TÀI LIỆU VĂN 8 Năm học 2021 – 2022.
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 TUẦN 1: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Bài 1: Từ đồng nghĩa. I.Lý thuyết: 1/ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Vd: ba-bố; chết-mất, hi sinh… 2/ Phân loại: a, Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. - Chị Lan cho em ba quả dâu tây. - Chị Lan cho em ba trái dâu tây. b, Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. - Tại mặt trận, quân địch bị chết 3000 tên. - Các chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ. II.Luyện tập: Bài 1: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: (khoanh tròn) a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn. Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. -Cảnh vật trưa hè ở đây .............., cây cối đứng.............., không gian.........., không một tiếng động nhỏ. Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: (gạch chân câu đúng) a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng). Trang 1
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Bài 4: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại: a. Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. b. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội. c. Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. Bài 5: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: - gan dạ - chó biển - nhà thơ - đòi hỏi - mổ xẻ - năm học - của cải - loài người - nước ngoài - thay mặt Bài 6: Tìm từ gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau: - máy thu thanh - xe hơi - sinh tố - dương cầm Bài 7: Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm: - Món quà anh gửi, tôi đã đưa đến tận tay chị ấy rồi. - Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về. - Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu. - Anh đừng làm như tế người ta nói cho đấy. - Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi. Bài 8. Yếu tố \"tiền\" trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại? A. tiền tuyến. B. mặt tiền. C. tiền bạc. D. tiền đạo. Bài 9. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ \"thương mến\"? A. Gần gũi. B. Kính trọng. C. Yêu quý. D. Nhớ nhung. Trang 2
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 Bài 10. Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đậm trong câu: \"Chiếc ô tô bị chết máy\"? A. mất. B. hỏng C. qua đời D. đi Bài 11. Trong những từ sau, từ nào không nằm trong nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại? A. trông nom. B. trông mong. C. trông đợi. D. trông ngóng. Bài 12. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ \"sơn hà\"? A. sông núi. B. sơn thuỷ. C. đất nước. D. giang sơn. Bài 13. Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây? A. nhỏ nhẻ. B. nho nhỏ. C. nhỏ nhắn. D. nhỏ nhặt. Bài 2: Từ trái nghĩa. I. Lý thuyết: 1. Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau… Vd: già-trẻ; trên-dưới… Lưu ý: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 2.Tác dụng: - Từ trái nghĩa tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. II. Luyện tập: Trang 3
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 1. Gạch dưới những từ trái nghĩa nhau trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau: a) Ăn ít ngon nhiều. b) Ba chìm bảy nổi. c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. 2. Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm: a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí ....... b) Trẻ ....... cùng đi đánh giặc. c) ....... trên đoàn kết một lòng. d) Xa-xa-cô đã chết nhưng hỉnh ảnh của em còn ....... mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt. 3. Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa thích hợp : a) Việc ....... nghĩa lớn. b) Áo rách khéo vá, hơn lành ....... may. c) Thức ....... dạy sớm. 4. Tìm những từ trái nghĩa nhau: a) Tả hình dáng: cao - thấp ............................................................................................................ b) Tả hành động: khóc - cười ......................................................................................................... c) Tả trạng thái: buồn - vui ............................................................................................................. d) Tả phẩm chất: tốt - xấu................................................................................................................ 5.Tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây: a. Gạn đục khơi trong b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng c. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 6. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a. Hẹp nhà …bụng b. Xấu người … nết c. Trên kính …nhường Trang 4
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 7.Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau: a. Hòa bình b. Thương yêu c. Đoàn kết 8.Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy? 9.Tìm từ trái nghĩa trong những câu ca dao, tục ngữ dưới đây. - Chị em như chuối nhiều tàu, Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời. - Số cô chẳng giàu thì nghèo, Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. - Ba năm được một chuyến sai, Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 10.Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây. - tươi: + cá tươi >< … + hoa tươi >< … - yếu: + ăn yếu >< … + học lực yếu >< … - xấu: + chữ xấu >< … + đất xấu >< … 11.Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các tục ngữ, thành ngữ sau. - Chân cứng đá …. - Có đi có … - Gần nhà … ngõ - Mắt nhắm mắt .... - Chạy sấp chạy …. - Vô thưởng vô … - Bên … bên khinh. Trang 5
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 - Buổi … buổi cái. - Bước thấp bước …. - Chân ướt chân …. - Chết vinh còn hơn …… nhục - Cá ……nuốt cá bé - Gần …… thì đen gần đèn thì …… - Lá lành đùm lá ………. Bài 3: Từ đồng âm. I. Lý thuyết: 1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Vd: Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. => Lồng: hăng lên chạy càn, nhảy càn - Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. => Lồng: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà. Lưu ý: Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. II. Luyện tập: 1. Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau: - Năm nay, em học lớp năm. - Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít. - Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền? - Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ. 2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. 3. Giải nghĩa câu đố dựa trên hiện tượng từ đồng âm. a) Trùng trục như con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. b) Hai cây cùng có một tên Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương Trang 6
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ. 4. Tìm những từ đồng âm trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của mỗi từ. – Bà ta đang la con la. – Bác bác trứng. – Cô gái hỏi giá chiếc ao len treo trên giá. – Tôi tôi vôi. – Con ngựa đá con ngựa đá. 5. Gạch chân dưới các từ đồng âm trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng. - Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ. - Lồng hai cái lồng lại với nhau để đỡ cồng kềnh. - Chúng ta ngồi vào bàn bàn công việc đi thôi. - Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu để làm gì? 6.Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) Đậu tương – Đất lành chim đậu – Thi đậu . b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò . c) Sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – chỉ vàng. 7. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. 8. Tìm và giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong bài sau: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn 9. Từ đồng âm là gì? A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 10. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu thành ngữ, tục ngữ không cùng nghĩa. A. Đồng cam cộng khổ. C. Đồng sức đồng lòng. Trang 7
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 B. Chung lưng đấu cật. D. Bằng mặt nhưng không bằng lòng. TUẦN 2 : Tiết 1+2: Văn bản: TÔI ĐI HỌC Thanh Tònh I.ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH: 1.Tác giả: -Thanh Tịnh (1911 – 1988 ) -Tên thật là Trần Văn Ninh. -Quê ở ngoại thành Huế. 2 – Tác phẩm: -Thể loại: Truyện ngắn - Trích trong tập “Quê mẹ” (1941) II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN: 1- Diễn biến tâm trạng, cảm giác nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học: a) Trên con đường cùng mẹ đến trường -Thời gian: sáng mai đầy sương thu và gió lạnh. - Không gian: trên con đường dài và hẹp. - Cảm giác lạ và thấy mọi vật đều thay đổi. => So sánh. => Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ, sự hồn nhiên đáng yêu b) Khi đến trường - Sân trường Mỹ Lý đầy đặc cả người. - Người nào áo quần cũng sạch sẽ, tươm tất. - Trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. - Lòng tôi đâm lo sợ vẫn vơ. - Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. - Tôi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo. Trang 8
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 => Cảm giác ngỡ ngàng, lo sợ khi sắp bước sang một môi trường mới và phải xa mẹ, xa nhà. c) Khi đón nhận giờ học đầu tiên: - Tôi nhìn bàn ghế… rồi lạm nhận là vật riêng của mình. - Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi … lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. - Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ… => Cảm giác gần gũi với lớp học, với bạn bè, tự tin. nghiêm túc khi bước vào giờ học. 2- Tấm lòng của người lớn dành cho các em: - Mẹ tôi âu yếm… - Một thầy giáo trẻ tuổi … tươi cười đón chúng tôi ở lớp. -> Tấm lòng thương yêu, tinh thần trách nhiệm của gia đình và nhà trường, xã hội đối với thế hệ tương lai. III. GHI NHỚ: (SGK/8). Tiết 3: Văn bản: TRONG LÒNG MẸ Nguyeân Hoàøng I.Đọc-tìm hiểu chú thích 1)Tác giả: -Nguyên Hồng (1918-1982) -Quê ở Nam Định. -Các tác phẩm của ông thường viết về những người cùng khổ với trái tim yêu thương thắm thiết. -Tác phẩm chính: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển… 2)Tác phẩm: -Thể loại: Hồi kí -Trích chương 4 tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” II.Tìm hiểu văn bản 1./Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng. a./Cảnh ngộ của bé Hồng: - Mồ côi cha, mẹ tha hương cầu thực, sống nhờ nhà nười cô. Trang 9
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 - Không được yêu thương, bị hắt hủi. =>Cô độc, tủi cực, luôn thèm khát tình yêu thương. TUẦN 3 : Tiết 1: Văn bản: TRONG LÒNG MẸ(tt) Nguyeân Hoàøng II.Tìm hiểu văn bản 1./Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng. b./Nhân vật người cô -…. cười hỏi, tươi cười kể… -Giong nói ngọt ngào, nét mặt khi cuòi rất kịch. -Vỗ vai cười… - Tỏ sự ngậm ngùi, thương xót thầy tôi. =>Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, là hạng người sống tàn nhẫn c./Suy nghĩ của bé Hồng về mẹ: -Tưởng đến vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. -…đời nào tình yêu thương…xâm phạm đến. -Lòng thắt lại, nước mắt cay cay. -Nước mắt…chan hòa đầm đìa. -Hai tiếng “em bé” xoắn chặt lấy tâm can. Thương mẹ và căm tức…. -Cổ nghẹn ứ. -Gía những cổ tục…mà nghiến =>Kính yêu mẹ, xót xa, càm thông cho hoàn cảnh đng1 thương của mẹ. Tình thương gắn liền với lòng căm thù cổ tục phong kiến. 2./Cảm xúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ: -Thoáng thấy bóng người...đuổi theo gọi bối rối. -...thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe tíu cả chân lại, òa lên khóc nức nở. -...ngồi trên xe đệm êm, đùi áp đùi mẹ, đầu áp vào cánh tay mẹ, những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt. Trang 10
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 -Hơi quần áo, hơi trầu...thơm tho lạ thường. -Không còn nhớ mẹ đã hỏi gì và trả lời mẹ những gì. -Câu nói bà cô chìm ngay đi. Hạnh phúc tột đỉnh trong thế giới đầy ắp tình mẫu tử. =>Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ. III.Ghi nhớ (SGK/21) Tiết 2: Tập làm văn: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I-TÌM HIỂU BÀI: 1. Chủ đề của văn bản. VD: Đọc lại VB “Tôi đi học” - Kỉ niệm sâu sắc: kỉ niệm lần đầu đi học. - Cảm xúc: +Trên đường cùng mẹ đến trường: hồi hộp, cảm giác mới mẻ. +Trong sân trường: lo sợ, bỡ ngỡ. +Trong lớp học: gần gũi, thân thuộc, nghiêm túc. => Chủ đề: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. 2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. a. Những căn cứ để xác định chủ đề văn bản “ Tôi đi học”: - Nhan đề. - Các từ ngữ. - Câu b. Những chi tiết miêu tả “cảm giác trong sáng” của nhân vật “tôi”: a. Trên đường đi học: b. Trên sân trường: c- Trong lớp học II - GHI NHỚ: (SGK/ 12) III - LUYỆN TẬP: Trang 11
Tài liệu Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 Tiết 3: Tập làm văn: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN I-TÌM HIỂU BÀI : 1. Bố cục của văn bản: Vd: Văn bản“ Người thầy đạo cao đức trọng” -Bố cục ba phần: Mở bài: đầu … “danh lợi”: Giới thiệu về Chu Văn An. Thân bài: “Học trò … không cho vào thăm”: Chứng minh tài và đức của thầy. Kết bài: phần còn lại: Tình cảm mọi người đối với Chu Văn An. Bố cục của văn bản gồm 3 phần: + MB: Nêu chủ đề của văn bản + TB: Trình bày các khía cạnh của chủ đề + KB: Tổng kết chủ đề của văn bản 2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài: - Trình tự thời gian. - Diễn biến tâm trạng. -Trình tự không gian. - Chỉnh thể – bộ phận. - Ngoại hình - tính cách. -Trình bày theo các mặt của vấn đề. III. LUYỆN TẬP: II. GHI NHỚ: sgk/25. Trang 12
Search
Read the Text Version
- 1 - 13
Pages: