Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

Published by liemnguyensadec, 2019-01-08 22:49:26

Description: GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

Search

Read the Text Version

II. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN 2. Mục tiêu cụ thểTiêu chí Đến năm 2020 Đến năm 2025 THCS THPT VKK THCS THPT VKKTrường TrH có CT GDHN 55% 60% 50%gắn với hoạt động SXKD 100% 100% 80%và có GV kiêm nhiệm làmnhiệm vụ TVHNHS tốt nghiệp THCS tiếp 30% 25%tục học tập tại các cơ sở 40% 30%GDNN, trình độ SC, TCHS tốt nghiệp THPT tiếp 40% 30%tục học tập tại các cơ sở 45% 35%GDNN, trình độ CĐ

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Nâng cao nhận thức về GDHN và định hướng phân luồng học sinh phổ thông.2. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHN trong trường PT.3. Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường PT.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN trong trường PT.5. Bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về GDHN và định hướng phân luồng HS phổ thông.6. Huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia GDHN, định hướng phân luồng HS phổ thông.7. Tăng cường quản lý đối với GDHN, định hướng phân luồng HS phổ thông.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Nâng cao nhận thức về GDHN và định hướngphân luồng học sinh PT a) Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN và PLHS. b) Đưa nhiệm vụ GDHN và PLHS vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển KT-XH của từng địa phương. c) Xây dựng trang thông tin về GDHN và PLHS. d) Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về GDHN và PLHS.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU2. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHNtrong trường PTa) Đổi mới nội dung GDHN thông qua các môn học/HĐGD.b) Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn,hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi HS.c) Tăng cường phối hợp giữa cơ sở GDPT, các cơ quan QLGDvới các cơ sở đào tạo trong hoạt động GDHN, PLHS.d) Xây dựng mô hình thí điểm về GDHN và PLHS ở một sốđịa phương.đ) Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về nhu cầu,thị trường lao động của địa phương và cả nước.e) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc trao đổi kinhnghiệm GDHN, PLHS, về nhu cầu, thị trường lao động.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU3. Phát triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụtư vấn, hướng nghiệp trong các trường PTa) Xây dựng tài liệu ĐT, BD đội ngũ GV kiêm nhiệmlàm công tác GDHN theo từng cấp học.b) Bồi dưỡng đội ngũ GV kiêm nhiệm làm công tácGDHN về kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tưvấn hiện đại với sự trợ giúp của CNTT.c) Thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý, GV cáccơ sở đào tạo, các doanh nhân,... tham gia làm côngtác tư vấn, hướng nghiệp cho HS PT.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắnvới GDHN trong trường PTa) Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy họcgắn với GDHN, giáo dục STEM tại một số địa phương đạidiện cho các vùng kinh tế.b) Hỗ trợ các trung tâm GDTX cấp tỉnh, trung tâm giáo dụcnghề nghiệp - GDTX cấp huyện tăng cường cơ sở vật chất,thiết bị dạy học phục vụ GDHN, dạy nghề.* STEM (Science, Technology, Engineering and Mathematics)* Giáo dục STEM: là mô hình GD dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức KH, CN, KT và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU5. Bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật vềGDHN và định hướng phân luồng HS phổ thônga) Ban hành tiêu chí đánh giá việc thực hiện GDHN trong cơ sở GDPT; tiêu chuẩn lựa chọn đối với người làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong trường PT.b) Ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật về CSVC, TBDH phục vụ GDHN.c) Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho HS học liên thông giữa các trình độ đào tạo, lên các cấp học cao hơn.d) Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với HS học nghề, hỗ trợ kinh phí cho HS dân tộc thiểu số, HS nghèo, HS thuộc diện chính sách, HS sau tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU6. Huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nướctham gia GDHN, định hướng phân luồng HS phổ thông a) Tăng cường sự tham gia của các cơ sở GDNN, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả GDHN đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. b) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở GDPT với các cơ sở GDĐH, cơ sở GDNN, các cơ sở SX-KD-DV nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện CSVC, TBDH phục vụ cho GDHN và PLHS. c) Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước đầu tư CSVC, TBDH phục vụ công tác GDHN cho HSPT.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU7. Tăng cường quản lý đối với GDHN, định hướngphân luồng HS phổ thônga) Xây dựng và khai thác hiệu quả chuyên trang về GDHN và định hướng phân luồng HS PT trên hệ thống thông tin quản lý của ngành GDĐT.b) Hình thành bộ phận kiêm nhiệm quản lý, theo dõi về GDHN, định hướng phân luồng học sinh tại các cấp QLGD và các cơ sở GDPT.c) Thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng GDHN, định hướng phân luồng HS PT trên toàn quốc và các địa phương.

Phần IV. Tổ chức thực hiện Đề án Bộ Giáo dục và Đào tạoa) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thànhđể tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giámsát, tổng kết. Đề xuất, kiến nghị Thủ tướng CP điều chỉnh, bổsung Đề án trong trường hợp cần thiết.b) Cụ thể hóa các nội dung của Đề án trong các chương trình,kế hoạch trung hạn và hàng năm.c) Chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản quy định tiêu chíđánh giá việc thực hiện GDHN trong cơ sở GDPT.d) Chủ trì nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sáchtạo điều kiện thuận lợi cho HS học liên thông giữa các trìnhđộ đào tạo, lên các cấp học cao hơn.đ) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ sở GDPT, cơ sởGD đại học và cơ sở GDNN về công tác GDHN và phânluồng HS sau THCS và sau THPT.

Cơ hội đối với GDHN và PLHS1) Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW2) Đổi mới CT-SGK GDPT3) Ban hành Đề án 522/QĐ-TTG với các mục tiêu, nhiệm vụ và biên pháp cụ thể; Đề án 1665/QĐ-TTg về “Hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp đến năm 2025”4) Sửa đổi Luật GD và Luật GDĐH5) Số lượng HS năm học 2017-2018: - THCS: 5.373.312 hs (lớp 9: 1.266.764 hs) - THPT: 2.508.564 hs (lớp 12: 811.364 hs)

Thách thức đối với GDHN và PLHS• Nhận thức còn hạn chế; tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng HS chưa hiệu quả.• Năng lực GDHN của GV hạn chế; khả năng thực hành, vận dụng KT-KN vào thực tế sản xuất, đời sống của HS còn yếu; CSVC, TBDH thiếu.• Hệ thống thông tin thị trường lao động của ngành nghề còn hạn chế, thiếu cập nhật.• Thiếu những cơ chế chính sách đủ mạnh để khuyến khích HS tham gia học nghề.• Hệ thống GDNN chưa tạo ra sức hút đối với HS, nhất là HS tốt nghiệp THCS.• Việc tham gia của các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp vào công tác GDHN, PLHS còn rất hạn chế.

Trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW a) Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn: - Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu với tỉnh ủyban hành nghị quyết chuyên đề - Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu với UBNDtỉnh ban hành đề án hoặc kế hoạch của tỉnh - Phối hợp triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việcthực hiện Đề án hoặc kế hoạch - Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Bộ GDĐT để tổnghợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; b) Tham mưu xây dựng chính sách để huy động và bốtrí nguồn lực cho thực hiện Đề án. Bảo đảm bố trí ngânsách theo quy định hiện hành để triển khai các nhiệm vụ tạiđịa phương;

Trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW c) Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáodục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổthông trên địa bàn; d) Biểu dương, khen thưởng các doanh nghiệp, nhàđầu tư, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác thamgia tích cực, hiệu quả vào công tác giáo dục hướng nghiệpvà định hướng phân luồng học sinh phổ thông…

Sự cần thiết phải quản lí các hoạt động GDHN Mục đích quản lý GDHNThực hiện Phát triển Sử dụng, Tổ chức, mục tiêu vai trò quản lí hiệu của các khai thác và quả các hoạt GDHN tác nhân phối hợp động GDHN hợp lý các cho học sinh cho tham gia nguồn lực học sinh GDHN cho GDHN

Tăng cường quản lý hoạt động GDHN Chức Chức năng kế năng tổhoạch hóa chức Quản lý giáo dục hướng nghiệpChức năng Chức kiểm tra, năng chỉ đánh giá đạo

Chức năng kế hoạch hóa hoạt động GDHNNội dung cơ bản 1. Xác định mục tiêu chung và mục của chức năng tiêu cụ thế của các hoạt động GDHN kế hoạch hóa tại địa bàn quản lí 2. Đảm bảo chắc chắn có các nguồn lực để đạt được các mục tiêu GDHN 3. Xác định các nhiệm vụ, các hoạt động cần thiết và các biện pháp để đạt được mục tiêu GDHN

Các bước cần tiến hành tổ chức hoạt động GDHN Bước 1. Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện và nhóm gộp các nhiệm vụ thành bộ phận Bước 2. Thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức làm công tác GDHN và xác lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các tác nhân GDHNBước 3. Phân công người phụ trách các bộ phận và phân công nhiệm vụ cho các cá nhân. Giao phó quyền hạn tương ứng để thực hiện nhiệm vụ Bước 4. Hỗ trợ các địa phương/ trường học/GV thực hiện nhiệm vụ được giao Bước 5. Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của việc tổ chức công tác GDHN

Các nội dung cơ bản khi chỉ đạo hoạt động GDHNNội dung cơ Sử dụng quyền hạn để thực hiện quyềnbản của chức chỉ huy và hướng dẫn triển khai cácnăng chỉ đạo nhiệm vụ GDHN Đôn đốc, động viên, khích lệ mọi người thực hiện nhiệm vụ GDHN được giao Giám sát, sửa chữa và hỗ trợ mọi đối tượng quản lí thực hiện các nhiệm vụ đã được giao Ra các quyết định quản lí và thúc đẩy các hoạt động GDHN phát triển

Các bước để hực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá Bước 1: Xây dựng chuẩn đánh giá việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ GDHN Bước 2: Đo đạc việc thực hiện các nhiệm vụ GDHN Bước 3: Điều chỉnh các sai lệch để GDHN đạt được mục tiêu đã xác định

GIỚI THIỆUVÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG? (Trước đây)DẠY DẠYCHỮ NGƯỜIDẠY NGHỀ

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG? (Hiện nay)DẠY DẠYCHỮ NGƯỜI HOẠT GIÁO ĐỘNG DỤC TRẢI HƯỚNGNGHIỆM NGHIỆP

Năng lực hướng nghiệp của học sinh Nhận Nhậnthức bản thức nghề thân nghiệpXây dựng kếhoạch nghề nghiệp

Các hình thức giáo dục hướng nghiệp• Trong chương trình GDPT, GDHN được thực hiện thông qua nhiều hình thức: - Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học; - Lao động sản xuất và học nghề phổ thông; - Hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa; - Hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục khác ở nhà trường và địa phương.• Hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục trong đó tập trung vào năm học cuối của THCS và toàn bộ thời gian của THPT.

II. MỘT VÀI LÍ THUYẾT VỀ HƯỚNG NGHIỆP2.1. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp2.2. Qui trình hướng nghiệp2.3. Lí thuyết cây nghề nghiệp2.4. Lí thuyết mật mã Holland2.5. Lí thuyết hệ thống2.6. Lí thuyết vị trí điều khiển2.7. Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch

2.1. Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp Mô hình gồm 4 mức từ thấp đến cao TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP TÌM HIỂU, HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CUNG CẤP THÔNG TIN

2.2. Qui trình hướng nghiệp

2.3. Lí thuyết cây nghề nghiệp

2.4. Lí thuyết mật mã Holland

2.4. Lí thuyết mật mã Holland CÁC NHÓM TÍNH CÁCH THEO LÍ THUYẾT MẬT MÃ HOLLAND1. Nhóm kĩ thuật (KT-Realistic): Kiểu người thực tế, cụ thể - thao tác kĩ thuật.2. Nhóm nghiên cứu (NC-Investigate): Kiểu người kiên trì - khoa học - nghiên cứu.3. Nhóm nghệ thuật (NT-Artistic): Kiểu người sáng tạo tự do - văn học - nghệ thuật.4. Nhóm xã hội (XH-Social): Kiểu người linh hoạt quảng giao - phục vụ xã hội.5. Nhóm quản lý (QL-Enterristing): Kiểu người chủ động uy quyền - dựng nghiệp quản lý.6. Nhóm nghiệp vụ (NV-Conventional): Kiểu người thận trọng nề nếp - nghiệp vụ quy củ. Mỗi nhóm đều nêu rõ: Đặc điểm. Môi trường làm việc tương ứng. Các ngành nghề đào tạo

2.5. Lí thuyết hệ thống Mỗi người là một cá thể sống trong một hệ thống phức tạp, đa dạng và chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau, ở những thời điểm khác nhau:- Ở mức độ cá nhân: chịu ảnh hưởng từ bên trong như: khả năng, sở thích, cá tính, tuổi tác, giới tính, sức khỏe, quan điểm,...- Ở mức độ xã hội: chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, truyền thông, mạng xã hội,...- Ở mức độ môi trường: chịu ảnh hưởng từ vị trí địa lí, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa,- Ở mức độ thời gian: quyết định quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại, quyết định hiện tại ảnh hưởng đến tương lại v.v...

2.6. Lí thuyết vị trí điều khiển Có 2 quan điểm sống:- Quan điểm 1: Cuộc đời mỗi con người do chính bản thân người đó làm chủ và điều khiển, họ toàn quyền làm chủ cuộc sống.- Quan điểm 2: Cuộc đời mỗi con người do vận mệnh đã sắp đặt sẵn và điều khiển, luôn cho rằng họ có làm gì cũng không thay đổi được số mệnh, thường để cho người khác hoặc hoàn cảnh làm chủ vận mệnh. Thực tế, con người có thể được sinh ra trong gia đình nào đó, vùng quê, đất nước nào đó, có thể chịu một rủi ro nào đó nhưng về cơ bản vẫn có “nhân định thắng thiên”, vẫn có thể làm chủ được vận mệnh của mình.

2.7. Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạchSự may mắn của một người không đến một cách tìnhcờ, ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình khámphá, phấn đấu,...Sự may mắn không đến một cách tình cờ cho bất cứ aimà nó chỉ đến với người tạo ra sự tình cờ, may mắn đó.Với lí thuyết này, HS phải tích cực học tập, phấn đấu,hoạt động thì mới có thể có “may mắn” trong thi cử, mớicó thể có “may mắn” trong chọn trường, chọn nghề v.v...

Giới thiệu khái quát thuyết “đa thông minh/đa trí tuệ” của Howard Gardner- Thông minh Logic – Toán học (Năng lực tư duy)- Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Năng lực ngôn ngữ)- Thông minh Thị giác – Không gian (Năng lực thị giác)- Thông minh Cơ thể (Năng lực biểu diễn)- Thông minh Âm nhạc (Năng lực âm nhạc)- Thông minh Nội tâm (Năng lực nội tâm)- Thông minh Tương tác (Năng lực tương tác-giao tiếp)- Thông minh Thiên nhiên (Năng lực làm việc với thiên nhiên).

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner1. Năng lực Lôgic – Toán học (Năng lực tư duy): Giỏi làm việc với các con số. Là khái niệm được nói đến nhiều nhất. Năng lực này được thể hiện ở các khả năng như tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định,... Những người có năng lực tư duy tốt thường có trí nhớ tốt, thích lí luận, giỏi làm việc với các con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học... Tố chất này giúp người ta dễ thành công trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Toán học, Vật lí, Tin học, Thiên văn...

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner2. Năng lực ngôn ngữ: Giỏi làm việc với các con chữ. Nhạy cảm và thông minh trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ. Những người có năng lực ngôn ngữ cao thường có kĩ năng nói và viết tốt. Họ cũng thường được hậu thuẫn bởi trí tưởng tượng phong phú và khả năng miêu tả, kể chuyện hấp dẫn. Những tố chất này giúp họ dễ thành công trong các lĩnh vực Văn học, Biên kịch, Viết lời quảng cáo, Luật sư, Diễn giả…

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner3. Năng lực biểu diễn: Giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể. Năng lực này thể hiện rõ nhất qua khả năng chỉ huy, điều khiển những bộ phận trên cơ thể: mắt, miệng, tay, chân... Những người này thường rất khéo léo và uyển chuyển trong các động tác, dễ dàng diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Tố chất này giúp người ta dễ thành công nếu đi vào các ngành biểu diễn như Múa, Xiếc, Diễn viên, Thể dục dụng cụ, Vũ công, Bơi lội... Các ngôi sao bóng đá cũng có một phần tố chất này.

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner4. Năng lực âm nhạc: Giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh. Theo Howard Gardner, năng lực này có quan hệ gần như tỉ lệ thuận với năng lực ngôn ngữ. Nó thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các giai điệu, cảm xúc, tiết tấu, âm thanh… Thuở bé, năng lực này có thể nhận biết qua các khả năng nhận thức, thẩm âm và ghi nhớ các giai điệu. Những em bé có khả năng này rất ưa thích bắt chước hoặc sáng tạo các tổ hợp âm thanh. Những người có tố chất này dễ thành công trong các ngành Âm nhạc như Ca sĩ, Nhạc sĩ, Soạn nhạc...

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner5. Năng lực thị giác: Giỏi làm việc với các vật thể, không gian Thế mạnh lớn nhất trong khả năng này là có cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, tọa độ và bố cục. Nếu để ý, những em bé thuộc dạng này thường bộc lộ khả năng qua việc giỏi vẽ, thích tô màu, tò mò nghịch và sắp xếp các đồ vật, hay chịu khó làm những vật thể đẹp mắt… Những người có năng lực này nên đi vào những ngành như Họa sĩ, Kiến trúc sư, Nhà điêu khắc, Thủy thủ hay Phi công...

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner6. Năng lực tương tác: Giỏi làm việc với người khác. Tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt trúng những xúc cảm của người khác. Những người này thường có đầu óc tổ chức, có khả năng thuyết phục và dễ gây ảnh hưởng. Những cá nhân này có tiềm năng khi làm những công việc như Nhà giáo, Bán hàng, Tư vấn, Chính trị gia hay Thủ lĩnh tôn giáo...

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner7. Năng lực nội tâm: Giỏi làm việc với chính mình Những người có năng lực nội tâm còn được gọi là người có khả năng lắng nghe chính bản thân mình, thường rất am hiểu bản thân, đánh giá chính xác các cảm xúc và hành vi của mình. Những người này thường thích suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập một cách hiệu quả và thường nhìn nhận sự việc một cách khá sâu sắc. Những người có tố chất này dễ có khả năng để trở thành những nhà Triết học, Tâm lí học, Thần học, Phân tâm học,… nổi tiếng.

Thuyết “đa thông minh” của Howard Gardner8. Năng lực Thiên nhiên: Giỏi làm việc với thiên nhiên Khả năng này thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các vật thể trong thế giới tự nhiên. Những người thuộc tuýp này rất tò mò quan sát và tìm hiểu về cây cối và động vật. Họ thường nắm bắt và học hỏi rất nhanh thông qua sự tương tác với thiên nhiên, với các hoạt động ngoài trời. Những người có tố chất này dễ đạt thành công nếu đi theo các ngành Sinh học, Môi trường, Y học…

Tham khảo 10 đặc điểm của người Việt Nam (Viện nghiên cứu xã hội Mỹ nghiên cứu và đánh giá)1. Cần cù lao động song dễ thoả mãn nên tâm lí hưởng thụ còn nặng.2. Thông minh, sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tư duy dài hạn, chủ động.3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lí luận.5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học đến đầu đến đuôi nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm; ít vì chí khí, đam mê).

Tham khảo 10 đặc điểm của người Việt Nam (Viện nghiên cứu xã hội Mỹ nghiên cứu và đánh giá)6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.7. Tiết kiệm song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít xuất hiện.9. Yêu hoà bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lí do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Câu hỏi thảo luận1. Theo Anh (Chị), ngoài 7 nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Đề án, có cần bổ sung thêm nhiệm vụ và giải pháp gì? Những thuận lợi, khó khăn và thách thức khi thực hiện Đề án?2. Công tác lập kế hoạch cho các hoạt động GDHN ở nhà trường hiện nay được thực hiện như thế nào? Có những hạn chế gì? Theo Anh (Chị) cần phải có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn, hạn chế đó?3. Việc thực hiện chức năng tổ chức trong quản lí GDHN ở nhà trường hiện nay như thế nào? Hãy đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chức năng tổ chức trong quản lí GDHN.4. Cán bộ quản lí GDHN ở các trường hiện nay thực hiện chức năng chỉ đạo GDHN như thế nào? Theo Anh (Chị) cần phải có các giải pháp gì để nâng cao hiệu quả GDHN?5. Anh (Chị) có thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN ở cơ sở giáo dục do Anh (Chị) quản lí không? Hãy đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ GDHN.


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook