Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore __KH_CNTT_giai_doan_21-25_2_(1)

__KH_CNTT_giai_doan_21-25_2_(1)

Published by Trường TH Nguyễn Viết Xuân, 2023-04-14 13:35:41

Description: __KH_CNTT_giai_doan_21-25_2_(1)

Keywords: Kế hoạch CNTT

Search

Read the Text Version

UBND HUYỆN KRÔNG ANA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN VIẾT XUÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 3/KH-THNVX Ea Na, ngày 08 tháng 5 năm 2022 KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 Thực hiện Kế hoạch số 35/KH-PGD ngày 10/11/2021 của PGD-ĐT huyện Krông Ana về việc Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana, giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch số 94/KH- UBND ngày 06/5/2022 của UBND huyện Krông Ana về việc Triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn huyện Krông Ana; Công văn số 100/PGDĐT ngày 16/5/2022 V/v Triển khai Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 06/5/2022 của UBND huyện Krông Ana. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số của trường giai đoạn 2021 - 2025, định nhướng đến năm 2030, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục mà nhà trường quản lý góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng GDĐT. Hiện đại hóa công tác hành chính, tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp thông tin trên môi trường mạng có độ an toàn và bảo mật cao, từng bước xây dựng nền hành chính phát triển hiện đại, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong trường. Gắn việc ứng dụng CNTT với công tác quản lý theo các hệ thống, ứng dụng của các cấp đã triển khai và phát triển các hệ thống, ứng dụng phục vụ đổi mới trong quản lý giáo viên, học sinh một cách thông suốt toàn hệ thống, đặc biệt tăng cường ứng dụng CNTT trong thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiếp tục tăng cường sử dụng văn bản điện tử thay thế cho văn bản giấy trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; khai thác, sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo thuận tiện, hiệu quả. 2. Yêu cầu Đề ra các giải pháp, lộ trình thực hiện chuyển đổi số trong trường phù hợp; lựa chọn các nội dung quan trọng, giải quyết các vấn đề, vướng mắc đang gặp phải cần phải tháo gỡ trước, làm cơ sở cho việc chuyển đổi số một cách hiệu quả trong các năm tiếp theo.

2 Các phần mềm, hệ thống quản lý triển khai phải đảm bảo tính đồng bộ, liên thông, hiệu quả, đáp ứng các điều kiện thực tế của đơn vị và đảm bảo quy định hiện hành; ưu tiên việc xây dựng và khai thác tài nguyên dữ liệu dạy học, tài nguyên học tập mở phục vụ cộng đồng xây dựng xã hội học tập. Chú ý các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, website...); đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Nâng cao và thống nhất nhận thức trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và toàn xã hội về các nội dung của chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, nhất là vai trò, ý nghĩa, các nhiệm vụ trọng tâm của chuyển đổi số, làm cơ sở để huy động sức mạnh tổng thể, giúp quá trình triển khai được thuận lợi, đồng bộ. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong triển khai các nhiệm vụ GDĐT. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp thông tin trên môi trường mạng. Huy động nguồn lực, tập trung phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, trực tuyến; ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Mục tiêu đến năm 2025 - Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 80% học sinh và 100% cán bộ quản lý, giáo viên có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến. - Về môi trường giáo dục trực tuyến: +Trên 60% học sinh sử dụng nền tảng dạy và học trực tuyến; + Nhà trường xây dựng và sử dụng hiệu quả kho học liệu trực tuyến đáp ứng yêu cầu tài liệu số cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông. - Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến: + Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. + Nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5%. - Về quản trị nhà trường: Áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó: + 100% người học và nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ đối với định danh

3 thống nhất toàn quốc. + 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số. - Về quản lý giáo dục: - 60% hồ sơ từ nhà trường được giao dịch và giải quyết trên môi trường số. + Cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy, kịp thời và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục tiểu học. + Kết nối được 70% các phần mềm đang được sử dụng có hiệu quả vào cơ sở dữ liệu tập trung của tỉnh. + Sử dụng phần mềm tự đánh giá trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia. - Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân + Tỉ lệ người học, người dân hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của nhà trường trung bình đạt 80%. + Triển khai Hệ thống quản lý thu, chi, thanh toán các khoản thu không dùng tiền mặt. 2.2 Mục tiêu đến năm 2030 - Phấn đấu đến năm 2030 hoạt động có hiệu quả trên môi trường số, góp phần thực hiện thành công chương trình chuyển đổi sớ ở địa phương. - 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến. Nhà trường khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành và các phần mềm đang được sử dụng. Kết nối được 70% các phần mềm đang được sử dụng có hiệu quả bảo đảm có tính mở thuận lợi trong việc thống kê, báo cáo. III. NHIỆM VỤVÀ GIẢI PHÁP 1. Nhiệm vụ cụ thể 1.1 Ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục -Tiếp tục khai thác thông tin trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành các tính năng mới đảm bảo tính liên thông, báo cáo dữ liệu đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn theo quy định. -Tiếp tục khai thác các ứng dụng mới trên phần mềm quản lý nhà trường VNEDU; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, sổ sách; tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa cha mẹ học sinh với nhà trường thôngqua tin nhắn điện tử. -Tiếp tục sử dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản trực tuyến (OMS), Hệ thống Văn phòng điện tử (Idesk), nhằm liên thông trao đổi văn bản điện tử giữa cơ sở giáo dục với Phòng GDĐT và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. -Tăng cường ứng dụng phương thức tổ chức hội, họp; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, cụm chuyên môn, triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

4 theo hình thức trực tuyến. -Triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động chuyển lương, nộp các loại báo cáo, kế hoạch và một số loại hồ sơ theo quy định đi các cấp. -Triển khai tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trên phần mềm dùng chung; thường xuyên cập nhật thông tin, trích xuất báo cáo từ phần mềm phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia. -Triển khai sử dụng học bạ điện tử đối với lớp 1 năm học 2021- 2022 trở đi; bảo đảm tính liên thông dữ liệu giữa một số phần mềm csdl với vnedu; quản lý học sinh chặt chẽ một học sinh một mã định danh và có một thẻ học sinh duy nhất được sử dụng trong việc đăng nhập của các phần mềm bảo đảm tính xác thực hai chiều. Xây dựng các giải pháp dạy học trực tuyến, kết nối trao đổi dữ liệu với phần mềm quản lý trường học theo mã định danh, phục vụ có hiệu quả việc tổ chức và quản lý được các hoạt động dạy học trực tuyến. ứng dụng quản lý học sinh chuyển trường trên CSDL ngành liên thông trong toàn quốc. - Nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học. 1.2 Ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, họcvà kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học; triển khai phương thức dạy học trực tuyến (khi cần); triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá (xây dựng ngân hàng câu hỏi, phần mềm khảo thí). - Nhà trường, khuyến khíchcán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tích cực xây dựng học liệu dạy học trực tuyến, chú trọng xây dựng bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu 3D, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, sách điện tử tương tác, ... đóng góp vào kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số củả trường. - Tăng cường vai trò của các tổ chuyên môn trong nhà trường trong việc giúp hiệu trưởng đánh giá nội dung học liệu số trước khi đưa vào sử dụng; rà soát, đánh giá, hoàn thiện các mô hình, giải pháp, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học trực tuyến đảm bảo hiệu quả, phù hợp điều kiện ở từng đơn vị, địa phương. - Sử dụng đồng bộ phần mềm quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến Of365 1.3 Triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT - Duy trì sử dụng kết nối cáp quang Internet trường học; nhà trường đã kí hợp đồng với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT. - Hàng năm, rà soát và có kế hoạch mua sắm bổ sung, duy trì, nâng cấp trang thiết bị CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT và dạy học môn Tin học; tăng cường đầu tư, bổ sung trang thiết bị tạiphân hiệuphục vụ việc chuyển đổi số hóa trong các cuộc họp, hội nghị cho đồng bộ. - Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ

5 thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng các phần mềm trực tuyến và thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính cá nhân. 1.4 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng CNTT đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục - Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân viên. Nội dung bồi dưỡng gắn liền với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường với một số kĩ năng: + Kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin. + Kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường; Kỹ năng quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành. + Kỹ năng dạy - học trực tuyến: Kỹ năng xây dựng học liệu, khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet; kỹ năng sử dụng các phần mềm trình chiếu, phần mềm soạn bài giảng e-learning, câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học; kỹ năng tham gia các hoạt động dạy học trực tuyến đối với học sinh. 2. Một số giải pháp thực hiện 2.1 Tăng cường công tác truyền thông, công tác lãnh đạo, chỉ đạo Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò của ứng dụng CNTT trong các hoạt động GDĐT và các kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được.Khai thác hiệu quả cổng thông tin điện tử và các kênh tương tác trực tuyến giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, học sinh. Thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT, phát huy vai trò, năng lực các thành viên của Tổ hỗ trợ CNTT của trường.Tổ ứng dụng CNTT của trường phân công một lãnh đạo nhà trường và viên chức phụ trách CNTT làm đầu mối theo dõi, triển khai nhiệm vụ CNTT cụ thể. 2.2 Khai thác hệ sinh thái số ngành Giáo dục và Đào tạo -Toàn trường khai thác hệ sinh thái Office 365 với tên miền pgdkrongana.edu.vn để phục vụ công tác quản lý dạy học, hội họp, sinh hoạt chuyên môn theo hình thức trực tuyến; quản lý, lưu trữ, chia sẻ thông tin; quản lý, phê duyệt hồ sơ, sổ sách nhà trường; quản lý lịch công tác, kế hoạch làm việc trên môi trường trực tuyến. - Hình thành kho học liệu sốnhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh chủ động về phương thức tìm kiếm thông tin, dữ liệu học tập nghiên cứu, dễ dàng truy cập từ xa; hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên với việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

6 - Triển khai áp dụng sổ tổng hợp chất lượng điện tử, học bạ điện tử, sổ đăng bộ điện tử; quản lý hồ sơ học sinh, hồ sơ giáo viên, quản lý tài sản, thiết bị dạy học trên hệ thống quản lý nhà trường VNEDU. Hiện đã sử dụng chữ ký số chuyên dùng cho hiệu trưởng để ký số văn bản, hồ sơ, sổ sách điện tử. 2.3 Triển khai bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng ứng dụng CNTT trên môi trường mạng - Duy trì hệ thống LMS của Tập đoàn quân đội Vietel và Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam phục vụ nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên. - Tham gia khóa bồi dưỡng trực tuyến miễn phí về Chuyển đổi số và kỹ năng dành cho lãnh đạo, giáo viên do Công ty cổ phần học viện trực tuyến Việt Nam tổ chức. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Sử dụng nguồn ngân sách chi thường xuyên đối với sự nghiệp công lập; nguồn ngân sách chi sự nghiệp của trường; đồng thời sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa để xây dựng các dự án phát triển giáo dục thông minh. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Lãnh đạo nhà trường Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Kế hoạch, tổ chức việc đánh giá thực hiện chuyển đổi số hàng năm có điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh; ưu tiên tập huấn, đào tạo. Nội dung bồi dưỡng gắn liền với nhu cầu thực tiễn về ứng dụng CNTT của công việc. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn, cá nhân. Xây dựng kế hoạch bồi dướng đội ngũ kết hợp với nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để giảm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đề xuất các giải pháp về cơ chế tài chính đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả. Biểu dương, khen thưởng cá nhân có nhiều đóng góp trong việc triển khai, ứng dụng CNTT tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. 2. Các tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn, cá nhân mỗi người thực hiện các hoạt động CNTT theo nội dung Kế hoạch này, báo cáo kịp thời những khókhăn vướng mắc về tổ phụ trách CNTT của trường để được kịp thời tháo gỡ. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong tổ, quán triệt tới phụ huynh và họ sinh pối hợp cùng thực hiện. Thực hiện theo lộ trình sử dụng các loại sổ điện tử thay sổ giấy theo hướng

7 dẫn của Sở GDĐT, Phòng GDĐT đảm bảo đúng quy định; 3. Đối với tổ công nghệ TT của trường Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu bảo đảm kết nối cáp quang Internet tốc độ cao và thực hiện phủ sóng Wifi diện rộng, ổn định phục vụ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện các sổ điện tử. Thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, website...). Đề xuất các phương án bồi dưỡng, hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khi tiếp cận các ứng dụng CNTT về nội dung mới. Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số của trường TH Nguyễn Viết Xuân, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đề nghị các cá nhân, tổ trưởng nghiên cứu, triển khai thực hiện./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - UBND huyện (báo cáo); Nguyễn Thị Tuyết Loan - PGD ĐT (báo cáo) - Các tổ CM, tổ CNTT, GV,NV; - Lưu: VT.


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook