Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore 4. Giao duc so sanh va quoc te - 4 - GD Trung Quoc

4. Giao duc so sanh va quoc te - 4 - GD Trung Quoc

Published by Vũ Hải, 2023-07-09 02:51:11

Description: 4. Giao duc so sanh va quoc te - 4 - GD Trung Quoc

Search

Read the Text Version

Vấn đề 4 GIÁO DỤC TRUNG QUỐC

I. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG QUỐC - Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam: + Thứ nhất: Tương đồng về văn hóa + Thứ hai: Tương đồng về chính trị + Thứ ba: Tương đồng về mô hình kinh tế + Thứ tư: Trung Quốc cũng là nước đa dân tộc, đa ngôn ngữ  Phương châm chiến lược phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới. Đặng Tiểu Bình cho rằng “Nền GD Trung Hoa cần hướng đến hiện đại hóa, hướng ra thế giới và hướng đến tương lai” (1/10/1983)  “Khoa giáo hưng quốc”: Giáo dục thực sự trở thành động lực cùng với khoa học công nghệ chấn hưng đất nước.



II. Tiến trình phát triển của GD phổ thông Trung Quốc

1. Bước đầu xác lập thể chế QLGD trung ương tập quyền (1949 – 1956)  Sau 1949, tính chất GD của TQ cơ bản đã thay đổi nhằm cải tạo chế độ GD cũ, xóa bỏ ảnh hưởng của tư tưởng GD phong kiến, thực dân, phát xít, xây dựng chế độ GD mới với phương châm vì nhân dân phục vụ. Đây là nhiệm vụ chủ yếu phải thực hiện của GD TQ kể từ sau khi thành lập 1949.  ĐCS TQ đã áp dụng chính sách thận trọng vững vàng:  ở khu vừa giải phóng, thực hiện chính sách bảo lưu đại bộ phận giáo chức, viên chức,  đẩy mạnh khôi phục trật tự dạy học trong nhà trường...

Một số nhiệm vụ: (1) Ban hành kế hoạch dạy học thống nhất trên toàn quốc cải cách nội dung dạy học và phương pháp dạy học của nền GD cũ. ban hàn 5 bản kế hoạch dạy học tiểu học, 3 lần kế hoạch dạy học trung học, thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.  góp phần ổn định trật tự dạy học và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. (2) Lần lượt ban hành đề cương dạy học của các môn học Tháng 7/1952, Bộ GD TQ đã tham khảo đề cương dạy học môn Toán của Liên Xô để cải biên thành đề cương dạy học môn toán của TQ. Cho đến năm 1956, Bộ GD TQ đã ban hành bộ đề cương dạy học của các môn học bao gồm 15 loại cho cả tiểu học và trung học. (3) Xác lập phương châm thống nhất cung ứng tài liệu giảng dạy và học tập cho tiểu học và trung học Tháng 10/1949, tại hội nghị công tác xuất bản, đã đề xuất: bởi vì SGK có liên quan đến quốc kế dân sinh nên cần phải do quốc gia phát hành.

2. Điều chỉnh thể chế QLCT TW tập quyền (1957 – 1965) Tháng 3/1963, TW ĐCS TQ qui định tiểu học và trung học bắt buộc phải căn cứ vào kế hoạch dạy học, đề cương dạy học và SGK được Bộ GD thống nhất xây dựng để tiến hành hoạt động dạy học.

3. Thời kì sự nghiệp GD bị phá hoại nghiêm trọng (1966 – 1976)  Tháng 6/1966, TW ĐCS, Quốc vụ viện TQ yêu cầu tài liệu giảng dạy và học tập ở trường tiểu học và trung học cần phải thể hiện rõ nội dung chính trị của giai cấp vô sản, học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của Mao Trạch Đông, phương châm GD của Đảng...;  Phải căn cứ vào những yêu cầu đó để tiến hành biên soạn lại tài liệu giảng dạy và học tập ở tiểu học và trung học.

Năm 1967, TW ĐCS công bố 2 văn kiện yêu cầu: (1) nhà trường hoặc GV tự xác định phương án dạy học, tự xây dựng CT, tự lựa chọn nội dung dạy học, tự biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập,... (2) các địa phương tiến hành sửa chữa CT và tài liệu các môn học lịch sử, ngữ văn, chính trị,...  Thực tế đã tạo nên trào lưu tự biên soạn SGK hết sức rầm rộ, là một công cụ tuyên truyền cho “Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản” hoặc như là một thủ đoạn đấu tranh chính trị mà thôi.  Trong thời kì 1966 – 1975, công tác nghiệp vụ của Bộ GD và các đơn vị trực thuộc cũng như cơ quan hành chính giáo dục các cấp trước sau đều bị đình chỉ.  Chính sách QLGD thể hiện tính tùy ý, bỏ mặc quản lí hoạt động xây dựng CT, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập của địa phương, nhà trường phổ thông và GV. Đây là thực chất là thể chế QLGD dị dạng.

4. Từng bước xác lập thể chế 3 cấp QLCT (quốc gia, địa phương và nhà trường) (1977-2001)  Khôi phục trật tự GD, tạo tiền đề quá độ sang thể chế QLCT mới (1977-1981)  Điều chỉnh đề cương dạy học, từng bước chuẩn bị thực hiện chế độ đa dạng hóa CT và thẩm định CT GDPT (1981-1985) Tháng 1/1985, Bộ GD TQ chỉ rõ: Từ nay về sau, trong công tác XD SGK của GDPT cần tách biệt 2 bộ phận biên soạn và thẩm định.  Xác lập và từng bước hoàn thiện thể chế 3 cấp QLCT GDPT (1986-2001)

Phát triển đa dạng hóa chương trình GDPT  “Nhất cương đa bản” (1988): căn cứ vào kế hoạch chương trình, tiêu chuẩn chương trình và đề cương chương trình do Bộ Giáo dục xây dựng, các tác giả tiến hành biên soạn nhiều bộ SGK, các đơn vị giáo dục (nhà trường) lựa chọn và sử dụng một trong số những bộ SGK đã qua Bộ Giáo dục thẩm định.  “Nhất cương đa bản”: Ngoài Nxb GD nhân dân căn cứ vào Đề cương DH để biên soạn SGK sử dụng cho đại đa số vùng miền trên toàn quốc thì còn có Thượng Hải, Triết Giang, Hà Bắc căn cứ vào đặc điểm của địa phương để chế định đề cương DH và biên soạn SGK.  Tháng 6 năm 1999, Trung ương Đảng Cộng sản, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Quyết định về hệ thống 3 cấp CT GDPT - được đề cập chính thức trong văn kiện của Trung ương Đảng

5. Tiếp tục hoàn thiện và phát triển thể chế 3 cấp QLCT GDPT (2001-nay)



 Bồi dưỡng tố chất tổng hợp cho HS: tố chất của con người là những phẩm chất cơ bản/nền tảng có tính ổn định có tác dụng đối với cuộc sống của con người. 1) tố chất sức khỏe (thân thể), 2) tố chất tâm lí, 3) tố chất khoa học, 4) tố chất đạo đức, 5) tố chất thẩm mĩ, 6) tố chất lao động và 7) tố chất giao lưu.

Trung Quốc:





IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC

V. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CỦA TRUNG QUỐC Giáo dục người lớn (Adult Education) là một thuật ngữ chỉ toàn bộ những quá trình giáo dục có tổ chức, bất kể nội dung, trình độ và phương pháp gì, chính quy hay không chính quy, kéo dài hay thay thế giáo dục ban đầu ở trường phổ thông và đại học hoặc trong thực tập nghề mà nhờ đó, những ai được coi là người lớn, sẽ phát triển được khả năng của họ, làm giàu thêm tri thức, nâng cao chất lượng chuyên môn hay tay nghề, hoặc họ sẽ phát triển theo phương hướng mới đem lại những thay đổi về thái độ và hành vi trong sự phát triển của cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sự phát triển của hệ thống giáo dục cho người trưởng thành của Trung Quốc  Do ảnh hưởng lớn của cuộc cách mạng văn hóa (10 năm từ năm 1966 đến 1976), hầu hết lứa tuổi người trưởng thành chưa có cơ hội học tập  Trung Quốc rất tập trung cho giáo dục người trưởng thành với các hình thức giáo dục linh hoạt, đa dạng – Coi đây là bộ phận quan trọng trong nền giáo dục quốc dân.  Ở bậc tiểu học có: các lớp xóa mù chữ cho người lớn, Trường tiểu học cho người lớn.  Ở bậc phổ thông có: trường hoặc trung tâm đào tạo cho người lớn;  Ở bậc đại học có: trường đại học hoặc cao đẳng cho người lớn


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook