Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Tourist guide book - The First Flight

Tourist guide book - The First Flight

Published by Giang Vũ Thị Hoài, 2023-04-14 01:35:31

Description: Tourist guide book - The First Flight

Search

Read the Text Version

TheFirstFlight HCẩmóncangMduôlịcnh

Đơn vị thực hiện TheFirstFlight

Lời nói đầu Nếu bạn cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống thành phố và muốn có một nơi 'đi trốn' yên tĩnh thì Hóc Môn chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Hóc Môn đã từ lâu không còn là một vùng quê hẻo lánh, nơi đây có nhiều trải nghiệm du lịch độc đáo đang chờ đón bạn. Nằm ở cửa ngõ và cách xa trung tâm TP.HCM, Hóc Môn từ lâu “bị mang tiếng” là vùng quê hẻo lánh. Tuy nhiên, chính điều này lại mang đến nhiều trải nghiệm du lịch mới lạ cho nơi đây, đồng thời cũng là lợi thế để bạn có thể thư giãn gần nhà vào cuối tuần mà không phải di chuyển xa. Nhắc đến Hóc Môn người ta thường nghĩ ngay về vùng đất 18 Thôn Vườn Trầu (Thập bát Phù viên), hình thành và phát triển gắn liền với quá trình xây dựng hơn 300 năm của Sài Gòn. Hóc Môn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng cổ xưa của Việt Nam. Nơi đây còn mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt liên quan đến tục ăn trầu của người Việt. Ngày nay, Hóc Môn mạnh dạng vươn mình phát triển mạnh mẽ cùng TPHCM. Là nơi tập trung những món ngon, độc và lạ, thu hút rất đông khách du lịch và có nhiều điểm check-in nổi tiếng. Hóc Môn đã mở thêm các điểm tham quan, ăn uống phù hợp với giới trẻ mà vẫn giữ nét văn hóa đặc sắc, truyền thống yêu nước với nhiều di tích lịch sử, văn hóa địa phương, cũng như không ngừng phát huy các giá trị văn hóa đẹp đẽ của mình để vươn cao trong thời đại mới.

Mục lục 01 Bản đồ Hóc Môn ........................ 6 02 Vị trí địa lý ....................................... 7 03 Quá trình hình thành và phát triển của Hóc Môn ...... 8 04 Người dân Hóc Môn ............ 12 05 Di tích lịch sử tại Hóc Môn..13 056 Đình - Chùa tại Hóc Môn ...28

07 Địa điểm vui chơi giải trí tại Hóc Môn .............. 36 08 Một số làng nghề tại Hóc Môn ................................ 43 09 Địa điểm ăn uống tại Hóc Môn ................................. 47 Hóc Môn và những 10 điểm đến không thể bỏ lỡ !!! ................................ 55 0151 Lưu ý, tips cho bạn khi du lịch tại Hóc Môn ............ 57 0125 Lời cảm ơn .............................. 59

TheFirstFlight Bản đồ Hóc Môn Hóc Môn By The First Flight 6

Vị trí địa lý Hóc Môn là huyện ngoại thành. 7 Gồm 1 thị trấn Hóc Môn và 11 xã gồm: Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn, Đông Thạnh, Nhị Bình, Trung Chánh, Bà Điểm. Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Tân Xuân. + Phía Nam: giáp Quận 12. + Phía Bắc: giáp huyện Củ Chi. + Phía Đông: giáp thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. + Phía Tây: giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Bình Chánh, quận Bình Tân. The First Flight

Quá trình hình thành và phát triển của Hóc Môn Quá trình hình thành và phát triển huyện Hóc Môn theo sách “Gia Định Thành Thông Chí” của Trịnh Hoài Đức. Tháng 2 năm Mậu Dần (1698), Chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía Nam và quyết định thành lập phủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh Hóc Môn lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định. 8

Quá trình hình thành huyện Hóc Môn Giai đoạn từ năm 1698 đến năm 1731: Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh - Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Giai đoạn đầu thế kỷ 19: Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như cọp vườn trầu và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh Hóc Môn có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn). Giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1808: Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chính, đối phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương, đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là trung tâm Thị trấn Hóc Môn). 9

Quá trình hình thành huyện Hóc Môn Giai đoạn từ năm 1832 đến năm 1862: Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 01 huyện là huyện Bình Long. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là trung tâm Thị trấn Hóc Môn). Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1945: Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885 - 1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 04 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tống Long Tuy Trung và Tông Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 03 quận, huyện: Hóc Môn, Củ Chi và Quận 12 ngày nay. Quá trình phát triển huyện Hóc Môn từ năm 1945 đến nay: Giai đoạn kháng chiến chống Pháp - Mỹ (1945-1975): Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Mỹ - Ngụy chiếm đóng miền Nam (1954- 1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. 10

Quá trình hình thành huyện Hóc Môn Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới; từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 03 quận- huyện là: Học Môn, Củ Chi và Quận 12 ngày nay. Từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 02 quận: Hóc Môn và Củ Chi. Từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn, sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn. Từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Mòn tách ra thành 04 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 02 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn. Giai đoạn sau ngày giải phóng 30/1/1975: Sau ngày thành phố được giải phóng (30/4/1975), Hóc Môn là 01 trong 06 huyện ngoại thành của TPHCM bao gồm 16 xã và 01 thị trấn. Từ ngày 01/4/1997 đến nay do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, huyện Hóc Môn tách ra 07 xã để thành lập Quận 12. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã và 01 thị trấn. Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tinh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố. Về thăm Hóc Môn, du khách sẽ có dịp tham quan di tích Ngã Ba Giồng, vườn trầu Bà Điểm, Bảo tàng Hóc Môn...cùng nhiều di tích tôn giáo khác như: chùa Hoằng Pháp, Chơn Đức Thiền Viện, đền Phan Công Hớn.. 11

Người dân Hóc Môn B ản chất của người dân Hóc Môn là có tình thần lao động cần cù, sáng tạo; sự đoàn kết, tương thân tương trợ: yêu chuộng sự công bằng, tôn trọng sự thật. Ngay từ buổi đầu người dân Hóc Môn phải đương đầu chồng thiên nhiên khắc nghiệt, chống thủ dữ, ra sức khai hoang lập ấp, chịu thương, chịu khó trồng trọt, chăn nuôi biển vùng đất hoang vu thành những mảnh đất canh tác màu mờ. Người dân Hóc Môn có tình thần yêu nước, một lòng, một dạ theo Đảng, tin tưởng vào các đường lối, chủ trương của Đảng. 12

Di tích lịch sử tại Hóc Môn 1. Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng là di tích lịch sử cách mạng thuộc Ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Được bao quanh bởi bà con đường: Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa và Tỉnh lộ 19. Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng là khu tưởng niệm về những sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2002 theo quyết định: Số 39/2002/QĐ- BVHTT ngày 30/12/2002. 13

Nếu đến Hóc Môn, bạn không nên bỏ qua địa điểm làm nên vùng đất này: Ngã Ba Giồng (còn có tên gọi đầy đủ là Ngã Ba Giồng Bằng Lăng) nằm ở thôn Xuân Thới Tây thuộc 18 thôn vườn trầu xưa được hình thành từ những năm 1698 đến năm 1731. Ngã Ba Giồng là địa danh có tên gọi dân gian đã đi vào lịch sử của quê hương 18 thôn vườn trầu Hóc Môn - Bà Điểm. Tục truyền rằng xưa kia nơi đây là vùng đất giống tương đối cao ráo và là nơi mọc nhiều cây bằng lăng nên địa danh này có tên gọi từ đó. Khu tưởng niệm giới thiệu và trưng bày về những sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Đảng bộ và Nhân dân Sài Gòn - Gia Định. Trong khuôn viên khu tưởng niệm là những hiện vật, hình ảnh lịch sử về những con người, vùng đất của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940. Đến đây, bạn có thể tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh mà trầm mặc, đồng thời, tìm hiểu những sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa. Ngã Ba Giồng đã trở thành điểm tham quan, nơi tổ chức lễ hội truyền thống trong những ngày lễ lớn hàng năm của huyện Hóc Môn và thành phố, đặc biệt là lễ kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11). Hiện nay, được sự nhất trí của thành phố, huyện đã tiến hành tôn tạo xây dựng Ngã Ba Giồng thành “Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã ba Giồng”. 14

2. Đền thờ ông Phan Công Hớn Ông Phan Công Hớn tên thật là Phan Văn Hớn, sinh năm 1829, tại làng Tân Thới Nhứt, Tổng Dương Hòa, huyện Bình Long, phủ Tân Bình. Nay là xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo, trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước quê hương Hóc Môn 18 thôn vườn trầu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là một nông dân văn hay, võ giỏi, có nhiều mưu trí, có tấm lòng hào hiệp ngay thẳng và yêu thương đồng bào, luôn bênh vực cho dân, nên được sự cảm mến của dân. Ngược lại bọn tay sai và thực dân Pháp vô cùng căm ghét ông. Sau khi đồn Thuận Kiều thất thủ, thực dân Pháp đưa tên Đốc phủ sứ Trần Tử Ca về làm Tri huyện, huyện Bình Long (Hóc Môn). Nói về Trần Tử Ca hắn làm tay sai cho giặc rất đắc lực. Từ một tên cai phó tổng với thành tích chỉ điểm cho giặc Pháp giết hại nhiều người yêu nước, nên hắn được Pháp đưa lên làm Đốc phủ. Tên Ca đã gây ra nhiều tội ác với nhân dân như: áp bức bóc lột, độc quyền thu mua bán, vận chuyển, giết người, cắt cổ, bắt bỏ trẻ em vào cối giã gạo cho chày quết … bàn tay thâm độc của vợ chồng hắn luôn đẫm máu. Năm 1879 tên Ca vu khống ông Phan Văn Hớn âm mưu làm loạn nên bắt ông giao cho thực dân Pháp, đày ra Côn đảo với án tù là 5 năm. 15

K hi mãn hạn tù, ông Phan Văn Hớn về sống tại quê nhà làng Tân Thới Nhứt, chúng buộc ông phải thường xuyên đến trình diện tên Đốc phủ sứ. Một lần ông Phan Văn Hớn đến trình diện tên Ca, hắn ra vẻ nhẹ lời thương xót khuyên ông lo chí thú làm ăn, vui lòng làm nô lệ cho Pháp và hắn tặng cho ông một chiếc áo, ông nhận và khẳng khái nói rằng: “Tôi nhận áo để đến ngày khởi nghĩa tôi sẽ mặc”. Với lòng căm thù bọn tay sai và thực dân tàn ác. Ông tổ chức 2 trường gà: một ở Ngã tư An Sương và một ở làng Tân Thới Nhứt, đường ra Ngã tư Trung Chánh để che mắt địch và liên hệ với những người yêu nước. Ông tìm được người cùng chí hướng và đáng tin cậy như: ông Nguyễn Văn Quá (làng Mỹ Hạnh, Đức Hòa), ông Phan Văn Võ (cai võ), ông Phạm Văn Hồ, ông Nguyễn Kế, thầy Trang … là những người yêu nước nồng cốt cho cuộc khởi nghĩa. Sau thời gian chuẩn bị, ông quyết định thành lập Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa 18 Thôn vườn trầu diễn ra vào ngày 09/02/1885 (nhằm 25 tháng Chạp năm Giáp Thân, 1884) cuộc khởi nghĩa còn có tên gọi là: Trận Thập Bát Phù Viên. Đốc phủ Ca bị bắt, đối với một tên tay sai của Pháp quá tàn ác và thâm độc với nhân dân, nên không thể khoan dung. Nghĩa quân đem chém đầu hắn trước dinh quận, đầu hắn treo trên cột đèn để làm gương cho những tên bán nước khác. Mùa xuân năm ấy, vui mừng trước thắng lợi của cuộc khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu tại Hóc Môn - Bà Điểm, đã có câu ca dao: 16

“Mừng xuân có pháo có nêu Có đầu Đốc phủ đem bêu cột đèn” Cuộc khởi nghĩa chưa lan rộng lớn, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng thẳng tay đàn áp. Sau cuộc khởi nghĩa, ông Phan Văn Hớn rút về Gò Mây (Vĩnh Lộc), ông Nguyễn Văn Quá về quê làng Mỹ Hạnh (Đức Hòa). Chúng không bắt được hai ông, nên chúng thực hiện âm mưu thâm độc là bắt những người thân trong gia đình hai ông và nhiều người dân thường tại làng Tân Thới Nhứt giam cầm tra khảo. Trần Tử Luông và Trần Tử Bản (con Trần Tử Ca) xin phép quan Tây đến chất vấn tra khảo rất tàn bạo và tuyên bố: “Nếu không bắt được hai ông thì chúng sẽ giết những người này” (những người dân vô tội). Với tấm lòng cao thượng, vì quá yêu nước, thương dân, nên hai ông tự ra nạp mình cho giặc Pháp để cứu những người thân và những người dân vô tội. Gia đình và nhân dân đưa thi hài ông Phan Văn Hớn về an táng tại quê nhà làng Tân Thới Nhứt (ấp Bắc Lân, Bà Điểm). Hằng năm, vào ngày 24 và 25 tháng 02 âm lịch. Lãnh đạo chính quyền và thân tộc của ông tổ chức lễ giỗ và cùng ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông, trong cuộc khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu năm 1885. 17

3. Di tích lịch sử nơi họp xử ủy Nam Kỳ tháng 9 năm 1940 Di tích “Nơi họp hội nghị xứ ủy Nam Kỳ tháng 9 năm 1940\" nằm tại địa chỉ số 20, đường Trần Văn Mười, ấp Xuân Thới Đông 3, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, là nơi ghi dấu một phần lịch sử hào hùng của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 9 năm 1940, xứ ủy Nam Kỳ tổ chức cuộc họp Xứ ủy mở rộng tại căn nhà này, thuộc làng Xuân Thới Đông do đồng chí Tạ Uyên - Bí thư Xứ ủy làm chủ trì. Đây là hội nghị tiếp nối hội nghị toàn xứ ở Tân Hương (Châu Thành - Mỹ Tho). Hội nghị đã vạch rõ đường hướng cho cuộc 18 khởi nghĩa sẽ nổ ra trong hai tháng sau đó. Hội nghị xứ ủy Nam kỳ tháng 9/1940 tại làng Xuân Thới Đông có ý nghĩa rất quan trọng của cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ đêm 22 rạng ngày 23/11/1940. Sau khi có chủ trương của Xứ ủy tại Hội nghị này, các liên tỉnh ủy đã triển khai chủ trương đến các cơ sở. Sau khi lệnh khởi nghĩa được phát đi, không khí cuộc khởi nghĩa đã lan nhanh khắp Nam Kỳ. Với khí thế mạnh mẽ, quy mô rộng lớn và có tính chất quần chúng rộng rãi chưa từng có.

Di tích đã được xếp hạng cấp Thành phố và hiện đang trưng bày các hiện vật sau: mõ, trống, tù và, 2 bức tranh, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tường đồng chí Võ Văn Tần, tượng đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai. Ngoài ra còn có tượng Anh hùng LLVT Nhân dân - Liệt sĩ Nguyễn Văn Mốt, tượng Anh hùng LLVT Nhân dân - liệt sĩ Trần Văn Mười, 1 bộ đèn và lư hương, ban trích những chiến sĩ Nam kỷ 1940 và bản trích 18 Thôn Vườn Trầu, 1 bức tranh sơn dầu “Cuộc họp BCH Trung ương Đảng lần thứ 6, tháng 11 năm 1939 và bức tranh Bác Hồ đi chiến dịch, 1 mô hình 18 Thôn Vườn Trầu, 1 mô hình bà Nguyễn Thị Hương bằng gỗ, 1 sa bàn căn cứ hoạt động cách mạng tại xã Tân Xuân. Hàng năm, vào 23/11, UBND xã Tân Xuân (nay là xã Tân Xuân, xã Trung Chánh và xã Xuân Thới Đông) sẽ tổ chức Lễ giỗ những chiến sĩ và Nhân dân đã hy sinh và bị giết hại trong cuộc Nam Kỳ Khởi nghĩa ngày 23 tháng 11 năm 1940. Di tích “Nơi họp Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ tháng 9 năm 1940” là nơi ghi dấu mốc quan trọng của sự kiện lịch sử Nam Kỳ khởi nghĩa, xứng đáng được bảo tồn nhằm phát huy giá trị di tích. 19

4. Đình Thần Tân Thới Nhứt Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngôi đình đã gắn với phong trào đấu tranh yêu nước và hoạt động cách mạng của Nhân dân làng Tân Thới Nhứt, 1 trong 18 Thôn Vườn Trầu - vùng đất anh hùng giàu truyền thống yêu nước. Giai đoạn 1935 - 1939 làng Tân Thới Nhứt - Bà Điểm được chọn làm nơi trú đóng trụ sở bí mật của BCH TW Đảng, làm căn cứ để hoạt động cách mạng, tổ chức các cuộc Hội nghị BCH TW Đảng từ lần thứ III, VI. Nhân dân Tân Thới Nhứt - Bà Điểm đã nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ cách mạng, tổ chức các phong trào đấu tranh chuẩn bị cho Khởi Nghĩa Nam Kỳ năm 1940. 20

Năm 2009, Nhà truyền thống xã dời đi, trà lại khuôn viên Đình. Hiện nay, Đình Tân Thới Nhứt được tôn tạo, tu bổ lại. Đình Tân Thới Nhứt tọa lạc trên khuôn viên rộng 1.500m vuông ở góc đường Phan Văn Hớn - Nguyễn Ảnh Thủ. Hiện nay, Đình Tân Thới Nhứt là nơi diễn ra lễ hội Kỳ Yên vào ngày 15, 19 tháng Hai âm lịch hàng năm. Đình còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân xã Bà Điểm, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, ý chỉ đấu tranh quật cường chống giặc ngoại xâm của các thế hệ cha anh, cũng như tưởng nhớ công lao to lớn của Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, Thần Nông và các bậc tiền nhân đã có công khai hoang lập ấp, dựng đình, lập chợ, thể hiện sự thủy chung, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố Đình Tân Thới Nhứt vào 28/3/ 2014. Đây là niềm vinh dự cho Ban trị sự Đình và Nhân dân huyện Hóc Môn để luôn phấn đấu giữ gìn, nêu cao tinh thần đoàn kết, tô đậm nét truyền thống văn hóa quy báu và cùng phát huy giá trị di tích ngày càng tốt đẹp hơn. 21

5. Đình Thần Tân Thới Nhì Đình Tân Thới Nhì được UBND TPHCM công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố vào ngày 1/2/2005. Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Thới Nhì được tổ chức hàng năm. Đây là Lễ hội Nhân dân được Ban Quý tế Đình tổ chức theo thông lệ hàng năm, tập trung vào ngày 14 và 15 tháng 02 âm lịch. Trước đó vào chiều ngày 5/3/ 2012 (tức 13/2 âm lịch), Đình đã tiến hành Lễ khai môn - thượng kỳ và lễ thỉnh sanh. Ngày 14/02 âm lịch, Đình tiến hành Lễ Túc yết, cúng tế linh thần, cúng cầu an Tiền hiền, Hậu hiền, Chiến sĩ cô hồn, Lễ xây chầu. Lễ hội kết thúc vào 14 giờ ngày 07/03/2012 tức ngày rằm tháng 02 âm lịch, bằng Lễ hoàn mãn. 22

6. Đình Tân Thới Tứ Đình Tân Thới Tứ được UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 326/2003/QĐ UBND xếp hạng công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Thới Tứ vào 31/12 /2003. Đình Tân Thới Tứ là một đình được xây dựng với quy mô nhỏ trong khoảng thời gian năm 1818 cho đến trước năm 1852, kiến trúc bằng tre lá, cây gỗ đơn sơ, tọa lạc trong khu rừng nguyên sinh cổ thụ trên gò đất cao. Ngày 29/11/1852, vua Tự Đức ban sắc cho thần Thành Hoàng Bổn Cảnh thôn Tân Thới Tứ. Hiện nay, đình Tân Thới Tứ còn thể hiện được kiến trúc nghệ thuật và phong cảnh của đình - với những hoành phi - liễn đối - bao làm được chạm khắc nổi, thủng, chìm với các đề tài Tứ Linh “Long - Lân - Quy - Phụng\" chim - hoa tinh tế, rất nghệ thuật. Những hiện vật trang trí thờ cũng có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như chiêng đồng, trống, kiểm bạc, lư đồng, dàn lỗ bộ... Và Đình Tân Thới Tứ cũng là nơi đào hầm bí mật môi giấu cán bộ cách mạng như: ông Nguyễn Văn Can (Mười Kỳ Đà), ông Võ Đức Lập (Tư Cụt), ông Nguyễn Văn Hòa, ông Ba Hát, ông Văn Cảnh ông Ba Theo,… trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đồng thời, Đình là nơi diễn ra các hoạt động hội họp theo chỉ thị trước mọi chiến dịch. 23

7. Dinh quận Hóc Môn đoạn lịch sử thăng trầm cũng như khí thế đấu tranh cách Dinh quận Hóc Môn nằm trên mạng của quân và dân trong đường Lý Nam Đế, Thị trấn Hóc huyện Hóc Môn qua hai cuộc Môn, cạnh UBND Huyện, là nơi để kháng chiến chống thực dân lại nhiều sự kiện đấu tranh nổi bật Pháp và đế quốc Mỹ. Một tượng suốt chặng đường dài lịch sử từ đài đặt trước di tích Dinh Quận 1885 đến ngày giải phóng miền Hóc Môn thể hiện gương hy sinh Nam hoàn toàn của Nhân dân 18 bất khuất của quân và dân 18 thôn vườn trầu. Trong chiến dịch thôn vườn trầu. Hồ Chí Minh lịch sử, 7 giờ sáng ngày 30/4/1975 Thị trấn Hóc Môn Dinh quận Hóc Môn được Bộ hoàn toàn được giải phóng, lá cờ Trưởng Bộ Văn hóa ký Quyết định Tổ quốc phất phới bay trên dinh số 2015-QĐ BT ngày 16/12/1993 Quận. Ngày nay, Dinh quận Hóc công nhận là Di tích lịch sử văn Môn được chọn làm Bảo tàng hóa. Huyện, nơi đây tập trung nhiều tư liệu trưng bày, minh họa các giai DINH HÓC MÔN 24

DINH HÓC MÔN Ngày 03 tháng 02 năm 1990, hai sự kiện nổi bật, đó là cuộc tượng đài Nam Kỳ Khởi nghĩa khởi nghĩa 18 Thôn Vườn được đặt trước Di tích, ghi nhận sự Trầu và Nam Kỳ Khởi nghĩa kiện Ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa (23/11/1940). Về mặt văn hóa, 23/11/1940 đi vào lịch sử, Di tích các cuộc khởi nghĩa đánh chiếm lịch sử văn hóa Dinh quận Hóc Dinh quận đã để lại nhiều bài Môn là một di tích chứng minh vè, những bài thơ đồng dao ca cho sự kiện lịch sử vô cùng trọng ngợi tinh thần kiên cường, ý chí đại của quân và dân Hóc Môn tự bất khuất của Nhân dân 18 hào về ý chí kiên cường bất khuất Thôn Vườn Trầu. Về mặt quân của ông cha và các thế hệ đi trước. sự, đã thể hiện được tính khoa học trong việc lãnh đạo Nhân Di tích lịch sử văn hóa Dinh dân, tập hợp lực lượng, xây dựng quận Hóc Môn là một di tích những cơ sở hoạt động du kích. mang nhiều giá trị khác nhau về mặt lịch sử, văn hóa và quân sự. Từ đó để lại nhiều bài học kinh Về mặt lịch sử, di tích đã đánh dấu nghiệm rất quý báu cho các cuộc kháng chiến sau này. 25

8. Chùa Thiên Quang Chùa Thiên Quang được tạo lập đầu thế kỷ XX, trực thuộc phòng thiên thai thiền giáo tông của Tổ sư Huệ Đăng, do Hòa thượng Thích Trí Quảng làm chứng minh đạo sư, Hòa thượng Thích Giác An làm Trưởng ban thừa kế Tông Phong thuộc hệ phái Bắc Tông, Hòa thượng Thích Minh Tâm (pháp danh Lê Văn Nghi) là Trưởng tử của Tổ sư Huệ Đăng (Chùa Thiên Thai, Bà Rịa) đứng ra xây dựng. Chùa tồn tại đến nay gần 100 năm, trụ trì chùa qua các đời như sau: Từ năm 1929 - 1959, Hòa thượng Thích Minh Tâm. Từ tháng 7 năm 1959 đến năm 1991, Hòa thượng Thích Tịnh Quang (pháp danh Trần Văn Năm) là trưởng tử của Hòa thượng Thích Minh Tâm. Từ năm 1992, vì tuổi cao sức yếu, Hòa thượng Thích Tịnh Quang giao lại cho cháu ruột là Đại đức Thích Tịnh Đức (pháp danh Trần Văn Chốn) làm trụ trì chùa cho đến nay. 26

Cây sao trong chùa Thiên Quang có hình dáng giống tượng Phật. Hàng năm, Chùa Thiên Quang tổ chức lễ cúng lớn vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Đây là ngày giỗ Tổ sư nhằm tưởng nhớ đến vị Tổ sư có công xây dựng chùa. Vào ngày này tăng ni, Phật tử và bá tánh khắp nơi đến chùa dự lễ. Ngoài ra, Chùa Thiên Quang còn tổ chức lễ cúng vào các ngày rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10 âm lịch, ngày giỗ Húy Kỵ ngày mùng 01 tháng 7 âm lịch. Kế tục sự nghiệp vẻ vang của các vị Tổ sư, Hòa thượng Thích Tịnh Quang cùng các tăng ni, Phật tử Chùa Thiên Quang tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị lịch sử của ngôi chùa. Chùa Thiên Quang là cơ sở cách mạng vững chắc trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là nơi lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Với những giá trị tiêu biểu nêu trên, ngày 27 tháng 7 năm 2007, Chùa Thiên Quang được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số: 3286/QĐ-UBND xếp hạng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố. Phát huy giá trị di tích lịch sử Chùa Thiên Quang là thiết chế văn hóa Phật giáo, Ban trị sự (trụ trì) Chùa cùng tăng ni, Phật tử tiếp tục phấn đấu tạo nên nét đẹp truyền thống “tốt đạo - đẹp đời”, là những tấm gương sáng về đức độ, từ bi để Phật tử, bá tánh noi gương và học tập. 27

Đình - Chùa tại Hóc Môn 1. Chùa Giác Hoàng Nằm ở 26/7 Ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM. Đây là ngôi chùa có kiến trúc chùa cổ, mái được lợp ngói xanh nhiều tầng, các góc mái được uốn cong ở đỉnh và được trang trí hoa văn hình rồng. Điện Phật được thiết kế theo kiểu hình tháp có bốn cạnh, dưới lớn trên nhỏ dần, đặt thờ rất nhiều tượng Phật, Bồ tát. Điện chính thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn (Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí), tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chùa còn giữ nhiều tượng gỗ cổ như tượng Quan Âm Chuẩn Đề, tượng Bồ Tát Địa Tạng, tượng Hộ Pháp… Sách Danh mục tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường Thành phố Hồ Chí Minh của Thành hội Phật giáo TP. HCM (NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001) cho biết chùa được ông Mai Công Bình lập cách nay khoảng 200 năm. Chùa được trùng tu vào năm 1930 và những năm gần đây. Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Quảng Sơn, HT Thích Minh Đức, HT Thích Giác An, TT Thích Tịnh Quang. Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Chơn Trí. Điểm đặc biệt: Chùa có phòng khám, chữa và phát thuốc từ thiện và phát cơm từ thiện vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng. 28

CH GÙA GIÁC HOÀN HÓC MÔN TheFirstFlight 29

2. Chùa Hoằng Pháp Nằm ở 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, TPHCM. Đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Trong lần tái thiết năm 1993, chùa đã nới rộng chánh điện chiều ngang 18m, chiều dài 42m, tổng diện tích xây dựng là 756m2, kiến trúc theo lối chữ \"công\". Tuy hình thức có mới nhưng vẫn mang dáng vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 02 tầng mái ngói màu đỏ. Hai bên bậc cấp dẫn lên thềm tiền đình chánh điện là hai con sư tử lớn bằng cement. Hai bên cửa điện là hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang với vẻ mặt cương nghị, thân hình mang dáng đẹp khỏe mạnh của người lực sĩ. Phía trên chung quanh vách tường là 7 bức phù điêu bằng cement chạm khắc hình ảnh cuộc đời đức Phật từ lúc xuất gia cho đến khi nhập niết bàn. Phía trên và dưới bức phù điêu đối diện với tượng Phật là hai hàng chữ \"Phật Nhật Tăng Huy - Pháp Luân Thường Chuyển\". Hậu Tổ thờ cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ khai sơn chùa Hoằng Pháp. Đối diện với chánh điện là tượng Phật Thích Ca tọa thiền dưới gốc cây Bồ đề. 30

Phía trước cây Bồ đề là cổng tam quan mới được xây dựng vào tháng 6 năm 1999. Bên trái chánh điện nhìn từ ngoài vào là tháp \"Nhị Nghiêm\", nơi an trí nhục thân cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử. Cách một khoảng là tháp các vị Ni của chùa đã quá cố. Bên phải chánh điện nhìn từ ngoài vào là vườn cây với thảm cỏ xanh tươi. Phía sau chánh điện là tòa nhà Pháp Luân vô cùng hiện đại, với 5 tầng bao gồm trai đường, giảng đường lớn và các giảng đường nhỏ. Trước tòa nhà Pháp Luân là hai bãi cỏ xanh tươi với cây me cổ thụ. Một số lễ hội trong năm tổ chức tại chùa Hoằng Pháp: Lễ Cầu An. Tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Lễ Phật Đản. Tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch. Lễ Vu Lan. Tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Lễ Giỗ Tổ. Tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng 10 Âm lịch, cũng là ngày các hàng đệ tử xuất gia và tại gia quay về tổ đình trước tham dự lễ giỗ tổ Hòa thượng Ngộ Chân Tử sau đảnh lên Thầy. Đêm Hoa Đăng Kỷ Nệm Đức Phật A Di Đà. Tổ chức hàng năm vào ngày 17 tháng 11 Âm lịch.Với sự tham gia đông đảo của các phật tử trong và ngoài thành phố về tham dự.Tối 22/12,2010 đêm hội hoa đăng mừng đức Phật Di Đà. Khóa tu Một ngày. Tổ chức hàng tháng vào các ngày chủ nhật của mỗi tháng.Mỗi khóa quy tụ hơn 10.000 phật tử khắp mọi nơi về tham dự. 31

Khóa tu thiếu nhi \" EM VỀ BÊN PHẬT\". Tổ chức hàng tháng vào các ngày chủ nhật của mỗi tháng. Rất đông các bạn thiếu nhi từ khắp trong và ngoài thành phố về tham dự. (Đối tượng từ 6 đến 12 tuổi). Khóa tu sinh viên \"HƯỚNG VỀ PHẬT PHÁP\". Tổ chức hàng tháng vào các ngày chủ nhật của mỗi tháng. Rất đông các bạn sinh viên thuộc các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Tp. HCM về tham dự.(Đối tượng từ 18 đến 25 tuổi). Khóa tu Phật thất. Tổ chức mỗi năm 3 lần. Mỗi khóa diễn ra trong 7 ngày vô cùng trang nghiêm và thanh tịnh. Khóa tu Mùa hè. Diễn ra vào mùa hè, trong 7 ngày. Được rất nhiều bạn trẻ từ khắp mọi miền tổ quốc về tham dự, mỗi khóa quy tụ hơn 5000 bạn. Với sự chia sẻ và giảng từ các vị thầy, giảng sư, nhân vật để lại ấn tượng khó quên với các bạn khóa sinh. Khóa tu Về Nguồn. Dành cho chư tăng tông môn Hoằng Pháp. Tổ chức sau ngày giỗ tổ Hòa thượng Ngộ Chân Tử vị tổ khai sáng Tổ Đình Hoằng Pháp, với mong muốn khóa tu là dịp để đại chúng Tăng thiết lập và nuôi dưỡng nguồn năng lượng bình an kính dâng lên Tổ, gửi đến Thầy, soi sáng, tiếp nối, phát huy sự nghiệp hoằng dương chánh pháp. Được các đệ tử, đệ tôn trong tông môn Hoằng Pháp từ khắp mọi miền trong và ngoài nước về tham dự. 32

CH ÁPÙA HOẰNG PH HÓC MÔN TheFirstFlight 33

3. Chùa Pháp Bửu Tọa lạc tại số 1/4 đường Bùi Công Trừng, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn Môn, TP.HCM. Chùa Pháp Bửu là ngôi chùa mọc lên nguy nga tráng lệ với lối kiến trúc hiện đại nằm ngay mặt tiền đường, có thể nói đây là một trong những chùa lớn nhất huyện Hóc Môn. Chùa Pháp Bửu được thành lập vào năm 1971. Lễ khởi công đại trùng tu vào năm 2001, trải qua 9 năm xây dựng, đến năm 2009 mới hoàn thành. Trước kia, nơi đây cũng thuộc vào những nơi vùng sâu vùng xa của thành phố, thành phần tín đồ mộ đạo rất đông nhưng ít ai hiểu rõ về giáo pháp của Phật. Do vậy, với sự khát khao được tắm mình trong biển pháp, các em về đăng ký tham gia học khá đông. Ngôi chùa nguy nga đã bắt đầu có tiếng niệm Phật, có tiếng cười đùa của con trẻ. Điều làm nên sự đặc biệt và sự khác biệt ở “Ngôi chùa Pháp Bửu” này là những bức tranh được vẽ vô cùng tinh tế và tráng lệ, tạo nên một tác phẩm tuyệt vời với những câu chuyện về Phật Thích Ca cũng như Bát Tiên, Tây Du Ký… Ngoài đến đây lễ bái, thì chúng ta còn thể trải lòng với thiên nhiên ở đây với tiếng chuông gió, tiếng chim hót và những tiếng chim yến… Giúp lòng chúng ta có thể thư thái hơn sau những ngày làm việc mệt mỏi. 34

4. Đình Bình Nhan Tọa lạc tại Ấp 1 xã Nhị Bình, Huyện Hóc Môn Thành Phố Hồ Chí Minh. Đình Bình Nhan được xây dựng vào khoảng năm 1850, tại ấp Bình Hưng, làng Bình Nhan (nay thuộc ấp 1 xã Nhị Bình). Ngôi đình được xây dựng theo phong cách kiến trúc giống với các ngôi đình ở Nam bộ vào thế kỷ 19, gồm các hạng mục như: miếu Ngũ hành, tiền điện, chính điện, nhà bếp... Năm 1852, Đình được vua Tự Đức phong sắc Thần vào năm thứ 5. Hiện nay, sắc Thần vẫn được Ban nghi lễ đình Bình Nhan lưu giữ và thờ cúng chu đáo. Ngoài Sắc Thần, hiện tại, Đình Bình Nhan còn lưu giữ được 1 bộ lư đồng, 1 bình bông cổ, 1 binh khí và 2 con hạc. Cùng với những cổ vật còn lưu giữ được, việc trùng tu, sửa chữa Đình Bình Nhan giúp lưu giữ địa danh, không gian thực hành tín ngưỡng - địa điểm in đậm dấu ấn văn hóa dân gian trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nhị Bình, Hóc Môn, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đình Bình Nhan còn là một địa điểm hoạt động bí mật của cách mạng. Với đặc điểm nằm sát với sông Sài Gòn, cây cối um tùm, hệ thống kênh rạch bao quanh chằng chịt nên được dùng làm nơi băng bó, trị thương cho cán bộ, chiến sĩ trước khi được chuyển về căn cứ Bình Mỹ, Củ Chi. 35

Địa điểm vui chơi, giải trí tại Hóc Môn 1. Công viên cá Koi RINRIN Park Tọa lạc ở số 87/8P Xuân Thới Thượng 6, Xuân Thới Đông, Hóc Môn với tổng diện tích công viên lên đến 20.000m2 bao gồm công viên vườn cảnh và hồ cá Koi. Cây xanh cũng là điểm quan trọng không thể thiếu giúp sân vườn mang nét đẹp đặc trưng của đất nước. Nghệ thuật thiết kế sân vườn độc đáo, tinh tế giúp RinRin Park trở thành một trong những công viên cá Koi đẹp nhất ở Việt Nam. Khi đến với công viên, du khách như lạc vào chính vườn cảnh của Nhật Bản bởi kiến trúc và tiểu cảnh được tái hiện vô cùng đặc sắc. Điểm đến này thích hợp với nhiều đối 36 tượng từ trẻ em đến người già, các đôi tình nhân, bạn bè, học sinh trong những chuyến tham quan của trường lớp… Khoảng không gian sân vườn được thiết kế rộng rãi, thích hợp tổ chức các sự kiện như triển lãm, dã ngoại. Cảnh quan đẹp đậm chất Nhật Bản cùng với các dịch vụ đi kèm như cho thuê kimono, quạt, ô/ dù, trâm cài… giúp du khách yêu chụp ảnh có được những bức hình kỷ niệm ý nghĩa.

Thành công và sự nổi bật nhất của công viên cá Koi RinRin đến từ thiết kế cảnh quan sân vườn ấn tượng, lột tả nét đẹp xứ sở hoa anh đào một cách chân thật. Những điểm đặc biệt thu hút: Thảm thực vật, cây bonsai: Ở đây, cây cảnh bonsai được trồng và sắp đặt tại những vị trí bắt mắt, hài hòa. Cành lá được cắt tỉa gọn gàng theo phong cách Nhật Bản. Nhiều cây vạn niên tùng quý hiếm với kích thước to nhỏ khác nhau, được đặt xen kẽ tảng đá lớn, thảm cỏ trải dài cùng đá tảng, đá sỏi tạo nên khung cảnh xanh mướt, mượt mà. Đá trang trí: RinRin ngoài được biết đến là công viên cá Koi còn được gọi là công viên đá Nhật Bản. Những khối đá to, nhỏ, nhiều kích cỡ, từ tượng đá, đá tảng đến đá sỏi…được sắp xếp vô cùng tinh tế, tạo nên cảnh vườn tự nhiên. Bước vào RinRin, du khách như lạc vào khu vườn thiên nhiên trong lành, đẹp đẽ. Ngoài ra, đá tảng lớn còn được thiết kế thành bàn và nơi nghỉ ngơi cho du khách vô cùng sáng tạo. Tiểu cảnh mang nét đẹp Nhật Bản: Chiếc cầu đỏ bắt qua hồ cá, những tượng đá nghệ thuật, chòi sân vườn, đèn đá… tạo nên một cảnh quan sân vườn “rất Nhật Bản”. Cá Koi phong phú và đa dạng: Những chú cá chép Koi được đưa trực tiếp từ Nhật Bản về với đủ màu sắc sặc sỡ. Trên thân cá Koi có đường vân tự nhiên, độc đáo. Cá Koi được nuôi trong hồ 500m3 với số lượng cá lên đến 200 con. Giá trị cá Koi từ 100 – 400 triệu đồng/ con. Thức ăn dành cho cá cũng được nhập từ Nhật Bản. 37

RINRIN PARK HÓC MÔN TheFirstFlight 38

2. Cánh đồng hoa Tọa lạc ở số 6 Bùi Công Trừng tổ 11 ấp 4, Nhị Bình, Hóc Môn. Cánh đồng hoa Nhị Bình có tổng diện tích 14.000 m2, được trồng với nhiều loại hoa đủ sắc màu rực rỡ. Tham quan tại nới này du khách sẽ được chiêm ngưỡng đủ sắc màu xanh, đỏ,hồng, tím của các loại hoa nơi đây tạo nên khung cảnh đẹp đẽ và vô cùng thơ mộng. Ở vườn hoa này trồng rất nhiều loại hoa như là Hoa lan, hoa súng tím, hoa oải hương, túy điệp, hoa hồng, hoa hướng dương, thạch thảo, sao nhái vàng, hoa mào gà…Toàn bộ cánh đồng hoa tràn ngập đủ sắc màu, đó là màu vàng của hoa hướng dương, màu tím của hoa súng, màu đỏ của hoa hồng, màu tía nhạt của hoa oải hương... Tất cả tạo nên bức tranh sắc màu hữu tình tuyệt đẹp giữa chốn thôn quê mộc mạc. 39

Không chỉ được ngắm hoa đẹp, khi tới cánh đồng hoa Nhị Bình bạn còn được tìm hiểu những tiểu cảnh tuyệt đẹp được lồng ghép dựa theo ý tưởng với những địa danh nổi tiếng trên thế giới. Trong đó phải kể tới, tiểu cảnh hình trái tim được treo trên cây hay tiểu cảnh về cối xay gió bên vườn hoa hướng dương. Đặc biệt, tại cánh đồng hoa Hóc Môn còn có những ngôi nhà cấp bốn được xây dựng và trang trí đủ sắc màu. Thời điểm thu hút du khách nhất tới cánh đồng hoa Nhị Bình là dịp giáp Tết. Lúc này cánh đồng hoa tràn ngập hình ảnh câu đối, ông đồ, hoa mai, hoa đào, lò gốm, heo đất, gian nhà lá... Du khách có thể đi dọc đường đi trong vườn hoa và lựa chọn cho mình những góc sống ảo đẹp nhất làm kỷ niệm. 40

C AÁNH ĐỒNG HO HÓC MÔN TheFirstFlight 41

3. Khu du lịch Villa H2O Tọa lạc ở 1/4 C, Đặng Thúc Vịnh, Ấp 3, Xã Đông Thạnh, Hóc Môn. Khu nghỉ dưỡng với diện tích rộng gần 2.5 ha, khu Villa H2O là điểm thu hút các gia đình vui chơi tới nghỉ dưỡng. Đến với Villa H2O du khách sẽ được hòa mình cùng khung cảnh thiên nhiên trong lành, tránh xa mọi ồn ào của chốn thành thị. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình địa điểm nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên, thì Villa H2O chính là điểm đến hoàn hảo đó. Khu sinh thái được xây dựng theo hình thức nghỉ dưỡng và sinh thái, mang tới nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Khám phá Villa H2O Hóc Môn, bạn sẽ được gợi nhớ những hình ảnh quen thuộc của làng quê Nam Bộ như: Lu nước, gáo dừa, võng đu kẽo kẹt, xe bò... Tất cả hiện lên vừa gần gũi, vừa thân thương đưa bạn về với vùng ký ức xưa bình dị và tạm quên đi cuộc sống xô bồ ngày thường. Đến đây, bạn còn có thể được thỏa thích vui chơi giải trí, xua tan mọi mệt mỏi với rất nhiều trò giải trí như: bóng chuyền, câu cá, tennis, du thuyền trên sông ngắm cảnh, bơi lội, hát karaoke … Một điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây đó là nhà hàng Nhà Xưa. Được thiết kế với nhà hàng thủy tạ và nhà cổ cùng vị trí giữa hồ cá, hồ bơi và thác nước, rất lý tưởng để thưởng thức những bữa ăn ngon. Đến đây, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc sản vùng miền, món ăn quốc tế được phục vụ theo tiệc buffet tự chọn. Ngoài ra, nhà hàng cũng có phục vụ món ăn riêng theo yêu cầu và phòng VIP. 42

Một số làng nghề tại Hóc Môn 1. Làng nghề hủ tiếu Tân Hiệp L àng nghề hủ tiếu Tân Hiệp huyện Hóc Môn đã xuất hiện khá lâu, hiện có khoảng gần 100 hộ làm hủ tiếu thủ công, tập trung nhiều nhất ở ấp Thới Tây 2. Làng nghề hủ tiếu tuy không tập trung như những làng nghề khác mà làm theo kinh tế hộ gia đình, nằm xen lẫn với những hộ kinh doanh khác nhưng làng nghề này vẫn âm thầm tồn tại ở ngoại ô Sài Gòn gần 100 năm nay, cung cấp một lượng lớn hủ tiếu cho toàn thành phố cũng như các vùng lân cận. Đến đây, du khách có thể tham quan trực tiếp các quy trình làm ra sợi hủ tiếu. Làng nghề cũng đã thu hút nhiều du khách muốn đến tìm hiểu, học hỏi. 43

2. Làng nghề đan giỏ trạc Địa chỉ: xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn Đến với xã Xuân Thới Sơn, dọc theo các con đường ngõ xóm tại ấp 1, ấp 3, sẽ không khó để thấy hình ảnh những cụ ông tay thoăn thoắt chẻ nang, những cụ bà cặm cụi đan giỏ. Khi nhìn chiếc giỏ trạc đơn sơ, ai cũng nghĩ quá trình làm ra nó rất đơn giản. Tuy nhiên, một chiếc giỏ trạc hình thành phải qua 7 công đoạn: chẻ nang – lách nang – gày – khoanh lên – đương – vô vành – xỏ miệng. Với những từ “chuyên môn” ấy, những ai không làm trong nghề khó có thể hình dung và mô tả được. Du khách có thể đến đây để thấy được giá trị của những chiếc giỏ trạc qua đôi bàn tay khéo léo của thợ làm nghề. Nghề đan giỏ trạc tại huyện Hóc Môn vốn là một ngành nghề cha truyền con nối được hình thành từ hơn 50 năm nay, nhưng đang dần bị thu hẹp vì ngành sản xuất bao bì nhựa phát triển. Hiện nay, xã Xuân Thới Sơn chỉ còn khoảng 250 hộ còn theo nghề. Mỗi hộ chỉ có 1-2 người tận dụng thời gian nhàn rỗi đan giỏ để kiếm thêm thu nhập, những hộ chuyên làm nghề này rất ít. Và Hóc Môn là một trong những ít nơi còn lưu truyền nghề truyền thống này, du khách có thể chọn nơi này là một trong những điểm đến khi đi du lịch và muốn tìm hiểu về các giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống. 44

3. Mỹ nghệ ngà sừng Theo các nghệ nhân, nghề xương, sừng, móng này có từ trước năm 1975, do những người di cư từ miền Bắc đưa vào. Sản phẩm từ xương, sừng móng ở làng nghề này rất đa dạng, từ những mặt hàng mỹ nghệ, đồ trang trí cao cấp cho đến đôi đũa, quân cờ tướng, mũ chụp đèn hay chiếc trâm, lược. Để làm ra một mặt hàng, phải qua ít nhất 30 công đoạn, từ cắt phân đoạn, luộc, ép, đến réo thành khuôn, chà nhám, điêu khắc, đánh bóng… Mỗi công đoạn, đòi hỏi người thợ phải khéo tay, tinh mắt, chỉ cần một sơ suất nhỏ là sản phẩm bị lỗi phải bỏ đi. Thế mới thấy, mỗi sản phẩm làm ra đều mang rất nhiều tâm huyết của người thợ, càng cho chúng ta thấy được giá trị mà mỗi mặt hàng mang lại. 45

4. Nghề làm tóp mỡ Từ xa xưa, ở huyện Hóc Môn thường có món ăn nhìn sơ qua tưởng chừng không ngon nhưng khi thưởng thức qua một lần là không thể nào quên được hương vị hấp dẫn của nó. “Tóp mỡ” là cái tên mộc mạc người dân Hóc Môn đặt cho món ăn này. Cứ vô ngay chợ Hóc Môn là có thể tìm được rất nhiều chỗ bán tóp mỡ, phổ biến là dạng bánh hình tròn, lớn cỡ cái dĩa bàn, thành hình từ mỡ được thắng ra rồi tóp lại được ép khuôn. Theo người dân Hóc Môn, món tóp mỡ, mua về nhà rồi thì cần bẻ cái bánh ra từng miếng nhỏ. Tóp mỡ vị giòn hoặc mềm, thơm ngon, cách ăn tóp mỡ ngon nhất là cuốn bánh tráng rau sống, chấm với nước tương và trộn gỏi, đúng điệu là cuốn bằng lá cây sung. Đây cũng là một trong những đặc sản nơi đây, du khách khi đến đây có thể trải nghiệm thử món ăn này. Đến với du lịch làng nghề nói chung, du khách sẽ được khám phá và hiểu hơn các tầng lớp ý nghĩa và tinh hoa văn hóa Việt Nam. Bởi đằng sau mỗi sản phẩm thủ công truyền thống còn là chuyện nghề, chuyện đời và cả sự trăn trở trong chặng đường phát triển. 46

Địa điểm ăn uống tại Hóc Môn 1. Gà hấp hèm 34 Địa chỉ: 52/4 Nguyễn Thị Thử, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, TPHCM. Giá thành: 120.000-198.000 đồng. Lẩu gà hấp hèm 34 là là địa chỉ quán ăn huyện Hóc Môn nổi tiếng được nhiều tín đồ mê ẩm thực Sài Gòn yêu thích. Trong đó có một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Lam Trường, Ngọc Linh,… cũng thường xuyên ghé đến nhà hàng này. Nhà hàng lẩu gà hấp hẻm 34 sở hữu không gian rộng rãi, đồ ăn ở quán ngon, nhiều loại, phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách, đặc biệt món gà hấp có vị lạ, hèm là bã rượu nên ăn thấy vị chua chua, thịt gà ngọt thiên về sự ngọt từ thịt chứ không do nêm nếm nhiều ăn thì chấm với muối ớt. 47

2. Bún giò heo Minh Quý Tọa lạc ở số 27/6 Quốc Lộ 22, xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn. Mức giá khoảng 55.000 đồng. Đây là quán ngon nức tiếng miền Nam từ hơn 60 năm qua, quán chỉ bán từ 5 giờ sáng đến 9 giờ là hết. Một đặc điểm đặc biệt rất dễ để các bạn nhận ra là ngoài cái bảng to nhô ra đường thì chính sự ngổn ngang các loại xe con nằm kế bên là điểm để các bạn dễ dàng nhận ra quán ăn Minh Quý. Trông giống như bát giò heo bình thường nhưng nếu nhìn kỹ và ăn vào vẫn cảm nhận được độ săn chắc của miếng giò thịt vẫn còn đo đỏ. Quán đông nhưng thời gian chờ đợi ngắn, chỉ vài phút là bạn đã có thể ăn được tô bún thơm phức. Các nhân viên làm việc rất nhanh và các bảo về rất thân thiện và tốt bụng. Điểm nổi bật: Nấu giò heo và nước lèo bằng nước dừa, cục giò heo bự chà bá. 48

3. Quán cơm Hồng Phúc Tọa lạc ở 13/3A Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn. Giá thành: 35.000- 150.000 đồng. Quán cơm Hồng Phúc là địa điểm nổi tiếng quen thuộc của người dân Hóc Môn. Với menu đơn giản bao gồm các món cơm và đồ ăn mặn như cá kho tiêu, thịt kho tàu, canh chua thái,… nhưng quán cơm này lại rất được lòng khách hàng. Điểm cộng của quán là các phần cơm được phân chia theo phần rất đều đặn, phù hợp nhất cho cả dân văn phòng và gia đình đông người. Không chỉ nổi tiếng về các món cơm, quán còn nổi tiếng về cháo gà với thịt gà mềm và phần cháo được hầm rất ngọt. Ngoài ra, không gian quán cũng khá rộng rãi và giá thành phải chăng nên quán luôn trong tình trạng đông khách. 49

4. Nhà hàng Sáu Cua Tọa lạc ở 96/5 Nguyễn Ảnh Thủ, ấp Tây Lân, Bà Điểm, Hóc Môn. Được thành lập từ năm 2014, sau hơn 6 năm hoạt động, đã được biết đến như một trong những nhà hàng hải sản ngon bậc nhất và là điểm đến quen thuộc của giới sành ăn tại khu vực Quận 12 và Hóc Môn! Tuy không gần biển nhưng bạn có thể yên tâm về giá cả, nhà hàng Sáu Cua ở Hock Hmong cung cấp nhiều món cua với hương vị tuyệt vời và giá cả rất phải chăng. Đối với các món cua, bạn sẽ được trực tiếp lựa chọn cua sống từ bể nên chất lượng món ăn luôn được đảm bảo. Không gian quán cũng vô cùng thoáng mát để bạn có thể tận hưởng bữa ăn một cách thoải mái. 50


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook