Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore NGỌN ĐUỐC CỦA GIẤC MƠ

NGỌN ĐUỐC CỦA GIẤC MƠ

Published by huy nguyễn, 2022-11-13 04:05:22

Description: NGỌN ĐUỐC CỦA GIẤC MƠ

Search

Read the Text Version

TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 1 CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/1982 - 20/11/2022 TẬP SAN ĐIỆN TỬ CHI ĐOÀN 11A7

TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA 1 NGỌN ĐUỐC CỦA GIẤC MƠ

LỜI NGỎ Vậy là lại một 20/11 nữa lại tới gần, ngày biết bao thế hệ học trò trên đất nước Việt Nam hướng về thầy cô giáo thân yêu. Trong suốt quá trình học, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai luôn sát cánh bên chúng em, dìu dắt chúng em mỗi ngày. Cứ như vậy, êm thầm và lặng lẽ, thầy cô trang bị cho chúng em rất nhiều hành trang kiến thứ để chúng em vững bước vào đời . Thầy cô như những ngọn đuốc thắp sáng ước mơ hoài bão và một tương lai rộng mở. Không những vậy, thầy cô còn dạy dỗ chúng em trở thành những con người tốt đẹp với bao đạo đức, kinh nghiệm cuộc sống , còn là người bạn tâm tình động viên chia sẻ, giúp chúng em vượt qua các khó khăn trong học tập, cuộc sống .

Công ơn mà thầy cô dành cho chúng em thật lớn lao, đâu thể kể hết bằng lời . Chúng em còn biết, suốt những năm tháng học trò ấy không thể thiếu những lúc chúng em chưa ngoan, chưa chăm chỉ, thậm chí không tôn trọng thầy cô. Nhưng với đức hi sinh và lòng vị tha cao cả, thầy cô luôn tha thứ, bỏ qua mọi lỗi lầm cho chúng em , chỉ mong chúng em biết tìm ra cái sai để nhận lỗi, sửa lỗi để trở nên trưởng thành hơn. Mỗi lần như vậy , mắt ai cũng rưng rưng, lòng nặng trĩu kính yêu thầy cô vô hạn Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn là người lái đò, chở hết học sinh lớp này đến lớp khác sang bến đò tương lai. Vậy mấy ai còn nhớ đến người lái đò năm ấy. Một sự thật nghiệt ngã !.Nhưng những con người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi cao quý thay, vĩ đại thay những người thầy cô .Rồi mai đây những đàn chim thơ bé ngày nào

đã tự mình bay trên nền trời tri thức với những hành trang trên vai là những kiến thức quý báu, lời dạy bảo của thầy cô. Cứ thế, biết bao thầy cô không ngừng nghỉ , cố gắng dìu dắt những cô cậu học trò chúng em với ước mơ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước ,

LỊCH SỬ - NƠI ƯƠM MẦM Ngày 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học.

Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn

dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Lần đầu tiên ngày \"Quốc tế Hiến chương các nhà giáo\" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Bác Hồ với nghề giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức cho sự nghiệp xây dựng nền giáo dục nhân dân, phục vụ nhân dân và sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và chấn hưng đất nước. Trong kho tàng di sản của Người về giáo dục, chúng ta có thể tìm thấy và tiếp cận nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có quan điểm nổi bật là xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại. Sinh thời, ngay từ thuở ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ chí Minh đã có những nhận thức hết sức chính xác về vai trò của giáo dục.

Người cho rằng chính dốt nát đã gây ra đói nghèo và cũng chính dốt nát đã đẩy cả một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, đã làm cho một quốc gia có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, có truyền thống quật cường, bất khuất phải chịu thất bại vì không nhận thức được thời đại, không tìm thấy con đường phát triển của chính mình. Có thể vì thế mà vào trạc tuổi 13, khi đã làm quen với những tư tưởng rất nổi tiếng của Cách mạng tư sản Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái,Người muốn sang phương Tây để tìm hiểu, xem đằng sau những từ hấp dẫn ấy là cái gì ? Và bắt đâù từ ngày đó (5/6/1911), Người ra đi tìm đường cứu nước, tuyên truyền, giác ngộ và đấu tranh để thành lập Đảng (1930) giành chính quyền về tay nhân dân (1945) tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược...cho đến lúc từ giã cõi đời (2-9-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức

cho sự nghiệp xây dựng nền giáo dục nhân dân, phục vụ nhân dân và sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, chấn hưng đất nước. Trong kho tàng di sản của Người về văn hóa, giáo dục, chúng ta có thể tìm thấy và tiếp cận nhiều quan điểm cơ bản, quan trọng khác nhau. Ở bài viết này xin được nêu ba quan điểm theo chúng em là cơ bản, để xây dựng một nền giáo dục hiện đại của nước nhà Một là, \"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu\" Hai là, \"Học phải đi đối với hành\" Ba là, xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời. Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Giáo dục - đào tạo còn được coi là máy cái để tạo ra sự phát triển của đất nước.

Những người chở đạo thầm lặng ... Biết bao nghề nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả mọi nghề nhưng cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học! Bởi vì dạy học không bao giờ là một nghề tầm thường, hoặc là một kế sinh nhai mà là một “Thiên chức đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”. Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”.

Do đó thầy giáo là người “vừa dạy chữ, vừa dạy người”, nên họ phải có kiến thức chắc, tay nghề vững, có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo. Nghề giáo là một trong nghề kỳ diệu. Ở đó, năm này qua năm khác người thầy tự nhân mình lên qua các học trò của mình. Người thầy giáo cũng tự nhân mình lên gieo vào tâm hồn, trí tuệ của học sinh những tri thức cao quý, những phẩm chất tốt đẹp của mình và không có gì cao cả hơn sứ mệnh đó! Lao động của thầy giáo có giá trị cao đẹp ở chỗ là tạo ra cho con người có ích cho cuộc đời. Dù ở địa vị nào trong xã hội, dù làm gì đi nữa thì con người luôn tưởng nhớ đến những người thầy đáng kính, đến những ngôi trường thương yêu của mình đã từng học tập qua thời niên thiếu với một tình cảm tốt đẹp và lòng biết ơn sâu nặng nhất.

Chiều dần buông theo áng mây trôi hững hờ. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng sang sông. Mồ hôi họ đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Nhìn cô lái đò má ửng hồng, như đâu đây hình ảnh của thầy cô hiện lên. Tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô đã thâm quầng vì những đêm mất ngủ, như người lái đó chở khách sang sông, từng thế hệ này đến thế hệ khác, đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai, đi đến những chân trời rộng mở, mở ra cả hòai bão, ước mơ cho bao thế hệ.Một dòng đời - một dòng sông. Mấy ai là kẻ đứng trông bến bờ. Muốn qua sông phải có đò. Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa ...

Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và cô cậu học sinh là khách qua sông. Khách qua sông rồi, con đò vẫn như say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức. Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời, nhường bước cho những chú chim non mới. Còn gì vui hơn khi những khách qua sông đã nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ.Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo là quy luật muôn đời. Làm nhà giáo luôn quên mình đi để nghĩ nhiều đến người khác. Là làm bãi cát dài nâng mình cho những con sóng, con sóng sau ùa đi, con sóng trước xóa sạch dấu vết cưu mang, những bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài những con sóng đã đi qua. Là làm bãi cát dài nâng mình cho những con sóng, con sóng sau ùa đi, con sóng trước xóa sạch dấu vết cưu mang,

những bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài những con sóng đã đi qua. Thầy cô giáo là người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ. Người khách xưa biết bao giờ trở lại, có nhớ con đò và lần qua bến ấy - sang sông!

VƯỜN THƠ Tri thức ngày xưa trở lại đây, Ân tình sâu nặng của cô thầy! Người mang ánh sáng soi đời trẻ; Lái chuyến đò chiều sang bến đây? Đò đến vinh quang nơi đất lạ; Cám ơn người đã lái đò hay! Ơn này trò mãi ghi trong dạ… Người đã giúp con vượt đắng cay! Một đời người – m ột dòng sông… Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ, “Muốn qua sông phải lụy đò” Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa… Tháng năm dầu dãi nắng mưa, Con đò trí thức thầy đưa bao người Qua sông gửi lại nụ cười Tình yêu xin tặng người thầy kính thương Con đò mộc – mái đầu sương Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày, Khúc sông ấy vẫn còn đây Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…

Góc hình ảnh

Góc thư giãn - truyện cười Đầu giờ toán thầy giáo ra câu đố cho cả lớp -Thầy hỏi các em , ăn cắp nhạc thì gọi là gì ? -Thưa thầy là đạo nhạc ạ ! -Thế ăn cắp ý tưởng là gì ? -Là đạo ý tưởng ạ ! -Ăn cắp thơ gọi là gì ? -Là đạo thơ ạ ! -Vậy còn ăn cắp răng ? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau … - Các em mở sách , hôm nay chúng ta học sẽ học bài … \" đạo hàm “ Thầy giáo hỏi học sinh: - Ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương? Cả lớp im lặng. Thầy chỉ một trò: - Em có biết ai lấy nỏ thần của An Dương Vương không? - Dạ không phải em. Trò sợ sệt đáp. Vừa lúc đó hiệu trưởng đi qua, thầy giáo đang bực mình liền nói: - Anh xem. học trò bây giờ tệ quá, hỏi ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương mà cũng không biết. Hiệu trưởng gật gù: - Thôi anh cứ bảo anh Vương làm báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quỹ đền cho, đừng làm rùm beng lên để mang tiếng chết!

Ngày 20/11 là một ngày thật sự ý nghĩa. Càng trưởng thành chúng em lại càng thấy thấm thía những gì thầy cô đã chỉ dạy! Nhân ngày 20/11,toàn thể lớp 11A7 xin chúc các thầy các cô sức khỏe, luôn tràn đầy nồng nàn nhiệt huyết với sự nghiệp.

Ban biên tập Trần Văn Mạnh NgôThị Phương Anh La Quỳnh Hương Hà Quang Thịnh Lưu Thanh Thơ Nguyễn Tuấn Anh Nguyễn Quang Huy Đỗ Hùng Minh Hình ảnh Trần Văn Mạnh Trần Thị Khách Huyền Nội dung Tập thể chi đoàn 11a7 Chịu trách nhiệm xuất bản GNCN lớp 11a7 Xuất bản NguyễnQuang Huy


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook