Important Announcement
PubHTML5 Scheduled Server Maintenance on (GMT) Sunday, June 26th, 2:00 am - 8:00 am.
PubHTML5 site will be inoperative during the times indicated!

Home Explore Kỷ yếu Khoa Toán - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Kỷ yếu Khoa Toán - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Published by mrquan9x, 2017-12-13 11:50:57

Description: Kỷ yếu Khoa Toán - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Search

Read the Text Version

LỜI GIỚI THIỆU Cuốn kỷ yếu “Khoa Toán, Trường ĐHSP Hà Nội 2: 50 năm thành lập, 42năm xây dựng và phát triển tại Xuân Hòa” được biên soạn nhằm tái hiện chặngđường xây dựng và phát triển của khoa Toán trong 50 năm qua; đồng thời cũng làmón quà dành tặng các thế hệ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinhviên đã từng công tác, học tập tại nơi này. Cuốn kỷ yếu gồm hai phần: • Phần thứ nhất giới thiệu về khoa Toán và những thành tựu của Khoa đạt được trong thời gian gần đây cùng với danh sách các Thầy, Cô đã và đang công tác tại Khoa. • Phần thứ hai là bài viết của một số Thầy, Cô và các anh chị cựu sinh viên, chia sẻ những cảm xúc, tâm tư, những câu chuyện của một thời kỳ đầy gian khó, nhưng tất cả đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để có được ngày hôm nay. Những câu chuyện ấy đáng để chúng ta, thi thoảng, dành một chút thời gian để hoài niệm và tự hào rằng mỗi chúng ta từng có thời gian được sống trong ngôi nhà chung thân yêu - khoa Toán, Trường ĐHSP Hà Nội 2. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, cuốn kỷ yếu này khó tránh khỏi thiếu sót.Chúng tôi mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ, góp ý của các Thầy, Cô và anhchị em. Mọi chia sẻ, góp ý vui lòng gửi về địa chỉ: Khoa Toán, Trường ĐHSP Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: 02113.512468-209Email: [email protected]: http://khoatoan.hpu2.edu.vn Xuân Hòa, tháng 12 năm 2017



 5

K HOA TOÁN, Những chặng đường xây dựng và trưởng thành TS. Trần Minh Tước Trưởng khoa Tập thể CB-GV khoa Toán, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (20/11/2017) NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG Khoa Toán, trường ĐHSP Hà Nội 2 được thành lập năm 1967. Sau khi di chuyển về các địa phương tránh chiến tranh, năm 1975 Khoa chuyển về thị trấn Xuân Hòa nay là phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, Khoa có 34 viên chức, trong đó có 32 giảng viên và 02 chuyên viên. Về trình độ, khoa Toán có 08 TS, 14 ThS và 12 CN. Về chức danh, có 01 PGS-GVCC, 06 GVC và 25 GV. Hiện nay, khoa Toán đang thực hiện việc đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Toán học hệ chính qui và vừa làm vừa học, hai chuyên ngành thạc sĩ: Toán giải tích, Toán ứng dụng và chuyên ngành tiến sĩ Toán giải tích. Ngoài ra, Khoa còn đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy một số học phần toán cho các khoa khác trong trường. Quá trình phát triển của Khoa có thể chia làm 3 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất từ năm 1967 đến năm 1975. Do đặc điểm của giai đoạn có chiến tranh, ngoài việc giảng dạy, học tập, nhiều cán bộ, sinh viên của Khoa đã tình nguyện lên đường ra mặt trận. Hòa bình lập lại, cùng với nhiều đơn vị khác, khoa Toán chuyển lên vùng đất trung du đầy nắng gió, lúc đó là thị trấn Xuân Hòa, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đây là điểm mở đầu của thời kỳ thứ hai từ năm 1975 đến năm 1991. Thời kỳ này cán bộ và sinh viên của Khoa vừa phải giảng dạy, học tập vừa tham gia lao động xây dựng cơ sở vật chất của trường. Chèo lái con thuyền khoa Toán ngày đó là thầy Trưởng khoa, 6  6

NGƯT. Đỗ Minh Tư (nhiệm kỳ 1975-1981), tiếp đó là NGƯT. PGS. TS. NguyễnQuý Khang (nhiệm kỳ 1981-1991). Thời kỳ thứ ba từ năm 1991 đến nay. Những nămđầu thập kỷ 90 đầy biến động của các nước xã hội chủ nghĩa cũng đánh dấu một bướcthoái trào của giáo dục, số lượng sinh viên nhiều năm giảm đáng kể. Mặc dù vậy, cácthế hệ cán bộ và sinh viên khoa Toán vẫn tiếp bước truyền thống, vượt qua khó khăncủa thời kỳ đầu bước vào nền kinh tế thị trường, giảng dạy chất lượng, đáp ứng nhucầu xã hội. Lịch sử phát triển của Khoa ghi nhận sự đóng góp của các thầy Trưởngkhoa: Nhà giáo-TS. Kiều Đức Thành (nhiệm kỳ 1992-1996), Nhà giáo-ThS. PhanHồng Trường (nhiệm kỳ 1996-2002), NGƯT. PGS. TS. Khuất Văn Ninh (nhiệm kỳ2002-2006), Nhà giáo-TS. Nguyễn Văn Hùng (nhiệm kỳ 2006-2011) và Trưởng khoađương nhiệm là Nhà giáo-TS. Trần Minh Tước. Đến nay, chất lượng đào tạo của Khoa đã được khẳng định bởi các nhà tuyểndụng và các kì thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc. Trình độ của sinh viênkhoa Toán luôn được xếp vào tốp đầu và được ưu tiên trong xét tuyển ở các địaphương. Hàng năm, Khoa đều tổ chức kỳ thi Olympic Toán cao cấp và Toán sơ cấpcho các sinh viên yêu thích Toán trong và ngoài Khoa. Từ phong trào này, Khoa lựachọn được đội tuyển tham dự Olympic toán sinh viên toàn quốc và đã có nhiều sinhviên đạt giải cao. Qua đó, nhiều sinh viên đã trưởng thành trong giảng dạy và thànhcông trong nghiên cứu khoa học. Những năm đầu thế kỷ XXI, với tầm nhìn chiến lược, khoa Toán đã xây dựngchương trình, mở các mã ngành đào tạo Sau đại học và đã được Bộ Giáo dục vàĐào tạo cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ các chuyên ngành Toán giải tích, Toán ứngdụng và đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Toán giải tích.Đội tuyển Olympic Toán học sinh viên toàn quốc  7

Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đơn vị, bắt đầu từ năm học 2015- 2016, khoa Toán đã tham mưu cho Nhà trường tạo lập mối liên kết với Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, triển khai thực hiện chương trình đào tạo cử nhân khoa học chất lượng cao, chương trình cử nhân Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh, nhằm tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn mới. Cùng với đó, khoa Toán cũng đã có được sự liên kết với nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước và quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, khoa Toán luôn giữ một vai trò quan trọng trong sự đóng góp của Trường ĐHSP Hà Nội 2 với nền giáo dục nước nhà. Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển tại Xuân Hòa, công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên và công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển của Khoa. Những năm đầu của thời kỳ xây dựng đội ngũ, Khoa mới có 3 TS, đến nay đã có trên 20 giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong và ngoài nước. Nhiều giảng viên đã bảo vệ luận án ở tuổi 30. Trong công tác NCKH, Khoa đã có nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ, đề tài NAFOSTED, đề tài cấp cơ sở được nghiệm thu. Các công trình khoa học chủ yếu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế. Hội thảo khoa học “Toán học trong sự nghiệp Đổi mới giáo dục”– 10/2017 Bên cạnh đó, không ít giảng viên trưởng thành từ khoa Toán đã được đề bạt làm lãnh đạo trường như NGƯT. PGS. TS. Nguyễn Huy Lợi, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng các nhiệm kì từ 1996 đến 2006, NGƯT. PGS. TS. Khuất Văn Ninh, Phó hiệu trưởng nhiệm kì 2006 – 2011, PGS. TS. Nguyễn Quang Huy là Hiệu trưởng đương nhiệm. Một số giảng viên được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo cấp vụ ở Bộ GD&ĐT hoặc lãnh đạo trường đại học, học viện như: Nhà giáo-TS. Kiều Đức Thành, TS. Lê Tiến Thành - nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục tiểu học (GDTH); TS. Tạ Ngọc 8

Trí - Phó vụ trưởng vụ GDTH; PGS. TS. Vũ Quốc Chung - nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội; TS. Dương Lương Sơn - nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh; PGS.TS. Trần Trọng Nguyên - Phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển; nhà giáo Lê Quang Vĩnh - Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tính đến nay khoa Toán đã có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp. Đây là lực lượng hùng hậu các nhà giáo đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Nhiều cựu sinh viên khoa Toán đã là giáo viên dạy giỏi, lãnh đạo các trường THPT, lãnh đạo Phòng, Sở GD&ĐT, lãnh đạo các vụ thuộc Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Trường và lãnh đạo Đảng, chính quyền ở các địa phương. Khoa Toán rất tự hào có đồngHuân chương chí Nguyễn Hữu Độ - cựu sinh viên Khóa 5 - Thứ trưởng BộLao động hạng Ba GD&ĐT, có các đồng chí Nguyễn Đức Hiền-Khóa 1, Nguyễn Văn Tám-Khóa 2, Cao Xuân Hùng-Khóa 6, Nguyễn Văn Phê-Khóa 6, Nguyễn Minh Tường-Khóa 16, Hoàng Minh Quân-Chuyên tu cốt cánKhóa 1... – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh. Những cựu sinh viêncủa Khoa, bằng đóng góp to lớn của mình cho sự nghiệp giáo dục, đã góp phần làmnên thương hiệu Trường ĐHSP Hà Nội 2 nói chung và khoa Toán ĐHSP Hà Nội 2nói riêng. Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, khoa Toán đã đượcphong tặng nhiều danh hiệu thi đua xuất sắc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủtướng Chính phủ nhiều lần tặng bằng khen. Đặc biệt, Khoa đã được trao tặng Huânchương Lao động hạng Ba năm 2014. Trước thời cơ, vận hội và thách thức mới của đất nước và của ngành Giáo dục,khoa Toán tiếp tục giữ vững truyền thống, chủ động hội nhập, sáng tạo, xứng đánglà một đơn vị mũi nhọn của Nhà trường.  9

THÀNH TÍCH CỦA KHOA TOÁN QUA NHỮNG CON SỐ Thành tích của khoa Toán được thể hiện trong các mặt công tác như sau: Công tác đào tạo: 1. Đào tạo Cử nhân chính quy: 2. Đào tạo Thạc sĩ: 3. Đào tạo Tiến sĩ: Từ năm 2011, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, Nhà trường đã giao cho khoa Toán đảm nhiệm việc đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Toán giải tích. Tính đến thời điểm này, có 13 học viên làm nghiên cứu sinh tại Khoa, trong đó 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ ở cấp bộ môn. 4. Liên kết đào tạo với các địa phương: Tính từ năm 2012, Khoa đã triển khai giảng dạy cho 28 lớp cử nhân ngành sư phạm toán, 105 lớp cử nhân ngành GDTH tại 20 tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.  10

Những kết quả Nghiên cứu khoa học: Chỉ tính từ năm 2012 đến nay, các cán bộ khoa Toán đã có tới 88 bài báo khoahọc đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế, trong đó có 37 bài thuộc danh mụcSCI/SCIE, 19 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó: 10 đề tài cấp cơ sở, 03đề tài ưu tiên cấp cơ sở, 04 đề tài cấp Nhà nước được hỗ trợ bởi NAFOSTED và 02đề tài thực hiện theo nghị định thư về hợp tác quốc tế song phương.Phong trào Olympic Toán sinh viên: Phong trào Olympic Toán sinh viên là một điểm nhấn trong các hoạt động đàotạo của Khoa. Hàng năm, Khoa đều có đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Toán sinhviên toàn quốc do Hội Toán học Việt Nam chủ trì tổ chức. Những giải thưởng nhậnđược từ kỳ thi đã nâng cao vị thế của Khoa, của Trường trong hệ thống các trườngđại học Việt Nam.Những hình thức khen thưởng đã đạt được: Liên tục từ năm học 2002-2003 đến năm học 2015-2016 khoa Toán đều đượcnhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc. Năm học 2007-2008 và 2014-2015 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằngkhen. Năm học 2008-2009 được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt đến năm học 2012-2013, khoa Toán đã vinh dự được nhận Huânchương Lao động hạng Ba của Nhà nước trao tặng.   11

BỘ MÔN ĐẠI SỐ, QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TS. Nguyễn Thị Kiều Nga Trưởng bộ môn Bộ môn Đại số trưởng thành cùng với sự phát triển của khoa Toán và trường ĐHSP Hà Nội 2. Hiện nay, bộ môn có 8 cán bộ, trong đó có 01 tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh, 01 thạc sĩ và 03 cán bộ đang học cao học, 5 thầy cô là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ môn Đại số được thành lập vào năm 1976. Cán bộ giảng dạy thời kỳ đầu của bộ môn gồm các thầy cô: Đoàn Văn Tề, Vũ Quốc Chung, Tạ Thị Quyền, Vũ Ngọc Liên, Phan Cẩm Túy, Phạm Lương Bằng, Trần Xuân Phương. Cán bộ tổ Đại số trong dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Sau đó, Tổ được bổ sung nhiều thầy cô có trình độ chuyên môn cao. Đó là các thầy cô: Bùi Công Cộng - Tiến sĩ tại Tiệp Khắc, Trịnh Ngọc Đớn - Tiến sĩ tại Hungari, Nguyễn Danh Sơn - Tiến sĩ tại CHDC Đức, Kiều Đức Thành - Tiến sĩ tại Ba Lan, cùng các thầy cô: Trịnh Đình Thắng, Vũ Viết Sử, Vương Thông, Phan Trung Huy. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, đội ngũ này luôn được bổ sung. Nhiều thầy cô là sinh viên của khoa Toán, có năng lực chuyên môn, giàu nhiệt huyết, được giữ lại làm cán bộ giảng dạy, gồm: Nguyễn Quang Dũng (K1), Nguyễn Thị Bình (K11), Dương Thị Luyến, Nguyễn Huy Hưng (K17), Nguyễn Thị Kiều Nga (K18), Hà Thị Thu Hiền (K21), Đỗ Văn Kiên (K29), Phan Văn Lộc (K33), Đỗ Tuấn Anh (K38).  12

Ngoài các thầy cô là cán bộ giảng dạy, còn có các thầy cô là trợ lý tổ chức,trợ lý giáo vụ khoa là thành viên của bộ môn Đại số: Nguyễn Thị Ngân Giang, VũThị Chiến, Phạm Danh Nhân, Nguyễn Thị Kim Lai, Nguyễn Thị Thúy Hằng, HoàngThị Thu. Sự phát triển của bộ môn Đại số trong các năm qua có phần đóng góp tolớn của các thầy cô là trưởng bộ môn, đã lãnh đạo bộ môn trong suốt các thời kỳvới tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình cao. Đó các thầy cô: Nguyễn Quý Khang,Đoàn Văn Tề, Kiều Đức Thành, Vũ Viết Sử, Vương Thông, Nguyễn Thị Kiều Nga. Từ năm 1992 trở đi, phần vì hoàn cảnh gia đình, phần vì nhu cầu phát triểnchuyên môn, một số thầy cô trong bộ môn Đại số chuyển về công tác ở các cơ quanmới. Đó là các thầy cô: Vũ Quốc Chung, Trịnh Ngọc Đớn, Tạ Thị Quyền, Vũ NgọcLiên, Nguyễn Thị Ngân Giang, Kiều Đức Thành, Phan Trung Huy chuyển về HàNội, thầy Nguyễn Danh Sơn về Hà Tây. Trong chặng đường xây dựng, phấn đấu và trưởng thành trên mảnh đấtXuân Hòa khô cằn, sỏi đá với bao nhiêu khó khăn, gian khổ, các thầy cô ở nhữngthế hệ đầu tiên của bộ môn, với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ đã đảm nhiệm nhiềucông việc khác nhau: vừa làm chủ nhiệm lớp; vừa miệt mài đọc sách, soạn bài,nghiên cứu, dự giờ; vừa tham gia lao động sản xuất ở các địa phương cùng sinhviên để gắn học tập với thực hành.   13

Nhờ có các thầy cô có chuyên môn sâu như PGS. TS. Nguyễn Quý Khang, PGS. TS. Vũ Quốc Chung, PGS. TS. Phan Trung Huy, TS. Kiều Đức Thành..., hoạt động nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu của bộ môn Đại số từng bước được đẩy mạnh. Nhiều thầy cô được tiếp tục cử đi đào tạo, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngày càng nhiều thầy cô có học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện nay, các hoạt động nghiên cứu khoa học của bộ môn bao gồm: tổ chức Seminar Đại số - Hình học hàng tuần có sự tham gia của các cán bộ Viện Toán học, thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở và tham gia các đề tài cấp nhà nước. Ngoài ra, các thầy cô còn tích cực tham gia hội thảo và hợp tác khoa học với các cơ sở trong và ngoài nước như Viện Toán học, Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Meiji (Nhật Bản), Đại học Umea (Thụy Điển) và có nhiều công trình nghiên cứu được đăng ở các tạp chí toán học có uy tín trong và ngoài nước. Năm 2017, bộ môn đã có 03 tập bài giảng được nghiệm thu, 01 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở đang triển khai, 02 bài báo gửi đăng ở tạp chí quốc tế và tiếp tục đăng kí đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, biên soạn các tập bài giảng cho các lớp chất lượng cao, lớp dạy chuyên ngành toán bằng tiếng Anh... Trong các năm qua, các thầy cô trong bộ môn liên tục phấn đấu và đạt được nhiều danh hiệu cao quí. Bộ môn được công nhận danh hiệu Tập thể lao động XHCN và Tập thể lao động xuất sắc. Nhiều thầy cô đạt danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, Giỏi việc trường - đảm việc nhà. Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của bộ môn với biết bao biến đổi, đến nay một số người đã mất, người ở lại, người đi... thật bùi ngùi và xúc động. Các thế hệ cán bộ của bộ môn Đại số đã và đang nỗ lực hết mình trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, để xây dựng bộ môn Đại số vững mạnh, góp phần đào tạo các thế hệ sinh viên thân yêu của khoa Toán.  14

BỘ MÔN GIẢI TÍCH, CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGƯT. PGS.TS. Khuất Văn Ninh Trưởng bộ môn Khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội 2 được thành lập năm 1967, năm 1975Khoa chuyển về thị trấn Xuân Hòa, tính đến nay Khoa đã có 42 năm đào tạo tại đây.Bộ môn Giải tích là một trong 5 bộ môn của khoa Toán: Đại số, Giải tích, Hình học,Toán ứng dụng và Phương pháp giảng dạy. Hiện nay, bộ môn có 9 giảng viên, trongđó có 01 PGS.TS, 02 TS, 04 ThS (02 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh) và 02giảng viên đang học cao học. Các thầy cô đã làm Trưởng bộ môn Giải tích gồm có: 1. TS. Trần Văn Vuông, từ 1976 đến 1978. 2. GVCC, PGS. TS. Nguyễn Phụ Hy, từ 1978 đến 1993 và từ 2002 đến 2006. 3. ThS. Phùng Đức Thắng, từ 1993 đến 2001 và từ 2006 đến 2011. 4. GVCC, NGƯT. PGS. TS. Khuất Văn Ninh, từ 2012 đến 2017. Cán bộ bộ môn Giải tích trong dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Về công tác đào tạo, hiện nay Bộ môn Giải tích tham gia đào tạo đại học,thạc sĩ các chuyên ngành Toán giải tích, Toán ứng dụng và tiến sĩ chuyên ngànhGiải tích. Ngay từ những năm đầu tiên, bộ môn đã chú trọng công tác giảng dạy,nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ. Năm 1978, bộ môn đã có 2 tiến sĩ: TS.Trần Văn Vuông và TS. Nguyễn Phụ Hy, trong khi cả khoa Toán chỉ có 3 tiến sĩ. Dođó, công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn của Bộ môn luôn được chú trọng. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, cuộc sống vô cùng khó khăn. Mọithành viên trong bộ môn vừa khắc phục khó khăn về cuộc sống, vừa giảng dạy và   15

bồi dưỡng chuyên môn để chuẩn bị thi nghiên cứu sinh nước ngoài khi có chỉ tiêu. Mặc dù thi nghiên cứu sinh hồi đó rất khó khăn, hàng trăm thí sinh dự thi nhưng chỉ có một vài người đỗ. Tuy vậy các thầy cô trong bộ môn Giải tích đã rất thành công. Các thầy Nguyễn Huy Lợi, Dương Lương Sơn, Đỗ Đức Hùng đã thi đỗ và đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Những năm sau đó các thành viên trong bộ môn làm tiến sĩ trong nước và đều đạt được kết quả tốt. Tính đến nay đã có 12 thành viên của bộ môn bảo vệ luận án tiến sĩ trong và ngoài nước. Hai hướng nghiên cứu chính của Bộ môn hiện nay là “Tối ưu” và “Phương trình vi phân và tích phân”. Bộ môn Giải tích đang duy trì thường xuyên một seminar nghiên cứu, trong đó chủ yếu trình bày kết quả mới về các hướng nghiên cứu. Chỉ trong 10 năm gần đây, Bộ môn đã có trên 30 bài báo khoa học công bố trong nước và quốc tế, trên 20 đầu sách giáo trình, chuyên khảo được xuất bản ở các nhà xuất bản lớn. Hiện nay nhiều giảng viên trẻ trong bộ môn đã và đang hợp tác nghiên cứu ở các nước phát triển như Australia, Hàn Quốc, Đài Loan. Hội thảo khoa học “Tối ưu Toàn phương và một số vấn đề liên quan” Nhiều năm bộ môn Giải tích đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xã hội chủ nghĩa”; “Tập thể lao động xuất sắc”; 3 thầy đạt danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”; 2 thầy đạt danh hiệu Giảng viên cao cấp. Bộ môn Giải tích và nhiều thầy trong bộ môn được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Trường, 42 năm đào tạo tại Xuân Hòa, với lòng biết ơn sâu sắc những cống hiến của các thầy cô đối với khoa Toán nói chung và bộ môn Giải tích nói riêng, tôi thay mặt bộ môn chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.  16

BỘ MÔN HÌNH HỌC, QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ThS. Phạm Thanh Tâm Trưởng bộ môn Bộ môn Hình học khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội 2 được thành lập năm1977 cùng với sự ra đời chính thức của các bộ môn Giải tích, Đại số và Phươngpháp dạy học Toán. Lúc đó, bộ môn Hình học có 5 cán bộ giảng dạy và thầy NgôVăn Lại là Trưởng bộ môn đầu tiên. Trải qua 40 năm, sự phát triển của bộ môn Hìnhhọc đã gắn liền với thời kì của các cán bộ quản lý bộ môn: • Thầy Ngô Văn Lại, từ năm 1977 đến năm 1986 • Thầy Đinh Văn Thủy, từ năm 1986 đến năm 1996 • Thầy Bùi Văn Bình, từ năm 1996 đến năm 2014 • Thầy Phạm Thanh, Tâm từ năm 2014 đến nay Cán bộ bộ môn Hình học trong dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Từ những năm tháng đầu tiên khi thành lập, Bộ môn ghi nhận sự đóng gópcủa các thầy cô: thầy Ngô Văn Lại về công tác năm 1975; các thầy Đinh Văn Thủy,Nguyễn Văn Vạn về công tác năm 1976; cô Chu Thị Vân Huyền, thầy Đỗ Minh   17

Tiến về công tác năm 1977; các thầy Nguyễn Năng Tâm, Bùi Văn Bình về công tác năm 1978; các thầy Phan Hồng Trường, Hoàng Văn Giáp, Vũ Trường Sơn và cô Trần Thị Hồng Hạnh về công tác năm 1979. Đặc biệt, bộ môn Hình học đã chứng kiến và ghi nhận sự đóng góp không biết mệt mỏi của các thầy Bùi Văn Bình, Phan Hồng Trường, Đinh Văn Thủy và Nguyễn Văn Vạn. Các Thầy đã dành trọn tình cảm và cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp đào tạo các thế hệ sinh viên khoa Toán, Trường ĐHSP Hà Nội 2. Bộ môn Hình học đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy các học phần Hình học cho sinh viên các hệ đào tạo chính quy, hệ chuyên tu và hệ vừa làm vừa học ở các địa phương, đồng thời thực hiện các đề tài NCKH cấp Trường, cấp Bộ và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác. Đội ngũ cán bộ của Bộ môn hiện nay gồm có 06 giảng viên, trong đó có 01 tiến sĩ, 04 thạc sĩ và 01 cử nhân. Cán bộ, giảng viên của Bộ môn không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, tự bồi dưỡng đáp ứng mọi nhiệm vụ của Khoa và Nhà trường. Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, Bộ môn đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - một nhiệm vụ quan trọng của trường đại học. Đặc biệt, Bộ môn đang tập trung xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu về hình học và các vấn đề liên quan. Những năm gần đây, cán bộ của Bộ môn đã chủ trì và thực hiện thành công các đề tài KHCN cấp cơ sở và đang thực hiện 01 đề tài KHCN ưu tiên cấp cơ sở. Nhiều tập bài giảng của Bộ môn đã được nghiệm thu và xuất bản. Đồng thời, cán bộ, giảng viên của Bộ môn luôn tích cực tham dự các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Trải qua chặng đường dài xây dựng và phát triển, Bộ môn Hình học đã có những đóng góp lớn trong sự nghiệp đào tạo của Khoa và Nhà trường.  18

BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ThS. Nguyễn Văn Hà Trưởng bộ môn Bộ môn Phương pháp dạy học của khoa Toán được thành lập cuối năm 1976.Khi đó, Khoa có 4 bộ môn: Giải tích, Đại số, Hình học và Phương pháp dạy học.Quá trình phát triển của Bộ môn gắn liền với các nhiệm kỳ Trưởng bộ môn: 1. NGƯT. Vũ Đức Mại, từ năm 1976 đến năm 1996 2. ThS. Lê Duy Ninh, từ năm 1996 đến năm 2001 3. TS. Nguyễn Ngọc Anh, từ năm 2002 đến năm 2006 4. ThS. Nguyễn Văn Hà, từ năm 2007 đến nay Nhiệm vụ của Bộ môn là giảng dạy các môn khoa học thuộc chuyên ngànhgiáo dục học môn Toán cho sinh viên các hệ đào tạo chính quy, hệ chuyên tu và hệvừa làm vừa học ở các địa phương. Bộ môn đóng góp tích cực vào việc rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm, thực hành sư phạm và phát triển năng lực giáo viên Toán ởtrường phổ thông. Cán bộ bộ môn PPDH trong dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11   19

Đội ngũ cán bộ của Bộ môn hiện nay gồm 6 giảng viên, trong đó có 02 tiến sĩ, 04 thạc sĩ và 01cử nhân. Cán bộ của bộ môn PPDH Toán không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, tự bồi dưỡng, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao của Khoa và Nhà Trường. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì và thực hiện thành công nhiều đề tài KHCN: 1 đề tài KHCN cấp bộ; 1 đề tài KHCN ưu tiên cấp cơ sở; 4 đề tài KHCN cấp cơ sở. Đồng thời, các cán bộ Bộ môn luôn tích cực tham dự các hội thảo khoa học cấp Quốc gia, Quốc tế và luôn là những người đi đầu trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học toán ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.  20

BỘ MÔN TOÁN ỨNG DỤNG, QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ThS. Nguyễn Trung Dũng Trưởng bộ môn Khoa Toán, trường ĐHSP Hà Nội 2  được thành lập năm 1967. Sau khi dichuyển về các địa phương tránh chiến tranh, đến năm 1975, Khoa chuyển về thị trấnXuân Hòa nay là phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay,Khoa có 5 bộ môn, trong đó có bộ môn Toán ứng dụng. Sự hình thành và phát triểncủa bộ bộ môn Toán ứng dụng trải qua các giai đoạn: Từ năm 1975 đến năm 1978: Nhóm ứng dụng là tiền thân của bộ môn Toánứng dụng. Đây là giai đoạn rất khó khăn về nhân lực, không chỉ của khoa Toán, màcủa cả Trường ĐHSP Hà Nội 2. Trong giai đoạn này, việc giảng dạy các học phầntoán ứng dụng chủ yếu do các giảng viên thỉnh giảng của Trường ĐHSP Hà Nội 1. Cán bộ bộ môn Toán ứng dụng trong dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11   21

Từ năm 1979 đến năm 1981: Bộ môn Toán ứng dụng được thành lập. Trong giai đoạn đầu, Bộ môn phụ trách một số học phần như: Xác suất-Thống kê, Quy hoạch tuyến tính, Phương pháp tính. Cụ thể: học phần Quy hoạch tuyến tính do thầy Ngô Hân, thầy Nguyễn Danh Sơn và cô Nguyễn Thị Thạch giảng dạy; học phần Xác suất-Thống kê do thầy Trần Mạnh Tiến, thầy Trần Đức Sinh và cô Trần Thị Ngọc Diệp giảng dạy; học phần Phương pháp tính do thầy Lê Đức Mẫn giảng dạy. Trưởng bộ môn Toán ứng dụng trong giai đoạn này là ThS. Trần Thị Ngọc Diệp. Từ năm 1982 đến năm 1989: Đây là giai đoạn nhiều giảng viên của bộ môn Toán ứng dụng được điều động sang vị trí công tác khác hoặc đi bộ đội. Do đó, các học phần của Bộ môn được chuyển cho bộ môn Giải tích đảm nhiệm. Từ năm 1990 đến năm 2005: Năm 1990, khoa Toán bắt đầu đào tạo hệ Cử nhân Sư phạm chuyên ngành Toán - Tin học, do đó, bộ môn Toán ứng dụng được đổi tên thành bộ môn Tin học và Toán ứng dụng. Ngoài giảng dạy các học phần toán ứng dụng, Bộ môn còn đảm nhiệm các học phần tin học cho sinh viên. Trong giai đoạn này, Bộ môn đã nhận được sự hỗ trợ giảng dạy rất nhiều từ các thầy Đinh Văn Thủy và Nguyễn Văn Hà. Các thầy Trưởng bộ môn trong thời kỳ này gồm có: PGS. TS. Phan Trung Huy giai đoạn 1990-1993; Nhà giáo Ngô Hân giai đoạn 1993-1995; PGS. TS. Nguyễn Quý Khang giai đoạn 1995-2004; PGS. TS. Trần Trọng Nguyên giai đoạn 2004-2005. Từ năm 2005 đến nay: Năm 2005, Nhà trường ra quyết định thành lập khoa Công nghệ thông tin với lực lượng nòng cốt lấy từ Bộ môn Tin học và Toán ứng dụng. Vì vậy khoa Toán tập trung đào tạo Cử nhân khoa học với hai ngành Sư phạm Toán và Toán học, cùng với sự định hướng tăng cường các học phần toán học có tính ứng dụng cao trong chương trình đào tạo. Chính vì vậy, bộ môn Tin học và Toán ứng dụng được quy hoạch lại thành bộ môn Toán ứng dụng. Trong sự thay đổi này, đội ngũ giảng viên của bộ môn cũng có nhiều biến động. Một số giảng viên được điều chuyển sang xây dựng khoa CNTT mới thành lập: thầy Kiều Văn Hưng, thầy Trần Tuấn Vinh, cô Dương Thị Kiên, cô Lê Thị Vượng và cô Ngô Thị Hiền. Thầy Nguyễn Huy Hưng được chuyển sang bộ môn Đại số. Các thầy Trưởng bộ môn trong giai đoạn này: PGS. TS. Trần Trọng Nguyên tiếp tục từ 2005 đến 2006; TS. Trần Minh Tước từ 2006 đến 2011; ThS. Nguyễn Trung Dũng từ 2011 đến nay. Từ năm 2011, Bộ môn có 05 giảng viên, gồm 01 tiến sĩ và 04 thạc sĩ, trong đó có 01 nghiên cứu sinh.  22

Bộ môn đảm nhiệm việc giảng dạy các học phần toán ứng dụng cho sinhviên đại học hệ chính quy và sinh viên hệ vừa làm vừa học ngành Sư phạm Toánnhư: Lý thuyết xác suất, Thống kê toán học, Toán rời rạc, Tối ưu tổ hợp… Đồngthời, Bộ môn còn đảm nhiệm giảng dạy một số học phần cho các khoa khác trongnhà trường và tham gia đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Toán ứng dụng. Các giảng viên của Bộ môn tích cực tham gia các hoạt động về chuyên mônphục vụ cho công tác giảng dạy như biên soạn chương trình, viết bài giảng cho cácmôn học, thảo luận và cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy… Bên cạnh đó,các giảng viên của Bộ môn cũng không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, nângcao trình độ chuyên môn, đồng thời, tham gia công tác quản lý, hỗ trợ các công việctrong Khoa, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ của khoa Toán.   23

CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ KHOA TOÁN, CHẶNG ĐƯỜNG 42 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TẠI XUÂN HÒA TS. Trần Văn Bằng Bí thư chi bộ khoa Toán Trong suốt chặng đường 42 năm đào tạo tại Xuân Hòa, Chi bộ khoa Toán luôn xứng đáng với vai trò nòng cốt, lãnh đạo đơn vị. Cùng với các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Chi bộ đã xây dựng được tập thể khoa Toán vững mạnh, giàu tiềm năng, giành được những thành tích đáng trân trọng và tự hào. Ngay sau khi chuyển lên Xuân Hòa, chi bộ khoa Toán lâm thời đã được thành lập vào tháng 12 năm 1975, bao gồm các đồng chí: Đỗ Minh Tư (Chủ nhiệm khoa), Nguyễn Quý Khang (Phó chủ nhiệm khoa), Hồ Sỹ Chung (phụ trách tổ chức khoa). Số lượng đảng viên của chi bộ cũng tăng dần theo thời gian, đánh dấu sự phấn đấu không mệt mỏi của các thầy cô và các sinh viên ưu tú. Cho tới nay, Chi bộ khoa Toán có 23 đảng viên, trong đó 19 đảng viên là cán bộ, giảng viên và 04 đảng viên là sinh viên, học viên cao học. Trải qua hơn 40 năm trên vùng đất Xuân Hòa, Chi bộ khoa Toán ghi nhận sự đóng góp của các đồng chí Bí thư chi bộ qua các thời kỳ: 1. Đỗ Minh Tư, từ 1976 đến 1980 2. Trần Văn Vuông, từ 1980 đến 1987 3. Nguyễn Huy Lợi, từ 1987 đến 1991 4. Hoàng Văn Giáp, từ 1991 đến 1995 5. Nguyễn Quý Khang, từ 2002 đến 2004 6. Khuất Văn Ninh, từ 2004 đến 2009 7. Đinh Văn Thủy, từ 1995 đến 2002, và từ 2009 đến 2014 8. Trần Minh Tước, từ 2014 đến 2017 9. Trần Văn Bằng, từ 2017 đến nay. Với vai trò lãnh đạo đơn vị trong mọi mặt hoạt động, Chi bộ khoa Toán luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Chi bộ đạt được danh hiệu Chi bộ trong sạch, vững mạnh của Đảng bộ Nhà trường. Chi bộ và nhiều đảng viên đã nhận được nhiều bằng khen của Đảng ủy Trường ĐHSP Hà Nội 2, bằng khen của Đảng ủy Khối các trường đại học và cao đẳng Hà Nội.  24

Trong giai đoạn hiện nay, khi sự nghiệp đổi mới giáo dục đang được Đảngvà Nhà nước đặc biệt quan tâm, Chi bộ khoa Toán là một nhân tố quan trọng chỉ đạothực hiện một cách triệt để, đúng định hướng để đảm bảo sự thành công của đơn vị,góp phần vào thành công chung của nền giáo dục Việt Nam. Cùng với Chi bộ, Công đoàn bộ phận khoa Toán cũng là một tổ chức khôngthể thiếu trong sự phát triển của khoa Toán. Từ năm 1975, Công đoàn bộ phận khoaToán đã qua 15 kỳ đại hội, mỗi nhiệm kỳ gồm khoảng trên 30 công đoàn viên vàthường bầu chọn 5 đồng chí trong Ban chấp hành đại diện cho 5 tổ công đoàn. Trong những năm qua, nhiều công đoàn viên ưu tú được đứng trong hàngngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn khoa và các công đoàn viên đượctrao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Công đoàn bộ phận vững mạnh xuất sắc, Bằngkhen của Công đoàn giáo dục Việt Nam, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”...Trong 10 năm gần đây, các công đoàn viên của Khoa đã tích cực trong nghiên cứukhoa học. Nhiều bài báo đã được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong nướcvà Quốc tế. Các công đoàn viên trẻ tích cực tham gia huấn luyện đội tuyển Olympiccủa Khoa tham dự Olympic Toán sinh viên toàn quốc và đạt kết quả tốt. Hiện nay, Công đoàn bộ phận khoa Toán có 34 công đoàn viên, với Banchấp hành gồm 03 đồng chí. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Khoa và Công đoànTrường, Công đoàn Khoa đã tạo nên một tập thể đơn vị luôn đoàn kết, phấn đấu chosự phát triển của Khoa và Nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp mộtphần không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà. Chi đoàn CBGD khoa Toán là một tổ chức có vai trò quan trọng trong cáchoạt động và phong trào của Khoa. Đoàn viên trong Chi đoàn, cùng với toàn thể cánbộ của Khoa, đã vượt qua vô vàn khó khăn, thách thức để đảm bảo tốt việc giảngdạy, học tập và nghiên cứu khoa học.   25

Hiện nay Chi đoàn có 21 đoàn viên, chiếm 2/3 tổng số cán bộ nhân viên của Khoa, trong đó có 03 tiến sĩ và hầu hết là các nghiên cứu sinh, thạc sĩ. Trong những năm gần đây, nhiều đoàn viên đã công bố các công trình khoa học trên các tạp chí Quốc tế uy tín. Bí thư Chi đoàn cán bộ hiện nay là thầy giáo Nguyễn Phương Đông, một giảng viên tài năng và đầy nhiệt huyết. Với những nỗ lực không mệt mỏi, chất lượng đào tạo của Khoa đã được thừa BCH Công đoàn Khoa nhận từ các nhà tuyển dụng và vị thế của Khoa đã được khẳng định thông qua nhiều kết quả cao trong các kì thi Olympic Toán sinh viên toàn quốc. Hàng năm, Chi đoàn CBGD chủ trì tổ chức kỳ thi Olympic Toán cho các sinh viên yêu thích toán học trong và ngoài Khoa. Từ phong trào này, Khoa đã lựa chọn được đội tuyển tham dự Olympic toán sinh viên toàn quốc và đã có nhiều sinh viên đạt giải cao. Qua đó, nhiều sinh viên đã trưởng thành, vinh dự trở thành cán bộ giảng dạy và thành công trong nghiên cứu khoa học. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển với nhiều thế hệ bí thư Chi đoàn như các thầy giáo Vũ Viết Sử, Trần Trọng Nguyên, Nguyễn Thị Kiều Nga, Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Văn Tuyên, Đỗ Văn Kiên, Nguyễn Phương Đông, Chi đoàn CBGD khoa Toán không ngừng củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là cánh tay đắc lực của Chi bộ khoa Toán. Trước thời cơ, vận hội và thách thức mới của đất nước và của ngành Giáo dục, Chi đoàn CBGD khoa Toán sẽ tiếp tục giữ vững truyền thống, chủ động hội nhập, sáng tạo, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, đóng góp công sức vào sự nghiệp giáo dục của Khoa, của Trường.  26

VÀI NÉT VỀ CÁC PHÓ GIÁO SƯ CỦA KHOA TOÁN Với mỗi giảng viên, được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hay Phó giáo sư là sựđánh dấu quan trọng trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chúng tađã có nhiều phó giáo sư ngay từ những giai đoạn khó khăn của nền giáo dục. Chúngtôi xin điểm lại thông tin về các phó giáo sư, là giảng viên của Khoa và được bổnhiệm khi đang công tác tại Trường ĐHSP Hà Nội 2.1. PGS. TS. Nguyễn Phụ HyNgày sinh: 01/06/1943;Năm và nơi bảo vệ luận án tiến sĩ: 1977 tại Viện Toánhọc, Viện Hàn lâm khoa học Ucraina, Liên Xô (cũ);Năm được phong Phó giáo sư: 1991; được bổ nhiệmchức danh Giảng viên cao cấp năm 2001;Các lĩnh vực nghiên cứu: Giải tích hàm và ứng dụngSố lượng bài báo đã công bố: 14;Số lượng đề tài NCKH cấp bộ đã nghiệm thu: 04;Số lượng đề tài NCKH cấp trường đã nghiệm thu: 01;Số lượng sách đã xuất bản: 15;Số lượng giáo trình đã xuất bản: 10;Số lượng thạc sĩ đã hướng dẫn: 57;Các vị trí công tác đã qua: Tổ trưởng tổ Giải tích, PhóChủ nhiệm khoa Toán, Ủy viên BCH Công đoàn trường, Ủy viên thường trực Hộiđồng chức danh giáo sư cấp cơ sở.2. PGS. TS. Nguyễn Huy LợiNgày sinh: 14/02/1949;Năm và nơi bảo vệ luận án tiến sĩ: 1986, tại Viện Hàn lâmkhoa học Hungary;Năm được phong Phó giáo sư: 2001;Các lĩnh vực nghiên cứu: Giải tích phức và ứng dụng, Lýthuyết phổ và ứng dụng, Toán ứng dụng, Công nghệ Giáodục;Số lượng công trình đã công bố: 20, trong đó 14 bài báonước ngoài, 06 bài báo trong nước;Số sách đã xuất bản: 01;   27

Số lượng tiến sĩ, thạc sĩ đã hướng dẫn: 25 Các vị trí công tác đã qua: Bí thư chi bộ, Phó chủ nhiệm khoa, Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức. 3. PGS. TS. Nguyễn Quý Khang Năm sinh: 1944; Năm và nơi bảo vệ luận án TS: 1974, tại Budapest, Hungary; Năm được phong Phó giáo sư: 2005; Các lĩnh vực nghiên cứu: Lý thuyết Nửa nhóm, Vị nhóm tự do, Ngôn ngữ hình thức và Ôtômat, Tin học và ứng dụng; Số lượng tiến sĩ, thạc sĩ đã hướng dẫn: 03; Các vị trí công tác đã qua: Trưởng khoa, Bí thư chi bộ, Trưởng bộ môn. 4. PGS. TS. Nguyễn Năng Tâm Ngày sinh: 01/03/1953; Năm và nơi bảo vệ luận án tiến sĩ: 2000, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam; Năm được phong Phó giáo sư: 2007; Các lĩnh vực nghiên cứu: Điều khiển học, Tối ưu hóa, Giải tích không trơn, Giải tích biến phân, Bất đẳng thức biến phân, PPDH toán tiểu học; Số lượng bài báo, sách, công trình đã công bố: 25; Số lượng tiến sĩ, thạc sĩ đã hướng dẫn: 39; Các vị trí công tác đã qua: Trưởng khoa.  28

5. PGS. TS. Khuất Văn NinhNgày sinh: 22/02/1952;Năm và nơi bảo vệ luận án tiến sĩ: 1990, tại Viện ToánHọc, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam ;Năm được phong Phó giáo sư: 2011;Năm phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú: 2012;Các lĩnh vực nghiên cứu: Giải tích, Giải tích số,Phương trình vi phân và tích phân;Số lượng bài báo đã công bố: 20;Số lượng sách đã xuất bản: 05;Số lượng tiến sĩ, thạc sĩ đã hướng dẫn: 30;Các vị trí công tác đã qua: Trưởng bộ môn Giải tích, Phó trưởng khoa, Trưởngkhoa, Phó hiệu trưởng.6. PGS. TS. Nguyễn Quang Huy Ngày sinh: 14/07/1973; Năm và nơi bảo vệ luận án tiến sĩ: 2004, tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Năm được phong Phó giáo sư: 2012; Các lĩnh vực nghiên cứu: Tối ưu hóa, Giải tích không trơn, Giải tích biến phân, Bất đẳng thức biến phân; Số lượng bài báo đã công bố: 37; Số lượng tiến sĩ đã hướng dẫn: 03; Các vị trí công tác đã qua: Trưởng phòng Đào tạo, Phó Hiệu trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu Trưởng.   29

DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN ĐÃ VÀ ĐANG CÔNG TÁC TẠI KHOA TOÁN STT HỌ VÀ TÊN BỘ MÔN STT HỌ VÀ TÊN BỘ MÔN 1 Phạm Lương Bằng Đại số 35 Tống Thị Loan Giải tích 2 Vũ Quốc Chung Đại số 36 Đỗ Văn Lợi Giải tích 3 Bùi Công Cộng Đại số 37 Nguyễn Huy Lợi Giải tích 4 Nguyễn Quang Dũng Đại số 38 Lê Đức Mẫn Giải tích 5 Trịnh Ngọc Đớn Đại số 39 Đoàn Văn Mừng Giải tích 6 Hà Thị Thu Hiền Đại số 40 Vũ Đình Phương Giải tích 7 Nguyễn Huy Hưng Đại số 41 Phạm Hồng Quân Giải tích 8 Vũ Ngọc Liên Đại số 42 Dương Lương Sơn Giải tích 9 Trần Xuân Phương Đại số 43 Đỗ Văn Tâm Giải tích 10 Tạ Thị Quyền Đại số 44 Phùng Đức Thắng Giải tích 11 Vũ Viết Sử Đại số 45 Phạm Văn Thế Giải tích 12 Đoàn Văn Tề Đại số 46 Nguyễn Thị Toàn Giải tích 13 Kiều Đức Thành Đại số 47 Tạ Ngọc Trí Giải tích 14 Trịnh Đình Thắng Đại số 48 Hoàng Ngọc Tuấn Giải tích 15 Vương Thông Đại số 49 Nguyễn Đức Tùng Giải tích 16 Đỗ Tùng Đại số 50 Lê Quang Vĩnh Giải tích 17 Nguyễn Phan Cẩm Túy Đại số 51 Trần Văn Vuông Giải tích 18 Đỗ Minh Tư Đại số 52 Trần Văn Bằng Giải tích 19 Đỗ Tuấn Anh Đại số 53 Nguyễn Phương Đông Giải tích 20 Nguyễn Thị Bình Đại số 54 Bùi Ngọc Mười Giải tích 21 Đỗ Văn Kiên Đại số 55 Khuất Văn Ninh Giải tích 22 Dương Thị Luyến Đại số 56 Trần Thị Thu Giải tích 23 Phan Văn Lộc Đại số 57 Nguyễn Quốc Tuấn Giải tích 24 Nguyễn T. Kiều Nga Đại số 58 Phạm Thanh Tuấn Giải tích 25 Đỗ Hồng Anh Giải tích 59 Trần Văn Tuấn Giải tích 26 Nguyễn Quốc Bảo Giải tích 60 Nguyễn Văn Tuyên Giải tích 27 Bùi Kiên Cường Giải tích 61 Bùi Văn Bình Hình học 28 Lê Quang Duật Giải tích 62 Trần Thị Hồng Hạnh Hình học 29 Nguyễn Văn Hào Giải tích 63 Chu Thị Vân Huyền Hình học 30 Vũ Thị Hiệp Giải tích 64 Ngô Văn Lại Hình học 31 Đỗ Đức Hùng Giải tích 65 Ngô Thị Hương Nghìn Hình học 32 Nguyễn Văn Hùng Giải tích 66 Vũ Trường Sơn Hình học 33 Nguyễn Thanh Hương Giải tích 67 Nguyễn Năng Tâm Hình học 34 Nguyễn Phụ Hy Giải tích 68 Đinh Văn Thủy Hình học  30

STT HỌ VÀ TÊN BỘ MÔN STT HỌ VÀ TÊN BỘ MÔN 69 Đỗ Minh Tiến Hình học 103 Nguyễn Quý Khang Ứng dụng 70 Phan Hồng Trường Hình học 104 Dương Thị Kiên Ứng dụng 71 Nguyễn Văn Vạn Hình học 105 Trần Trọng Nguyên Ứng dụng 72 Trần Thị Vân Anh Hình học 106 Trần Đức Sinh Ứng dụng 73 Hà Tuấn Dũng Hình học 107 Nguyễn Danh Sơn Ứng dụng 74 Trần Văn Nghị Hình học 108 Nguyễn Thị Thạch Ứng dụng 75 Phạm Thanh Tâm Hình học 109 Trần Mạnh Tiến Ứng dụng 76 Đinh Thị Kim Thuý Hình học 110 Trần Tuấn Vinh Ứng dụng 77 Nguyễn Thị Trà Hình học 111 Lê Thị Vượng Ứng dụng 78 Nguyễn Ngọc Anh Phương pháp 112 Phạm Văn Duẩn Ứng dụng 79 Phạm Tiến Dũng Phương pháp 113 Nguyễn Trung Dũng Ứng dụng 80 Phí Văn Dương Phương pháp 114 Phạm Thị Hương Ứng dụng 81 Lưu Công Đông Phương pháp 115 Trần Minh Tước Ứng dụng 82 Nguyễn Văn Hà Phương pháp 116 Vũ Thị Chiến TL Giáo vụ 83 Đỗ Tá Hợp Phương pháp 117 Nguyễn T. Ngân Giang TL Giáo vụ 84 Nguyễn Quang Huy Phương pháp 118 Nguyễn Hải Âu TL Tổ chức 85 Bùi Duy Hưng Phương pháp 119 Hồ Sỹ Chung TL Tổ chức 86 Vũ Thị Mai Hương Phương pháp 120 Hoàng Vĩnh Chinh TL Tổ chức 87 Vũ Đức Mại Phương pháp 121 Nguyễn T. Thuý Hằng TL Tổ chức 88 Nguyễn T. Băng Tâm Phương pháp 122 Phạm Trọng Loan TL Tổ chức 89 Lê Tiến Thành Phương pháp 123 Phạm Danh Nhân TL Tổ chức 90 Phạm Tiến Thành Phương pháp 124 Nguyễn Thị Kim Lai TL Giáo vụ 91 Ngô Mạnh Toan Phương pháp 125 Hoàng Thị Thu TL Tổ chức 92 Nguyễn Thị Trang Phương pháp 93 Dương Thị Hà Phương pháp 94 Đào Thị Hoa Phương pháp 95 Phạm Thế Quân Phương pháp 96 Phạm Thị Diệu Thùy Phương pháp 97 Nguyễn Ngọc Tú Phương pháp 98 Trần Thị Ngọc Diệp Ứng dụng 99 Ngô Hân Ứng dụng 100 Ngô Thị Hiền Ứng dụng 101 Phan Trung Huy Ứng dụng 102 Kiều Văn Hưng Ứng dụng   31

  32

KHOA TOÁN LUÔN ĐI TRƯỚC Nguyễn Huy Lợi Nguyên Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội 2 Nhanh đến thế, vui đến thế, đã sắp đến kỷ niệm 50 năm thành lập trường, 42năm đào tạo tại Xuân Hòa của trường ĐHSP Hà Nội 2 nói chung và khoa Toán nóiriêng. Từ sâu thẳm trái tim mình tôi luôn thấy con số 50, 42 luôn đúng và có một ýnghĩa. Tại sao nói khoa Toán luôn đi trước? Điều này có đúng không? Điều này luônđúng và nó có lôgic của nó... Giai đoạn tám năm đầu tiên 1967 - 1975, giặc Mỹ ném bom miền Bắc, đểthích ứng với hoàn cảnh chiến tranh đã lan ra cả hai miền Nam - Bắc, khoa Toán đãnhanh chóng sơ tán về Phù Cừ (Hưng Yên), rồi chuyển qua sông Hồng về Ứng Hòa(Hà Đông), rồi lại vượt sông Hồng về Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Gian khó, gian khổvậy nhưng khoa Toán luôn đi trước! Dù hoàn cảnh chiến tranh, lớp học ở dưới lán tre làng và có... hầm chữ A bênđường lớp học, nhưng thầy vẫn dạy tốt, trò vẫn học tốt; vẫn có các lớp bồi dưỡngchuyên đề sinh viên giỏi và thi sinh viên giỏi hàng năm. Sinh viên, giảng viên tiêubiểu được cử về trường ở Cầu Giấy dự lễ tuyên dương. Cả thầy cô và sinh viên đềuđạp xe khoảng 50km về dự. Vừa mệt, vừa đói, vừa phải tự túc tất cả mọi thứ mà chảai kêu ca gì, chỉ thấy vui và tự hào về khoa mình, lớp mình, chi đoàn mình... Kỳ thi tốt nghiệp khóa 1967 - 1970 khoa Toán lại đi đầu về nghiêm túc, côngbằng, đảm bảo chất lượng. Trong khi thi, mỗi sinh viên ngồi một bàn. Thầy dạy trựctiếp không ra đề thi. Kỳ thi đó đỗ 40%, trượt 60%. Có tám lớp trưởng, thì trượt 7 đỗ1. Có tám bí thư chi đoàn thì trượt 6 đỗ 2. Các thầy cô khoa Toán có bồi dưỡng giáo viên cấp 1, cấp 2 (tương đương theonhư bây giờ). Khoa cũng có thầy bảo vệ thành công phó tiến sỹ trong nước đầu tiêncủa ngành giáo dục miền Bắc. Khoa Toán cũng là khoa xã hội chủ nghĩa thứ 2 củatrường ĐHSP Hà Nội 2... Giai đoạn 42 năm 1975 - 2017, dù thiếu nước sinh hoạt, ở phòng tập thể, ănbếp tập trung, đi xa cũng chỉ có xe đạp nhưng vẫn có các buổi seminar chuyên đềbồi dưỡng giảng viên và tự tổ chức học các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga. Sinh viêngiỏi được bồi dưỡng thêm rất chất lượng và vô tư. Tình nghĩa thầy trò đẹp và sâunặng mãi.   33

PGS.TS. Nguyễn Huy Lợi (thứ 3 từ trái sang) cùng các thầy, cô trong khoa Toán Có thời kỳ cả nước khó khăn, toàn trường khó khăn, từng người càng khó khăn, khoa Toán đã tổ chức cho cán bộ đi xay sát gạo để thêm gạo ăn, thêm tiền chi tiêu... Những năm 1988 - 1995, trường ĐHSP Hà Nội 2 gặp rất nhiều khó khăn. Đến mức, trong báo cáo đại hội Đảng bộ khóa VI, tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 5 năm 1990, có đến mấy trang nói về sự tồn tại hay không tồn tại của trường. Trong hoàn cảnh rối ren đó, chi bộ khoa Toán mà đi đầu là đồng chí Bí thư chi bộ đã mạnh dạn lội ngược dòng bằng tham luận tâm huyết. Mở đầu là câu “Bình tĩnh chủ động tìm ra giải pháp phù hợp cho tình huống trường tồn tại, hay xấu nhất trường không tồn tại. Những năm trước mắt quyết tâm đưa công tác đào tạo về nề nếp và chất lượng hơn”. Đại hội vỗ tay kéo dài khi kết thúc tham luận. Người đọc tham luận đó không trong danh sách đề cử của Đảng ủy khóa V cho Đại hội khóa VI nhưng Đại hội nhất trí đưa vào danh sách bầu cử tại Đại hội. Kết quả bầu cử, đồng chí đó đã trúng cử cao nhất trong 9 người trúng cử khóa VI. Đặc biệt hơn là trong 9 Đảng ủy viên khóa VI thì có tới 5 đồng chí đã và đang công tác ở khoa Toán. Trước năm 1990, việc thi nghiên cứu sinh đi nước ngoài rất khó vì chỉ tiêu rất hạn chế. Một hướng mở ra là làm nghiên cứu sinh trong nước. Người làm nghiên cứu sinh trong nước đầu tiên của trường ĐHSP Hà Nội 2 giai đoạn 1975 là người của khoa Toán, thầy Khuất Văn Ninh giảng viên bộ môn Giải tích. Thời gian còn công tác trên trường, hay về làm việc ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều người cứ nói đùa với tôi Vụ giáo dục Tiểu học là của trường ĐHSP Hà  34

Nội 2. Họ giải thích vì các anh lãnh đạo vụ là Nguyễn Kế Hào, Kiều Đức Thành,Lê Tiến Thành, Trịnh Quốc Thái rồi sau này là Tạ Ngọc Trí đều là người của trườngĐHSP Hà Nội 2. Trong 5 người này có tới 3 người của khoa Toán chúng ta. KhoaToán cũng lại đi trước về tạo điều kiện cho cán bộ đi lên, bay xa. Để nâng cao chất lượng đào tạo, giảng viên của Khoa đã đầu tư nhiều công sứcvà tâm huyết cho bài giảng của mình. Nhiều thế hệ sinh viên cứ truyền tai nhau vềcác bài giảng toán học hiệu quả và rất vui của các thầy giáo ngày ấy... Đến mức, sinhviên khoa khác bám cửa sổ (khi đó là nhà cấp 4 khu đồi – khu kí túc xá S ngày nay)để ngắm thầy toán giảng bài rồi vỗ tay cười vang cổ súy. Học trường ta làm hiệu trưởng trường ta. Khoa Toán cũng lập kỷ lục đầu tiênvà hơn nữa đã lập lại. Cho đến nay chưa có khoa khác, đơn vị khác có được kỷ lụcấy. Nguyên là sinh viên khoa Toán khóa 1967 – 1970, 1970 – 1971, sau này làmhiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội 2 (1996 – 2007) là người của khoa Toán chúng ta.Nguyên là sinh viên, rồi làm giảng viên của Khoa và hiện nay là Hiệu trưởng Nhàtrường từ tháng 7/2017, cũng là người khoa Toán chúng ta. Vậy là, 50 và 42 năm ấy biết bao nhiêu tình và biết bao nhiêu chuyện khoaToán luôn đi trước... Mong Khoa ta mãi mãi phát huy hiệu quả truyền thống tốt đẹpđã tạo dựng và tạo ra các điểm sáng mới thích ứng cuộc sống ngày càng văn minh,hiện đại.   35

NHỚ VỀ KHOA TOÁN NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN Đinh Văn Thủy Nguyên giảng viên khoa Toán, trường ĐHSP Hà Nội 2 Ngày 11/9/1976, sau khi nhận quyết định phân công lên Xuân Hòa công tác, tôi hỏi thăm đường rồi đạp xe lên bến đò Chèm. Qua đò sông Hồng, tôi tiếp tục đạp xe theo chỉ dẫn trên con đường đá lộc cộc lên tới đồi 79 mùa xuân. Vào quán sửa xe bên đường để bơm xe, tiện thể tôi hỏi thăm vào Xuân Hòa có còn xa không. Bác chủ quán vui tính chỉ đường rất cụ thể cho tôi, nên chỉ hơn 10 giờ tôi đã tới cổng truờng ĐHSP Hà Nội 2. Ngày đó, Hiệu bộ còn ở nhà số 10, cổng trường đối diện với cổng trường Đại học Kiến Trúc. Xuất trình giấy tờ cho bảo vệ, tôi được chỉ dẫn lên phòng tổ chức để nộp giấy tờ, rồi được hướng dẫn về đơn nguyên 3 cùng nhà để khoa Toán phân công công việc. Trường mới được phân rất ít nhà nên các cá nhân và đơn vị ở cũng chật chội. Nhà 12 dành cho sinh viên ở, nhà 10 dành cho Hiệu bộ và các phòng ban, các khoa và văn phòng các khoa, đơn nguyên 3 còn là chỗ ở của cán bộ. Ngoài ra, cán bộ còn ở nhà 6 và một số phòng nhà 8T. Sang đầu năm 1981, trường có thêm các nhà 2, nhà 3 từ đại học Kiến trúc. Phía trước nhà 10 là dãy nhà lá cấp 4, được dùng làm hội trường và cả phòng học khi cần. Trước nhà 12 có mấy dãy nhà lá được dựng lên làm lớp học và một số phòng rộng của nhà 12 cũng được xếp làm phòng học. Sau này, trường xây thêm 10 dãy nhà cấp 4 trên khu đồi, dùng làm lớp học, xưởng in, trạm xá. Chỗ học rộng thêm, nhưng phải đến khi có thêm 6 nhà UNICEF U1-U6 cũng ở trên khu đồi thì lớp học mới được rộng rãi và tốt hơn. Thầy Đỗ Minh Tư, Chủ nhiệm khoa Toán hỏi tôi nguyện vọng về tổ chuyên môn nào, tôi nói muốn về tổ Đại số hoặc Giải tích. Thầy cười và nói “mình muốn cậu về nhóm Hình học vì Hình học mới có mình cậu Lại (anh Ngô Văn Lại, tốt nghiệp 1975, trước tôi một khóa). Mình cũng xem hồ sơ của cậu, kết quả hình học cũng tốt, lại thi tốt nghiệp môn Hình học điểm 9 nên để cậu về Hình học là hợp lý”. Tôi đành vui vẻ nhận lời. Sau tôi là anh Vạc (tên hồ sơ của thầy Nguyễn Văn Vạn) cũng được phân về tổ Hình học. Như vậy lúc đầu nhóm Hình học chỉ có 3 người chúng tôi. Lãnh đạo khoa lúc đó gồm 3 người: Thầy Đỗ Minh Tư là Chủ nhiệm khoa, các thầy Nguyễn Quý Khang và Trần Văn Vuông là Phó chủ nhiệm khoa. Có hai tổ chuyên môn là Giải tích - Ứng dụng và Đại số - Hình học - Phương pháp. Cán bộ trong khoa gồm hai nguồn: Các anh chị tốt nghiệp từ nước ngoài trở về gồm: Khuất Văn Ninh, Vũ Thị Hiệp (Liên Xô cũ), Kiều Đức Thành, Nguyễn Năng Tâm (Ba Lan), Nguyễn Danh Sơn (Đức), Bùi Công Cộng (Tiệp Khắc), Đoàn Văn Mừng, Trịnh Ngọc Đớn (Ru Ma Ni). Trong nước gồm các thầy là cán bộ giảng  36

dạy ở khoa Toán trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 1 chuyển lên và các sinh viên đãtốt nghiệp được tuyển chọn làm cán bộ giảng dạy: Đoàn Văn Tề, Nguyễn Huy Lợi,Dương Lương Sơn, Phạm Hồng Quân, Nguyễn Đức Tùng, Ngô Hân. Các anh chị tốt nghiệp năm 1975 gồm: Vũ Quốc Chung, Ngô Văn Lại, ĐỗĐức Hùng, Vũ Ngọc Diệp, Phan Cẩm Túy, Tạ Thị Quyền. Các anh chị tốt nghiệpnăm 1976 gồm: Phạm Lương Bằng, Nguyễn Văn Vạc, Vũ Ngọc Liên, Trần XuânPhương, Phạm Đức Thành, Nguyễn Quốc Bảo, Đinh Văn Thủy, Phùng Đức Thắng,Trần Đức Sinh, Phạm Văn Thế, Lê Quang Duật. Sang các năm sau khoa được bổ sung thêm các anh chị: Trần Mạnh Tiến,Chu Vân Huyền, Ngô Mạnh Toan, Đỗ Minh Tiến, Nguyễn Thị Thạch, NguyễnThanh Hương (khóa 1977), P.TS Nguyễn Phụ Hy (từ Liên Xô), Bùi Văn Bình,Nguyễn Văn Hà (khóa 1978), Vương Thông (từ khoa Toán - Trường Đại học SưPhạm Việt Bắc chuyển về), Vũ Đức Mại (từ Khoa Cấp II Nam Hà), Vũ Viết Sử, LêĐức Mẫn (khoa Toán - Trường Đại học Tổng hợp). Khoa có tổ văn phòng: giáo vụ gồm anh Hồ Sĩ Chung, chị Nguyễn NgânGiang, tổ chức khoa là anh Nguyễn Hải Âu. Khi chiến tranh vừa kết thúc, cũng là lúc cả đất nước ta gặp nhiều khó khăn.Hàng viện trợ của các nước XHCN không còn nữa. Đời sống của cán bộ viên chứcsống trong bao cấp lại càng liêu xiêu. Vài tháng đầu, tôi cũng như nhiều ngườixuống bếp ăn tập thể của trường. Hàng tháng lĩnh lương xong là chúng tôi phảinhanh chóng mua vé ăn cả tháng kẻo lại tiêu hết tiền. Bếp ăn của trường theo tiêu chuẩn nên cũng đạm bạc, nhiều thầy cô cải thiệnbằng cách ra chợ Xuân Hòa mua sắn (hồi đó cũng chỉ có sắn là nhiều) về luộc ănthêm, vì thế nên lương cũng mau cạn. Sau chừng một năm, khi xây dựng xong nhàsố 5 chúng tôi được chuyển từ nhà 10 sang nhà 5. Ở rộng hơn một chút, có bếp núcđể đun nên chúng tôi đã tự nấu ăn lấy, tuy nhiên vất vả thêm nhiều vì phải lo lắngvề Hà Nội xếp hàng mua thực phẩm theo tem phiếu. Ngày đó giao thông thật khó khăn, phương tiện chủ yếu là xe đạp. Tuy cóbến xe khách về Bến Nứa nhưng cả ngày chỉ một chuyến chạy theo quốc lộ 2 quaPhù Lỗ - Đông Anh - Cầu Đuống - Long Biên - Bến Nứa, chưa kể có ngày bị hủychuyến, nên đi được ô tô cũng không dễ. Xe đạp qua Thanh Tước - Đò Chèm vẫn làcách chủ yếu nếu muốn về Hà Nội. Mãi sau này khi cầu Thăng Long được đưa vàosử dụng thì việc qua lại Bến Đò Chèm mới hết gian nan. Chúng tôi còn phải chờ đúng ngày lên kho gạo của trường ở khu đồi để muagạo tháng. Một tháng được 13kg gạo (thực ra chỉ là 12,5kg do phải tiết kiệm 0,5kg)nhưng phải độn mì hạt, bo bo, ngô một nửa. Chưa kể gạo để kho lâu năm đã biếnmàu, do sâu mọt phá hoại cũng phải dùng. Nấu ở nhà có thể thêm rau, cà chua, tépmại... để “cải thiện” cũng đỡ khổ vì cái đói “giày vò khôn nguôi”. Ôn lại thời đó,mới đây mà cứ tưởng xa lâu lắm rồi, có nhiều chuyện vui buồn thường ngày xảy ra   37

mà bây giờ kể ra chắc nhiều bạn trẻ cũng không thể tin được sao mà khổ thế, các thầy lại có thể vượt qua được? Cũng còn phải kể ra cái khó riêng của Xuân Hòa lúc bấy giờ. Đó là thiếu nước sinh hoạt, cả trường không có nước máy, mỗi nhà tập thể đào 1 giếng (lúc đầu có bốn chiếc, năm 1981 có thêm bốn cái giếng nữa) nên không thể đủ nước dùng. Giếng thì rất sâu vì đào giếng trên đồi cao và thường xuyên phải nạo vét để có thêm nước, mà lúc nào cũng cạn trông thấy đáy. Thời đó thường truyền tụng bài thơ Cái Giếng có câu: “đứng kéo nước tưởng rơi đời xuống giếng”. Tác giả bài thơ, thầy Nguyễn Năng Tâm, kể rằng khi đi múc nước có một bạn nữ sinh viên trẻ, chắc là ở một trường Hà Nội lên thăm bạn ở Xuân Hòa ghé vào xin nước rửa tay, nhìn xuống giếng sâu quá, sợ quá thốt lên: “Eo ôi! Rơi xuống thì còn gì là đời” nên có tứ thơ đó. Mọi người thường nói vui rằng ở Xuân Hòa ai cũng thấm nhuần: “nhà nhà lo việc nước, đêm ngày lo việc nước”. Ban ngày chúng tôi phải đi xa, vào xóm mới dân vận được vài xô nước sinh hoạt. Ban đêm là lúc các giếng cạnh nhà có chút nước mọi người tranh thủ “vẹt gầu” lấy nước về dùng. Nhưng cũng phải nói thêm rằng nước giếng nhà 5, pha chè uống rất ngon không làm mất đi hương vị chè, chúng tôi đều rất thích và nhiều người thừa nhận điều đó. Sau này để có thêm nước sinh hoạt, Nhà trường xây thêm các bể chứa nước ở sân mỗi nhà ở, rồi lắp đường ống bơm nước từ sông Cà Lồ về. Sau khi để lắng cho trong, có thể sử dụng rửa và tắm giặt giúp cho tình trạng nước đỡ “nóng bỏng” hàng ngày. Tuy nhiên, có những lúc do hạn hán, nước giếng, nước sông đều cạn, chúng tôi phải “nghỉ hè sớm”, nghĩ lại cũng “thấy sợ”. Những ngày đầu của Trường tại Xuân Hòa Tuy cuộc sống vô vàn khó khăn, nhưng không vì thế mà công tác chuyên môn sao nhãng. Tất cả mọi thành viên trong trường nói chung và khoa Toán nói riêng đều khắc phục khó khăn, phấn đấu xây dựng. Nhà trường, Khoa phát triển  38

ngày càng vững mạnh hơn. Sinh hoạt các nhóm và tổ chuyên môn đều đặn. Các tổchuyên môn và nhóm chuyên môn phân công công việc cho các thành viên theo kếhoạch năm học, có các seminar đăng ký theo các học kỳ. Khóa 1 (1975-1979) có 8 lớp: A, B, C, D, E, G, H, K có thể là khóa có số lớpvà sinh viên đông nhất của Khoa. Chúng tôi được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thàycô khoa Toán - trường ĐHSP Hà Nội 1 rất nhiều. Các thày cô đều nhiệt tình, khôngquản khó khăn về giao thông, nhiều khi phải đi bằng tàu, kể cả tàu hàng cho kịpgiờ giảng dạy. Các thầy cô rất cảm thông với điều kiện khó khăn của trường, giảngdạy tận tâm nhiệt tình. Tôi được gặp lại các thầy Đoàn Quỳnh, Nguyễn Văn Đoành,Nguyễn Doãn Tuấn... trên đất Xuân Hòa. Các nội dung giảng dạy lý thuyết và cácbài tập ra cho sinh viên, các nội dung mới được cập nhật đều được các thầy thôngqua, thống nhất trong cả nhóm trước khi truyền thụ đến sinh viên. Ngày đó chúng tôi phải tập sự chuyên môn trong 2 năm (hưởng lương tậpsự 75% của 64 đồng). Sau đó còn phải trợ giảng trong khoảng 3-5 năm, chuyên phụtrách dạy bài tập rồi mới được xem xét dạy lý thuyết. Việc dự giờ đánh giá cũngthường xuyên trong các tổ chuyên môn và trong khoa nên chúng tôi ai cũng phải cốgắng chuẩn bị các bài giảng, hạn chế các sai sót về chuyên môn. Khoa Toán cũngđược tiếng là rất nghiêm túc về chuyên môn trong trường ngay từ đầu. Cũng chínhvì vậy mà đội ngũ cán bộ của khoa trưởng thành về chuyên môn rất nhanh. Từ khóa2 trở đi chúng tôi có thể đảm nhiệm cơ bản về giảng dạy, tỷ lệ thỉnh giảng giảm dần. Sinh viên ngày đó học hành trong điều kiện vô cùng khó khăn. Đời sốngsinh hoạt thiếu thốn đủ thứ, ở chật chội, mỗi phòng nhà 12 tùy theo to nhỏ màđược kê từ 4-8 chiếc giường tầng, việc tự quản học tập rất khó, nước để tắm giặtcàng thiếu. Điện không có nên chỉ có chiếc đèn dầu thắp sáng học bài. Sau này nhàtrường xin được 2 chiếc máy phát điện một tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiếng, luân phiêncác nhà có chút ánh sáng điện văn minh, tuy vậy đó là ánh sáng yếu “đỏ quạch”, lạiphập phù không ổn định do công suất yếu. Nhưng như thế cũng là may mắn lắm rồi.Máy phát điện lại phụ thuộc lượng dầu mà nhà trường mua được, có nhiều giai đoạnmáy không chạy vì không có dầu. Phòng học chưa được khang trang, thiếu sáng.Giáo trình tài liệu thiếu thốn nhiều, chỉ có tài liệu in rô nê ô trên giấy chất lượngkém nên khó đọc, nhất là các biểu thức toán học với các ký hiệu toán phức tạp, cácchỉ số trên dưới chỉ “sai một ly đi một dặm”. Tuy vậy, tinh thần vươn lên vượt mọi khó khăn để học tập rèn luyện tốt củasinh viên khoa Toán được rèn luyện từ những ngày đó. Các em đều chăm chỉ họctập, lo lắng cho bài vở nên mọi người thường đùa “nhìn sinh viên của khoa Toánlà biết ngay”. Không biết từ đâu, các em thường hỏi chúng tôi về chuyện “khoaToán được mệnh danh là 3K đúng không, hay khoa Toán có đúng là KHÔ, KHÓ,KHỔ hay không?”. Chúng tôi chỉ cười và yêu cầu các em hãy tự kiểm nghiệm lấy.Có lẽ cũng do nhiều bạn sinh viên đã xác định được, ý thức được việc mình đã yêuthích toán, tự chọn cái “nghiệp toán” nên đã cố gắng vươn lên vượt mọi khó khăntrong học tập để trở thành các thày cô giáo dạy toán tương lai. Nhìn những gương   39

mặt miệt mài chăm chỉ học bài bên những ngọn đèn dầu trong đêm cũng động viên chúng tôi vượt qua các gian khổ thường ngày để có những bài giảng ngày càng tốt hơn. Kết quả tốt nghiệp của khóa 1 nhiều sinh viên đạt loại khá, giỏi. Khoa được bổ sung thêm các cán bộ mới: Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Anh, Đỗ Tá Hợp, Đỗ Hồng Anh, Vũ Trường Sơn, Nguyễn Tiến Phương, Trần Hồng Hạnh, Hoàng Văn Giáp, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Quang Dũng, Vũ Minh Hương. Khóa 2 giữ lại 3 sinh viên nữa là: Bùi Duy Hưng, Đỗ Tiến Lợi, Phí Văn Dương. Sau đó vì nhiều lý do nên mãi đến khóa 14, 15 về sau, Khoa mới tiếp tục giữ lại được các cán bộ mới từ sinh viên của mình. Sau hơn 40 năm đào tạo tại Xuân Hòa, khoa Toán đã trưởng thành về mọi mặt. Khoa đã đào tạo cho nước nhà rất nhiều giáo viên dạy toán học, tin học ở các bậc học phổ thông và chuyên nghiệp. Nhiều bạn sinh viên đã trưởng thành trở thành các cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục, lãnh đạo trường. Ngày nay, điều kiện học tập và nghiên cứu của các bạn sinh viên tốt hơn nhiều: giảng đường khang trang hơn, điện, nước, thư viện sách, tài liệu tham khảo nhiều hơn, chất lượng bản in đẹp hơn nhiều, thầy cô “chất lượng” hơn: nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ trên bục giảng và nhất là chuyện lo “đói không học được” không còn nữa, mong sao các bạn sinh viên sẽ cố gắng thật nhiều trong “nghiệp toán” của mình. Nhân ngày kỷ niệm lớn của Khoa, nghĩ lại những ngày đã qua, nhiều điều tôi cũng không còn nhớ nữa vì không phải “năm năm mới bấy nhiêu ngày” mà là “gần năm mươi năm rồi”. Trên đây là một số hồi ức của tôi về khoa trong những thời kỳ đầu gian khó, một thời không thể nào quên...  40

ÑÔI ĐIỀU TỰ SỰ Bùi Văn Bình Nguyên giảng viên khoa Toán, trường ĐHSP Hà Nội 2 Thế là đã 39 năm gắn bó với Xuân Hoà, kể từ khi tôi lên trường công tác.Tháng 9 năm 1978, vừa rời khỏi môi trường sinh viên khoa Toán - Trường Đại họcSư Phạm Hà Nội (ngày ấy gọi là Đại học Sư Phạm Hà Nội 1), tôi được phân cônglên Xuân Hoà làm giảng viên khoa Toán. Khi đó trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2đã có ba năm xây dựng, phát triển dưới sự cầm lái của Ban lãnh đạo gồm các Thầy:Nguyễn Đức Tú (Bí thư đảng uỷ), Nguyễn Ngọc Quang (Hiệu trưởng), NguyễnHồng (Trưởng phòng tổ chức). Thời gian đó, Trường đã có 5 khoa: Toán, Văn, Lý, Địa, Sinh. Cơ sở vật chấtcủa trường có các khu nhà tầng 5, 6, 7, 10, 12 và các khu nhà nhỏ hơn. Nói thế xemra ngày xưa cán bộ, học sinh của trường cũng chẳng khổ lắm nhỉ? Vâng! Chỉ là cánbộ, công nhân viên có nhiều người phải ở các khu nhà lá xập xệ rải rác khắp trường.Chỉ là điện có vài tiếng nhập nhoè vào ban đêm (có điện vào khoảng 10 giờ đêm vàđêm có, đêm không), chỉ là cả trường luôn trong tình trạng thiếu nước. May mắncho trường là con sông Cà Lồ khi đó nước còn trong mát, sinh viên và cả chúng tôi-các cán bộ trẻ chưa gia đình (còn lông bông, lang bang) có chỗ tắm, giặt trên sôngcả 4 mùa trong năm, những lúc sông có nước. Và chỉ là đường giao thông nối một trường đại học của Thủ đô với thế giớibên ngoài là con đường trải nhựa gập ghềnh ra thị trấn Phúc Yên, đến với quốc lộsố 2. Ra tới Phúc Yên là ra tới thế giới văn minh vì có thể đi ô tô, tàu hoả về HàNội hoặc về các miền quê. Cứ chiều thứ Bảy hoặc Chủ nhật, dòng người đi bộ tốpnăm, tốp mười sinh viên lẫn cán bộ trải dài trên đoạn đường năm kilomet từ XuânHoà tới Phúc Yên. Khó khăn như vậy nên chiếc xe đạp cỡ vành 680 của thầy Nguyễn NăngTâm khoa Toán trở nên rất nổi tiếng. Đến tôi là giảng viên cũng chẳng có nổi chiếcxe đạp. Em nào có diễm phúc ngồi sau xe thầy Tâm sẽ tự hào như được ngồi xeLimousin vậy. Còn chuyện ăn uống thì khỏi nói, nhiều người cũng biết. Lương thực ư: gạocũ (có tí mọt, có tí mốc), bột mì, hạt bo bo, khoai lang, sắn khô… Rau xanh thì cóchợ Xuân Hoà - một khu chợ quê tự cung, tự cấp. Thịt, cá, đậu phụ, nước mắm v.v.đã có định lượng theo tem phiếu. Không thể kể hết các khó khăn ra đây. Có dịp nàođó (như đến ngày kỉ niệm thành lập Trường sắp tới này), các cựu cán bộ, cựu sinhviên gặp nhau thì tâm sự dễ nghe hơn.   41

Năm đó, khoa Toán có một ban chủ nhiệm khoa già dặn, giàu kinh nghiệm. Đứng đầu là thầy Đỗ Minh Tư - Trưởng khoa với hai Phó trưởng khoa: Thầy Trần Văn Vuông và thầy Nguyễn Quý Khang. Tôi cùng thầy Nguyễn Năng Tâm được thầy Tư phân công về tổ Hình học. Tổ Hình học với năm cán bộ và thêm hai chúng tôi thành bảy. Tổ trưởng là Thầy Ngô Văn Lại, người Bắc Ninh cũng là bạn học đại học khoá 1971 - 1975 trước khi tôi nhập ngũ. Các tổ viên gồm: các thầy Đinh Văn Thuỷ, Nguyễn Văn Vạc, Đỗ Minh Tiến và duy nhất một cô giáo là cô Chu Vân Huyền. Thời xưa, cán bộ mới phải trải qua thực tập hai năm với nhiệm vụ trợ giảng. Tôi được phân công chữa bài tập cho các sinh viên năm thứ nhất khoa Toán khoá 1978-1982 môn Hình học giải tích (tương tự phương pháp tọa độ trong hình học của THPT) và môn Hình học họa hình (cơ sở cho môn vẽ kĩ thuật). Trong khoa Toán, ngoài các Thầy Đỗ Minh Tư, Trần Văn Vuông, Nguyễn Quý Khang, Đoàn Văn Tề, Nguyễn Phụ Hy, Nguyễn Huy Lợi nhiều tuổi ra, còn lại đều tầm tuổi tôi. Chúng tôi thường được phân làm chủ nhiệm các lớp sinh viên. Riêng tôi được phân công chủ nhiệm 3 năm liền các lớp năm thứ nhất gồm 4D, 5B, và năm thứ hai, lớp 6D. Chỉ hơn các em sinh viên khoảng 6, 7 tuổi, nên tôi luôn coi chúng như em trai, em gái của mình. Sau này tôi còn làm chủ nhiệm lớp ở các lớp 13A, 23A và cả lớp 17B - lớp thầy Hiệu trưởng Nguyễn Quang Huy hiện nay. Tôi còn nhớ, mùa hè năm 1979, tôi và các thầy Phạm Văn Thế, Nguyễn Hải Âu, Đỗ Minh Tiến, Phạm Hồng Quân, Vũ Viết Sử... của Khoa dẫn sinh viên tham gia lao động xây dựng phòng tuyến chống Trung Quốc. Đợt đó, toàn bộ sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai của Trường đều tham gia đợt đào phòng tuyến, kéo dài hơn một tháng. Lúc này, tôi mới thấy sinh viên của mình tuyệt vời làm sao! Chúng chỉ mới rời vòng tay các bà mẹ, vừa rời mái trường phổ thông mà nay đã thật sự khôn lớn: rắn rỏi, nghị lực. Tay đứa nào, đứa nấy phồng rộp, chai sạn vậy mà chúng vẫn vui vẻ, không đứa nào kêu ca. Đất ở chỗ đào toàn sỏi đầu ruồi, gan gà và cả đá xanh... Các loại cuốc bàn, cuốc chim, xà beng bổ vào là toé lửa. Đôi khi phải dùng cả choòng sắt để đào. Cũng trong đợt này, khoa Toán có các thầy Nguyễn Năng Tâm, Phạm Lương Bằng, Trần Mạnh Tiến tham gia quân đội theo lệnh tổng động viên sau chiến tranh biên giới phía Bắc. Năm học tiếp theo, cũng là năm nhà trường bổ sung cán bộ mới từ lực lượng sinh viên khoá 1 vừa tốt nghiệp. Tổ Hình học được tăng cường thêm các thầy cô: Hoàng Văn Giáp, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Vài năm sau đó, nhân sự của Trường có nhiều biến động. Trường có Hiệu trưởng mới là thầy Nguyễn Duy Bình, thầy Tư lên làm Hiệu phó, Bí thư Đảng uỷ. Ban chủ nhiệm khoa Toán cũng thay đổi, thầy Khang giữ chức Trưởng khoa, tổ Hình cũng có nhiều cán bộ chuyển đi như: các Thầy Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Minh Tiến và các cô Nguyễn Hồng Hạnh, Chu Vân Huyền. Đời sống của cán bộ, học sinh  42

trước 1986 rất vất vả. Cái thời mà có những thông báo của cửa hàng bách hoá - mộttrong những nơi rất quan trọng thời bao cấp: “Hôm nay có lốp phân phối cho các cơquan trừ giáo viên”. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Khoa đã có sáng kiến mượn đầumáy công nông của Trường để các giảng viên đi xát thóc thuê cho cửa hàng lươngthực trên Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Đây thực sự là một việc có ý nghĩa vớicác cán bộ trong Khoa. Khó khăn rồi cũng trôi qua. Thời mở cửa đã làm thay đổi Nhà trường vàtừng cán bộ, công nhân viên. Qua các nhiệm kỳ Hiệu trưởng tiếp sau: thầy LêKhanh, thầy Thành Thế Thái Bình, thầy Nguyễn Huy Lợi, thầy Nguyễn Văn Mã,thầy Nguyễn Văn Tuyến và hiện nay là thầy Nguyễn Quang Huy, Trường ta đã ngàymột phát triển về mọi mặt. Chuyện thì nhiều, ngày thì ngắn nên tôi chỉ mới nói được đôi điều. Mong cómột dịp khác để tôi có “Đôi điều tâm sự” nhiều hơn. Sinh viên K4A   43

ÑÔI ĐIỀU SUY NGẪM VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TOÁN Nguyễn Phụ Hy Nguyên giảng viên khoa Toán Năm 1965, tôi tốt nghiệp ngành Toán tại trường ĐHSP Hà Nội, khóa học mang tên người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Lúc đầu, Bộ Giáo dục yêu cầu mỗi khoa tuyển chọn vài chục sinh viên học tiếp một năm nữa chuẩn bị cho miền Nam. GS. TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn, Chủ nhiệm khoa Toán thời kỳ này (chưa có Ban chủ nhiệm khoa), ký quyết định tuyển chọn 30 sinh viên, trong đó có tôi. Học được nửa tháng, Bộ Giáo dục yêu cầu chuẩn bị theo hướng tích cực hơn: số sinh viên này vừa giảng dạy ở các trường đại học, vừa tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Chủ nhiệm khoa chọn 11 sinh viên làm cán bộ giảng dạy tại khoa Toán, tôi được phân công về tổ Giải tích, số còn lại được phân công về làm cán bộ giảng dạy tại các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y - Dược Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội… Những năm đầu giảng dạy tại khoa Toán, tôi đã quan tâm tìm hiểu mối liên hệ giữa chương trình và cách đào tạo giáo viên ngành toán ở đại học sư phạm với chương trình và cách dạy môn toán ở trường phổ thông. Nhưng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lúc này ngày càng trở nên ác liệt, rồi từ năm 1971 việc tuyển chọn học nghiên cứu sinh ở nước ngoài phải qua một kỳ thi tuyển nghiêm túc, nên tôi đành gác lại việc tìm hiểu mối liên hệ kể trên. Sau khi trúng tuyển kỳ thi nghiên cứu sinh ở nước ngoài tháng 7 năm 1972 và học lớp tiếng Nga 8 tháng, ngày 31/8/1973 tôi lên đường đi học nghiên cứu sinh tại trường Đại học tổng hợp Quốc gia Kiev và được Giáo sư - Viện sĩ Yu. M. Berezanxki hướng dẫn. Tháng 11 năm 1977 tôi bảo vệ thành công luận án phó TS Toán-Lí. Tháng 3 năm 1978 tôi được Bộ Giáo dục phân công về trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và giảng dạy tại trường cho đến ngày khi nghỉ hưu. Trở lại tìm hiểu và nghiên cứu mối liên hệ giữa chương trình và cách đào tạo giáo viên ngành Toán ở trường ĐHSP Hà Nội 2 với chương trình và cách dạy môn toán ở trường phổ thông, tôi chỉ hạn chế tìm hiểu yếu tố toán học. Dưới đây tôi xin tóm tắt lại kết quả một số việc đã làm theo hướng kể trên. Cuối những năm tám mươi của thế kỷ XX, chúng tôi đã xây dựng một chương trình làm việc giữa tổ Giải tích với tổ Toán của trường THPT Kim Anh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), mở chuyên đề “Nghiên cứu các yếu tố toán cao cấp trong môn toán hiện hành ở trường trung học phổ thông và trong dự thảo thay sách giáo khoa môn toán trung học phổ thông” giai đoạn 1981-1992. Chuyên đề thực sự có tác dụng tốt đối với các thành viên của cả hai tổ. Lãnh đạo trường THPT Kim Anh đều tham dự tất cả các buổi thuyết trình, các buổi hội thảo của chuyên đề và đã đánh giá cao tác dụng thiết thực của chuyên đề.  44

Năm học 1990-1991, Bộ Giáo dục và đào tạo giao cho trường ĐHSP Hà Nội2 mở lớp bồi dưỡng thay SGK cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc. Phát huy kết quả hoạtđộng chuyên môn đã tiến hành tại trường THPT Kim Anh, tôi đã trình bày tại lớpbồi dưỡng chuyên đề “Các yếu tố toán học cao cấp trong SGK Toán 10”. Rất đônggiáo viên toán THPT của 8 tỉnh đã nghe chuyên đề đó và đánh giá cao tính thiết thựccủa chuyên đề. Năm học tiếp theo, 1991-1992, tôi trình bày chuyên đề “Các yếu tốtoán học cao cấp trong SGK Toán 11” cho các giáo viên toán THPT tỉnh Lai Châutại thị xã Lai Châu. Rất đông giáo viên toán THPT tỉnh Lai Châu đã tham dự. Nộidung của các chuyên đề kể trên đã được trường ĐHSP Hà Nội 2 in trong tập tài liệubồi dưỡng thay SGK và phát cho các giáo viên tham dự. Các kết quả bước đầu đạt được kể trên đã khích lệ tôi đăng ký đề tài nghiêncứu khoa học (NCKH) cấp Bộ. Các năm 1991-1994, 1998-2002, 2005-2007, tôi đãđăng ký 3 đề tài NCKH cấp Bộ theo hướng “Ứng dụng toán cao cấp trong giải toánở bậc học phổ thông” và đã được cấp 3 mã số cùng kinh phí hoạt động. Các đề tàiđó đã được nghiệm thu (2 đề tài được xếp loại tốt, 1 đề tài được xếp loại đạt). Sảnphẩm chủ yếu của các đề tài cấp Bộ kể trên là sự ra đời của hàng chục cuốn sáchtham khảo cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh, được Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam và Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản. Nội dung chínhcủa các cuốn sách tham khảo là làm rõ cơ sở khoa học của các phương pháp giảitoán thường được sử dụng để giải toán ở bậc học phổ thông, xác định các bước giải,ví dụ minh họa, đề toán luyện tập. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu kể trên, tôi đã hình thành hàng chục đềtài luận văn thạc sĩ cho học viên cao học các chuyên ngành Giáo dục tiểu học, Toángiải tích. Các học viên cao học đều thấy tính thiết thực của các đề tài và có tác dụngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các hội đồng chấm luận văn thạc sĩ theohướng kể trên đều đánh giá cao các luận văn đó. Những kết quả đạt được chứng tỏ một điều khá thú vị: khi tìm hiểu và nghiêncứu mối liên hệ giữa chương trình và cách đào tạo giáo viên ngành Toán ở ĐHSPHà Nội 2 với chương trình và cách dạy môn toán của giáo viên ở trường phổ thông,chúng tôi đã phát hiện được những điều giáo dục phổ thông đang cần và tìm cáchđáp ứng những đòi hỏi đó trong khả năng của mình, góp phần nâng cao chất lượngđào tạo giáo viên ngành toán và chất lượng dạy học môn toán ở bậc học phổ thông. Tiếp theo là một hoạt động rất có ý nghĩa về chương trình và cách đào tạogiáo viên tại trường ĐHSP Hà Nội 2. Năm 1983, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT)giao cho trường ĐHSP Hà Nội 2 đào tạo thí điểm một đội ngũ giáo viên mới dướidạng một đề tài NCKH cấp Bộ: “Đào tạo giáo viên cốt cán cấp hai có trình độĐHSP”. Cố Hiệu trưởng Nguyễn Duy Bình làm chủ nhiệm đề tài và mời tôi làm phóchủ nhiệm đề tài - một chức danh không có tính chất hành chính mà chỉ có tính chấtcộng tác NCKH, không có phụ cấp, không có đặc quyền đặc lợi, hoạt động hoàntoàn miễn phí, được Hội đồng khoa học nhà trường ủng hộ. Cố Hiệu trưởng NguyễnDuy Bình và tôi nhanh chóng xác định:   45

 Lực lượng nghiên cứu chủ yếu là tập thể cán bộ khoa học và cán bộ giảng dạy giàu kinh nghiệm của trường ĐHSP Hà Nội 2, thực hiện xây dựng chương trình và nội dung đào tạo. Chúng tôi mời Trung tâm Công nghệ giáo dục của Bộ GD&ĐT nghiên cứu phần công nghệ giáo dục và thực hành sư phạm theo hướng công nghệ giáo dục.  Lực lượng đào tạo chủ yếu là các cán bộ giảng dạy giàu kinh nghiệm và có thành tích NCKH liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2. Chúng tôi mời các nhà khoa học giáo dục có những kết quả nghiên cứu liên quan đã công bố và các cán bộ khoa học của Trung tâm công nghệ giáo dục (Bộ GD&ĐT) tham gia giảng dạy. Chúng tôi mời Trung tâm công nghệ giáo dục phụ trách phần thực hành sư phạm. Học viên đi thực hành sư phạm vừa nghiên cứu công nghệ giáo dục, vừa giảng dạy theo hướng công nghệ giáo dục và kết thúc đợt thực hành sư phạm viết báo cáo kết quả. Địa bàn thực hành sư phạm tại hàng chục trường ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam từ tỉnh Lào Cai đến thành phố Hồ Chí Minh.  Tuyển sinh hai lớp Toán và Văn, mỗi lớp khoảng 40 sinh viên. Để tạo nguồn tuyển sinh và nguồn kinh phí hoạt động đào tạo, cố hiệu trưởng Nguyễn Duy Bình và tôi đã đến hàng chục tỉnh thành (thuộc đủ các vùng miền Tây Bắc Bắc Bộ, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) gặp gỡ Ban Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo giới thiệu loại hình đào tạo mới (bao gồm mục tiêu đào tạo, phương thức đào tạo và đóng góp kinh phí). Các địa phương đều hưởng ứng nhiệt liệt. Ban chủ nhiệm đề tài đã thông qua nội dung trên tại Hội đồng khoa học nhà trường và báo cáo Bộ GD&ĐT. Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã đào tạo tập trung được 5 khóa thí điểm (1984- 1989), trong đó khóa 5 (1987-1989). Năm 1987 Bộ GD&ĐT đã tổ chức nghiệm thu chương trình đào tạo và cho phép các trường ĐHSP trong cả nước cùng đào tạo loại hình mới này. Năm 2002, trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức hội nghị tổng kết và đánh giá 10 năm (1992-2002) đào tạo đại trà giáo viên cấp 2 có trình độ ĐHSP dạy môn toán và dạy môn văn cho các tỉnh phía Bắc, nhiều lãnh đạo sở GD&ĐT và các trưởng, phó phòng GD&ĐT các tỉnh đã về dự. Các báo cáo cá nhân điển hình trình bày tại hội nghị về sự thành đạt của giáo viên đều là những cựu sinh viên đã tốt nghiệp một trong năm khóa đào tạo thí điểm tập trung kể trên. Họ đều là những cán bộ cốt cán cả về chuyên môn lẫn quản lý ở địa phương. Năm 2016, khóa 1 (1984-1986) của loại hình đào tạo mới tổ chức họp mặt tại Hà Nội kỷ niệm 30 năm tốt nghiệp ra trường, tôi được mời dự. Sinh viên khóa 1 về dự đông đảo. Theo thông tin từ những người tham dự buổi họp mặt, hầu hết sinh viên khóa 1 đã trở thành lực lượng cốt cán ở các địa phương cả về chuyên môn lẫn quản lý, đúng như tên gọi của khóa đào tạo thí điểm.  46

Theo tôi, với 5 khóa đào tạo thí điểm tập trung, trường ĐHSP Hà Nội 2 đãđào tạo được một loại hình giáo viên mới có khả năng làm cốt cán ở các địa phươngcả về chuyên môn lẫn quản lý, đáp ứng được những yêu cầu của ngành giáo dục vàcủa xã hội, đồng thời hình thành cách đào tạo mới. Chỉ tiếc là sau khi chuyển sangđào tạo đại trà, loại hình đào tạo mới này biến thành loại hình đại học hóa giáo viêncấp 2, và cách đào tạo mới vừa được hình thành đã không thể tiếp tục được thựchiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Người viết bài này muốn chia sẻ suy ngẫm về một điều tâm huyết của mìnhtheo suốt hơn 40 năm làm công tác giảng dạy tại khoa Toán, trường ĐHSP Hà Nộivà trường ĐHSP Hà Nội 2: Nếu biết kết hợp 3 yếu tố là Nghiên cứu khoa học - Đàotạo giáo viên - Địa phương sử dụng giáo viên, thì chắc chắn chất lượng đào tạo giáoviên sẽ được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.   47

Nơi thắp sáng những ước mơ Nguyễn Minh Tường Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ Cựu sinh viên khóa 16, khoa Toán Sinh ra và lớn lên tại Phú Thọ, tôi luôn mang trong mình niềm tự hào về quê hương đất tổ vua Hùng, nơi nổi tiếng với di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, trong đó Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuổi thơ tôi gắn bó với con sông Hồng đỏ nặng phù sa, những rừng cọ, đồi chè xanh mướt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay… Không chỉ thế, ngay từ thuở ấu thơ, tôi đã được bao bọc giữa một miền quê giàu truyền thống hiếu học. Thời học sinh, tôi đã yêu vô cùng môn Toán. Cũng chính vì thế, ngành Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trở thành một niềm ngưỡng vọng đau đáu trong tôi. Tháng 9 năm 1990, hạnh phúc vỡ oà, tôi nhận được giấy báo trúng tuyển vào khoa Toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi hiểu rằng, một trang đời mới đã mở ra, tôi lại được viết tiếp những đam mê và mơ ước cháy bỏng của mình. Mang theo niềm tự hào của cha mẹ, niềm hãnh diện của bạn bè, tôi sách ba lô vào giảng đường đại học. Đúng là một trang đời mới mà trước đó tôi không thể nào hình dung hết được: những người thầy, người cô với kiến thức rất uyên bác mà cũng thật gần gũi, những người bạn đồng lứa, đồng môn, đồng chí… Mặc dù thiếu thốn tình cảm khi phải xa gia đình, người thân, nhưng bù lại, tôi luôn được thầy cô yêu thương, bạn bè giúp đỡ. Những khó khăn của điều kiện ăn ở, sinh hoạt thời ấy không đủ làm cho lứa sinh viên chúng tôi cảm thấy chán nản, càng không đủ làm nhụt đi bầu nhiệt huyết của chúng tôi đối với một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý! Tháng 6 năm 1994, tôi nhận tấm bằng cử nhân Sư phạm Toán. Khoảnh khắc thiêng liêng vĩ đại, tôi chính thức trở thành thầy giáo dạy Toán. Bằng nhiệt huyết yêu nghề, bằng sức trẻ thanh xuân, tôi về công tác tại trường Trung học phổ thông Thanh Thủy và gắn bó với mái trường ấy đến tháng 1 năm 2014. Suốt gần 20 năm trực tiếp đứng lớp, giảng dạy rồi đảm nhiệm các cương vị quản lý như Phó hiệu  48

trưởng, Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành xuấtsắc các công việc mà Đảng và Nhà nước giao phó. Những năm tháng công tác tạitrường, tôi đã cùng tập thể giáo viên, công nhân viên nhà trường xây dựng một tậpthể đoàn kết, đưa trường vươn lên đứng đầu toàn tỉnh trong các hoạt động, đặc biệtlà công tác đào tạo học sinh mũi nhọn. Tôi đã tham gia và chủ nhiệm nhiều đề tàikhoa học cấp ngành, cấp tỉnh. Năm 2011, tôi vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo tặng Bằng khen. Tháng 1 năm 2014, tôi được điều động và bổ nhiệm làm Phó giám đốc SởGiáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ. Sau 2 năm rèn luyện và cống hiến không ngừng,tháng 11 năm 2015 tôi được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tỉnh Phú Thọ tin tưởng,giao phó nhiệm vụ làm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà. Trên cương vịmới với bao trọng trách mới, tôi luôn cố gắng phát huy những bài học quý báu từthầy cô dưới giảng đường sư phạm, những kinh nghiệm tích luỹ từ tháng năm giảngdạy, quản lý tại trường Trung học phổ thông Thanh Thủy. Đến nay, ngành giáo dục và đào tạo Phú Thọ đã là lá cờ đầu trong cụm thiđua; chất lượng giáo dục đại trà ngày một nâng cao; chất lượng mũi nhọn luôn giữổn định và nằm ở tốp những tỉnh đứng đầu trong toàn quốc. Và tôi biết mình sẽ phảicố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để đem những hành trang về kiến thức và kỹ năngmà các thầy cô đã trang bị cho tôi để hiện thực hóa những khát vọng và hoài bãobản thân, đóng góp xây dựng quê hương tỉnh Phú Thọ nói chung và ngành giáo dụcvà đào tạo Phú Thọ nói riêng ngày một phát triển, xứng đáng với vai trò giáo dục làquốc sách hàng đầu. Giờ đây, hình ảnh thầy cô với cảm giác ấm áp thân thương của những ngàyđầu, không khí sôi nổi trên giảng đường, sự truyền cảm hứng về môn học được gọilà khô khan nhưng đầy khám phá… khiến tôi không khỏi bồi hồi mỗi khi nghĩ về.Thầy cô không chỉ trao tri thức, thầy cô còn giúp tôi trau dồi kỹ năng, phương pháptư duy, tác phong lao động, lòng say mê yêu nghề… Khi ở cương vị người đứngđầu ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ, tôi lại càng thấu hiểu và biết ơn các thầy cô vớinguồn lửa đam mê đã thắp mãi trong tôi. Năm mươi năm xây dựng và phát triển là khoảng thời gian đủ dài để TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội 2 khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục đạihọc nói chung và đào tạo sư phạm nói riêng. Tôi và các bạn sinh viên, cựu sinh viêncủa trường luôn tin tưởng rằng, Trường ĐHSP Hà Nội 2 sẽ ngày càng phát triểnvà hưng thịnh, sẽ tiếp tục đào tạo những thế hệ sinh viên năng động, sáng tạo, yêunghề, giỏi nghề để góp phần xây dựng thương hiệu một trường đại học sư phạm tốpđầu Việt Nam.   49

KHOA TOÁN - PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, VỮNG BƯỚC TƯƠNG LAI Lê Văn Lực Cựu sinh viên khóa 24 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là cái nôi đào tạo giáo viên có chất lượng cho đất nước, đặc biệt khu vực phía Bắc. Trường đã có một bề dày truyền thống với 50 năm xây dựng và phát triển. Chúng tôi là những sinh viên khoa Toán khóa 1998-2002, thường gọi là khóa K24. Khóa chúng tôi có một may mắn là khóa đầu tiên thực hiện quyết định số 70 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn học phí cho sinh viên khối các trường sư phạm. Có lẽ cũng vì lí do đó nên khóa tôi tập hợp được nhiều học sinh có học lực khá, giỏi vào ngành sư phạm. Chúng tôi đến từ nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, … Lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên K24 Trong những ngày này, khi ngồi viết những dòng cảm nghĩ về khoa Toán, về khóa K24, trong tôi văng vẳng lời của một bài hát rất đỗi quen thuộc: “Nếu có ước muốn trong cuộc đời này Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại Bên nhau tháng ngày, cho nhau những hoài niệm  50


Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!
Create your own flipbook