. Và chúng tôi còn có cả những giờ giải lao “cô - trò” chia nhau từng cái kẹo nhỏ. Thậm chí những hôm các bạn không sang học được, tôi lôi những cái gối xếp ra làm học sinh và lại say sưa với những bài giảng của mình. Ước mơ ấy cứ ngày một lớn lên, cháy bỏng, nung nấu trong tôi nhiều năm sau này nữa. Không biết tôi có phải là người may mắn không nhưng cả quãng đời học sinh của tôi luôn được gặp, học và sau này làm việc với những thầy cô giáo hiền hậu, thương học sinh như con, đặc biệt rất nhẹ nhàng với học trò. Đến lúc chọn trường nghề, từ trung cấp, cao đẳng đến đại học tôi chỉ thi sư phạm, 23 năm trước, tôi kiên trì chinh phục ước mơ của mình sau 2 lần thi, dù sau lần thứ nhất thất bại, bố mẹ có khuyên răn, thậm chí đã tìm cho tôi một trường kĩ thuật. Nhưng cuối cùng tôi lại trở về với ngôi trường sư phạm, nơi đào tạo ra tôi của bây giờ. Tôi đã đứng trên bục giảng 19 năm rồi. Và trong tôi, mỗi ngày lên lớp vẫn là ngày vui, trước mỗi tiết dạy tôi vẫn háo hức, thấy mới mẻ như những tiết dạy ngày thơ bé dạy cho lũ bạn. Đã

18 lần 20/11 tôi luôn bồi hồi nhớ về những người thầy đã cho tôi ước mơ, những người đã giúp tôi nuôi dưỡng ước mơ ấy và khi ra trường có một khoảng thời gian họ còn là đồng nghiệp của tôi, chia sẻ với tôi kinh nghiệm lên lớp, soạn bài, chia sẻ với tôi cả những buồn vui trong cuộc sống. Và bây giờ, chuẩn bị đón mùa 20/11 thứ 19. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc tới tất cả những thầy cô của đời tôi. Trong tôi, hình ảnh các thầy cô luôn rất rõ nét. Những người lái đò thầm lặng và trao cho tôi cùng rất nhiều bạn bè tôi một phần cuộc đời này. Và tôi của hôm nay, vẫn đang từng ngày phấn đấu, để được các học trò nhớ mãi. Và biết đâu trong đám học trò ấy, có những em cũng bắt đầu những “ước mơ xanh” từ tôi. Vũ Thanh Phượng – GVCN 1A4

NGƯỜI THẦY TRONG TIM TÔI \"Thầy là gương đời hy vọng Soi đường cho chúng con đi Rọi xa ấm ngàn tia nắng Lung linh tỏa sáng diệu kỳ\" Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20-11 sắp đến. Những kỷ niệm về ngày “Thầy Cô giáo” bỗng trổi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Nhanh thật! Mới đó mà gần mười năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên tôi đứng trên bục giảng. Gần mười năm tình cảm ngọt ngào của các lứa học sinh quyện theo mỗi bước tiến của tôi. Ngôi trường Việt Anh thân yêu nơi tôi đang công tác, với các lứa học trò mà tôi được dạy dỗ cũng đã là quá đủ để cả tôi và trò cảm nhận được tình yêu thương mà trường Việt Anh thân thương mang đến. Điều mà tôi cảm nhận được ở tất cả các Thầy Cô trong nhà trường ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần tôi bắt gặp ở Thầy Hiệu Trưởng nét phiền muộn ưu tư khi ngày ngày suy nghĩ làm sao tôi nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm Thầy Cô trẻ hẳn lại mỗi lúc toàn trường cố gắng phấn đấu trong công tác và đạt được thành tích tốt. Cao cả thay những kỹ sư tâm hồn! Rồi khi tôi được công nhận là Giáo viên dạy giỏi, là Chiến sĩ thi đua cơ sở, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng tôi hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của Thầy Cô. Tôi như một bông hoa, còn Thầy Cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, nhờ đất lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa. Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Thầy Cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ, định hướng cho từng giáo viên mà không hề toan tính. Cho nên chúng tôi - những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với Thầy Cô. Nếu một mai chúng tôi phải tự cố gắng, rời khỏi sự ủ ấp của Thầy Cô để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả Giáo viên của mình- những giáo viên như những đứa con mà Thầy Cô coi như như một phần của cuộc đời. Vũng Tàu, ngày 20 tháng 11 năm 2022 Giáo viên lớp 5 – Trương Cẩm Tố Quyên

Mười sáu năm trong lịch sử phát triển một ngôi trường là quãng thời gian non trẻ, ngắn ngủi. Sáu năm tuổi nghề không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tôi cảm nhận được sự đằng đẵng của dòng chảy thời gian. Từ lúc tôi về trường, ngôi trường chỉ vỏn vẹn 7 lớp, sau sáu năm trường Tiểu học Việt Anh đã phát triển với hai cơ sở khang trang gồm 20 lớp học. Từ những gương mặt rạng rỡ sắc xuân trong ánh tóc xanh ngời, và giờ đây mái tóc thầy cô đã nhuốm màu mây trắng, dung nhan tươi trẻ xưa, giờ ẩn hiện bao vết hằn chai. Đó là sự in dấu của dòng chảy có thuỷ có chung, dòng đời lên tạo vật. Dấu ấn đó có tên gọi “ Màu thời gian”. Màu của mái trường theo dòng thời gian là màu của sức sống đang bừng lên, vươn đến những tầm cao mới. Màu thời gian trong sự nghiệp trồng người của biết bao thầy cô đã và đang hội tụ nơi đây, trong sắc chung của màu trường còn có những điểm xuyết riêng tư. Sắc riêng ấy của bạn, của tôi có thể cùng chung cung điệu cảm xúc và cũng có thể chỉ là “ Lá đổ muôn chiều”. Người hân hoan phơi phới trong sắc hồng ban mai, kẻ đăm chiêu ngậm ngùi với màu lam thương nhớ. Trồng người nghiệp trọn trĩu lo Vẫn tràn khó nhọc quanh co nẻo đời Dặn lòng nhiệt huyết chẳng vơi Góp công khai sáng tâm ngời lòng son.

Người ta thường hô hào: Hãy tôn vinh nhà giáo. Nghe thích thật nhưng sao sáo rỗng quá. Tôi nghĩ rằng nhà giáo được tôn vinh nhất khi học trò cũ biết nhớ đến mình, điều đơn giản nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Thời gian như dòng chảy, 20-11 đến rồi đi để lại trong tôi bao nỗi niềm xao xuyến. Và hằng năm, cứ vào ngày này, bên cạnh nỗi nhớ học trò cũ, tôi lại nhớ về thời đi học, nhớ thầy cô và bạn bè rất đỗi thân thương. Hiện lên trong ký ức tôi là hình ảnh những thầy cô đáng kính. Tôi muốn gửi tới thầy cô những lời chúc, những lời cảm ơn chân thành nhất cùng câu hát: “ Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh Khi tóc thầy bạc trắng chúng em lớn khôn dần”. Vũng Tàu, Ngày 20 tháng 11 năm 2022 Cô Ngọc Sáng- GVCN lớp 3A2

ƯƠM MẦM TRI THỨC Vũng Tàu những ngày tháng mười một đẹp dịu dàng và thanh tao đến lạ, biển mùa này duyên dáng, nhu mì mà vẫn rung rinh dịu nhẹ đến nao lòng. Sống ở đây đủ lâu để tôi nhận ra, thành phố yên bình này luôn chứa chan những niềm yêu thương sâu lắng. Đâu đó trên con phố thênh thang, những bản nhạc nhẹ nhàng, trong trẻo nhưng đầy cuốn hút về thầy cô chỉ nghe thôi cũng đủ rạo rực lòng người “bài ca ấy, loài hoa ấy đẹp như em, người giáo viên nhân dân”. Âm hưởng của giai điệu bài hát như khơi gợi, như ngân vang để chào đón một mùa hiến chương nữa lại về làm lòng nhà giáo thêm phần bâng khuâng với nhiều cung bậc cảm xúc. Từ trong sâu thẳm, những trái tim nồng ấm của thầy cô luôn ôm ấp tình yêu nghề giáo để mang hành trang trí thức với bao phù sa dịu ngọt bồi đắp, gieo mầm xanh đến trái tim của bao thế hệ học trò. Tác giả: Huyền Châu “ Một nhà giáo tuyệt vời chính là một nghệ sĩ tuyệt vời và trên thế giới chỉ có số ít những người như vậy. Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất vì đó là sự kết hợp giữa lí trí và tinh thần”. (John Steinbeck). Trang 17

Nhà giáo không phải là nghề mà bất cứ ai cũng Những người lái đò thầ m lặng đã ươm mầ m cho bao có thể làm được. Đó là công việc cần có tình thế hệ học trò những mầ m xanh thi thức. Rồ i mầ m thương, lòng kiên nhẫn, nhiệt huyết và cả sự xanh ấ y lại nảy nở, dạt dào nhựa số ng, lửa thắ p sang đồng cảm vô bờ đối với học trò. Một nhà giáo, cho những ước mơ, ý chí và nghị lực trong chính họ. không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, Từ những ngày bé thơ với những bài học đơn giản, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu những phép toán xòe bàn tay ra đế m và khi đã lớn tình đạt lí, biết dùng trái tim và lòng bao dung để hơn chút nữa thì kiế n thức cùng ta cao thêm, dày uốn nắn những mầm non khôn lớn. Bởi thế cho thêm. Mầ m xanh tri thức ấ y là những hiểu biế t về nên người ta nói: nghề giáo thiêng liêng nhất, thế giới nội tâm sâu sắ c của con người, về những khó khăn nhất và cũng đáng quý nhất. Thầy cô triế t lý trong cuộc số ng muôn màu, cách cảm thụ đã dìu dắt học trò từ những năm đầu tiên của cái đẹp chân - thiện - mỹ , bồ i đắ p cho học sinh hạt cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, giố ng đẹp trong tâm hồ n để có thể phát triển cao hoài bão tươi đẹp về tương lai, những giấc mơ hơn về trí tuệ. Để rồ i những cánh chim nhỏ sẽ đủ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả bản lĩnh, khát vọng để giang rộng đôi cánh vùng vẫ y niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Đã có ai đó khắ p năm châu bố n biển. Nhưng dù có đi ra sông nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải dài, biển rộng các em vẫ n nhớ về cô thầ y, nơi đã đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật gieo cho các em những phù sa tri thức thanh khiế t, đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của ngọt lành. mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, Mặt trời mọc rồ i lại lặn, mặt trăng tròn rồ i lại trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua khuyế t nhưng ánh sáng mà thầ y cô rọi vào sẽ còn bao nhiêu gian nan vất vả. Và cứ thế, cứ thế, lan tỏa mãi trong cuộc đời của mỗ i học sinh. thầy cô đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất Nế u ngày mai trái đấ t không cô thầ y cả những đứa con thân yêu của họ, không quản Phấ n chỉ còn đời bụi khó khăn, mệt mỏi. Bảng chỉ còn đời gỗ Hướng dương mọc chố n xa vời Đò ơi - ai chở lên Trời tìm Sao Trang 18

NĂM T Chiều buông dần theo áng mây Lòng con chợt nhớ người thầy năm xưa Chèo đò dẫu có nắng mưa Vượt qua sóng dữ, vẫn đưa học trò. Ai ơi có nhớ câu hò “Muốn qua sông phải lụy đò” nha con! Lợi danh – danh lợi sẽ mòn Những điều thầy dạy còn hoài khắc ghi. Năm qua đi – tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu! Giọt sương rơi cạnh bên đầu Tóc thầy bạc trắng giữa màu chiều yên.

THÁNG Ngoài kia thấp thoáng bóng chim Dang đôi cánh rộng đi tìm ước mơ. Ở đây ngay giữa đôi bờ Bóng gầy dáng yếu thương chờ ngàn đông. Mắt thầy mòn mỏi buồn trông Dáng người tựa cửa gửi lòng xa xăm Người đi rồi, chẳng về thăm Ai còn nhớ tới cái tâm người thầy? Mặc cho bão lớn nắng dày Chuyến đò tri thức đong đầy vui tươi Con xin giữ lại nụ cười Bước tiếp sự nghiệp trồng người thanh cao. Ngũ Thị Ngọc Hương – GVCN lớp 3A3 Trường tiểu học Việt Anh





THẦY TÔI Tác giả: Bùi Thế Nam Mười hai giờ hằng ngày Tôi thấy thầy ở đó Cả một vùng yên lặng Trường vắng tiếng giảng bài Bao gia đình sum họp Trong bữa tối ấm êm Riêng thầy vẫn ở lại Lo lắng cho ngày mai Chuyện dạy và chuyện học Để trò càng giỏi ngoan Vinh quang và trọng trách Đôi vai gầy gánh mang Thầy hiệu trưởng mảnh mai Điềm đạm mà kiên cường Trăn trở bao ngày tháng Với ân tình chứa chan. Thầ y Phan Văn Thức - Hiệu trưởng trường Tiểu học Việt Anh nhận hoa chúc mừng từ đại diện Công An thành phố Vũng Tàu tại Lễ Khai Giảng năm học 20-21 Trang 19

PHÉP LẠ Nếu thầy cô có phép lạ Biến sách vở thành thực tế Chớp mắt trẻ thành hiểu biết Chẳng lo thất nghiệp hay nghèo. Nếu thầy cô có phép lạ Thức dậy thấy trẻ em ngoan Chi cần bạo lực, la mắng Gia đình, nhà trường tự hào. Nếu thầy cô có phép lạ Mỉm cười thấy trẻ nghe ngay Chẳng biếng học, mê điện tử Chẳng phách lối hay hỗn hào. Nếu thầy cô có phép lạ Hóa mọi trẻ không thiệt thòi Vui vẻ - bình an - hạnh phúc Xã hội yêu thương công bằng. Nếu thầy cô có phép lạ Hóa bạo lực thành tình yêu Hái triệu điều tiêu cực xuống Mái trường xanh bao hạnh phúc! Dẫu thầy cô không phép lạ Tình thương, trách nhiệm dẫn đường Trái tim yêu trẻ, say nghề Là người giáo viên Nhân dân. Trần Thị Ngọc Tuyết

CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Mỗi năm khi sắp đến 20 tháng 11 lòng Cô Ngọc Hằ ng và học sinh yêu tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, đó là những cảm xúc mong nhớ, tiếc nuối về XÚC thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi xa. Ngày 20 tháng 11 không chỉ là ngày để học trò có thể bày tỏ được tình cảm với thầy cô mà đây là dịp thầy trò được gần gũi nhau hơn. Những tình cảm chân thành của học trò luôn là món quà có ý nghĩa nhất đối với tôi. Có những em học sinh dù chúng tôi không còn dạy nữa nhưng vẫn luôn nhớ về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh đi học nơi khác vẫn tìm tới các thầy cô giáo để chúc mừng, thăm hỏi nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Những tình cảm đặc biệt này làm cho tôi thực sự xúc động, thấy mình ấm lòng hơn những ánh mắt trong sáng, những câu nói vô tư hay sự lo lắng, quan tâm của các em học trò làm chotôi quên đi mệt mỏi của công việc, lo toan trong cuộc sống hàng ngày. CẢM Ngày 20-11 Thật hạnh phúc khi được là người đưa đò qua sông rồi thấy học trò của mình học giỏi trưởng thành. Nhân ngày này tôi rất muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình rằng: \"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự hỗ trợ hợp tác tốt từ phía học sinh và Phụ huynh, chính các em là nguồn cảm hứng là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy\". Nhân dịp này tôi gửi lời cảm ơn tới các em bởi sự động viên, quan tâm tới các thầy cô. Chính các em là nguồn sức mạnh để thầy cô giáo chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề. Bởi chính nghề này đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều nụ cười và ánh mắt hồn nhiên không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác. Trang 5

CÔNG ƠN THẦY CÔ Tác giả: Trần Thu Phương - 4A4 Em có về thăm lại chố n xưa Thăm trường lớp – Cô thầ y nay tóc bạc Tìm kỉ niệm than quen thời đi học Nắ ng hạ còn màu phương cháy nôn nao? Thương cô thầ y bao trăn trở hao gầ y Cứ lặng lẽ đưa đò qua bế n đỗ . Bước đường đời vinh quang em có nhớ ? Thầ y cô đã âm thầ m thức trắ ng bao đêm Vắ ng Cô – Thầ y ai sẽ thắ p niề m tin Ai soi bước cho tương lai tươi sáng Em đừng quên người đưa đò thầ m lặng Thành công nào cũng in bóng thầ y cô. Trang 12

TRI ÂN NGHỀ GIÁO Tác giả: Nguyễ n Tú Oanh - GVCN 3A1 Giữa hàng trăm nghề Tôi chỉ chọn một Chính là nghề giáo ! Một nghề dạy người Một nghề cao quý Nhàn hạ, thanh cao Hai mươi hai tuổi Chưa lần làm mẹ Mà tôi có hẳn Một đàn con ngoan… Trang 13

CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM NHỚ ƠN THẦY CÔ “Dẫu đếm hết sao trời đêm nay Lứa tuổi học trò ngô nghê cắp sách Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi đến trường – khoảng thời gian đẹp Ngày 20 tháng 11 yêu Nhưng ngàn năm - Làm sao em đếm hết nhất của tuổi mộng mơ – của những thương lại về - Ngày công ơn Người Thầy” ý tưởng vụt đến rồi vụt đi của cả sự Nhà Giáo Việt Nam – Những câu ca, lời bài hát “Người ngỗ nghịch. Chính nhờ người Thầy, Tháng tri ân, nhớ ơn Thầy” của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy người Cô đã thay đổi cuộc đời của Thầy Cô – Những kĩ vang lên trong không khí ngày Nhà học sinh, đã uốn nắn các em từng sư của tâm hồn của Giáo Việt Nam đang đến rất gần đem chút một, kiên trì, nhẫn nại và quan đất Việt. lại cho chúng ta những cảm xúc thật tâm các em từng chút, từng chút trên sâu lắng, dạt dào. con đường học vấn, trên con đường Tác giả: Phạm Mỹ Đào “Thầy – Cô” – hai chữ thật thiêng hình thành nhân cách và đạo đức. Từ liêng biết nhường nào. Họ chính là khi chúng ta còn bi bô tập nói từng người đã dẫn dắt, dìu bước bao thế hệ tiếng một đã được đưa đến trường học sinh đi đến bến bờ tri thức. Mọi mẫu giáo để làm quen trường lớp, Trang 7 người vẫn thường nói rằng Thầy Cô thầy cô và bạn bè. Cũng tại nơi đó, chính là người lái đò âm thầm. Khi một Thầy Cô đã dạy cho chúng ta biết thế năm học kết thúc là một chuyến đò nào là lễ nghĩa, cách cư xử,… Rồi từng cập bến. Trong mỗi chuyến đò lại có ngày, trải qua từng năm học, từng những dấu ấn, kỉ niệm khó phai in sâu cấp học, chúng ta bước lên những trong lòng Thầy – Cô. Thầy Cô không bậc cao hơn của nấc cao kiến thức, chỉ dạy cho chúng ta những kiến thức của cốt lõi đạo đức, của nhân cách văn hoá mà còn cả những bài học hữu làm người. ích về cuộc sống, giáo dục chúng ta trở thành những con người hoàn thiện hơn.

CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Thầy Cô không chỉ dạy cho chúng ta những kiến thức văn hoá mà còn cả những bài học hữu ích về cuộc sống, giáo dục chúng ta trở thành những con người hoàn thiện hơn. Lứa tuổi học trò ngô nghê cắp sách đến trường – khoảng thời gian đẹp nhất của tuổi mộng mơ – của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi của cả sự ngỗ nghịch. Chính nhờ người Thầy, người Cô đã thay đổi cuộc đời của học sinh, đã uốn nắn các em từng chút một, kiên trì, nhẫn nại và quan tâm các em từng chút, từng chút trên con đường học vấn, trên con đường hình thành nhân cách và đạo đức. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói từng tiếng một đã được đưa đến trường mẫu giáo để làm quen trường lớp, thầy cô và bạn bè. Cũng tại nơi đó, Thầy Cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, cách cư xử,… Rồi từng ngày, trải qua từng năm học, từng cấp học, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc cao kiến thức, của cốt lõi đạo đức, của nhân cách làm người. Chúng ta có thể nói rằng: \"Chẳng có thứ gì sánh được với công ơn dạy dỗ của Thầy Cô. Đã bao lần ta làm Thầy Cô phiền lòng nhưng cũng đã bao lần Thầy Cô đã tha thứ và cho ta cơ hội sửa lỗi. Thầy Cô đã vun đắp hành trang cho ta bước vào đời, Thầy Cô còn là những ngọn đuốc đẫn bước trong trái tim ta, dẫn đường, soi sáng cho chúng ta bước đi. Chính vì thế, công ơn của Thầy Cô thật khó có gì có thể sánh bằng. Là một người con dân nước Việt, chúng ta không thể nào quên truyền thống “Tôn sư trọng đạo” mà bao đời nay Cha Ông ta đã truyền dạy. Chính người Thầy – người Cô đã vun đắp cho ước mơ chúng ta bay cao, bay xa. Thầy Cô đã cung cấp bao kiến thức bổ ích cho chúng ta bước vào đời với những hành trang vô cùng quý giá và tâm huyết. Thời gian vẫn cứ âm thầm vô tình trôi, những chiếc đò hằng năm Thầy Cô vẫn cần mẫn chở khách sang sông. Mỗi một chuyến đò lại mang theo biết bao nhiêu sự nhiệt huyết, tận tình của Thầy Cô. Biết ơn sao những tháng ngày cần mẫn những người thầy thức khuya dậy sớm với các trang giáo án, những bài học bổ ích đến các em học sinh. Thương mến sao những kỉ niệm tuổi học trò với hình ảnh đầy yêu thương của các Thầy Cô. Chính Thầy Cô đã nuôi nấng tâm hồn, dạy dỗ hết lòng các mầm non của đất Việt-những chủ nhân tương lai của đất nước. Hôm nay, tôi đã trở thành một cô giáo Tiểu học như mong ước. Tôi lại càng thấm thía hơn sự vất vả, cực nhọc, những nỗi lo lắng trắc trở của người Thầy, người Cô. Tôi lại càng biết ơn hơn những người Thầy Cô ấy. Tôi muốn gửi đến những người cha, người mẹ thứ hai ấy một lời cảm ơn chân thành nhất. Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, tôi xin kính chúc tất cả những người Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, luôn vui tươi, hạnh phúc trong cuộc sống và gặt hái được nhiều thành công trong công tác dạy học - đưa những chuyến đò sang sông. Trang 8

CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM BỤI PHẤN Tác giả: Nguyễn Mai Hương Thầy con giờ đã già rồi Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu Phấn rơi bạc cả mái đầu Đưa con qua những bể dâu cuộc đời Mỗi khi bụi phấn rơi rơi Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương Cho con vững bước nẻo đường Hành trang kiến thức, tình thương của thầy Biết bao vất vả đắng cay Gạo tiền , cơm áo, vòng quay cuộc đời Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao Trọn đời con mãi tự hào Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy Dẫu thầy xuôi ngược đó đây Tim con ghi khắc lời thầy xưa kia Khuy rồi thầy đã ngủ chưa? Ngàn bông hoa thắm kính thưa dâng thầy Cho con cuộc sống hôm nay Mừng ngày nhà giáo ơn thầy chẳng quên. Trang 9

Biết ơn Người giáo viên vùng cao Bữa cơm chiều tối nay, may mắn xem được những thước phim “Việc tử tế” trên VTV 24, đài TH Việt Nam tổng hợp lại hết sức chân thực và xúc động về những câu chuyện nhà giáo ở vùng núi, biên giới sẵn sàng xa con nhỏ, xa cha mẹ, từ bỏ những công việc nhàn nhã, điều kiện sống tốt… để đi lên các điểm trường xa xôi, làm những công việc không hề nhẹ nhàng nhưng cao cả và thiêng liêng - “đưa cái chữ đến với trẻ vùng cao” ở Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Tuyên Quang… Tôi biết rằng ở vùng núi phía Bắc, để trẻ em biết chữ thì người thầy phải mang lớp học đến tận các thôn bản heo hút, dẫu không có đường điện, thiếu nước sạch nhưng vẫn phải có điểm trường. Có những nơi, ngay cả tay lái vững của nam giới cũng rất khó khăn khi vào bản gặp mùa mưa cũng ngã liên tục; những con suối hiền hòa mọi ngày sau cơn mưa đêm bỗng hóa thành thác dữ, điểm trường từ 3 tiếng phải đi vòng thành 5 tiếng … nên để đến được các điểm trường bên trong thì chỉ có thể đi bộ, trèo đèo, lội bùn đất. Hành trang của các thầy cô giáo, ngoài con chữ chỉ là những đôi ủng để chiến đấu lại với thời tiết khắc nghiệt của vùng mưa lũ biên giới. Các thầy - các cô vừa là thầy cô giáo dạy chữ, vừa là thợ cắt tóc, bác sĩ, đầu bếp, bảo mẫu, nhà tâm lý; ngoài ra còn phải lao động để tăng gia sản xuất cho gia đình. Vì sợ các trò đói mà bỏ học, để cải thiện bữa ăn của học sinh nên đêm đêm các thầy đi đánh cá trên sông Đà, dựng lồng bè nuôi cá; thầy Hiệu trưởng đi xin gạo cho học sinh hay những cô giáo dáng người thấp bé mà băng rừng, lội suối gùi trên lưng hàng chục kg thực phẩm mì tôm, gạo trắng cho học sinh ăn đổi bữa thay mèn mén. Tôi thầm khâm phục và tự hỏi: sao các thầy các cô có thể làm được những việc khác thường - bất thường đến phi thường như thế? Động lực nào mà các thầy các cô có thể công tác hơn chục năm ở những nơi khó khăn, thiếu thốn như vậy mà không 1 lần hối tiếc muốn về xuôi? Khi được các phóng viên hỏi, ngay cả các thầy giáo mạnh mẽ hay các cô giáo kì cựu cũng không thể nén nổi giọt nước mắt tủi thân, nhớ nhà, vất vả nhưng họ thoắt cái gạt đi và lại tươi cười ánh lên niềm Hạnh phúc - Lạc quan - Tự hào khi được gọi là “ giáo viên vùng cao” Bất giác quay vào bên trong, nghĩ lại mình, tôi cảm thấy thật xấu hổ với các “bạn đồng nghiệp” nơi vùng cao. Điều

kiện sống của bản thân tôi ở thành phố ở mức khá, được nhờ cả bên nội bên ngoại; công tác trong 1 đơn vị trường tư thục có mức thu nhập khá, sĩ số học sinh lớp ít, hầu hết phụ huynh quan tâm đến việc học của con và các phong trào ngoài giờ lên lớp, con đường đến trường suôn sẻ làm sao… Vậy mà đã có những lúc tư tưởng của mình không vững vàng, có những bài giảng vô hồn, những ngày lên lớp chỉ chờ hết giờ, không tìm được tiếng nói chung với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ; gặp bạn đồng nghiệp chẳng mảy may bắt chuyện; thậm chí đã nhiều lần chán nghề, muốn bỏ ngành…Ta sẽ còn “ đòi hỏi bao nhiêu” và “ tìm gì nữa đây” nếu ta chưa xem tận mắt, chưa nghe tận tai câu chuyện của các giáo viên vùng cao? Sao ta không nỗ lực hơn ta của ngày hôm qua 1 chút nữa, không tìm kiếm cho mình một lối đi mà phải tìm một lối thoát”. Cuộc sống vùng cao còn nhiều khó khăn là vậy nhưng tình người luôn lan tỏa, ấm áp, thầy cô luôn được bà con xem như người thân, ruột thịt; các em học sinh luôn kính trọng, biết ơn những người thầy đã gieo tri thức, gieo ước mơ để vùng cao bớt khó khăn, bớt thiệt thòi. Với nghề dạy học không thể nhìn thấy kết quả của một ngày làm việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau. Trong không khí rộn ràng của những ngày tháng 11, ngành Giáo dục nước nhà tưng bừng tổ chức nhiều hoạt động thi đua dạy và học hướng tới kỉ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2022. Tôi xin nghiêng mình tri ân các thầy cô vùng cao vì họ đã cho tôi bài học quý: Hãy biết trân trọng những gì mình đang có. Tuổi trẻ có nhiều lựa chọn nhưng quyết định lên vùng cao, gắn bó và ở lại thì không phải ai cũng dám. Vậy ta đã không dám chọn cho mình những việc gian khổ thì hãy nguyện làm những việc nhẹ nhàng với đầy trách nhiệm và vinh quang nhé. Mong đời sống vùng cao bớt khó khăn hơn để trẻ em không phải bỏ học vì đói. Cầu mong cho các thầy cô nơi vùng cao luôn vững trái tim nóng nhiệt huyết, vững tâm. Mong ngày nắng ráo nơi vùng cao nhiều hơn để các thầy cô lên các điểm trường bớt gian nan. Trần Thị Ngọc Tuyết – TH Việt Anh.

LLỜỜII BBỘỘCC BBẠẠCCHH Tác giả: Kim Yến - GVCN 5A2 Mỗ i năm ngày vui lại đế n, như để những ai có phút giây nản chí, chồ n chân lại được tiế p thêm sức mạnh lớn để bước tiế p trên con đường mà mình đã chọn; để những ai đang mê mải với nghề có thời gian ngưng lại, suy nghĩ càng yêu thêm cái công việc gõ đầ u trẻ với nhiề u vấ t vả: có vinh quang và không ít gian nan. Cũng mỗ i năm một lầ n, ở các trường lại rộn ràng lời ca tiế ng hát, tràn ngập cờ hoa, đầ y ắ p tiế ng cười. Và những lầ n như thế lòng những người thầ y, người cô lại xôn xao bao cung bậc cảm xúc. Phút thăng hoa giữa đời thường, chấ t nghệ sĩ tiề m ẩn như được bật dậy, cấ t cánh, nở hoa … Ngọt bùi nhớ lúc đắ ng cay Gian truân cũng gặp khó khăn đã từng Trải qua bao nố t thăng trầ m Chỉ tiêu chấ t lượng đưa lên hàng đầ u Giáo viên trên dưới một lòng Xây nên tổ ấ m công đoàn hôm nay Vui ngày nhà giáo Việt Nam Cho tôi mạn phép mấ y câu vụng về Chúc cho cán bộ đoàn viên Thêm nhiề u hạnh phúc niề m vui giữa đời. Cô Kim Yế n và Phụ huynh học sinh trong Lễ tổng kế t năm 21-22 Trang 16

Từ khi em còn bé thơ Đã có mơ ước làm cô làm thầ y. Hằ ng ngày xách cặp tới trường Dạy bao thế hệ tương lai thành tài. Dù biế t rằ ng ừ thì vấ t vả Phải làm dâu trăm họ nghìn người. Ý chí nghị lực kiên cường Trái tim phải biế t yêu thương học trò. Có thế thì mới vượt qua Muôn vàn sổ sách, giấ y tờ, thi đua. Rồ i thì áp lực đủ đường Nế u không kiên định sẽ chùn bước chân. Dẫ u biế t rằ ng lắ m khó khăn Chỉ cầ n nhiệt huyế t trong lòng không phai. Tấ t cả vì tình yêu trẻ Để nụ cười luôn nở mãi trên môi. NGHỀ GIÁO Tác giả: Mỹ Thơ - GVCN 2A2 Mỗ i búp măng bé xinh xinh Lễ phép, vâng lời, chăm ngoan, học giỏi. Mai sau thành người tài đức Mang sức mình ra giúp nước, giúp đời. Chố t lại dù có thế nào, Thì em vẫ n mãi bước đi đế n cùng. Cầ m chắ c viên phấ n trong tay Dạy bao thế hệ vang danh muôn đời. Trong tim vẫ n mãi sáng ngời Nghề giáo em chọn rạng ngời thiêng liêng. Trang 21

LỜI RU CỦA THẦY Sưu tầ m: Đỗ Minh Huy - GV Tin học Mỗ i nghề có một lời ru Dở hay thầ y cũng chọn ru khúc này Lời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha. Bắ t đầ u cái tuổi lên ba Mẹ ru em ngủ tròn đêm Thầ y ru điệp khúc quê nhà cho em Thầ y ru khi mặt trời lên mỗ i ngày Yêu rồ i cũng nhớ yêu thêm Trong em hạt chữ xế p dày Tình yêu chẳng có bậc thề m cuố i đâu! Đừng quên mẹ vẫ n lo gầ y hạt cơm. Thầ y không ru đủ nghìn câu Từ trong vòm mát ngôi trường Biế t con chữ cũng đứng sau cuộc đời Xin lời ru được dẫ n đường em đi Tuổi thơ em có một thời (Con đường thầ y ngỡ đôi khi Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm. Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồ i!). Như ru ánh lửa trong hồ n Hẳn là thầ y cũng già thôi Cái hoa trong lá, cái mầ m trong cây Hóa thân vào mỗ i cuộc đời các em Thầ y ru hế t cả mê say Thì dù phấ n trắ ng bảng đen Mong cho trọn ước mơ đầ y của em. Hành trang ấ y đủ thầ y đem theo mình. Trang 22 Trang 23

CCUUỘỘCCĐĐỜỜIINNHHÀÀGGIIÁÁOO Thời gian trôi như cánh chim qua cửa. Tác giả: Bích Huyề n -GVCN 4A3 Ngoảnh đầ u nhìn màu tóc dã phôi pha. Mười hai năm chặng đường tôi đã qua, Lớp lớp học trò lớn lên rời tổ. Nhớ lầ n đầ u tiên cầ m cây bút đỏ, Chấ m mỗ i bài văn còn non nớt ngây thơ, Đang đọc mà cứ bỡ ngỡ như mơ Lòng xúc động bồ i hồ i run nét chữ. Có nhớ không em những giờ trên lớp Cô nhắ c cách dùng từ, dùng dấ u trong câu Trích dẫ n thơ nên viế t từ đâu, Dấ u ngoặc kép mở đầ u lời trực tiế p, Phép liên kế t làm cho bài văn đẹp, Mười hai năm rồ i dòng kiế n thức vẫ n trôi Hãy viế t bài bằ ng xúc cảm em ơi. Tôi vẫ n lái đò trên dòng sông ấ y. Cuộc số ng khó khăn nhưng đời vui biế t mấ y, Yêu vô cùng nghề dạy học của tôi. . Trang 22 Trang 23

CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM NGÀY CÔ GIÁO V Ề H ƯU Giáo án giờ xếp lại Cô Ngọc Hằng cùng học sinh trong ngày Bục giảng mai xa rồi tổng kết cuối năm 2020-2021 Bụi phấn bay theo gió Mình về với mình thôi! Tháng ngày trôi lặng lẽ Bao chuyến đò rời bến Cô giáo chờ mùa thu Bao lớp học trò đi Tiếng trống trường rộn rã Khai trường vắng bóng cô. Ơi mái trường thương mến Nói cùng ta câu gì? Trống trường mùa thu tới Thôi giục bước chân quen Những vui buồn nghề giáo Giờ như trăng bên thềm. Cả một đời dạy học Chẳng đòi hỏi gì đâu Chỉ mong lời mình giảng Học trò đừng quên mau. Áo dài ơi, xếp lại Cô giáo nghỉ hưu rồi Không cùng cô đến lớp Tà áo hết tung bay. Trang 6

Cô giáo em! Mấy nay đi đâu tôi cũng thấy ngoài cổng các trường học treo băng rôn thi đua lập thành tích chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tôi bỗng hình dung phía trong những lớp học ấy là hình ảnh các thầy cô hàng ngày đang miệt mài truyền đạt những tinh hoa kiến thức, là những gương mặt trẻ thơ, háo hức khi được học những điều mới lạ. Cùng với tiết trời thu se lạnh làm tôi bồi hồi nhớ tới câu nói: \"Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý\" của Comenxki. Và trong tôi năm học đặc biệt 2021 - 2022 hiện lên như những thước phim quay chậm. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2022, tôi muốn viết vài lời tri ân đến các Thầy Cô Giáo trường tiểu học Việt Anh nói chung, và đặc biệt gửi lời tri ân đến Cô giáo Vũ Thanh Phượng - giáo viên chủ nhiệm của con trai tôi năm học 2021- 2022. Một năm học có lẽ khó khăn nhất, khi cả nước ta phải gồng mình với việc phòng chống dịch Covid 19, và mới mẻ nhất với phương pháp dạy và học online, mà không ai biết trước sẽ học online trong bao lâu, vì lúc ấy dịch căng thẳng lắm. Tôi và các bậc phụ huynh đều rất lo lắng - đặc biệt khi nghe tin con mình vào lớp 1 mà phải học online ngay từ những ngày đầu tiên. Thế nhưng cô đã làm phụ huynh chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ lo lắng đến yên tâm khi hàng ngày chứng kiến những gì cô mang lại cho con mình. Hàng ngày cô luôn tạo sự thú vị, kích thích sự sáng tạo, hứng thú học tập của các con qua từng tiết dạy, các con học mà nhẹ nhàng, từng con chữ, ráp vần và đọc, từng con số, phép tính cứ thế đến và ở lại trong con. Vì vậy mà tôi luôn biết ơn và trân quý những giá trị cô đã trao đi, không chỉ là dạy dỗ các con những kiến thức, những chữ cái a b c đầu đời, những bài toán cộng - trừ đơn giản,... mà cô luôn dành tình yêu thương rất lớn đến các con, luôn ân cần và chu đáo. Qua những lời chỉ dạy ân cần của cô với các con, phương pháp truyền đạt của cô, tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết, tận tâm của cô. Vì vậy mà sau một học kì học online, quay lại học trực tiếp các con vẫn tiếp tục hành trình mà không gặp bất kì trở ngại nào. Đến cuối năm, cô và trò đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu của năm học, tôi và các bậc phụ huynh đã rất bất ngờ và hạnh phúc vô cùng về những gì cô và trò đã đạt được. Không chỉ là kết quả học tập tốt trong các môn học, mà con yêu đọc sách, yêu làm toán, thích vẽ tranh, biết làm thơ, cách cần bút và tư thế ngồi học đúng, biết vệ sinh sạch sẽ, biết những việc làm bảo vệ môi trường sống của chúng ta... mà các con được cô truyền cảm hứng và có nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống, cô trau dồi thêm cho con về nhân cách: với tình yêu thương, yêu bản thân và yêu tất cả những gì xung quanh mình, con luôn sống với lòng biết ơn.

Một năm học đặc biệt đã khép lại, nhưng hàng ngày con tôi luôn có những ấn tượng về cô giáo của mình, luôn nhắc tới cô với sự yêu mến và kinh trọng, như người mẹ thứ 2 của con tôi vậy. Tôi và các bậc phụ huynh lớp 1A3 luôn vô cùng xúc động, hạnh phúc, về tất cả những gì cô đã dành cho các con và các bậc làm cha mẹ như chúng tôi - người giáo viên đầu đời của con, quan trọng biết nhường nào, giống như câu nói của N.Mandela \"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả Thế giới\" Cá nhân tôi cũng như các bậc phụ huynh khác luôn mong muốn có được những người Thầy Cô luôn nhiệt huyết, tận tâm, yêu nghề như cô, cho các thế hệ tương lai của đất nước vươn xa, nâng tầm hội nhập... Kính chúc các Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe để viết tiếp những hành trang vô cùng tươi đẹp cho cuộc đời. Phụ huynh học sinh Phan Minh Anh - lớp 1A3 Trần Thị Dinh


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook