Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Chương trình đào tạo PDCA_Phần cơ bản

Chương trình đào tạo PDCA_Phần cơ bản

Published by pqlcl.ch1, 2023-01-14 06:29:14

Description: Đây là phiên bản 3.3 của chương trình đào tạo cải tiến chất lượng (phần cơ bản_ đã được phê duyệt theo Quyết định 2026/QĐ-SYT ngày 06/05/2022

Search

Read the Text Version

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc SỞ Y TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 05 năm 2022. Mã số: CTCL-04/C01.14 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG THEO CHU TRÌNH PLAN-DO-CHECK-ACT” Phần cơ bản (CTCL-04/C01.14), dành cho nhân viên ở các cơ sở y tế Mã số chương trình đào tạo: CTCL-04/C01.14, phiên bản [3.3] (phê duyệt theo Quyết định số: 2026 /QĐ-SYT ngày 06/05/2022 của Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt chương trình đào tạo liên tục) 1. Tên khóa học và giới thiệu chương trình đào tạo: 1.1. Tên khóa đào tạo: “Cải tiến chất lượng theo chu trình Plan-Do-Check-Act” (Phần cơ bản) (tổng số giờ học: 24 giờ) 1.2. Giới thiệu chương trình đào tạo: Nhằm góp phần tổ chức tốt việc triển khai Thông tư 19/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt khuyến khích các hoạt động cải tiến chất lượng liên tục tại các cơ sở y tế; Bệnh viện Nhi đồng 1 xây dựng chương trình đào tạo “Cải tiến chất lượng theo chu trình Plan-Do- Check-Act”, nhằm cung cấp kiến thức và phát triển kỹ năng cá nhân của nhân viên y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Chương trình đào tạo cải tiến trình độ cơ bản đã được xây dựng và triển khai thí điểm từ năm 2011, áp dụng chính thức từ năm 2014. Nhằm mục đích phát triển hơn nữa việc đào tạo nhân lực về cải tiến chất lượng, từ tháng 9-2019, Bệnh viện Nhi đồng 1 tái cấu trúc chương trình đào tạo, xây dựng bổ sung chương trình nâng cao về cải tiến chất lượng và triển khai thí điểm giai đoạn 2019-2020 (trên cơ sở kết hợp với chương trình cơ bản và công cụ quản lý chất lượng). Các chương trình có liên quan gồm có: - [CTCL-04]: Cải tiến chất lượng theo chu trình Plan-Do-Check-Act (phần cơ bản), 24 tiết. - [CTCL-04a]: Cải tiến chất lượng theo chu trình Plan-Do-Check-Act (phần nâng cao), 88 tiết. - [CTCL-04b]: Tổng quan về cải tiến chất lượng dành cho bác sỹ và các viên chức quản lý, 16 tiết. - [CTCL-04c]: Cải tiến chất lượng theo phương pháp 5S (phần cơ bản), 16 tiết.

2 - [CTCL-04.01]: “Công cụ quản lý chất lượng” (phần cơ bản), 24 tiết. - [CTCL-04.01a]: “Công cụ quản lý chất lượng” (Phần nâng cao), 56 tiết. Chương trình đào tạo này triển khai phần đào tạo cơ bản về cải tiến chất lượng, tiếp cận triển khai cải tiến theo chu trình PDCA, nhằm phát triển kỹ năng thực hành triển khai cải tiến chất lượng dựa trên bối cảnh cụ thể của khoa, phòng và bệnh viện. Đây là chương trình đào tạo dành cho tất cả nhân viên y tế có nhu cầu, chưa được đào tạo về cải tiến chất lượng. Học viên hoàn thành chương trình này có thể tiếp tục tham gia khoá đào tạo liên thông của chương trình đào tạo nâng cao về cải tiến chất lượng. Chương trình này được xây dựng theo hướng đào tạo dựa trên công việc (on-the- job-training), tích hợp theo mô-đun đào tạo, cho phép triển khai đào tạo liên thông từ chương trình cơ bản đến nâng cao, tích hợp đào tạo kỹ năng cải tiến với công cụ quản lý chất lượng, kết hợp hình thức đào tạo trực tuyến (bài giảng e-learning, hội thảo trực tuyến), đào tạo lý thuyết tại hội trường với hỗ trợ thực hành triển khai hoạt động cải tiến thực địa, nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ giáo dục và đảm bảo tính linh hoạt cho học viên, mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây là chương trình đào tạo dành cho thành viên của các nhóm cải tiến không chuyên về quản lý chất lượng. 2. Mục tiêu khóa học: Chương trình đào tạo này áp dụng cho các học viên chưa được đào tạo cơ bản về cải tiến chất lượng, lần đầu tiếp cận phương pháp cải tiến chất lượng theo định hướng làm việc nhóm. Để giúp học viên có thể lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo nhóm nhỏ nhằm giải quyết từng vấn đề chất lượng ưu tiên ở mỗi khoa, phòng, bệnh viện theo vị trí việc làm của nhóm học viên; chương trình đào tạo này hướng đến các mục tiêu sau: - Mục tiêu kiến thức: Giới thiệu các khái niệm về chất lượng, các chiều hướng chất lượng dịch vụ y tế, các nguyên tắc cải tiến chất lượng; hướng tiếp cận cải tiến chất lượng theo chu trình Plan-Do-Check-Act, các công cụ quản lý chất lượng cổ điển ở mức cơ bản và tình huống áp dụng thường gặp. - Mục tiêu kỹ năng: Giúp học viên có khả năng triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng theo nhóm nhỏ; từ việc xác định vấn đề chất lượng ưu tiên, lập kế hoạch cải tiến, thực hành các công cụ cơ bản trong cải tiến chất lượng, phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm nhỏ. Đồng thời, định hướng cho các nhóm cải tiến tổ chức triển khai thí điểm trên thực tiễn nhằm hoàn thiện kỹ năng triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng. - Mục tiêu thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của cải tiến chất lượng liên tục nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ. 3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên: Chương trình đào tạo này dành cho tất cả các nhân viên y tế có nhu cầu phát triển kỹ năng cải tiến và chưa được đào tạo cơ bản về cải tiến chất lượng. Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

3 Các yêu cầu cụ thể cho các học viên gồm có: - Khuyến khích học viên đăng ký theo nhóm và triển khai kế hoạch cải tiến sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở cơ sở y tế đang làm việc phù hợp với vị trí việc làm của mình. Mỗi nhóm tối thiểu 4 người (khuyến cáo 4-7 người). - Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp các chuyên ngành y, dược, điều dưỡng – kỹ thuật y học, nữ hộ sinh từ trình độ đại học hoặc cử nhân cao đẳng trở lên. Riêng điều dưỡng có thể chọn từ điều dưỡng trung học trở lên (nếu cơ sở không đủ điều kiện về nhân lực). Đối với các chuyên ngành khác có thể tham gia chương trình đào tạo, nhưng tốt nhất cần có thời gian công tác tại bệnh viện (khuyến cáo từ 1 năm) để có đủ kiến thức thực tiễn về hệ thống của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế hoặc tham gia cùng nhóm đa ngành. Riêng trưởng nhóm cải tiến yêu cầu bắt buộc trình độ cử nhân trở lên. Trong mỗi nhóm học viên cần có ít nhất 1 người thành thạo các kỹ năng tin học cơ bản, nhất là ứng dụng Word và Excel/Google Sheet (cần có tối thiểu 1 người trong mỗi nhóm có thể thực hành các hàm cơ bản trong Excel/Google Sheet hoặc phân tích số liệu theo phương pháp SPC và Pareto bằng ngôn ngữ R với các gói phân tích liên quan quản trị). Học viên đăng ký tham dự khóa học từ xa (trực tuyến), ngoài thành thạo các kỹ năng trên cần phải sử dụng thành thạo các ứng dụng học trực tuyến qua hội nghị truyền hình trực tuyến và thực hành các bài lượng giá trên nền tảng biểu mẫu (forms) trực tuyến trên máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh. - Vị trí công tác: Tất cả các nhân viên y tế có nhu cầu; Khuyến cáo trưởng nhóm là trưởng, phó khoa, phòng; điều dưỡng trưởng – KTV trưởng khoa, trưởng đơn vị; các thành viên trong mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện; các nhân viên được phân công thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện chuyên trách hay bán chuyên trách (đã phân công chính thức hoặc chuẩn bị nhận nhiệm vụ); các điều dưỡng trưởng ca làm việc, các tổ trưởng để dễ dàng triển khai kế hoạch cải tiến sau khi hoàn thành khoá học, nhằm hoàn thiện kỹ năng của học viên. - Kinh nghiệm thực tiễn: Có kiến thức về thực tiễn bệnh viện đang công tác. Trường hợp học viên chưa qua đào tạo đại học chuyên ngành, hoặc các chuyên ngành khác không phải là y, dược, điều dưỡng và kỹ thuật y học cần có yêu cầu về kiến thức thực tiễn về bệnh viện hoặc tham gia cùng nhóm đa ngành. Nhằm đảm bảo sự thuận lợi cho học viên có thể triển khai đề án hình thành trong quá trình học vào thực tiễn, học viên được khuyến khích chọn lựa theo từng nhóm cho mỗi khoa, phòng hoặc các khoa-phòng liên quan đến vấn đề chất lượng được chọn; tốt nhất có sự tham gia của một nhân viên là viên chức quản lý của khoa, phòng, bệnh viện có liên quan đến lĩnh vực triển khai thí điểm. Nội dung triển khai thực địa nhằm giúp học viên hoàn thiện kỹ năng cải tiến, nhưng không thuộc phạm vi đánh giá sau đào tạo. 4. Chương trình chi tiết (mỗi tiết học 50 phút) 4.1. Chương trình tóm tắt: Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

4 Số tiết học STT Nội dung chương trình Tổng Lý Thực số thuyết hành A. Phần 1. Đào tạo lý thuyết và thực hành kỹ năng cải 24 12 12 tiến tại hội trường (hoặc kết hợp trực tuyến) 1 Khai mạc và định hướng chương trình đào tạo 110 2 Phương pháp làm việc nhóm trong cải tiến chất lượng 2 1 1 3 Phương pháp điều phối trực quan – MetaPlan 211 4 Thực hành thiết lập chỉ số chất lượng 211 5 Giới thiệu chu trình cải tiến chất lượng PDCA 110 6 Chọn lựa vấn đề chất lượng ưu tiên: xác định vấn đề, chọn ưu tiên, giới hạn phạm vi, mục tiêu (Công cụ 2 1 1 liên quan: Động não, bỏ phiếu nhiều chọn lựa Pareto) 7 Phân tích vấn đề chất lượng: xác định nguyên nhân & đề xuất giải pháp cải tiến (Công cụ liên quan: 4 2 2 Flowchart, biểu đồ xương cá, 5-Why) 8 Lập đề án cải tiến chất lượng thí điểm (Các công cụ 413 liên quan: Gantt chart, Checksheet) 9 Tổ chức triển khai cải tiến thí điểm, nhân rộng và duy 211 trì hoạt động cải tiến 10 Đánh giá kết quả thí điểm bằng phương pháp kiểm soát quá trình dựa trên thống kê: Biểu đồ con chạy 4 2 2 (Run chart) và biểu đồ kiểm soát (control chart) B. Tổng số tiết học 24 12 12 (*) Chương trình đào tạo cơ bản chỉ dùng phần 1, điều chỉnh số tiết trong dấu ngoặc. 4.2. Chương trình chi tiết: Số tiết học STT Tên bài học Mục tiêu học tập Tổng Lý Thực số thuyết hành 1 Khai mạc và định - Giới thiệu chương trình & tiến hướng chương trình thực hành trình đào tạo 1 1 0 2 Phương pháp làm - Xác định rõ vai trò và trách việc nhóm trong nhiệm của mỗi thành viên trong 2 1 1 cải tiến chất lượng nhóm. Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

5 Số tiết học STT Tên bài học Mục tiêu học tập Tổng Lý Thực số thuyết hành - Nêu được những nguyên tắc cơ bản khi làm việc theo nhóm. - Trình bày nội dung cơ bản của kỹ thuật ra quyết định. 3 Phương pháp điều - Trình bày lợi ích của phương phối trực quan - pháp MetaPlan. MetaPlan - Mô tả quy trình áp dụng kỹ thuật Metaplan trong làm việc nhóm. - Trình bày các nguyên tắc của 2 1 1 phương pháp MetaPlan - Thực hành kỹ thuật MetaPlan trong làm việc nhóm giải quyết vấn đề. 4 Quản lý chất - Trình bày khái niệm chất lượng, lượng dịch vụ y tế các yêu cầu chung của chất lượng. - Kể được 6 yêu cầu của chất lượng dịch vụ y tế, cho ví dụ cụ thể. - Phân tích 4 khái niệm thành 2 1 1 phần của hoạt động quản lý chất lượng. Minh họa 4 khái niệm thành phần đó trong 1 tình huống cụ thể. - Trình bày 5 nguyên tắc quản lý chất lượng. 5 Thiết lập hệ thống - Nêu tầm quan trọng của hệ trong cải tiến chất thống quản lý đối với chất lượng lượng dịch vụ. - Kể các thành phần chính của hệ 2 1 1 thống quản trị chất lượng, cho ví dụ cụ thể. 6 Thực hành thiết - Xác định nhu cầu dữ liệu tính lập chỉ số chất toán 1 chỉ số chất lượng cụ thể. lượng 2 1 1 Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

6 Số tiết học STT Tên bài học Mục tiêu học tập Tổng Lý Thực số thuyết hành - Phân tích cơ sở dữ liệu hiện có và khả năng sử dụng để tính chỉ số quan tâm - Đề xuất yêu cầu truy xuất dữ liệu thông qua bảng kiểm tra chi tiết. 7 Giới thiệu chu - Trình bày 4 giai đoạn tiếp cận trình cải tiến chất PDCA để lập đề án cải tiến. lượng PDCA - Trình bày mục đích của triển khai thí điểm và các lưu ý cần 1 1 0 thiết. - Mô tả nội dung cốt lõi của 4 bước Plan - Do - Check - Act. 8 Chọn lựa vấn đề - Kể các nguồn thông tin có thể sử chất lượng ưu dụng để xác định vấn đề chất tiên: xác định vấn lượng. đề, chọn ưu tiên, - Xác định vấn đề chất lượng ở giới hạn phạm vi, nơi làm việc bằng phương pháp mục tiêu (Công cụ động não nhóm nhỏ. 211 liên quan: Động - Chọn vấn đề ưu tiên cải tiến não, bỏ phiếu bằng công cụ hỗ trợ (bỏ phiếu, nhiều chọn lựa pareto). Pareto) - Thiết lập mục tiêu cải tiến cụ thể thỏa mãn tiêu chí SMART. 9 Phân tích vấn đề - Chọn lựa thành viên thích hợp chất lượng: xác vào nhóm cải tiến chất lượng định nguyên nhân theo vấn đề. & đề xuất giải - Xác định nguyên nhân gốc của pháp cải tiến vấn đề chất lượng liên quan đến 4 2 2 (Công cụ liên công việc. quan: Flowchart, - Đề xuất các giải pháp cải tiến biểu đồ xương cá, phù hợp với vấn đề và điều kiện 5-Why) nơi can thiệp. 10 Lập đề án cải tiến - Kể được các bước cần thực hiện chất lượng thí trước khi lập đề triển khai thí điểm (Các công điểm cải tiến. 4 1 3 cụ liên quan: Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

7 Số tiết học STT Tên bài học Mục tiêu học tập Tổng Lý Thực số thuyết hành Gantt chart, - Trình bày công thức chung về Checksheet) những nội dung cốt lõi của đề án cải tiến. - Lập đề án cải tiến chất lượng rút gọn theo cá nhân hay nhóm nhỏ. 11 Tổ chức triển khai - Giải thích lý do cần tổ chức thí cải tiến thí điểm, điểm trong cải tiến chất lượng. nhân rộng và duy - Nêu được những nguyên tắc cần trì hoạt động cải lưu ý khi tổ chức triển khai thí tiến điểm. 211 - Trình bày các bước triển khai thí điểm một giải pháp cải tiến. - Kể những việc cần làm khi triển khai thí điểm thành công. 12 Đánh giá kết quả Có thể chọn 1 trong 2 nội dung thí điểm bằng sau đây theo nhu cầu học viên: phương pháp Run chart: kiểm soát quá - Trình bày khái niệm biểu đồ con trình dựa trên chạy và các thành phần của nó. thống kê: Biểu đồ - Kể các tình huống áp dụng biểu con chạy (Run đồ con chạy. chart) và biểu đồ - Mô tả các dấu hiệu nhận biết dữ kiểm soát (control liệu bất thường trong biểu đồ chart) con chạy. - Vẽ được biểu đồ con chạy trên ứng dụng Excel/Google Sheet 4 2 2 - Nhận định đúng kết quả phân tích một biểu đồ con chạy và kết luận. Control chart: - Trình bày khái niệm biểu đồ kiểm soát và các yếu tố cấu thành của nó (cơ bản). - So sánh sự khác biệt giữa biểu đồ con chạy và biểu đồ kiểm soát (cơ bản). Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

8 Số tiết học STT Tên bài học Mục tiêu học tập Tổng Lý Thực số thuyết hành - Trình bày các tình huống áp dụng biểu đồ kiểm soát trong kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng (có hoặc không kết hợp biểu đồ con chạy). - Mô tả quy luật xác định nguyên nhân đặc biệt của Western Electric và Anhoej (cơ bản). - Chọn lựa biểu đồ kiểm soát phù hợp theo loại dữ liệu. - Vẽ biểu đồ kiểm soát trên ứng dụng Excel/Google Sheet, hoặc ngôn ngữ R. - Phân tích kết quả biểu đồ kiểm soát và kết luận. 5. Tên tài liệu dạy - học 5.1. Tài liệu chính thức: Do các giảng viên là bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện hay cán bộ thỉnh giảng biên soạn và được Hội đồng Đào tạo của bệnh viện Nhi đồng 1 thẩm định. [a] Tài liệu lý thuyết: - Phần cải tiến chất lượng (sử dụng phần dành cho trình độ cơ bản): Tài liệu đào tạo (Chương 4): CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN Tác giả : Đỗ Văn Niệm Phát hành: 2019 - Phần công cụ quản lý chất lượng (sử dụng phần dành cho trình độ cơ bản): Tài liệu đào tạo : CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Tác giả : Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện Nhi đồng 1 Phát hành: 2022 [b] Tài liệu thực hành : - Hướng dẫn lập kế hoạch cải tiến theo tiếp cận PDCA. - Các biểu mẫu : mẫu đề án cải tiến chất lượng, mẫu báo cáo kết quả cải tiến, mẫu đánh giá chất lượng đề án cải tiến và báo cáo kết quả cải tiến. 5.2. Tài liệu tham khảo : Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

9 5.2.1. Tài liệu tiếng Việt: - Bộ Y tế (2014). Quản lý chất lượng bệnh viện. NXB Y học. - Viện Nghiên cứu hệ thống Y tế -Bộ Y tế Malaysia (2004). Đo lường & quản lý chất lượng y tế - Hợp phần đào tạo tập huấn cán bộ y tế về Cải tiến chất lượng; - Đỗ Văn Niệm (2013). Tiếp cận cải tiến chất lượng bệnh viện theo chu trình PDCA – Tài liệu tập huấn của Dự án “Tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến tỉnh” hợp tác giữa Bộ Y tế và Cơ quan hợp tác phát triển Đức – GIZ; - Đỗ Văn Niệm và cộng sự (2016). Hướng dẫn triển khai và kỷ yếu công trình nghiên cứu cải tiến chất lượng – NXB Hồng Đức; 5.2.2. Tài liệu tiếng Anh: - Rashad Massoud et al (2001). QA monograph: A Modern Paradigm for Improving Healthcare Quality. USAID - Gernald J. Langley et al (2009). The improvement guide: A Practical Approach to Enhancing Organization Performance, The 2nd Edition. Jossey-Bass - Lloyd P. Provost; Sandra K. Murray (2011). The Healthcare Data Guide: Learning from Data for Improvement, 1st Edition. Jossey-Bass 6. Phương pháp dạy – học: Lớp học được tổ chức chủ yếu trên nguyên tắc dạy học tích cực & điều phối trực quan MetaPlan theo nhóm nhỏ. Các phương pháp và kỹ thuật sau đây được sử dụng: - Thuyết trình ± phương pháp trực quan hoá MetaPlan (hoặc thay thế bằng bảng trực tuyến và các ứng dụng tương tác tương đương đối với lớp học trực tuyến), - Điều phối có cấu trúc hoặc không cấu trúc, - Bài tập tình huống – làm việc nhóm (tại hội trường hoặc trực tuyến), - Trò chơi (trực tiếp, trực tuyến), - Kể chuyện (các bài học kinh nghiệm trong CTCL), - Bài tập phân tích thực trạng tại nơi làm việc & xây dựng giải pháp (trực tiếp hoặc hội thảo trực tuyến). - Động não & các công cụ trong cải tiến chất lượng (nếu đào tạo trực tuyến: mô phỏng qua video thực hành, hỗ trợ kỹ thuật từ xa qua tính năng yêu cầu chia sẻ desktop máy tính của học viên trên các ứng dụng hội nghị trực tuyến). - Thực hành lập kế hoạch cải tiến chất lượng (các hình thức hỗ trợ có thể áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp: họp trực tiếp, giám sát giữa kỳ tại hiện trường can thiệp, hỗ trợ và tư vấn từ xa qua email, trao đổi và xử lý tình huống qua hội thảo trực tuyến). Đối với các khóa học tổ chức theo hình thức từ xa, kết hợp dạy học trực tuyến và tập trung tại hội trường, cần triển khai các hình thức điều phối nhóm và tương tác người dạy-người học trên môi trường mạng. (Hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật tương tác, thảo luận và điều phối nhóm nhỏ từ xa qua ứng dụng trực tuyến được kèm theo ở phần phụ lục của Chương trình đào tạo). Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

10 7. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng: Chương trình đào tạo này cần 1-2 giảng viên chính và 2-4 trợ giảng. Giảng viên chính phụ trách chung, quyết định kịch bản của khóa học theo phương pháp VIPP, thực hiện phần lý thuyết và xử lý các tình huống thực hành vượt quá khả năng giải quyết của trợ giảng (cả về phương pháp quản lý chất lượng và chuyên môn). Các trợ giảng tham gia phần hướng dẫn thực hành dựa trên kịch bản lớp học và điều phối của giảng viên chính. Giảng viên tham gia giảng dạy chính chương trình đào tạo này cần có đủ các tiêu chuẩn sau: - Trình độ chuyên môn: sau đại học (từ thạc sỹ, chuyên khoa cấp 1 trở lên). Riêng điều dưỡng và KTV từ đại học trở lên. Đã được đào tạo (có chứng nhận đào tạo giảng viên – TOT: Training of Trainers) hoặc đã có kinh nghiệm giảng dạy các chương trình đào tạo liên quan quản lý chất lượng tại bệnh viện. Ngành nghề chính của giảng viên chính cần phù hợp với thành phần học viên theo chuyên ngành đào tạo chính đối với từng khóa đào tạo (nếu khóa đào tạo thành phần học viên chính là bác sỹ, giảng viên chính bắt buộc là bác sỹ). - Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh tại các bệnh viện, sử dụng thành thạo các công cụ quản lý chất lượng trong công tác quản lý bệnh viện nói chung và và quản lý chất lượng tại các bệnh viện nói riêng. Kinh nghiệm công tác lâm sàng ít nhất 3-5 năm. - Kỹ năng dạy học: Có chứng chỉ đào tạo kỹ năng sư phạm y học hoặc tương đương, có kinh nghiệm giảng dạy về quản lý chất lượng, an toàn người bệnh. Các trợ giảng trong các phiên thực hành là những người có kinh nghiệm trong hỗ trợ kỹ thuật triển khai các kế hoạch cải tiến chất lượng, đặc biệt thành thạo về kỹ thuật áp dụng các công cụ được giới thiệu và thực hành trong khoá đào tạo. Mỗi khoá đào tạo cần 1 giảng viên chính kèm 2-4 trợ giảng. Trường hợp tổ chức khoá đào tạo có nhiều hơn 4 nhóm, nhằm đảm bảo chất lượng thực hành cần có thêm 1 trợ giảng cho mỗi nhóm bổ sung so với sỉ số học viên và số nhóm tiêu chuẩn. Đối với các khóa đào tạo từ xa (kết hợp đào tạo lý thuyết & hoạt động nhóm nhỏ lập đề án trực tuyến với hỗ trợ triển khai từ xa), giảng viên cần đạt yêu cầu đối với các kỹ năng bổ sung sau: dạy học có tương tác trực tuyến, quản lý phòng học trực tuyến (hoặc có chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ), quản lý thời gian dạy trực tuyến, kỹ năng thực hành trên các ứng dụng lập kế hoạch, kịch bản dạy học trực tuyến, thiết kế công cụ quản lý lớp học trên ứng dụng, thiết kế công cụ lượng giá trực tuyến. Đồng thời cần có sự phối hợp giữa đơn vị tổ chức, đơn vị cử người tham gia khóa học và giảng viên để thực hiện tốt việc kiểm soát thông tin cá nhân người học và đảm bảo chất lượng dạy và học. (Hướng dẫn cụ thể các nội dung này được đính kèm ở phần phụ lục của Chương trình đào tạo). 8. Thiết bị, học liệu và hội trường cho khóa học Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

11 8.1. Hội trường: Hội trường tổ chức phần lý thuyết và thực hành nhóm: Cần đủ chỗ để xếp bàn thảo luận cho 4 nhóm và phần thuyết trình lý thuyết. Ghế ngồi cho học viên ưu tiên vật liệu nhẹ để linh hoạt trong quá trình điều phối lớp học theo phương pháp VIPP. 8.2. Thiết bị dạy học bắt buộc phải có ở phần lý thuyết và thực hành nhóm trên hội trường: - Máy chiếu và màn chiếu, - Bảng ghim (Pinboard): tối thiểu 04 (loại 2 mặt ghim, kích thước tối thiểu gấp đôi khổ giấy Ao) - Flipcharts: tối thiểu 04 cái (kích thước tối thiểu: tương đương giấy Ao) - Vật liệu dạy học (viết viết bảng 3 màu xanh, đen, đỏ; viết lông dầu 3 màu xanh, đen, đỏ; thẻ màu theo danh mục chi tiết ở phần phụ lục) - Vật liệu cố định các kết quả bài tập thực hiện trên giấy nền theo phương pháp VIPP và các dụng cụ khác (theo danh mục chi tiết ở phần phụ lục) - Máy tính thực hành phân tích số liệu trên máy tính bằng ứng dụng Excel/Google Sheet hoặc ngôn ngữ R theo yêu cầu của từng nhóm học viên (bắt buộc phải có ít nhất mỗi máy cho 1 nhóm nếu đào tạo chương trình cơ bản). Đối với các khóa học tổ chức hình thức từ xa (kết hợp đào tạo trực tuyến và tập trung): Cần đảm bảo điều kiện thiết bị tổ chức hội thảo truyền hình trực tuyến và kết nối Internet thông suốt để tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp đối với các buổi làm việc nhóm (kết hợp MS Teams/Zoom với MS Forms/Google.forms + Google.Classroom), mỗi học viên cần có máy tính xách tay có webcam, microphone và cài đặt đủ các ứng dụng để kết nối với điểm tổ chức (Host). 8.3. Điều kiện triển khai thực địa Can thiệp thực địa là nội dung khuyến khích các nhóm học viên triển khai để hoàn thiện kỹ năng cải tiến, nhưng không thuộc phạm vi đánh giá sau đào tạo. Phần can thiệp thực địa sử dụng phương tiện, vật liệu sẵn có tại nơi can thiệp theo đề án cải tiến chất lượng được đơn vị cử học viên tham dự khóa đào tạo phê duyệt, nhằm đảm bảo hoạt động cải tiến phù hợp với bối cảnh để có thể duy trì can thiệp sau cải tiến nên không có yêu cầu đặc thù trong chương trình đào tạo này. Người đứng đầu cơ sở y tế cử người tham dự khóa đào tạo và cam kết hỗ trợ điều kiện triển khai thực địa, theo đề án cải tiến được chính nơi cử người tham gia đào tạo phê duyệt (sau khi được phản biện về kỹ thuật cải tiến của các giảng viên). 9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình: 9.1. Kế hoạch tổ chức đào tạo, thông báo tổ chức và tiếp nhận học viên Khóa đào tạo phải được Hội đồng đào tạo phê duyệt trong khung kế hoạch tổ chức đào tạo hằng năm trên cơ sở cân đối điều kiện hậu cần, giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Trường hợp điều chỉnh thời gian tổ chức, bộ phần tổ chức cần báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng đào tạo. Những khóa đào tạo theo chương Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

12 trình này phát sinh ngoài kế hoạch đào tạo năm, nếu chưa được xét duyệt kế hoạch đào tạo bổ sung thì không được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục. Những khóa học tổ chức từ xa cần được nêu rõ trong kế hoạch và làm rõ các yêu cầu đảm bảo điều kiện dạy học trực tuyến và giám sát người học theo các yêu cầu của hướng dẫn kèm theo. Thông báo tổ chức đào tạo được niêm yết công khai và thông tin trên Trang thông tin điện tử của bệnh viện tại địa chỉ: http://nhidong.org.vn/Index.aspx và/hoặc Trang đào tạo https://qlcltraining.nhidong.org.vn trước khi tổ chức đào tạo. Hồ sơ đăng ký của học viên cần đảm bảo yêu cầu của chương trình đào tạo. Học viên ngoài bệnh viện cần được Giám đốc bệnh viện (cơ sở y tế) nơi cử người tham dự khóa đào tạo xác nhận bằng văn bản về thông tin cá nhân (họ và tên, giới, ngày tháng năm sinh, trình độ chuyên môn và chuyên ngành đào tạo chính, vị trí công tác, thâm niên công tác) bằng văn bản nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào theo chương trình đào tạo. Đối với học viên do bệnh viện Nhi đồng 1 quản lý, bộ phận tổ chức đào tạo liên lạc phòng Tổ chức cán bộ bệnh viện để xác minh thông tin (nếu cần thiết). Người đứng đầu cơ sở y tế cử người tham dự khóa đào tạo chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin được cung cấp liên quan đến học viên. Trường hợp học viên đăng ký tham dự tự do, cần cung cấp hồ sơ xác nhận đủ điều kiện tham dự khóa đào tạo với bộ phận tổ chức đào tạo (nơi thông báo chiêu sinh). Khóa học tổ chức hình thức từ xa (kết hợp trực tuyến), học viên cần đăng ký 1 địa chỉ gmail, được xác thực hộp thư bằng số điện thoại cá nhân (chính chủ), và nơi cử tham dự khóa đào tạo xác nhận tính xác thực của địa chỉ email này. Việc quản lý và thông tin cho học viên được thực hiện thông qua email đã đăng ký. Khoá học tổ chức đào tạo tập trung phần lý thuyết, công cụ quản lý chất lượng Q7 và thực hành lập đề án cải tiến chất lượng trên hội trường. Thời gian đào tạo được tổ chức liên tục 3 ngày hoặc 6 buổi và yêu cầu phải hoàn thành trong vòng 2 tuần lễ. Khuyến khích hình thức đạo tạo theo 3 ngày liên tục nhằm đảm bảo sự tập trung của học viên và chất lượng đào tạo. Những khóa đào tạo từ xa, phần đào tạo tập trung có thể được thay thế bằng các phần học trực tuyến tương đương và lượng giá người học theo quá trình nhằm đảm bảo người học đạt yêu cầu trước khi bắt đầu phần tiếp theo. Người học được phép tích lũy điểm quá trình trong quá trình học nhưng không được kéo dài quá 3 tháng, và phải hoàn thành trước khi đăng ký giai đoạn can thiệp thực địa. Trường hợp thực hiện 1 phần chương trình đào tạo (phần lý thuyết và thực hành lập đề án/kế hoạch cải tiến ở hội trường, khóa học được cấp chứng chỉ từng phần theo nội dung đã thực hiện, nhưng yêu cầu đảm bảo hoàn thành các mô-đun tương ứng với số giờ học tối thiểu là 16. Tên chứng chỉ, chứng nhận đào tạo được đặt tên theo mô-đun tương ứng. Các nội dung được phép tách riêng đào tạo theo mô-đun: - Tiếp cận cải tiến chất lượng theo chu trình PDCA (phần cơ bản). - Công cụ quản lý chất lượng (xem chương trình CTCL-04.01/C01.14) - Phân tích số liệu bằng biểu đồ khuynh hướng (SPC): control chart và run chart 9.2. Tổ chức khai giảng, bế giảng, đánh giá trước khoá học Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

13 - Đăng ký tham dự đào tạo: + Sỉ số học viên: 20-24 học viên / lớp (tối đa: 4 nhóm x 8 người = 32 học viên) + Bắt buộc tổ chức đào tạo theo nhóm can thiệp đa nhiệm cho các khoa, phòng, bệnh viện hoặc các nhóm liên khoa-phòng trong cùng 1 bệnh viện (tối đa 4 nhóm mỗi lớp). - Đánh giá trước đào tạo: Đảm bảo cơ cấu học viên thích hợp với chương trình đào tạo (xem hướng dẫn chi tiết tại phần 3 của chương trình đào tạo). Việc đánh giá trước đào tạo còn nhằm các mục tiêu sau: + Học viên tự nhận biết nhu cầu của cá nhân về kiến thức, kỹ năng có liên quan đến cải tiến chất lượng; làm cơ sở để định hướng điều chỉnh việc chuyển tải các nội dung kiến thức & bài tập thực hành kỹ năng có liên quan. + Học viên tự đánh giá thực trạng chất lượng tại khoa/bệnh viện làm cơ sở để thực hành tốt các bài tập thực hành trong khoá đào tạo. 9.3. Địa điểm tổ chức học tập: Khóa học được tổ chức chính tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Phần lý thuyết và tình huống thực hành nhóm được tổ chức tại Hội trường và phòng Huấn luyện của bệnh viện. Trường hợp khóa đào tạo được tổ chức tại các bệnh viện khác theo hợp đồng đào tạo với bệnh viện Nhi đồng 1, bộ phận tổ chức đào tạo thực hiện khảo sát thực trạng nhằm đảm bảo yêu cầu hậu cần cho khóa đào tạo tại mục 6 của Chương trình đào tạo này. Khóa học tổ chức hình thức từ xa (kết hợp đào tạo trực tuyến), điểm cầu dạy học chính (Host) được tổ chức tại bệnh viện Nhi đồng 1. Nếu điểm cầu tổ chức chính tổ chức ở 1 địa điểm khác, thì cần đảm bảo có đủ điều kiện tương đượng (nhưng phải được Hội đồng đào tạo chấp thuận và ghi rõ trong hợp đồng liên kết, phối hợp tổ chức đào tạo). 9.4. Đánh giá trong suốt quá trình đào tạo: 9.4.1. Đánh giá đầu khóa: - Khảo sát nhu cầu trước đào tạo theo bảng kiểm để có định hướng phân bổ thời lượng phần giảng lý thuyết phù hợp với kiến thức học viên đã có. - Trường hợp chưa khảo sát nhu cầu đào tạo, giảng viên cần lượng giá nhanh trước khi bắt đầu theo phương pháp MetaPlan để định hướng điều chỉnh trọng tâm lý thuyết phù hợp nhu cầu của các nhóm học viên. - Những nội dung lý thuyết học viên đã biết sẽ chuyển sang hình thức kiểm tra qua câu hỏi và đặt tình huống thảo luận để làm rõ. 9.4.2. Đánh giá trong quá trình học: Đối với các khóa học tổ chức tập trung: - Lượng giá nhanh cuối mỗi bài học phần lý thuyết theo phương pháp trực quan và giải đáp nhanh các nội dung học viên chưa hiểu rõ (thời gian 5 phút). - Lượng giá tổng hợp các phần lý thuyết đã học khi bắt đầu mỗi buổi học (thời gian 5-10 phút). Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

14 - Kỹ năng thực hành các công cụ trên máy tính được giảng viên và trợ giảng lượng giá kết quả ngay và hướng dẫn điều chỉnh, xử lý các lỗi học viên mắc phải. Đối với khóa học theo hình thức đào tạo từ xa: - Người học được lượng giá và kiểm soát lượng giá qua địa chỉ email đã đăng ký, theo các hình thức lượng giá kiến thức và kỹ năng trên nền tảng forms trực tuyến. - Việc lượng giá có thể thực hiện ngay tại các buổi học trực tuyến trực tiếp trên các ứng dụng hội nghị trực tuyến (kết hợp kiểm tra sự chuyên cần), ngay sau kết thúc buổi học, hoặc có thời gian hoàn thành giới hạn nhưng không quá 48 giờ sau khi kết thúc buổi học. Điểm lượng giá quá trình đối với các khóa học kết hợp hình thức trực tuyến được sử dụng thay thế điểm chuyên cần của khóa đào tạo tập trung, và là điều kiện bắt buộc để tham dự lượng giá hoàn thành khóa đào tạo (lượng giá cuối khóa học). Tỷ lệ điểm lượng giá quá trình và cuối khóa được hướng dẫn chi tiết ở phần phụ lục của Chương trình đào tạo. 9.4.3. Đánh giá cuối khóa học: Đánh giá về kiến thức (có thể triển khai hoặc không triển khai nếu lượng giá kiến thức đầu vào của học viên tốt): trắc nghiệm (20-30 câu) hoặc câu hỏi ngắn (5-10 câu). Đánh giá về kỹ năng (bắt buộc): Lượng giá theo bảng kiểm thông qua báo cáo kế hoạch triển khai thí điểm và báo cáo kết quả hoạt động cải tiến. Đánh giá kỹ năng thực hành có 3 phần chính: - Phần đề án cải tiến chất lượng: Đánh giá kết quả theo nhóm dựa trên bảng kiểm. Khuyến khích các nhóm trình bày theo hình thức phối hợp nhóm nhằm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình. Học viên tích cực được xét điểm cộng (tối đa 1 điểm cộng). - Phần kỹ năng sử dụng các công cụ Q7 trong quá trình cải tiến: Bốc thăm ngẫu nhiên chọn lựa 1 tình huống (có thể kèm tập dữ liệu) để tự xác định công cụ thích hợp, thực hành xử lý dữ liệu và nhận xét kết quả theo câu hỏi dành cho tình huống. Đối với học viên khóa đào tạo từ xa: Việc lượng giá cuối khóa được tổ chức tập trung tương tự như khóa đào tạo tập trung. Trường hợp lượng giá trực tuyến (nếu có nhiều học viên tại 1 điểm tham dự), thì cần quy định điểm tổ chức lượng giá trong kế hoạch đào tạo (học viên bắt buộc đến điểm lượng giá để làm bài lượng giá trực tuyến) và cử giám sát viên đến hiện trường để giám sát việc lượng giá nhằm đảm bảo chất lượng và công bằng. Trường hợp học viên đơn lẻ, có thể không cần cử giám sát viên nhưng cần kết hợp ứng dụng hội nghị trực tuyến với yêu cầu chia sẻ desktop máy tính thực hiện bài lượng giá để giám sát người học (hoặc thuê dịch vụ giám sát lượng giá trực tuyến – chi phí hiện tại khá cao khoảng 15 USD/HV/giờ). - Học viên chương trình cơ bản: thực hiện đánh giá phần lý thuyết và đề án cải tiến khung hình thành trong quá trình thực hành (tính điểm theo nhóm). 9.4.4. Lượng giá chất lượng khóa học và công tác tổ chức khóa học: - Học viên được khuyến khích thực hiện một bảng lượng giá sau kết thúc phần lý thuyết và thực hành trên hội trường cũng như sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

15 - Kết quả lượng giá tổ chức đào tạo được phân tích để điều chỉnh phương pháp dạy học nhằm phù hợp với nhu cầu học viên, theo định hướng phương pháp dạy học dành cho người lớn, nhằm gia tăng hài lòng học viên đối với khóa đào tạo. 10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục: 10.1. Đánh giá sự chuyên cần của học viên: Học viên cần đủ điều kiện về chuyên cần trước khi đánh giá hoàn thành khóa đào tạo. - Học viên tham dự ít nhất 75% thời lượng chương trình đào tạo (vắng mặt tối đa 06 tiết) ở phần lý thuyết (hoặc tích lũy đủ điểm đạt lượng giá quá trình đối với khóa học đào tạo từ xa, trực tuyến) & tiếp tục tham gia thực hành triển khai kế hoạch cải tiến cùng với nhóm trên thực địa sẽ đủ điều kiện xét cấp chứng nhận. - Khóa học khuyến khích khả năng tự học của học viên, trên cơ sở cân nhắc thực tiễn công việc chuyên môn cần phải hoàn thành của người học, vì vậy những học viên tham dự không đủ thời lượng nêu trên bắt buộc phải hoàn thành phần kiểm tra lý thuyết đối với tất cả các nội dung liên quan các buổi vắng mặt qua hình thức câu hỏi ngắn. Phần nội dung câu hỏi ngắn tập trung vào các nội dung hướng dẫn tại phần câu hỏi tự lượng giá và các tình huống đã nêu trong tài liệu đào tạo. Nếu đạt yêu cầu từ 5 điểm trở lên, học viên sẽ được công nhận điều kiện chuyên cần để xét hoàn thành khóa đào tạo. 10.2. Đánh giá hoàn thành khóa đào tạo: - Những học viên có điểm đánh giá từ 5 trở lên được xem là đạt yêu cầu (đối với phần lý thuyết). Trường hợp đánh giá kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm 4/5 câu chọn 1 câu đúng nhất, mức đạt yêu cầu (5 điểm) là 65% số câu trả lời đúng. Có thể kiểm tra lý thuyết trên ngân hàng câu hỏi MCQ hình thức bài giảng e-learning (chọn lựa ngẫu nhiên câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi sẵn có). - Đối với đánh giá về kỹ năng, thực hiện đánh giá theo từng học viên bằng cách bốc thăm chọn ngẫu nhiên ít nhất 1 (tối đa là 3) trong các công cụ quản lý đã được đào tạo để thực hiện trên máy tính. - Điểm đánh giá xếp hạng chung (ĐXH) được tính theo công thức: ([Điểm lý thuyết] + 2 *[Điểm thực hành])/3. Trường hợp điểm thực hành < 4,5 điểm xem như không đạt yêu cầu. Các học viên có điểm thực hành < 6,5 đều được xếp hạng trung bình (dù điểm trung bình có thể > 6,5). Tiêu chí xếp hạng học viên:  8 điểm (giỏi); 8 > ĐXH  6,5 (khá); 6,5 > ĐXH  5 (trung bình); < 5 (không đạt yêu cầu). Học viên chương trình cơ bản cần đánh giá phần lý thuyết và thực hành công cụ theo hình thức chọn ngẫu nhiên 1 công cụ để thực hành trên máy tính để đánh giá hoàn thành khóa đào tạo. Khi hoàn thành đủ tất cả các phần của chương trình đào tạo và điểm đánh giá xếp hạng đạt yêu cầu từ 5 trở lên, học viên được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục theo mã chương trình đạo tạo (mã C01.14) đã được phê duyệt (phần cơ bản). Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021

16 Các tài liệu đính kèm theo chương trình đào tạo: - Phiếu yêu cầu dụng cụ dạy học khóa đào tạo áp dụng phương pháp MetaPlan. - Phiếu khảo sát nhu cầu học viên trước khi tổ chức khóa đào tạo. - Phiếu lượng giá công tác tổ chức khóa đào tạo. - Hướng dẫn tổ chức đào tạo trực tuyến Tham gia biên soạn chương trình & tài liệu đào tạo: Ths.Bs. Đỗ Văn Niệm, TP. Quản lý chất lượng bệnh viện Nhi đồng 1 BSCK2. Lê Minh Lan Phương, Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng ThS.YTCC. Đoàn Phương Tuyết Nhung, Tổ trưởng Tổ cải tiến chất lượng CN. YTCC. Lê Thị Châu, Tổ trưởng Tổ Khảo sát hài lòng NB&NV ThS.YTCC. Lê Thị Trúc, phòng Quản lý chất lượng CN. YTCC. Lê Thị Thu Thuý, phòng Quản lý chất lượng Chương trình ĐTLT: PDCA (cơ bản), mã số: CTCL-04a/C01.14 [3.3]. 2021


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook