Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore BAI 5 ĐO KHOI LUONG

BAI 5 ĐO KHOI LUONG

Published by Nguyễn Hảo, 2021-08-13 10:13:25

Description: BAI 5 ĐO KHOI LUONG

Search

Read the Text Version

Câu 1: Nêu định nghĩa chung về GHD và DCNN của dụng cụ đo và xác định GHD và DCNN của thước dưới đây.

CÂN VOI Tương truyền, có lần, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?” “Được chứ!” Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi. Sứ Tàu phì cười, nói: “Xem ra chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!” “Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.” Lương Thế Vinh trả lời. Sứ Tàu lại châm chọc: “Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!” Lương Thế Vinh không trả lời. Bạn hãy cùng suy nghĩ xem liệu vị Trạng Nguyên của chúng ta sẽ làm thế nào? https://www.youtube.com/watch?v=ArvjgW6KdHQ

Bài 5 ĐO KHỐI LƯỢNG

I: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng. - Mọi vật đều có khối lượng. - Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật. - Kí hiệu của khối lượng bằng chữ : m. - Đơn vị chuẩn : kilogam (kg) a) 5 tấn = ..............kg b) 20 tạ = .................kg c) 100kg = ............yến d) 6 tấn =................yến e) 0,5kg = ...............g f) 0,05g= ................mg

I: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng. = 100 g  1 kg 1000 +) mg (miligam) : 1g = 1000 mg 1mg = 1 / 1000 (g)

I: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng. Cho biết: ý nghĩa số gam ghi trên vỏ mì chính, muối, bột giặt...

II. Dụng cụ đo khối lượng a Hình a Hình b Hình e Hãy chỉ trên các hình a, b, c, d và e xem đâu là cân điện tử, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân rôberval.

Công dụng của một số loại cân - Cân y tế: Đo cân nặng của người - Cân đòn: Đo khối lượng của vật - Cân đồng hồ: Đo khối lượng của vật ( hoặc của người) - Cân Rooberval: Đo khối lượng kim loại - Cân tiểu li: Đo khối lượng nhỏ (thuốc, vàng, bạc, ....)

II. Dụng cụ đo khối lượng Xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân sau đây:

II. Dụng cụ đo khối lượng Xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân sau đây: GHĐ: 1000 g GHĐ: 15 kg GHĐ: 3 kg ĐCNN: 5 g ĐCNN: 0,05 kg ĐCNN: 20 g

III. Cách đo khối lượng Quan sát và nối tên các bộ phận cân đồng hồ dưới đây Đĩa cân Ốc điều chỉnh Thân cân Kim cân Bảng số cân

III. Cách đo khối lượng Các bước đo khối lượng của một vật bằng cân (cân đồng hồ) : (SGK) - Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp. - Hiệu chỉnh cân trước khi đo. (điều chỉnh kim cân chỉ đúng vạch số 0) - Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.(Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.) - Đọc và ghi kết quả đo

III. Cách đo khối lượng Các bước đo khối lượng của một vật bằng cân (cân điện tử) : (SGK) - Đặt cân ở bề mặt bằng phẳng - Ước lượng khối lượng của vật để chọn đơn vị thích hợp ( nhấn nút UNITS – chọn mg, g, kg,....) - Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân ( nhấn nút TARE để cân tự động khấu trừ khối lượng của vật chứa). - Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt các vật cần đo lên đĩa cân ( tránh để dính dầu mỡ, bột,.. Ảnh hưởng đến kết quả cân - Đọc và ghi kết quả đo

Sơ đồ tư duy Khối lượng Đơn vị đo Đo khối lượng Đơn vị Sử dụng: Dụng cụ Quy tắc chuẩn: kg cân, lạng, đo: các đo yến , tạ,… loại cân Ước lượng Hiệu Đặt hoặc Đọc và ghi khối lượng cần chỉnh treo vật lên kết quả cân cân và chọn cân cân phù hợp

IV. Luyện tập 1. Quan sát các hình vẽ dưới đây, hãy chỉ ra đâu là cân tiểu ly, cân điện tử, cân đồng hồ, cân xách? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

IV. Luyện tập Câu 2: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là A. cân tạ. B. cân Roberval. C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li. Câu 3: Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là A. cân tạ B. cân đòn C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li.

IV. Luyện tập Câu 4: 1 lạng bằng bao nhiêu kilogam? A. 1kg B. 0,1 kg C. 0.01 kg D. 0,001 kg Câu 5: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ: A. sức nặng của hộp mứt B. thể tích của hộp mứt C. khối lượng của mứt trong hộp mứt. D. sức nặng của hộp mứt Câu 6: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây A. mg B. tạ C. g D. kg

IV. Luyện tập Câu 7: Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số,bội số thường dùng của đơn vị này? Trả lời - Đơn vị đo khối lượng chuẩn: kg (kilogam) - Ước số và bội số thập phân của đơn vị «kg» thường gặp là: g, hg, yến, tạ , tấn.

IV. Luyện tập Câu 8: Đúng hay sai a. Đơn vị của khối lượng là g b. Cân dùng để đo khối lượng của vật c. Cân luôn luôn có 2 đĩa d. 1 tạ bằng 100kg e. 1 tấn bằng 100 tạ f. 1tạ bông có khối lượng ít hơn một tạ sắt Đáp án đúng: a, b,d Đáp án sai: c,e,f 1 tấn = 10 tạ

IV. Luyện tập Câu 9: Mẹ đưa cho lan 100000 đồng và dặn Lan ra chợ mua 6 lạng thịt. Biết phải mất 125000 đồng để mua 1kg thịt. Hỏi số tiền mẹ đưa có đủ trả cho 6 lạng thịt không? Bài làm: - Mua 1 kg thịt: 125000 đồng Đổi: 6 lạng (6 hg) = 0,6 kg - Số tiền lan phải trả: 0,6 . 125000 = 75000 (đồng) - Số tiền mẹ đưa cho Lan đủ để trả cho 6 lạng thịt.

IV. Luyện tập Câu 10: Một cân Robecvan có hộp cân gồm các quả cân sau (12 quả) 1g; 2g; 2g; 5g; 10g;10g; 20g; 50g; 100g; 100g; 200g; 200g; 500g. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân là: A. GHĐ: 500g; ĐCNN: 10g. B. GHĐ: 500g; ĐCNN: 2g. C. GHĐ: 1110g; ĐCNN: lg. D. GHĐ: 1000 g; ĐCNN: 2g. Trả lời - ĐCNN là quả cân nhỏ nhất là 1g. - Giới hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân: 1+2+2+5+10+10+20+50+100+200+200+500 = 1100 gam





IV. Luyện tập Câu 7: Hãy ghép tên các loại cân (ở cột trái) tương ứng với công dụng của loại cân đó ( ở cột phải) Trả lời 1-


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook