Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Thiet ke bai giang dien tu Bang Powerpoint

Thiet ke bai giang dien tu Bang Powerpoint

Published by Thủy Nguyễn, 2021-09-14 12:55:11

Description: CNTT phát triển đặc biệt là sự ra đời của Internet đã xóa bỏ mọi khoảng cách địa lý giữa các quốc gia trên thế giới; rút ngắn mặt thời gian và không gian; mọi vấn đề được thể hiện ngay trên màn hình máy vi tính, mọi nguồn thông tin trở nên gần gũi, đa dạng và phong phú chỉ với “từ khóa tìm kiếm” và cái nhấp chuột vào nút “Go”. Đây cũng chính là nguồn thông tin khổng lồ cung cấp nguồn tư liệu dưới dạng đa hình thái. Là nguồn tri thức giúp Thầy và trò trong quá trình học hỏi và kiến tạo nên những giá trị của cuộc sống. Bắt đầu từ những bài giảng, những tiết học trên lớp. Cụ thể là những bài giảng mang màu sắc công nghệ thông tin, trong đó quen thuộc với Thầy cô và HS, SV đó là bài giảng sử dụng phần mềm trình chiếu PowePoint, bài giảng Violet,...

Keywords: PowerPoint,Thiết kế bài giảng điện tử

Search

Read the Text Version

3.10.2. Cách thực hiện - Gán hiệu ứng cho đối tượng - Click chuột phải vào hiệu ứng định gán trigger trong danh sách hiệu ứng - Chọn mục timing - Bấm vào nút Trigger - Bấm chọn mục Start effect on click of - Chọn đối tượng khi click vào sẽ kích hoạt hiệu ứng được chọn - Trình chiếu thử để kiểm tra kết quả: di chuột lên đối tượng gán trigger sẽ có hình bàn tay để bấm. Ví dụ đơn giản với hiệu ứng trigger: Nhấp chuột vào nút đỏ thì ô tròn vàng sẽ xuất hiện. Các thao tác để tạo trong trigger theo các bước như sau: o Bước 1: Tạo ra một hình tròn và hình chữ nhật. o Bước 2: Gán hiệu ứng xuất hiện cho hình tròn và hình chữ nhật (hiệu ứng tùy chọn) Các bước tiếp theo như hình biểu diễn dưới đây: Hình 3.109: Các bước tạo trigger Như vậy sau khi thực hiện nhấp chuột vào nút hình chữ nhật thì hình tròn xuất hiện: Hình 3.110: Ví dụ về trigger 95

3.11. Bài tập thực hành Bài tập 3.1: 1. Nêu qui trình thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint 2. Thiết kế một số bài giảng Tin học 8 bằng phần mềm PowerPoint Gợi ý: 1. Qui trình thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint Powerpoint là một phần mềm giúp tiết kiệm thời gian soạn bài, sinh động và hấp dẫn của bài giảngvà cho phép người nghe tiếp cận vấn đề nhanh hơn và sâu hơn. Do đó dùng phần mềm Powerpoint để thiết kế một số bài giảng. Trước khi có ý tưởng thiết kế một BGĐT cần chú ý một số điểm quan trọng sau: lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề dạy học nào cũng cần tới BGĐT. Chủ đề dạy học thích hợp là chủ đề có thể dùng BGĐT để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Cần tránh chọn những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học thì hiệu quả không đáng kể. Có thể chỉ ra một số trường hợp nên thiết kế BGĐT: - Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng. - Khi cần giúp HS rèn luyện kỹ năng nào đó thông qua việc hoàn thành số lượng lớn bài tập. - Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó. - Tổ chức đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi, từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để thành lập các bộ đề khác nhau. Các công đoạn chính của công việc thiết kế một BGĐT: - Xác định đối tượng, mục đích, mục tiêu chính của BGĐT. - Xác định các chức năng chính của bài giảng, phạm vi kiến thức, kỹ năng cần truyền đạt, cách thức truyền tải thông tin, kiến thức. - Thể hiện các ý tưởng đặt ra cho tiết học trên máy tính. - Kiểm tra và thử nghiệm các chức năng đã hoàn thiện. Có thể thay đổi lại nếu cần thiết. - Đóng gói và ghi bài giảng vào máy tính hoặc đĩa. Ta có thể cụ thể hóa thành các bước sau: Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy, soạn giáo án GV cần nghiên cứu kỹ bài qua giáo trình, tài liệu tham khảo để xác định được: - Những yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng cần đạt được qua tiết dạy. - Dạy nội dung nào ứng với hoạt động nào. - Trọng tâm của bài. - Tài liệu tham khảo, xác định và thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức HS. - Soạn giáo án (kế hoạch dạy học). - Thiết bị dạy học hỗ trợ. Bước 2: Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy. 96

Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế BGĐT. Sau khi thực hiện bước 1, người giáo viên phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn. Dự kiến việc thể hiện nội dung bài giảng hoặc một phần nào đó của bài giảng các khái niệm và hệ thống khái niệm, các hiện tượng… hay các phần tiểu kết một đề mục, hệ thống hóa, khái quát hóa một nội dung… bằng ngôn ngữ và hình ảnh tiếp nối nhau theo một quy trình chặt chẽ có lôgic, phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức của sinh viên và PPDH bộ môn. Việc đưa các nội dung đó vào máy tính được thể hiện dưới dạng nào, một đoạn văn bản hay một bản vẽ, một biểu đồ, một đoạn video hay mô phỏng một chuyển động… Kịch bản làm sao phải kết hợp được ngôn ngữ của máy tính với hoạt động của giáo viên, học sinh trong quá trình lên lớp nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của người học. Dự kiến các hoạt dộng trong một tiết học, thời gian, nhịp độ học tập có thể được thể hiện theo một bảng mẫu như sau: Tên cảnh (Hoạt động) – Nội dung Hình ảnh thể hiện trên thời gian ………….. máy vi tính Đặt vấn đề ………….. ………….. Hoạt động 1 ………….. ………….. Hoạt động 2 ………….. ………….. ………….. ………….. Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy tính - Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung trên thành phần mềm dạy học trên máy vi tính (có thể phải sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số, máy ảnh, máy scan, phần mềm xử lý phim ảnh…). - Nếu GV còn hạn chế trình độ tin học thì ở bước này cần sự hỗ trợ của các đồng nghiệp để bàn bạc trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản sao cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được. Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo yêu cầu phương tiện dạy học đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ. Bước 4: Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử. - Chạy thử trên máy vi tính (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh các sai sót về nội dung, kỹ thuật). - Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả HS và GV). Sau khi kịch bản sư phạm của BGĐT được thể hiện trên máy vi tính cần phải có sự góp ý của đồng nghiệp, kỹ sư tin học để sửa chữa, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện. Sau đó nên đưa ra chạy thử trước HS và sự góp ý thêm của đồng nghiệp xem bài giảng đã phù hợp với trình độ HS, khối lượng kiến thức, thời gian và đặc biệt là hiệu quả bài giảng. Bước 5: Sau khi điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện lại lần cuối nên ghi vào đĩa hoặc CD hoặc ổ cứng của máy vi tính. 2. Thiết kế một số bài giảng Tin học 8 bằng phần mềm PowerPoint  Xây dựng giáo án Word BÀI 2 - LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 97

1. Kiến thức: - Học sinh biết được chương trình đơn giản viết bằng ngôn ngữ lập trình. - Học sinh biết được ngôn ngữ lập trình gồm những gì? - Học sinh phân biệt được từ khóa và tên? Cách đặt tên trong chương trình lập trình. - Học sinh biết viết được một chương trình lập trình đơn giản. 1. Kỹ năng: - Giúp học sinh phân biệt được từ khóa và tên. Đặt tên đúng theo qui tắc trong lập trình. - Giúp học sinh nắm vững được cấu trúc của chương trình. - Giúp học sinh thao tác với ngôn ngữ lập trình. 2. Thái độ: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiều và tư duy khoa học. - Tích cực, hăng hái, nhiệt tình, … 3. Phát triển năng lực: - Sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, các tài liệu liên quan khác. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, nêu vấn đề. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Kiến thức cần đạt học sinh Hoạt động 1: Ví dụ về chương trình ? Các em hãy quan sát một chương HS: Trả lời 1. Ví dụ về chương trình trình Pascal sau, hãy nêu ý nghĩa của các câu lệnh. - Một chương trình có thể có nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh GV: Một chương trình có thể có gồm các cụm từ khác nhau được nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh gồm tạo từ các chữ cái. các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái. Hoạt động 2: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? ? Ngôn ngữ lập trình bao gồm HS: Trả lời 2. Ngôn ngữ lập trình gồm những thành phần nào? những gì? 98

GV: Bao gồm bảng chữ cái và các HS: Ghi bài - Ngôn ngữ lập trình bao gồm: qui tắc ngữ pháp để viết từ và câu. Bảng chữ cái và các qui tắc ngữ HS: Trả lời pháp để viết từ và câu. ? Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập HS: Lắng nghe trình gồm những gì. HS: Trả lời + Bảng chữ cái: Chữ cái tiếng HS: Lắng nghe anh, chữ số, các kí tự. GV: Bảng chữ cái: Chữ cái tiếng anh, chữ số, các kí tự. + Các qui tắc ngữ pháp viết từ và câu: Mỗi câu lệnh trong chương ? Hãy nêu các qui tắc ngữ pháp viết trình đều có qui tắc qui định từ và câu trong ngôn ngữ lập trình. cách viết các từ và thứ tự của GV: Các qui tắc ngữ pháp viết từ và chúng. câu: Mỗi câu lệnh trong chương trình đều có qui tắc qui định cách viết các từ và thứ tự của chúng Hoạt động 3: Từ khóa và tên ? Từ khóa là gì. HS: Trả lời 3. Từ khóa và tên GV: Từ khóa là những từ dành HS: Lắng nghe - Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì riêng, không được dùng cho bất mục đích nào khác ngoài mục đích HS: Trả lời kì mục đích nào khác ngoài mục do ngôn ngữ lập trình qui định. HS: Lắng nghe đích do ngôn ngữ lập trình qui định. ? Tên là gì. HS: Trả lời HS: Lắng nghe - Tên dùng để nhận biết và phân GV: Tên dùng để nhận biết và phân biệt các đại lượng trong chương biệt các đại lượng trong chương HS: Trả lời trình. HS: Lắng nghe trình. ? Tên do người lập trình đặt phải - Tên do người lập trình đặt phải tuân thủ theo nguyên tắc nào. tuân thủ các qui tắc của ngôn ngữ lập trình và chương trình GV: Tên do người lập trình đặt phải dịch tuân thủ các qui tắc của ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch - Qui tắc đặt tên: ? Hãy nêu qui tắc đặt tên. + Tên không được bắt đầu bằng chữ số. GV: Qui tắc đặt tên: + Tên không được chứa dấu cách + Tên không được bắt đầu bằng chữ (kí tự trống). số. + Tên không được chứa dấu cách (kí tự trống). Hoạt động 4: Cấu trúc của chương trình ? Hãy nêu cấu trúc của chương trình HS: Trả lời 4. Cấu trúc của chương trình lập trình. HS: Lắng nghe - Cấu trúc của chương trình bao GV: Cấu trúc của chương trình bao gồm 2 phấn: gồm 2 phấn: + Phần khai báo (có thể có hoặc + Phần khai báo (có thể có hoặc không): khai báo tên chương không): khai báo tên chương trình, trình, khai báo thư viên, khai báo 99

khai báo thư viên, khai báo khác. khác. + Phần thân chương trình: Gồm các + Phần thân chương trình: Gồm câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Hoạt động 5: Ví dụ về ngôn ngữ lập trình ? Hãy nêu các bước chạy chương HS: Trả lời 5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình trình Pasacl. Các bước thực hiện chạy chương trình Pascal: + Bước 1: Cài đặt phần mềm Turbo Pascal. Nháy chuột trên biểu tượng Pascal trên màn hình. Xuất hiện màn hình soạn thảo. GV: Quan sát video minh họa thực HS: Quan sát + Bước 2: Soạn thảo chương hiện một chương trình. trình. Nhấn F9 để chương trình dịch và kiểm tra lổi. Nếu không còn lỗi thì chương trình in ra kết quả lên màn hình. V. CỦNG CỐ Câu 1: Cấu trúc của ngôn ngữ lập trình bao gồm? A) Các câu lệnh B) Các kí tự và viết đúng qui tắc C) Bảng chữ cái và các qui tắc D) Tất cả đáp án trên Câu 2: Tên chương trình nào được viết đúng sau đây? A) Bai_1; B) Ha Noi C) 123 D) Ha Noi 123 Câu 3: Để chay chương trình chúng ta dùng tổ hợp phím gì? A) Alt + F5 B) Shift + F5 C) Ctrl + F5 D) F5 VI. DẶN DÒ - Học lại kiến thức bài hôm nay - Chuẩn bị bài mới: Bài 3: “MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH” 100

 Chuyển từ giáo án Word sang bài giảng điện tử PowerPoint Sau khi đã soạn giáo án word, ta phải xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy. Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế BGĐT. Ta cần xác định xem nội dung nào được ghi vào slide và sắp xếp tư liệu cho phù hợp với nội dung slide, nội dung mỗi slide phải ngắn gọn nhưng súc tích. Slide 1: là tên bài giảng, cỡ chữ to dễ quan sát. Slide 2 và Slide 3: là về mục tiêu bài học và phương pháp dạy học, lấy từ bài soạn word đã làm từ trước. Slide 2 Slide 3 Slide 4, 5, 6,7, 8, 9 10: nói về nội dung chính của bài học. Các slide tiếp theo trình bày từng nội dung cụ thể của bài học. Trong mỗi slide bài học, chia thành 2 phần: một phần ghi tiêu đề từng phần của bài học, một phần ghi nội dung của từng phần trong bài học. Mỗi phần đều chứa phần Textbox để viết nội dung. Có thể sử dụng chụp màn hình để đưa đoạn code Pascal vào Slide trình chiếu hoặc link đến chương trình chạy Turpo Pascal để giáo viên gõ lệnh trực tiếp. Ví dụ tìm hiểu phần 1. Ví dụ về chương trình 101

Làm tương tự cho các slide cho đến khi hoàn thành bài giảng. Sau khi hoàn thiện về mặt nội dung cũng như hình thức của các slide nôi dung bài học, ta chọn hiệu ứng cho các nội dung trong mỗi slide để bài được hấp dẫn hơn. Cách chọn hiệu ứng như sau: - Nháy chuột chọn phần Textbox cần hiệu ứng. - Nháy chuột chọn Animations để chọn các hiệu ứng phù hợp Muốn làm hiệu ứng cho cả slide thì chọn Transitions rồi chọn hiệu ứng mình muốn. 102

Sau khi chọn xong hiệu ứng là đến bước trình chiếu slide, nhấn F5 hoặc Slide Show. Slide 11: Tạo ra một đường link đến bài tập củng cố. Bài tập củng cố là các câu hỏi trắc nghiệm được tạo trên phần mềm Violet. (Nếu đã có bản quyền phần mềm có thể tạo câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên phầm mềm Violet đã được nhúng vào phần mềm PowerPoint khi cài đặt). Kết quả chạy đường link như dưới đây: Slide 12: Củng cố và dặn dò như hình slide dưới đây: 103

Bài tập 3.2: Hãy mở chương trình PowerPoint và thực hiện các yêu cầu sau đây: 1. Lưu têp với tên BAITAP3.1.pptx vào thư mục THUCHANH trên ổ D. 2. Liệt kê các thanh chính trong cửa sổ làm việc của PowerPoint? 3. Hãy thao tác ẩn và hiện công cụ Ribbon trên màn hình PowerPoint? 4. Hãy thao tác mở cửa sổ Font, cửa sổ Paragraph? 5. Biểu diễn Customize Quick Access Toolbar thành “Show below the Ribbon” và ẩn biểu tượng E-mail, biểu tượng Open trên cửa sổ này? Bài tập 3.3: 1. Khởi động PowerPoint và lưu bài với tên THUCHANH_POWERPOINT. 2. Thêm các trang chiếu mới và nhập các nội dung tương ứng như sau: Slide 1: Yêu cầu: - Định dạng và nhập dữ liệu giống như mẫu trên? - Chọn một ảnh về công nghệ thông tin làm hình nền cho slide tiêu đề? Gợi ý: - Vào Google tìm kiếm một hình ảnh về chủ đề “hình nền powerpoint công nghệ thông tin” . Download dưới dạng hình ảnh lưu vào máy. - Vào thẻ Design/ Chọn Background Styles/ Format Background/ Trong mục Insert from/ Chọn File… và tích vào ô Hide background Graphic (để ẩn đồ họa của hiệu ứng hình nền)/ Chọn đến hình ảnh vừa lưu vào máy. Slide 2 và Slide 3: Kết quả chạy chương trình: Slide 2 Slide 3 Yêu cầu: - Nhập dữ liệu cho Slide 2 và Slide 3. Định dạng dữ liệu như hình trên? 104

- Chọn một khuôn dạng trang chí cho Slide với Themes là: Oriel và Apply all cho tất cả các slide trình bày báo cáo? Gợi ý: - Nhập dữ liệu, căn lề đều hai bên cho văn bản và định dạng đoạn văn bản. - Xem lý thuyết mục “khuôn dạng trang trí cho Slide”. Slide 4: Kết quả chạy chương trình: Yêu cầu: - Hãy tạo slide với layout là Two Content và thêm một TextBox nhập nội dung. - Chèn một tranh có sẵn trên máy? - Chèn một đoạn video có sẵn trên máy? - Định dạng chữ, tranh và video giống hình trên? Gợi ý: - Xem lý thuyết nhúng video vào Slide - Xem lý thuyết Chèn hình ảnh vào Slide Slide 5: Hình ảnh kết quả hiển thị Yêu cầu: - Chèn một hình từ ClipArt vào Slide? - Chèn một Audio có sẵn trên máy vi tính? 105

- Định dạng và nhập dữ liệu cho slide như trên hình? Gợi ý: - Xem lý thuyết nhúng âm thanh vào Slide - Xem lý thuyết chèn hình ảnh vào Slide Slide 6: Kết quả chạy Slide như sau: Yêu cầu: - Thiết lập Slide như hình trên? Slide 7: Kết quả chạy chương trình Yêu cầu: - Tạo nội dung với SmartArt với kiểu “Picture Strips”? - Chèn các tranh đã có sẵn trên máy vào đầu mỗi SmartArt? - Nhập dữ liệu, định dạng và căn chỉnh như hình trên? Gợi ý: - Xem lý thuyết nội dung “Chèn SmartArt vào Slide”. Slide 8, 9, 10, 11: Kết quả hiển thị slide như sau: 106

Slide 8 Slide 9 Slide 10 Slide 11 Slide 12: Kết quả chạy chương trình 107

Yêu cầu: - Hãy chèn một SmartArt và nhập các nội dung tương ứng? Gợi ý: - Xem lý thuyết nội dung “Chèn SmartArt vào Slide” 3. Tạo hiệu ứng thể hiện (Emphasis) cho các trang chiếu? Yêu cầu: - Slide 1: Hiệu ứng Push. - Slide 2, 3, 4, 5: Hiệu ứng Split - Slide 6, 7, 8, 9, 10, 11: Hiệu ứng Blinds - Slide 12: Hiệu ứng Window. - Tất cả các slide đều: On mouse Click - Thời gian thực thi hiệu ứng: Duration: 02 giây. Gợi ý: - Xem lý thuyết mục: “Cách tạo hiệu ứng cho Slide (Transistance)”. 4. Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên slide (Animations)? Yêu cầu: - Slide 1: Hiệu ứng Fly in - Slide 2, 3: Hiệu ứng Shape - Slide 4, 5: Hiệu ứng Zoom - Slide 6, 7, 8: Hiệu ứng Ramdom bars - Slide 9, 10, 11, 12: Hiệu ứng Wipe Gợi ý: - Xem lý thuyết mục: “Hiệu ứng cho các đối tượng trên slide”. Bài tập 3.4: Hãy mở chương trình MS PowePoint 2010 và thực hiện các yêu cầu sau đây 1. Slide 1: Thực hiện bài điền khuyết sau sao cho mỗi lần nhấp vào một ô số 1, 2, 3, 4 bất kì thì từ thay thế được điền vào dấu chấm ... 2. Slide 2: Thực hiện tạo ô số đếm ngược từ 5 đến 0, mỗi khi ấn vào nút bắt đầu thì ô số đếm ngược thực hiện. Thường được sử dụng trong các trò chơi. 108

3. Thực hiện ô cửa bí mật sau, sao cho mỗi lần nhấn vào nút bắt đầu, đồng hồ đếm ngược thực hiện, đồng hồ kết thúc ô hết giờ hiển thị, nhấn vào ô chữ nhật xuất hiện đáp án của câu hỏi? Bài tập 3.5: Thiết kế bài giảng bằng MS Powerpoint với chủ đề: “Khám phá xã hội”, cụ thể dạy trẻ bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. Bài tập 3.6: Thiết kế bài giảng bằng MS Powerpoint nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ với chủ đề: “Hiện tượng tự nhiên” 109

Ch-¬ng 4. thiÕt kÕ bµi gi¶ng ®iÖn tö b»ng violet Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài tập chương này: o Sinh viên biết cài đặt và sử dụng một số chức năng cơ bản của phần mềm Violet. o Sinh viên biết sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử, đóng gói bài giảng. 4.1. Giới thiệu phần mềm Violet 4.1.1. Tìm hiểu phần mềm Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên), giúp giáo viên tự soạn được các bài giảng điện tử sinh động hấp dẫn, hỗ trợ việc trình chiếu trên lớp và giảng dạy E-learning qua mạng Internet. Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để xây dựng nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, hình vẽ, các dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và thiết lập tham số, tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, thực hiện các tương tác với người dùng... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multi-media, Violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng được mọi định dạng file video, thao tác được quá trình chạy của các đoạn video ... Ngoài ra, vì là công cụ chuyên dụng cho bài giảng nên Violet còn có rất nhiều chức năng dành riêng cho bài giảng mà các phần mềm khác không có. Ví dụ Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như: Bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: Học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Phần mềm được xây dựng từ năm 2005, do nhóm các tác giả: Đinh Hải Minh, Nguyễn Phú Bình, Nguyễn Phú Quảng và Bùi Anh Tuấn xây dựng với ngôn ngữ thuần Việt. Đến nay đã có hơn 1700 trường học trên cả nước đã mua bản quyền, phần mềm trở nên thân quen với hầu hết giáo viên Việt Nam. a. Giao diện và ngôn ngữ Giao diện tiếng Việt, dễ sử dụng, phù hợp cả với những giáo viên không giỏi vi tính và ngoại ngữ. 110

Hình 4.1: Màn hình giao diện violet b. VioletTools Bộ công cụ ViOLET hoạt động như một tính năng có sẵn trong phần mềm PowerPoint. Người dùng có thể tìm kiếm và chèn ảnh, phim, flash từ Google, YouTUBE, kho tư liệu violet.vn vào PowerPoint hoặc chèn bài tập ViOLET, vẽ bản đồ tư duy trên PowerPoint một cách dễ dàng. Hình 4.2: Thanh công cụ VioletTools Hình 4.3: Minh họa đa phương tiện 111

c. Sử dụng đa dạng các loại tư liệu Người dùng có thể kéo thả tư liệu vào trang soạn thảo của phần mềm một cách dễ dàng từ cửa sổ My Computer hoặc từ Word, Excel, Sketchpad, ... Hình 4.4: Minh họa các loại tư liệu d. Tích hợp các hệ thống thư viện Thư viện 7.000 bài giảng mẫu phủ kín chương trình học, giáo viên cần bài nào có bài đó, và lại có thể chỉnh sửa được theo ý mình. Thư viện 20.000 tư liệu tranh ảnh, phim, … giúp tạo ra các bài giảng sinh động và giàu kiến thức. Hình 4.5: Tích hộp hệ thống thư viện e. Kho lưu trữ công nghệ điện toán đám mây Kho lưu trữ riêng giúp cho giáo viên không bị phụ thuộc vào các thiết bị lưu trữ cá nhân có thể sử dụng tài liệu của mình mọi lúc, mọi nơi khi có máy tính kết nối mạng Internet. f. Công cụ thiết kế bài tập Có sẵn rất nhiều mẫu bài tập thường dùng trong SGK như: trắc nghiệm, sắp xếp, ghép cặp, ô chữ, kéo thả, điền khuyết, xếp chữ, ... với nội dung do giáo viên tự nhập hoặc có thể lấy từ ngân hàng câu hỏi có sẵn. 112

Cung cấp thư viện giao diện và biểu tượng hoạt hình hỗ trợ cho các bài tập, bài kiểm tra vô cùng phong phú và đẹp mắt. Hình 4.6: Biểu tượng hỗ trợ g. Công cụ hữu ích ViOLET cung cấp các module chuyên dụng cho từng môn học hoặc từng mục đích như: Vẽ đồ thị 2D/3D, Vẽ hình SketchPad, Vẽ hình Visio, Thiết kế mạch điện, Lập trình mô phỏng, Vẽ bản đồ tư duy, v.v... Hình 4.7: Một số công cụ hữu ích 113

Kết hợp dễ dàng với các phần mềm khác như: Sketchpad, Photoshop, Corel Draw, Word, Excel,... Vẽ hình bằng Sketchpad rồi đưa vào Violet Hình 4.8: Vẽ hình bằng Sketchpad Tạo các Word Art, Chart,.. trong Word, Excel cắt dán vào Violet Cung cấp nhiều mẫu giao diện bài giảng phong phú, sinh động. Ví dụ mẫu giao diện hình quyển sách với hiệu ứng lật trang sách. Hình 4.9:Giao diện hiệu ứng Cho phép đóng gói ra file EXE chạy độc lập, hoặc ra trang web chạy trên Internet. Các bài giảng đóng gói có thể sử dụng với các thiết bị chuyên dụng như bảng tương tác hay bút lật trang,… có thể chạy tốt trên các hệ điều hành Windows, Linux, Macintosh, Android... Ngoài ra Violet còn cho phép đóng gói ra chuẩn SCORM để đưa lên các hệ LMS. Việc cài đặt phần mềm Violet rất đơn giản, ngoài ra Violet còn có khả năng tự động nâng cấp mỗi khi có phiên bản mới. 114

Hình 4.10: Sử dụng trên các công cụ hỗ trợ khác nhau Đặc biệt ViOLET có thể dùng thử miễn phí và không giới hạn số lần sử dụng. 4.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm a. Ưu điểm Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. Tương tự phần mềm PowerPoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với PowerPoint. Do đó, Violet rất phù hợp trong việc soạn bài giảng dành cho học sinh từ Tiểu học đến Trung học phổ thông. Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format). Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập như: • Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v… • Bài tập ô chữ: người học phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. • Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh: người học phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện. b. Nhược điểm 115

Đây là một phần mềm công cụ đóng, giáo viên chỉ có thể sử dụng các mẫu có sẵn để thiết kế bài giảng. Phần mềm này chỉ thích hợp cho học sinh phổ thông. Font chữ nhỏ, trình chiếu khó quan sát. 4.2. Cách cài đặt và sử dụng các chức năng cơ bản 4.2.1. Cài đặt từ đĩa CD Đưa đĩa CD vào ổ, vào My Computer rồi mở ổ đĩa CD, các file và thư mục sẽ hiện ra như sau: Hình 4.11: Nội dung đĩa CD Trong đó: - File “Hướng dẫn sử dụng đĩa CD.doc”: là tài liệu hướng dẫn sử dụng đĩa CD này. - Thư mục “Phim hướng dẫn sử dụng”: chứa các phim ghi lại thao tác các chức năng của Violet, là phương tiện hướng dẫn sử dụng Violet và các module cắm thêm. Để cài đặt phần mềm, ta chạy file “Setup.exe”. Cửa sổ đầu tiên xuất hiện. Hình 4.12: Cửa sổ chào mừng Nhấn nút “Tiếp tục” để chuyển tiếp sang cửa sổ Thoả thuận bản quyền, chọn mục “Đồng ý với các điều khoản trên”. Sau đó, cứ nhấn nút “Tiếp tục” hoặc “Cài đặt” để thực hiện các bước cho đến khi xuất hiện nút “Kết thúc” thì nhấn vào để hoàn tất quá trình cài đặt. 4.2.2. Cài đặt từ trang bachkim.vn Bước 1: Vào địa chỉ website http://bachkim.vn 116

Hình 4.13: Trang web bachkim.vn Nhấp vào mục “Công cụ tạo bài giảng ViOLET” ở ngay đầu trang xuất hiện giao diện như dưới đây: Hình 4.14: Mục tải phần mềm Nhấp vào nút đỏ TẢI VỀ. Bước 2: Nhấp đúp chuột chạy chương trình phần mềm Violet_Setup.exe đã tải về trong Bước 1. Cửa sổ giao diện Cài đặt –Violet hiển thị như hình dưới. Hình 4.15: Cửa sổ chào mừng khi cài đặt Bước 3: Nhấp vào nút Tiếp tục trong cửa sổ Bước 2. Bước 4: Thực hiện Bước 3, cửa sổ xuất hiện như hình đưới: 117

Hình 4.16: Lựa chọn tích hợp với powerpoint Bước 5: Nhấp vào Tiếp tục trên cửa sổ giao diện Bước 4: Hình 4.17: Chọn nhiệm vụ Bước 6: Nhấp vào nút Tiếp tục trên cửa sổ giao diện bước 5 Hình 4.18: Giao diễn sẵn sàng cài đặt Bước 7: Nhấp vào nút Cài đặt trên cửa sổ giao diện bước 6. 118

Hình 4.19: Quá trình cài đặt Bước 8: Chờ chương trình cài đặt 100%, sẽ tự động thông báo cửa sổ dưới đây: Hình 4.20: Thông báo hoàn thành cài đặt Bước 9: Nếu sử dụng Violet luôn thì tích vào nút Chạy ngay Violet...và Nhấp vào nút Kết thúc. Chương trình Violet hiển thị như hình dưới đây: Hình 4.21: Giao diện sử dụng chương trình 119

4.2.3. Đăng ký bản quyền hoặc dùng thử Sau khi cài đặt, trong lần chạy đầu tiên, Violet sẽ hiện ra cửa sổ đăng ký như hình dưới đây. Nếu chưa có giấy chứng nhận bản quyền thì có thể nhấn vào nút “Dùng thử” để chạy luôn (có thể dùng thử được 200 lần). Đặc biệt từ phiên bản 1.9, Violet cho phép dùng thử miễn phí và không bị giới hạn về các tính năng. Hình 4.22: Đăng kí thông tin Nếu đã có giấy chứng nhận bản quyền và là phiên bản cá nhân, nhập đầy đủ thông tin vào cửa sổ hướng dẫn và nhấp nút đăng kí để hoàn thành. 4.2.4. Giao diện chính chương trình Violet Giao diện chính của chương trình hiển thị như hình dưới đây. Trên hình liệt kê 6 thành phần chức năng chính của phần mềm. Chú ý, chương trình Violet là bản sử dụng thuần Việt, khi soạn thảo người dùng đóng tất cả các bộ gõ như ABC, VietKey, Unikey,.. để sử dụng chế độ gõ tiếng Việt của Violet. Hình 4.23: Giao diện chính 120

4.2.5. Các chức năng cơ bản của Violet 4.2.5.1. Mở các bài giảng mẫu Thao tác: Bài giảng / Mở thư viện (Ctrl + L) Hình 4.24: Mở bài mẫu Thư viện sẵn trong phần mềm Violet mở ra: Hình 4.25: Lựa chọn bài mẫu cần mở Lưu ý, nếu có kết nối internet vào trang bachkim.vn/ Truy cập thư viện/ trang violet.vn hiển thị. Người sử dụng có thể truy cập thư viện trực tuyến với vô vàn phong phú các tài nguyên như hình hướng dẫn dưới đây: Hình 4.26: Danh sách thư viện Cửa sổ danh sách thư viện hiển thị: 121

Hình 4.27: Thư viện trực tuyến 4.2.5.2. Tạo trang màn hình cơ bản Thao tác: Vào menu Nội dung → Thêm đề mục (hoặc nhấn F5), cửa sổ nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vào đây. Hình 4.28: Tạo trang cơ bản Xuất hiện cửa sổ nhập như sau: Hình 4.29:Nhập chủ đề Sau khi nhập xong Chủ đề, mục và tiêu đề màn hình nhấp vào nút Tiếp tục, cửa sổ soạn thảo hiển thị như hình dưới đây, kèm theo 3 nút chức năng: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công cụ” dùng để đưa hoặc tạo các tư liệu và văn bản lên màn hình soạn thảo. Hình 4.30: Nhập nội dung 122

1) Nút “Ảnh, phim” Click nút này để nhập liệu multimedia (ảnh, phim, swf, mp3...) vào cửa sổ soạn thảo trang màn hình, bảng nhập liệu sẽ hiện ra như sau: Hình 4.31: Nhập liệu multimedia Hộp “Tên file dữ liệu” hiển thị đường dẫn đến địa chỉ nhập liệu. Có 5 lựa chọn như trên hình để liên kết đến các file dữ liệu khác nhau, tạo sự linh hoạt và phong phú cho dữ liệu bài soạn. Click vào nút Google , bảng “Tìm kiếm tư liệu phim, ảnh” sẽ hiện ra. Nhấp chuột vào nút Tìm kiếm Google, giả sử tìm tư liệu ảnh nhà thơ “Tố Hữu” trên cửa sổ tìm kiếm sẽ hiển thị kết quả sau: Hình 4.32: Tìm kiếm Lưu ý: các bức ảnh sau khi được chèn vẫn chỉ là ảnh trực tuyến, nếu chỉ lưu thì khi mở ra sẽ đòi hỏi phải kết nối Internet mới hiện được. Chỉ khi đóng gói bài giảng thì các bức ảnh này mới thực sự được download về máy tính. Nhấp chuột vào nút Tìm kiếm Youtube, kết quả như hình dưới đây: 123

Hình 4.33: Lựa chọn chèn tư liệu Lưu ý: nếu đã có địa chỉ phim trên YouTube (do sử dụng website YouTube.com để tìm kiếm, hoặc do người khác gửi đường link hay chia sẻ trên mạng), thì có thể copy-paste trực tiếp đường link này vào ô “Địa chỉ video”, sau đó nhấn nút “Chèn” để xuất hiện các định dạng và chất lượng, tiếp theo chọn định dạng hợp lý rồi nhấn nút “Chèn” một lần nữa. Việc nhập tư liệu cũng có thể được thực hiện dễ dàng và trực quan hơn bằng cách từ cửa sổ Windows Explorer hoặc mở file lưu trong thư mục bất kì trên máy. Ta kéo trực tiếp các file tư liệu (ảnh, phim, flash, mp3) thả vào màn hình soạn thảo. Nếu cần thay đổi các tham số như Vị trí dữ liệu trong file Flash hay Tự động play video thì chỉ cần click đúp chuột vào tư liệu. Hình 4.34: file Flash + Dịch chuyển, co giãn đối tượng: 124

Với một trong tám điểm nút ở biên, người dùng có thể dùng chuột để kéo làm đối tượng thay đổi kích thước. Với điểm nút ở tâm, khi người dùng nhấn chuột rồi di lên thì hình sẽ phóng to, di xuống thì hình sẽ thu nhỏ. + Thiết lập thuộc tính đối tượng (ảnh hoặc phim) Hình 4.35: Thiết lập thuộc tính đối tượng Click vào nút , bảng thuộc tính của đối tượng sẽ hiện ra ngay bên cạnh. Trong đó: Hai ô nhập liệu đầu tiên là tỷ lệ co giãn theo chiều ngang và theo chiều dọc của ảnh Giữ nguyên tỷ lệ dài rộng: thông thường nên thiết lập chế độ giữ nguyên tỷ lệ để khi co kéo, hình ảnh không bị méo. Độ trong suốt: Ảnh sẽ mờ nhạt đi làm cho các đối tượn ở dưới nó cũng có thể được nhìn thấy. Nếu độ trong suốt bằng 0 thì ảnh là bình thường, nếu bằng 100 thì ảnh hoàn toàn trong suốt và đó là vô hình. 2) Nút “Văn bản” Sau khi click vào nút này, thì trên bảng trắng sẽ xuất hiện một ô soạn thảo có khung màu xám. Người dùng có thể soạn thảo các văn bản của mình trực tiếp trên ô này. Hình 4.36: Nút văn bản 125

+ Thay đổi vị trí, kích thước và các thuộc tính bằng cách click chuột vào nút , để xuất hiện hộp thuộc tính: Hình 4.37: Nhập văn bản 3) Nút “Công cụ” Nhấp chuột vào nút Công cụ cửa sổ menu xuất hiện cho phép lựa chọn sử dụng các module chuẩn, module bài tập và các module chuyên dụng cắm thêm (plugin), gồm như hình dưới đây: Hình 4.38: Nút công cụ 4.2.5.3. Các chức năng soạn thảo trang màn hình 1) Sửa đổi hoặc xoá dữ liệu đã có: o Sửa dữ liệu: Vào menu Nội dung → Sửa đổi thông tin (hoặc nhấn F6, hoặc click đúp vào mục mục cần sửa). o Xoá mục: Chọn mục cần xóa, vào Nội dung → Xoá đề mục (hoặc nhấn phím Delete). o Phóng to xem một số đề mục: Vào menu Nội dung → Xem toàn bộ (hoặc nhấn F9). 2) Tạo hiệu ứng hình ảnh Chọn đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập,..) để mở bảng thuộc tính. Hình 4.39: Tạo hiệu ứng ảnh 126

3) Tạo hiệu ứng chuyển động và biến đổi Chọn một hình ảnh, đoạn văn bản hoặc plugin trên màn hình soạn thảo. Click vào nút , bảng lựa chọn hiệu ứng hiện ra như sau: Hình 4.40: Tạo hiệu ứng chuyển động Tích dấu vào ô “Thêm hiệu ứng xuất hiện”, tiếp tục chọn vào nút mũi tên xuống để hiện bảng danh sách hiệu ứng, ứng với mỗi hiệu ứng này, lại chọn tiếp hiệu ứng con được liệt kê ở danh sách bên phải. Phần “Tự động chạy hiệu ứng” nếu được đánh dấu thì hiệu ứng sẽ được thực hiện ngay sau khi hiển thị trang màn hình, hoặc ngay sau khi hiệu ứng trước đó được thực hiện. Nếu không đánh dấu thì người dùng phải click chuột vào nút next (phía dưới bên phải của bài giảng), hoặc nhấn phím Enter, Space, Page Down thì hiệu ứng mới thực hiện. Nhấn nút tròn nhỏ ở góc dưới bên phải sẽ xuất hiện bảng hiệu ứng biến mất, sử dụng tương tự như hiệu ứng xuất hiện. Sau khi chọn hiệu ứng biến mất, nên sử dụng chức năng Danh sách đối tượng để sắp đặt lại thời điểm đối tượng biến mất. 4) Thay đổi thứ tự, căn chỉnh và khoá đối tượng Chọn một đối tượng sau đó click nút sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Hình 4.41: Căn chỉnh ddooid tượng Khoá nghĩa là vẫn cho phép chọn đối tượng, thay đổi thuộc tính, thứ tự, nhưng không cho thay đổi vị trí và kích thước. Chọn mục này lần hai thì đối tượng sẽ được mở khoá và có thể dịch chuyển, co kéo bình thường. Chon mục “Siêu liên kết” lúc này xuất hiện bảng nhập liệu thao tác giống như phần mềm Powerpoint: 127

Hình 4.42: Chọn mục liên kết Chú ý: nếu chọn liên kết với file EXE thì khi đóng gói, chỉ mỗi file EXE đó là được copy vào thư mục đóng gói (trong thư mục con fscommand). Nếu file EXE này cần các file dữ liệu khác để chạy thì người dùng tự phải copy các file dữ liệu này theo cùng với file EXE. 5) Chọn đối tượng bằng danh sách Trên màn hình soạn thảo, click chuột vào nút một hộp danh sách sẽ hiện ra như sau: Hình 4.43: Chọn đối tuượng bằng danh sách 6) Sao chép, cắt, dán tư liệu. Phục hồi (undo) và làm lại (redo) Về cách thực hiện thì giống như trong những phần mềm khác, ta sử dụng các phím tắt như sau: + Ctrl + C: Sao chép tư liệu đang được lựa chọn. + Ctrl + X: Cắt tư liệu đang được lựa chọn. + Ctrl + V: Dán tư liệu đang được sao chép hoặc cắt vào cửa sổ soạn thảo. Chú ý: nếu copy một tư liệu rồi dán luôn vào trang màn hình hiện hành thì tư liệu mới sẽ nằm đúng ở vị trí của tư liệu cũ, vì vậy phải chú ý kéo tư liệu vừa được paste ra chỗ khác. + Ctrl + Z: Đối tượng lỡ bị xóa được khôi phục lại ngay sau thao tác này + Ctrl + Y: Thao tác xóa sẽ được làm lại 7) Hiện lưới điểm và bắt điểm mắt lưới Nhấp chuột vào biểu tượng trên màn hình soạn thảo Vào menu Tùy chọn → Cấu hình, ta có thể thiết lập được chế độ Snap/Grid một cách riêng rẽ, ngoài ra còn quy định về độ rộng của ô lưới như hình sau: 128

Hình 4.44: Lựa chọn ngôn ngữ 4.2.5.4. Sử dụng công cụ chuẩn 1) Vẽ hình cơ bản Nhấp chuột vào nút “Công cụ” → “Vẽ hình”, cửa sổ nhập liệu hiển: Hình 4.45: Vẽ hình cơ bản Chú ý: nếu muốn đổi hình vẽ khác hoặc chỉnh lại các tham số (màu sắc, nét vẽ, độ chắn sáng,...) chỉ việc click đúp chuột vào đối tượng hình thì bảng vẽ hình sẽ hiện ra để chỉnh sửa. 2) Văn bản nhiều định dạng Nhấp chuột vào nút “Công cụ” ở cửa sổ soạn thảo trang màn hình → “Soạn thảo văn bản”, cửa sổ nhập liệu hiển thị như hình dưới đây: Hình 4.46: Nhập văn bản 129

4.2.5.5. Sử dụng các mẫu bài tập a. Tạo bài tập trắc nghiệm Thao tác: Nhấn nút “Công cụ” ở cửa sổ soạn thảo trang màn hình, chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu. Hình 1.47: Tạo bài trắc nghiệm Có 4 kiểu bài tập trắc nghiệm: - Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn một đáp án duy nhất. - Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án cùng một lúc - Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai - Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết quả đúng. b. Sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm Dùng Macromedia Flash, Corel Draw để vẽ hình và tạo một file .swf, hoặc dùng một phần mềm xử lý ảnh (chẳng hạn như Paint Brush, Photoshop,...) để tạo ra một file ảnh JPEG, hoặc vẽ ở bất kỳ chương trình nào (Word, Sketchpad,...) rồi dùng chức năng chụp hình và ghi ảnh thông qua các phần mềm như Paint, Photoshop,... Nhập file ảnh này vào ô nhập liệu “Ảnh”, ảnh này sẽ được hiện ra trong bài trắc nghiệm ở ngay phía dưới của câu hỏi. Ví dụ : Tạo một câu hỏi trắc nghiệm dạng: Một đáp án đúng. Giao diện thực hiện câu hỏi trắc nghiệm: Hình 4.48: Sử dụng file ảnh vào trắc nghiệm 130

Kết quả chạy chương trình: Hình 4.49: Kết quả chương trình c. Tạo bài tập ô chữ Thao tác: Chọn vào nút công cụ/ Menu dọc hiển thị / Chọn vào mục bài tập ô chữ/ Cửa sổ nhập liệu hiển thị. Hình biểu diễn cửa sổ nhập liệu: Hình 4.50: Tạo bài ô chữ Ví dụ: Tạo một bài tập ô chữ dựa liên quan tin học. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang như sau: - Trò chơi ô chữ: + Để lưu trữ dữ liệu trong MS Word chúng ta thực hiện nút nào? + Để viết chữ hoa không dấu trên bàn phím ta nhấp chọn nút nào? + Để đóng một cửa sổ chương trình hay cửa sổ ứng dụng ta chọn nút nào? + Để di chuyển tệp tin, thư mục ta chọn nút nào? 131

+ Để đưa con trỏ văn bản về đầu dòng ta thực hiện nút nào? + Để xóa một kí tự bên phải ta thực hiện nút nào? + Để mở một file dữ liệu word, Excel hoặc PơwerPoint ta thực hiện nút nào? - Các câu trả lời hàng ngang lần lượt là: Save, Caplock, Close, Cut, Home, Delete, Open - Ô chữ hàng dọc: Sao chép - Kêt quả chạy chương trình: Hình 4.51: Kết quả chương trình d. Tạo bài tập kéo thả chữ Thao tác: cho ba dạng bài tập giống nhau: - Bước 1:Gõ câu hỏi vào ô câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản vào màn hình soạn thảo (có cả các từ là đáp án trả lời). - Bước 2: Bôi đen các từ (đáp án) cần ẩn rồi nhấn nút “Chọn chữ” hoặc gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở hai đầu của từ đó. - Bước 3: Riêng với bài tập kéo thả chữ có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra ba dạng bài tập như sau: - Kéo thả chữ: nhiệm vụ của người học là kéo thả các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án nhiễu khác. - Điền khuyết: Người học click chuột vào ô trrongs để nhập phương án của mình vào. - Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện). 132

Hình 4.52: Tạo bài kéo thả Ví dụ: Tạo bài tập kéo thả chữ vào bài ca dao như sau: - Bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng ............... Lá ...............bông ...............lại chen nhụy ............... Nhụy ...............bông ...............lá ............... Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. - Các từ đáp án và cả đáp nhiễu: vàng vàng sen trắng tím xanh đỏ xanh lan trắng - Kết quả bài tập kéo thả: Hình 4.53: Kết quả chương trình - Kết quả bài điền khuyết: 133

Hình 4.54: Kết quả chương trìnhđiền khuyết - Kết quả bài ẩn hiện ô chữ: Hình 4.55: Kết quả chương trình ẩn hiện 4.2.5.6. Thay đổi ngôn ngữ cho các bài tập Violet còn cho phép thay đổi hình ảnh và biểu tượng trong cửa sổ, cung cấp một hệ thống thư viện biểu tượng để người dùng có nhiều sự lựa chọn và có thể kết nối với thư viện biểu tượng trên Internet. 134

Thao tác: Trên trang soạn thảo, click chọn đối tượng (bài tập, game). Click vào nút → “Thiết lập ngôn ngữ”, xuất hiện cửa sổ sau: Hình 4.56: Thiết lập ngôn ngữ bài tập Cửa sổ Thiết lập ngôn ngữ hiển thị như dưới đây: Hình 4.57: Thiết lập ngôn ngữ Sửa đổi nội dung trong bảng này, rồi nhấn nút “Đồng ý” 4.2.5.7. Chức năng đổi font chữ cho các Plugin Trên trang soạn thảo, click chọn đối tượng (bài tập, game). Click vào biểu tượng chữ A → chọn font, kích cỡ, màu sắc và các thuộc tính khác rồi kích ra ngoài bảng chọn, việc đổi font sẽ được thực hiện ngay. 135

Hình 4.58: Đổi font chữ 4.2.5.8. Các chức năng khác của Violet a) Chức năng chọn trang bìa - Thao tác: Nhấp chuột tại Menu Nội dung/ Chọn trang bìa/ Cửa sổ soạn thảo trang bìa hiển thị/ Chọn vào nút ảnh phim. Ví dụ: Tạo hình nền như sau: Hình 4.59: Chọn trang bìa - Thêm văn bản vào trang bìa, click tiếp nút để hiện bảng thuộc tính và điều chỉnh độ trong suốt lên cao để cho tấm ảnh mờ đi (với mục đích làm nổi rõ chữ lên) b) Chọn giao diện bài giảng - Thao tác: Nhấp chuột vào menu Nội dung / Chọn giao diện (hoặc nhấn phím tắt F8)/ Bảng chọn giao diện và các thuộc tính hiện ra như hình dưới đây: 136

Hình 4.60: Chọn giao diện c) Soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng Thao tác: Nhấp chuột vào menu Nội dung/ Soạn thảo hình nền/ Cửa sổ sau hiện ra. Có thể click vào nút “+” để thêm một hình nền, click vào nút “-“ để xóa đi hình nền đang được lựa chọn, cuối cùng nhấn đóng lại. Để sử dụng hình nền cho các trang trong một chủ đề, ta click đúp vào tên chủ đề trong cây cấu trúc bài giảng (hoặc chọn tên chủ đề rồi nhấn F6), cửa sổ soạn thảo thông tin chủ đề hiện ra như sau: Hình 4.61: Soạn thảo hình nền 4.3. Sử dụng và đóng gói bài giảng Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng → Đóng gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy EXE”. 137

Hình 4.62: Đóng gói bài giảng Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), trong thư mục gói bài giảng sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau: Hình 4.63: Sản phẩm đóng gói Trong đó: - “Common”: là thư mục chứa các file dùng chung như mẫu giao diện hoặc các mẫu bài tập. Các file trong này đều do Violet tự sinh ra. - “Data”: là thư mục chứa toàn bộ các tư liệu dạng ảnh, phim, âm thanh, flash được sử dụng trong bài giảng. - “Scenario”: là file kịch bản của bài giảng. - File có biểu tượng hình chữ F là file chạy EXE, thường có tên trùng với tên của bài giảng, dùng để chạy trình chiếu bài giảng. Nếu đóng gói dưới dạng HTML, thì sẽ có hai file “Index.html” và “Player.swf”. Sau khi copy cả thư mục gói bài giảng này lên Web thì người dùng các nơi chỉ cần gọi đường dẫn URL của thư mục Web là bài giảng có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt nào. Việc đóng gói ra HTML thực chất là đóng gói ra dạng SWF, là dạng file chương trình chuẩn của Adobe Flash, vì vậy nên bất cứ chương trình nào hỗ trợ nhập Flash thì đều có thể nhúng được bài giảng Violet vào bên trong nó. Violet hiện mới chỉ có phiên bản chạy trên hệ điều hành Windows, tuy nhiên khi đóng gói bài giảng ra dạng HTML thì bài giảng có thể chạy được (cả trực tuyến và ngoại tuyến) trên mọi hệ điều hành thông dụng như các loại Linux, Macintosh, ... Bên cạnh việc đóng gói ra dạng EXE và HTML, Violet hỗ trợ thêm việc đóng gói bài giảng ra file nén (.zip) theo chuẩn SCROM để tạo thành các bài giảng E-learning. 1) Sử dụng giao diện bài giảng và các phím tắt Khác với khi phóng to bài giảng trong Violet ( nhấn F9), khi chạy bài giảng đã đóng gói thì người dùng có thể sử dụng được các phím tắt để thao tác nhanh hơn: 138

Hình 4.64: Sử dụng bài giảng + Phím Space: sang trang mới hoặc bắt đầu chạy hiệu ứng nếu có. + Phím Backspace: quay lại trang trước, hoặc quay về đầu trang. + Phím Enter: giống phím Space + Phím Page up: giống phím Backspace + Phím Page down: giống phím Space Trong quá trình giảng bài, để thu hút người học vào một hoạt động nào đấy, người dạy có thể sử dụng nút “Tắt màn hình” ở góc dưới bên trái để tắt màn hình trình chiếu nếu cần. Khi muốn trình chiếu trở lại, người dùng chỉ cần click chuột. Để thoát ra khỏi bài giảng, có thể click chuột vào nút ở góc trên bên phải màn hình, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4. 2) Vẽ, đánh dấu ghi nhớ lên trang bài giảng + F2: bút dạ + F3: bút đánh dấu + F4: xóa + F1: trở về trạng thái ban đầu Hình 4.65: Các công cụ ghi nhớ lên bài giảng 3) Các tính năng phục vụ trình chiếu Bộ công cụ trình chiếu dưới dạng các icon sẽ luôn luôn hiện ở góc dưới của bảng, để giáo viên có thể sử dụng được luôn trên bảng tương tác mà không cần phải dùng đến các phím tắt 139

+ Nhấn phím F6: che màn hình, đầu tiên sẽ hiện ra một bảng che toàn bộ màn chiếu, tuy nhiên, người dùng có thể dịch chuyển màn che hoặc kéo điểm nút ở các góc, cạnh để chỉ che một phần màn hình cần thiêt. + Nhấn phím F7: làm tối toàn bộ màn hình tuy nhiên để lại một vùng sáng để người học có thể tập trung theo dõi nội dung trong vùng sáng đó. Ban đầu giáo viên khoanh vùng vùng sáng này trước, nhưng sau đó có thể di chuyển nó bằng cách dùng chuột kéo các đường viền, hoặc kéo các điểm nút để thay đổi hình dạng vùng sáng. + Nhấn phím F8: thu nhỏ màn hình trình chiếu lên một góc để phần còn lại có thể sử dụng vào việc khác. + Nhấn phím F9: phóng to nội dung trình chiếu bằng cách khoanh vùng trên màn hình trên nội dung đó, sau đó toàn bộ vùng này sẽ được phóng to. Việc phóng to hình có thể được thực hiên nhiều lần liên tiếp nhau. + Nhấn phím F11: cắt một hình vẽ nhỏ trong bài giảng và đặt lên một góc bảng, dành phần còn lại để sử dụng viết bảng. + Nhấn phím F5: trở về chế độ trình chiếu bình thường. 4.4. Bộ công cụ Violet cho Powerpoint (VioletTools) VioletTools cung cấp thêm các chức năng cho Powerpoint để có thể sử dụng kết hợp với Violet một cách dễ dàng. Các chức năng này được hiện ra trong Powerpoint dưới dạng một menu và một Toolbar như sau: Hình 4.66: Bộ công cụ Violet cho Powerpoint Bộ công cụ này cung cấp các chức năng sau: • Chèn Flash vào Powerpoint. • Chèn phim (video) vào Powerpoint. • Nhúng Violet vào Powerpoint. • Chức năng Các kho tư liệu cho VioletTools • Tìm ảnh Google • Tìm phim YouTube Chú ý: Trước khi dùng các chức năng Violet này, nên để file Powerpoint vào một thư mục riêng và khi copy bài giảng đi đâu hoặc khi nén gửi lên mạng, thì phải copy hoặc nén cả thư mục này. 140

4.5. Bài tập thực hành Bài tập 4.1. Thực hiện các yêu cầu sau đây: 1. Vào trang web: bachkim.vn/phan-mem-violet và Download phần mềm violet về máy tính? 2. Lưu phần mềm Violet vào thư mục SETUP trong ổ D của máy (thư mục SETUP tự tạo ra)? 3. Cài đặt phần mềm Violet? 4. Hãy mở phần mềm Violet: - Nếu người sử dụng đang dùng một phiên bản miễn phím hãy đăng nhập vào và mở phần mềm Violet? - Nếu người dùng mua phần mềm bản quyền yêu cầu người nhập vào thông tin và mã kích hoạt để mở phần mềm violet? 5. Hãy liệt kê các thành phần chức năng chính của phần mềm? 6. Mở thư viện có sẵn trên phần mềm và mở nội dung một số bài giáo án (Ví dụ như giáo án tin học lớp 6, 7, 8 hay giáo án mầm non mỗ giáo nhỡ, mẫu giáo lớn,...). Chạy và xem giáo án đã soạn? 7. Đóng cửa sổ giáo án sau khi đã xem xong và đóng phần mềm Violet? Bài tập 4.2. Hãy tạo ra một bài giảng có nội dung như sau: I. THÔNG TIN 1. Khái niệm thông tin • Thông tin là một khái niệm trìu tượng chỉ sự hiểu biết của con người về một sự vật, sự việc, hiện tượng. • Thông tin thu nhận được qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, quan sát, trao đổi, nhận xét, học tập, truyền thụ, cảm nhận,… 2. Xử lý thông tin trên máy tính Dữ liệu Xử lý Thông tin Xử lý Tri thức 3. Các dạng thông tin trên máy tính Thông tin mà máy có thể xử lý được gọi là dữ liệu. Dữ liệu phân loai: - Dữ liệu dạng văn bản - Dữ liệu dạng âm thanh - Dữ liệu dạng hình ảnh 141

4. Đơn vị đo thông tin - BIT là đơn vị nhỏ nhất của thông tin, biểu thị phần tử nhỏ của máy tính, thể hiện trạng thái 0,1. - Byte là nhóm 8 BIT để ghi nhớ một kí tự → mỗi kí tự ứng với một BYTE. - Các đơn vị bội của thông tin: 1 TB (Tera Byte) 1024 MB = 1GB 1024 KB = 1MB 1024 Byte = 1 KB 8 Bits = 1 Byte II. QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN BẰNG MÁY TÍNH 1. Nhận thông tin: Thiết bị nhập Ví dụ: Chuột, bàn phím 2. Xử lý thông tin: Thiết bị xử lý Các thành phần phần cứng, phần mềm 3. Xuất thông tin: Thiết bị xuất Ví dụ: Màn hình, máy in 4. Lưu trữ thông tin: Thiết bị xuất Ví dụ: Bộ nhớ 5. Kiến trúc máy tính: Thiết bị lưu trữ - Storage III. ỨNG DỤNG TIN HỌC 1. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật 2. Giải các bài toán quản lý 3. Tự động hóa, điều khiển 4. Truyền thông 5. Công tác văn phòng 6. Trí tuệ nhân tạo 7. Giáo dục 8. Gải trí 142

Gợi ý: Sau khi soạn xong khung chương trình như biểu diễn hình dưới đây: Yêu cầu: 1. Mở phần mềm Violet và thực hiện lưu bài giáo án với tên BAISOAN_VIOLET.xvl vào thư mục tự tạo có tên: GIAOAN_VIOLET của ổ D? 2. Hãy tạo ra các chủ đề và các mục của trang màn hình? Gợi ý: - Xem lý thuyết phần “Tạo trang màn hình cơ bản” - Sau khi thực hiện xong sẽ có khung mục như hình dưới đây: 3. Thiết lập nội dung cho từng mục đã tạo ra ở ý 2? a) Soạn nội dung cho mục 1. Khái niệm thông tin? Gợi ý: - Soạn thảo văn bản như hình dưới đây: 143

- Xem phần lý thuyết “Các chức năng xử lý mục dữ liệu”. - Hình nhập liệu hiển thị như sau: - Nhấp chọn “Vẽ hình cơ bản ” trong hộp công cụ của lý thuyết: Chọn hình vuông góc tròn cho tiêu đề: “1. Khái niệm thông tin”, thay đổi màu chữ đỏ, màu nền vàng nhạt, kích thước chữ 30 như hình minh họa, co giãn phù hợp hình vuông. - Nhấp chọn nút “Văn bản” trong lý thuyết: Soạn văn bản với chữ màu xanh, kích thuốc chữ thay đổi phù hợp, font chữ - time new roman. b) Soạn nội dung cho mục “Xử lý thông tin trên máy tính”? Gợi ý: - Soạn giống như làm với a) - Tạo mũi tên trong word (với những hình phức tạp nên tạo trong chương trình MS Word). Chụp hình tạo thành file ảnh, sau đó chèn vào Violet như một chức năng tạo ảnh. Hình minh họa như đưới đây: c) Soạn nội dung cho mục “Các dạng thông tin trên máy tính” Gợi ý: - Tiêu đề soạn giống như làm với a) 144


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook