NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN BẢN Đọc kỹ các câu hỏi sau đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào? A. Tôi đi học. B. Tức nước vỡ bờ. C. Trong lòng mẹ. D. Lão Hạc. Câu 2. Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản “Tôi đi học”? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Kết hợp cả A, B, C. Câu 3. Câu văn “Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất” trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì? A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở. B. Cậu bé chưa tập trung vào việc. C. Cậu bé quá hồi hộp. D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở. B. Ven sông Hồng, thành Câu 4. Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu? A. Ven sông Hương, thành phố Huế phố Hà Nội C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội) D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ Câu 5. Câu văn “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 6. Trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì? A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác. B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác. C. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác. D. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.
Câu 7. Văn bản “Trong lòng mẹ” được trích trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng? A. Bỉ vỏ. B. Những ngày thơ ấu. C. Núi rừng Yên Thế D. Cửa biển Câu 8. Văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng thuộc thể loại Hồi kí. Vậy Hồi kí được hiểu là gì? A. Hồi kí là thể loại nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. B. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân. C. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. D. Tất cả đều đúng. Câu 9. Nhân vật bé Hồng gợi cho người đọc những suy tư gì về số phận con người trong xã hội cũ? A. Đó là nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hòi. B. Đó là số phận đau khổ và bất hạnh. C. Đó là số phận đau khổ nhưng không hoàn toàn bất hạnh. D. Đó là đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ. Câu 10. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”? A. Trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. B. Trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng C. Trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng D. Trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn
Câu 12. Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và tiếp tục van xin. B. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ. C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt. D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ. Câu 13. Nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là gì? A. Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao. B. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật C. Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. D. Tất cả đều đúng. Câu 14. Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” có nghĩa là gì? A. Có áp bức thì có đấu tranh B. Nước quá nhiều quá mạnh, bờ không thể chịu đựng được, bờ bị vỡ nước tràn ra ngoài, nước ào ạt chảy ra. C. Nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất. Câu 15. Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị? A. Thái độ không chịu khuất phục B. Thái độ bất cần C. Thái độ kiêu căng D. Cả A, B, C đều đúng Câu 16. Truyện ngắn Lão Hạc sáng tác năm nào? A. 1920 B. 1943 C. 1945 D. 1950 Câu 17. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của lão Hạc? A. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân. B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
C. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần. D. Tất cả đều đúng. Câu 18. Nội dung của văn bản “Lão Hạc” là gì? A. Phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 : nghèo túng, không có lối thoát. B. Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. C. thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao. D. Tất cả đều đúng Câu 19. Trong tác phẩm , lão Hạc là nhân vật có tính cách như thế nào? A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý. B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở ,ngu ngốc. C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng. D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 20. Qua các tác phẩm về người nông dân trong xã hội cũ, em nhận thấy cuộc đời và tính cách của người nông dân có đặc điểm gì? A. là những số phận nghèo khổ, bần cùng trong xã hội. B. Tấm lòng yêu thương gia đình, trân trọng tình cảm. C. Luôn giữ tấm lòng trong sạch, cao đẹp giữa những bùn nhơ của xã hội phong kiến. D. Tất cả đều đúng Câu 21. Văn bản Tôi đi học là tác phẩm của nhà văn nào? A. Nguyên Hồng B. Thanh Tịnh C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố Câu 22. Nhân vật chính trong văn bản “Tôi đi học” là ai? A. Người mẹ B. Thầy giáo C. Ông đốc. D. Nhân vật “tôi” Câu 23. Nhân vật chính trong văn bản “Tôi đi học” được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình B. Tính cách C. Tâm trạng D. Hành động Câu 24. Văn bản “Tôi đi học” sử dụng nét nghệ thuật đặc sắc nào? A. Nghệ thuật tự sự. B. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả. C. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả, biểu cảm. D. Nghệ thuật tự sự xen miêu tả, biểu cảm với những rung động tinh tế. Câu 25. Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 26. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu” ? A. Chương IV B. Chương V C. Chương VI D. Chương X Câu 27. Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A. Bút kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 28. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”? A. Trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng. C. Niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. D. Những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Câu 29. Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào? A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc. B. Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo. C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay. D. Gồm A và B.
Câu 30. Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh như thế nào? (0.25 điểm) A. Bất hạnh, đáng thương. B. Sung sướng, đủ đầy. C. Được nâng niu, chiều chuộng. D. Tất cả các phương án trên. Câu 31. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. B. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức. C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. D. Tất cả đều đúng. Câu 32. Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp. D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến. Câu 33. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào? A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật. B. Để cho nhân vật tự bộc lộc qua hành vi, giọng nói và điệu bộ của mình. C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật kia. D. Tất cả đều đúng Câu 34. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả. B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh. C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ. D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Câu 35. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích Tức nước vỡ bờ là gì? A. Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao. B. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật. C. Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. D. Tất cả đều đúng. Câu 36. Trong tác phẩm Lão Hạc, lão Hạc là nhân vật có tính cách như thế nào? A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý. B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng. D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 37. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết? A. Lão Hạc ăn phải bả chó. B. Lão Hạc ân hận vì chót lừa cậu Vàng. C. Lão Hạc rất thương con D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người Câu 38. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Tác phẩm Lão Hạc đã thể hiện một cách (1)…..,(2)….số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. A. (1) cụ thể (2) cảm động B. (1) chân thực (2) sinh động C. (3) chân thực (2) cảm động D. (1) nổi bật (2) sâu sắc Câu 39. Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc? A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin. C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung. D. Tất cả đều đúng. Câu 40. Tác phẩm Lão Hạc được xem là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, được in báo lần đầu vào năm nào ?
A. 1941 B. 1943 C. 1945 D. 1946 Câu 41. Văn bản Tôi đi học là tác phẩm được viết theo thể loại nào? A. Bút ký B. Truyện ngắn C. Tiểu thuyết D. Tùy bút Câu 42. Nhân vật chính trong văn bản “Trong lòng mẹ” là ai? A. Người mẹ B. Người cô C. Chú bé Hồng D. Chi Dậu Câu 43. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào? A. Năm 1996 B. Năm 199 C. Năm 2000 D.Năm 2022 Câu 44. Hình ảnh \"bàn tay\" trong hai câu văn: \"Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi\" nhằm diễn tả ý gì? A. Sự âu yếm của mẹ hiền B. Sự lo lắng của mẹ hiền.. C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ. D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.. Câu 45. Tác giả của văn bản Tức nước vỡ bờ là ai? A. Ngô Tất Tố B. Nguyễn Công Hoan B. Nguyên Hồng C. Vũ Trọng Phụng Câu 46. Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ? \"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi...Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp\".? A. Rất vui vẻ. B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh. B. Rất hiền hậu. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 47. Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện \"Tôi đi học\" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Thuyết minh D. Miêu tả Câu 48. Đọan trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”? A. Chương VII B. Chương VIII C. Chương XVIII D. Chương XVII Câu 49. Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?
A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả. B.Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con. C.Để lấy tiền gửi cho con. D.Vì lão không muốn nuôi con chó nữa Câu 50. Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. C.Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp. D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến. Câu 51. Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ? A. \"Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường\". B. \"Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến\". C. \"Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc\". D. \"Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má\". Câu 52. Ý nghĩa của văn bản Lão Hạc thể hiện điều gì? A. Phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng. B. Lên án xã hội tàn ác, bất nhân và thể hiện tình yêu thương với những con người bất hạnh. C. Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những con người nghèo khổ, tầng lớp dưới của xã hội. D. Tất cả đáp án trên đều đúng. Câu 53. Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ? A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm
C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình D. Tất cả đều đúng Câu 54. Truyện ngắn Lão Hạc được kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. B. Tự sự , miêu tả, nghị luận. C. Tự sự, miêu tả. D. Tự sự, nghị luận, biểu cảm. Câu 55. Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì? A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình. C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng. D. Tất cả đều sai. Câu 56. Trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật \"tôi\" trong buổi tựu trường đầu tiên? A. \"Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ\". B. \"Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ\". C. \"Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập\". D. \"Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ\". Câu 57. Hành động \"Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về\" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng? A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con B. Là người có tình với gia đình nhà chồng. C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận. D. Là người hành động theo bản năng Câu 58. Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm? . A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin
C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung D. Cả A, B, C đều đúng Câu 59. Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “ |...| là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” A. Truyện ngắn B. Thơ trữ tình C. Hồi Ký D. Tiểu thuyết Câu 60. Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì? A. Vì muốn làm giàu B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ. C. Vì không lấy được người mình yêu D. Vì nghèo túng quá ….……………………….. Xem gợi ý phía dưới.
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 Câu 2 A Câu 11 A Câu 3 D Câu 12 C Câu 4 A Câu 13 D Câu 5 A Câu 14 A Câu 6 B Câu 15 A Câu 7 D Câu 16 B Câu 8 B Câu 17 D Câu 9 D Câu 18 D Câu 10 D Câu 19 A Câu 21 B Câu 20 D Câu 22 B Câu 31 D Câu 23 D Câu 32 C Câu 24 C Câu 33 B Câu 25 D Câu 34 B Câu 26 A Câu 35 D Câu 27 A Câu 36 A Câu 28 B Câu 37 C Câu 29 D Câu 38 C Câu 30 D Câu 39 D Câu 41 A Câu 40 B Câu 42 B Câu 51 B Câu 43 C Câu 52 D Câu 44 A Câu 53 D Câu 45 C Câu 54 C Câu 46 A Câu 55 B Câu 47 D Câu 56 A Câu 48 A Câu 57 A Câu 49 C Câu 58 D Câu 50 B Câu 59 D C Câu 60 B
Search
Read the Text Version
- 1 - 13
Pages: