Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Chuyen chuc phan su den Tan Vien - Nguyen Du

Chuyen chuc phan su den Tan Vien - Nguyen Du

Published by Thư Thân, 2022-03-10 01:44:17

Description: Chuyen chuc phan su den Tan Vien - Nguyen Du

Search

Read the Text Version

Hình ảnh bên gợi em nhớ đến tác phẩm và tác giả nào đã được học?

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (“Tản Viên từ phán sự lục” – trích “Truyền kì mạn lục”) Nguyễn Dữ

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Nguyễn Dữ  Sống vào khoảng thế kỉ XVI.  Xuất thân trong một gia đình khoa bảng.  Từng đi thi và ra làm quan, nhưng không được bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.  Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”.

I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm: “Truyền kì mạn lục”  Thể loại: truyền kì  Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.  Giá trị: vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo, vừa được đánh giá là một tuyệt tác của thể loại truyền kì, được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút”.

I. Tìm hiểu chung 3. Tác phẩm: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”  Là 1 trong 20 truyện rút ra từ “Truyền kì mạn lục”.  Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của kẻ sĩ thời xưa.  Tóm tắt tác phẩm.

I. Tìm hiểu chung 3. Tác phẩm: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” Điền từ/cụm từ còn thiếu trong các câu sau: - Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ (1) … …khả…n,g…k.h…ái,…cư…ơn…g t…rự…c … đã (2) …đ.ố…t đ. ề…n… của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, (3) …tr…ừ h…ại… cho dân. - Tên hung thần đe dọa Tử Văn nhưng chàng đã được (4) …T…hổ…th…ần…mách bảo về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó. - Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác tên hung thần với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng công lí được khôi phục, kẻ ác bị (5) …t…rừn…g…trị…, Thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. - Ngô Tử Văn được Thổ thần tiến cử giữ chức (6) …p…há…n …sự… đền Tản Viên.

I. Tìm hiểu chung 3. Tác phẩm: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”  Bố cục: + P1: “Ngô Tử Văn.. .không cần gì cả” - Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tà. + P2: “Đốt đền xong... khó lòng thoát nạn” - Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần. + P3: “Tử Văn vâng lời... mất” - Tử Văn bị bắt, đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương, được tha, nhận lời tiến cử làm quan phán sự ở đền Tản Viên. + P4: còn lại - Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ. Lời bình của tác giả.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn Giới thiệu Hành Cuộc đối Nhận nhân vật động đốt đầu với chức phán hồn ma đền Bách hộ sự đền Tản Viên

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn a. Cách giới thiệu nhân vật - Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn. - Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. - Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. => từ ngữ mang tính khẳng định.  Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, tạo sự chú ý đến người đọc.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn b. Hành động đốt đền - Nguyên nhân đốt đền: Đền là nơi thờ người có công với nước, với dân. Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp nước thì không đáng phải thờ  Tức giận trước việc “làm yêu làm quái” của tên hung thần Bách hộ họ Thôi.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn b. Hành động đốt đền - Cách thực hiện: + Chuẩn bị: tắm gội, khấn trời  thái độ tôn kính, nghiêm túc. + Châm lửa đốt đền: mọi người lắc đầu lè lưỡi, Tử Văn vung tay không cần gì  một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân.  Hành động có ý thức, không đáng trách vì hợp lòng dân.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn * Nhận xét: Từ hành động đốt đền trừ hại cho dân, Ngô Tử Văn hiện lên là một kẻ sĩ có tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm. Có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn c. Cuộc đối đầu với hồn ma Bách hộ họ Thôi * Sự kiện xảy ra sau khi đốt đền: - Tử Văn thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”. - Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền, chính là hồn ma Bách hộ: trách mắng, đòi trả đền; đe dọa. - Thái độ của Ngô Tử Văn: mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên  không sợ trước những lời đe dọa của hung thần.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn c. Cuộc đối đầu với hồn ma Bách hộ họ Thôi * Sự kiện xảy ra sau khi đốt đền: - Thổ công đến gặp Tử Văn, kể rõ mọi chuyện, bày cách cho Tử Văn đối phó với hồn ma Bách hộ.  Nhận xét: Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà, có ý thức bảo vệ công lý.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn c. Cuộc đối đầu với hồn ma Bách hộ họ Thôi * Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ - Nguyên nhân: Do hồn ma viên Bách hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn về tội đốt đền  bản chất là tên tướng gian tà (sống cướp nước, chết cướp đền). - Quang cảnh dưới âm phủ: gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương,...  nhấn mạnh hơn quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm. - Thái độ của Ngô Tử Văn: gan dạ, khảng khái, quyết liệt kêu oan.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn c. Cuộc đối đầu với hồn ma Bách hộ họ Thôi * Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ - Diễn biến: + Chặng 1:  Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương.  Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách mắng Tử Văn.  Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn c. Cuộc đối đầu với hồn ma Bách hộ họ Thôi * Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ - Diễn biến: + Chặng 2:  Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.  Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.  Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực  xử cho Tử Văn thắng kiện.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn Nhận xét: - Thái độ luôn một mực kêu oan của Tử văn chứng tỏ chàng không hề nhụt chí, run rẩy hay khiếp sợ trước cảnh địa ngục, ma quỷ xung quanh mình. Chàng quyết đấu tranh cho lẽ phải, cho công lí. - Tử Văn đã thắng kiện chứng tỏ cái thiện, chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác. Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn d. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên - Thổ Công đề nghị Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. - Ý nghĩa: + Phần thưởng xứng đáng dành cho Tử Văn trong cuộc chiến bảo vệ lẽ phải, chính nghĩa. + Niềm tin bảo vệ công lí.

II. Đọc – hiểu văn bản 2. Ý nghĩa các chi tiết kì lạ, hoang đường và ngụ ý của tác phẩm * Các chi tiết kì ảo: hồn ma Bách hộ, Thổ công, quỷ sứ, Diêm Vương,…; cuộc xử án ở âm phủ, chức quan phán sự ở đền Tản Viên, Tử Văn cưỡi gió mà biến mất,…  Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn; có giá trị phản ánh hiện thực. * Ngụ ý của tác phẩm: vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi; phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn Lời bình cuối truyện: Là kẻ sĩ, biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.

III. Tổng kết 2. Ý nghĩa văn bản: Đề cao những người trung 1. Nghệ thuật thực, ngay thẳng, giàu tinh - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ. thần dân tộc đồng thời - Dẫn dắt truyện khéo léo, khẳng định niềm tin vào nhiều chi tiết gây sự chú ý, công lí, chính nghĩa của nhân hấp dẫn. - Cách kể chuyện và miêu tả dân ta. sinh động, hấp dẫn. - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn mang những nét hiện thực.

Bài tập luyện tập 2. Phân tích hình tượng nhân vật 1. Tìm đọc thêm Ngô Tử Văn và các truyện có nhận xét về trong “Truyền kì những nghệ mạn lục” của thuật đặc sắc của Nguyễn Dữ truyện truyền kì.


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook